Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

Giới Thiệu Sinh Hoạt Mừng Xuân Giáp Thìn 2024 Tuần Này: Tất Niên Cựu Tù Suối Máu và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Nhắc Nhở, Trưa Thứ Bảy Tuần Này: Tất Niên Cựu Tù Suối Máu!
-Trại tù cải tạo Suối Máu-Biên Hòa là một trong hơn 300 trại tù cải tạo của cộng sản lập ra trên khắp đất nước sau Tháng Tư, 1975, để giam giữ Quân Cán Chính VNCH. Trại có 5 K, thường giam giữ tới 5,000 tù cải tạo với những biện pháp khắc nghiệt. 300 trại tù, giam giữ những sỹ quan QLVNVH sau 75, nhưng khi ra đến hải ngoại, có lẽ chỉ có những “cựu tù” giam ở trại tù Suối Máu, là có sinh hoạt gặp nhau, bền bỉ, thường xuyên nhất
<!>
Tại Bắc Cali, hằng năm cứ vào dịp cuối năm, các cựu Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa đã từng bị Việt Cộng bắt đưa vào trại tù Suối Máu, Biên Hòa, đã tổ chức nhiều cuộc họp mặt Tất Niên.
Sinh hoạt truyền thống này, năm nay sẽ tổ chức vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy (tuần này!) ngày 27 tháng 1 năm 2024, tại Nhà hàng Cao Nguyên, số 2549 S. King Rd, San Jose, Ca 95112
Chương trình:
11 giờ trưa, hàn huyên tâm sự
12 giờ, dùng bữa cơm thân mật.
Tham dự, xin liên lạc: (408) 425- 3336; (408) 406-4500


Vài Nét Về Trại Tù Suối Máu
Tổng số anh em thuộc Quân-Cán-Chính từng bị giam tại trại này, lên tới 10,000 người, và trại tù cải tạo này nguyên là một nơi Cộng Sản giam giữ tù binh hồi chiến tranh đang diễn ra.
Tại tù Suối Máu ở Tân Hiệp, trại được chính quyền VNCH thiết lập với đầy đủ tiện nghi tương đối trong cuộc sống của con người theo đúng quy định của công ước quốc tế Geneva cho người tù hoặc hàng binh. Nhưng khi quân Cộng Sản Bắc Việt tấn chiếm được toàn cõi thì nơi đây cũng như hầu hết các căn cứ quân dân sự của VNCH đã bị phá hủy, dỡ bỏ để lấy tất cả nguyên vật liệu đem đi, nên khi cộng sản lấy làm nơi giam giữ Quân Cán Chính VNCH thì trại Suối Máu chỉ còn là một nơi hoang phế.

Suối Máu là tên anh em gọi, dù cán bộ CS coi trại ngăn cấm triệt để anh em gọi bằng tên này, vì nơi đây là di tích của một trận đánh mà Sư Ðoàn Cọp Biển của TQLC/VNCH đánh tan một đơn vị lớn quân CS khiến máu rơi thịt nát của quân CS chảy như suối. Dù có cấm đoán cách nào, cai tù CS cũng không cấm được anh em gọi tên trại là Suối Máu, cho đến cả người dân quanh vùng cũng quen gọi như thế.
Trại Suối Máu có 5 K, mỗi K chứa khoảng trên dưới 1,000 tù trong 9, 10 căn nhà dài mà CS gọi là “lán.” Ngay những ngày đầu bị tập trung về đây, Quân Cán Chính VNCH hiểu ngay là đã lâm cảnh tù ngục với những hàng kẽm gai chi chít và những tên coi trại lúc nào cũng có thái độ thù hằn kênh kiệu, trái hẳn với những lời kêu gọi trình diện trước đây. Sinh hoạt trong trại hoàn toàn trái ngược với những quy định của Công Ước Tù Binh Quốc Tế nên anh em hết sức phẫn nộ và đã bùng phát vào

Đêm Giáng Sinh năm 1978.
Theo nhiều cựu tù Suối Máu kể lại, trước đó, trong các K. anh em đã thành lập bí mật được các tổ chức quản trị và hành động để bảo vệ nhau và trừ diệt “ăng ten.” Nhân dịp Giáng Sinh năm 1978, anh em Công Giáo trong nhà 17 và 15 trong K.1 khoảng 50 người tiến hành bí mật làm tượng Chúa và hang đá để đêm Giáng Sinh sẽ dựng lên làm lễ đón mừng Ðêm Chúa Sinh Ra Ðời
Ðúng vào tối 24 tháng 12, 1978, khi anh em bị lùa vào hết trong các “lán,” các anh em Công Giáo tiến hành làm lễ dưới sự chủ lễ của cha Thông bên K.2 đứng làm lễ cách rào ngăn hai “lán.” Cuộc hành lễ đang diễn ra với tiếng hát “Ðêm Ðông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời” không chỉ của những anh em có đạo mà hầu hết các anh em trong các “láng” của K.1 cũng cất tiếng hát theo khi nghe được. Rồi không chỉ K.1 mà các K.2, K.3, K.4 và K.5 đều đồng loạt cất lên tiếng hát vang dội khắp khu trại. Cán bộ quản lý trại vội đưa vệ binh vào trại bắt dẹp buổi lễ và bắt đi 3 người tù là các anh Hoàng, Rĩnh, Bé.


Thế là anh em trong lán có Hoàng, Rĩnh, Bé đều kéo hết ra sân phản đối đòi thả ba người bạn tù và sau đó thì toàn trại đều kéo hết ra sân đòi hỏi phải thả ba người bạn tù. Giám thị trại cảm thấy nguy đã kêu cứu trung ương và quân đội CS đã được phái đến sẵn sàng nhả đạn tiêu diệt sự chống đối. Nhưng tất cả anh em trong trại khoảng trên 5 ngàn người đều không nao núng vẫn lên tiếng đòi phải thả 3 người tù vừa bị bắt ra ngoài trại. Cuối cùng thì trại đã phải thả 3 người tù này vào lại trại tù với điều kiện tất cả phải trở vào ngay các láng và không được tổ chức tiếp lễ Giáng Sinh.
Cuộc chống đối thành công giúp tinh thần chiến đấu của anh em lên rất cao khiến số “ăng ten” phải “hồi chánh” khá đông tạo được không khí sinh hoạt khá tự do trong toàn trại. Nhưng cán bộ trại giam vẫn còn duy trì các đơn vị quân đội bố trí súng ở bên ngoài một thời gian sau đó. Trong khi đó bọn quản lý trại giam tiến hành các biện pháp “thanh lọc” ngấm ngầm qua những cuộc biên chế, chuyển trại và siết chặt sinh hoạt trong trại hết sức nghiệt ngã.
Nay đã gần nửa thế kỷ, người tù cải tạo cuối cùng đã ra khỏi ngục tù CS và phần lớn được định cư tại hải ngoại do sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ, những người cựu tù cải tạo vẫn còn nguyên khí thế đấu tranh từ những ngày còn trong ngục tù cải tạo. Những cuộc hội ngộ, họp mặt tuy có diễn ra hiền lành nhưng vẫn tiềm tàng cả một khối lửa sục sôi sẵn sàng đốt cháy cả chế độ bạo tàn CS trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Dù qua gần nửa thế kỷ, tình những người cựu tù, mãi mãi không bao giờ quên!
Tất Niên Suối Máu năm nay sẽ tổ chức vào lúc 11 giờ trưa Thứ Bảy (tuần này!) ngày 27 tháng 1 năm 2024, tại Nhà hàng Cao Nguyên, số 2549 S. King Rd, San Jose, Ca 95112


"Tình Suối Máu"
(Dương thanh Phong)

"Gặp nhau trong chốn tù đày,
Ngô khoai, mì hẩm, đêm ngày tháng trôi,
Xác hành, thân đã rã rời,
Đêm đêm bàn luận, những lời nông sâu,
Vần thơ ý chí muôn mầu,
Nghĩa càng nặng nghĩa, tình sâu thêm tình,
Bây giờ tuy đã an bình,
Tuổi càng chồng chất, bên mình vẫn ta
Thâm tình dù có mặn mà
Có không, không có, vẫn là có không "
Bây giờ chỉ có ước mong
Tình người Suối Máu, mãi trong lòng này
Mai sau dù có đổi thay
Cháu con phải nhớ, tháng ngày năm xưa
Cha ông đày đọa nắng mưa
Chết đi sống lại, có thừa tình thâm."

Cựu Tù Suối Máu, chúng ta hẹn gặp nhau, trưa Thứ Bảy tuần này nhé!


Tin Quốc Tế Đó Đây
***
Vụ Tấn Công 7/10/2023: Hamas Thừa Nhận "Sai Lầm" Nhưng Khẳng Định Là "Bước Cần Thiết"


(Hình: Khói bốc lên sau những vụ oanh kích ở Khan Younès, dải Gaza, ngày 22/1/2024.)
-Hôm Chủ Nhật, 21/1/2024, Tổ chức Hồi Giáo Palestine Hamas đăng tải một tài liệu khẳng định cuộc tấn công vào Do Thái ngày 07/10/2023 tuy có những "sai lầm", nhưng là "một bước cần thiết", đồng thời yêu cầu Do Thái chấm dứt "hành động xâm lược".
Theo thông tấn xã AFP, trong tài liệu dài gần 20 trang, được viết bằng hai thứ tiếng Anh và Ả Rập, phe Hamas, bị Mỹ, Liên Hiệp Âu Châu và Do Thái xếp vào diện các tổ chức "khủng bố", nhìn nhận "có thể đã phạm những sai lầm" trong quá trình tiến hành chiến dịch "Đại hồng thủy Al Aqsa".

Hamas giải thích rằng đó là do sự sụp đổ bất ngờ của bộ máy an ninh và quân sự Do Thái nằm dọc theo biên giới giữa Do Thái và dải Gaza. Lực lượng này khẳng định rằng "tránh ảnh hưởng đến thường dân, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi là một nghĩa vụ tôn giáo và đạo đức của các chiến binh binh đoàn Al Qassam".
Trong tài liệu nói trên, phong trào Hồi giáo cực đoan Palestine còn yêu cầu Do Thái ngưng ngay lập tức các hành động "gây hấn, thảm sát và thanh trừng sắc tộc" nhắm vào người dân ở dải Gaza, đồng thời kiên quyết bác bỏ "mọi dự án của quốc tế hay của Do Thái" nhằm quyết định tương lai của dải Gaza. Phe Hamas tuyên bố "người dân Palestine có đủ khả năng quyết định tương lai và tổ chức công việc nội bộ của mình", nhấn mạnh "không ai trên thế giới này" có quyền quyết định thay họ.

Hơn ba tháng sau cuộc tấn công đẫm máu ngày 07/10/2023, đây là lần đầu tiên phe Hamas lên tiếng thừa nhận có những sai lầm. Trên làn sóng RFI Pháp ngữ, nhà chính trị học Hasni Abidi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Thế giới Ả Rập và vùng Địa Trung Hải, nhận định hành động ăn năn hiếm hoi này của phe Hamas còn nhằm mục đích gây tiếng vang, đưa phe này trở lại bàn cờ chính trị.
"Thời điểm công bố rất quan trọng. Đang có bất đồng giữa Tòa Bạch Ốc và Do Thái về việc thành lập một Nhà nước Palestine, cũng như mọi người đang bàn về việc chính quyền Palestine nên được khôi phục hay được đổi mới để điều hành dải Gaza.

Tôi nghĩ đây là thời điểm mà Hamas đã chọn để bày tỏ sự hối hận hoặc thừa nhận một số sai lầm đã mắc phải hôm 07/10. Đó còn là một cách để cho thấy họ sẵn sàng đóng vai trò chính trị trong "ngày sau đó" (sau khi chấm dứt xung đột).
Nhưng điều này cũng có nghĩa là dường như có nhiều luồng ý kiến, nhiều xu hướng trong tổ chức Hamas. Nên nhớ rằng ngay cả sau ngày 7/10/2023, một số lãnh đạo Hamas, đặc biệt là những người ở ngoại quốc, đã tỏ thái độ không tán đồng một số hành động của Hamas và đặc biệt việc tấn công dân thường và nhất là việc bắt cóc trẻ nhỏ.
Đây là yếu tố thường xuyên xuất hiện trong hàng ngũ lãnh đạo phe Hamas. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với một phong trào chính trị muốn thể hiện một diện mạo khác với những gì đã được thể hiện cho đến nay kể từ ngày 07/10".


Ngoại Trưởng Do Thái và Palestine Bàn Với Các Đồng Nhiệm Âu Châu Về Thỏa Thuận Trao Đổi Con Tin


(Hình: Tuần hành kêu gọi Hamas thả các con tin, Tel Aviv, Do Thái, ngày 20/1/2024.)
-Hôm 22/1/2024, Ngoại trưởng các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu (EU) tiếp riêng các đồng nhiệm Do Thái và Palestine tại Brussels, để cố thuyết phục Do Thái và Palestine về việc cần có một giải pháp chính trị cho Gaza và Cisjordan.
Lãnh đạo ngoại giao Do Thái Katz gặp các Ngoại trưởng Âu Châu vào buổi sáng hôm nay, buổi chiều thì đến lượt Ngoại trưởng của chính quyền Palestine, Riyad al-Maliki. Không có cuộc gặp nào giữa Ngoại trưởng Do Thái và Palestine được dự trù.

Hãng tin AFP trích một nhà ngoại giao Âu Châu xin ẩn danh cho biết Liên Hiệp Âu Châu không trông chờ sẽ có một quyết định được đưa ra, nhưng đối với Brussels, chỉ riêng việc hai nhà lãnh đạo ngoại giao Do Thái và Palestine hiện diện cùng ngày tại Brussels đã là một "biểu tượng mạnh".
Tuy nhiên, trong các cuộc trao đổi có thể có những phản ứng căng thẳng bởi tối thứ Sáu tuần trước, lãnh đạo ngoại giao Âu Châu Josep Borrell đã tố cáo Do Thái từng muốn tài trợ Hamas để làm suy yếu chính quyền Palestine thuộc đảng Fatah. Hôm nay, trước báo giới, ông Josep Borrell nhấn mạnh Do Thái không thể xây dựng hòa bình chỉ bằng "các phương tiện quân sự". Ông cũng nhận định một giải pháp hai Nhà nước phải được áp đặt từ bên ngoài để mang lại hòa bình. Trong khi đó, chính quyền Hamas ở Gaza tuyên bố: "Chúng tôi bác bỏ thẳng thừng bất kỳ dự án nào của quốc tế hoặc Do Thái nhằm quyết định tương lai của dải Gaza".
Các lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu cũng sẽ trao đổi với các đồng nhiệm Ai Cập, Ả Rập Saudi và Jordan, cũng như với Tổng Thư ký Liên Đoàn Ả Rập, những nước và tổ chức có thể giữ một vai trò quan trọng về kinh tế và chính trị thời hậu chiến.
Một viên chức cấp cao của Mỹ hôm 22/1 đến Ai Cập để thương lượng về một thỏa thuận trao đổi con tin. Le Monde hôm 22/1 trích dẫn New York Times cho biết Brett McGurk, điều phối viên của Tổng thống Mỹ Joe Biden về Trung Đông, sẽ tới Cairo để gặp Abbas Kamel, lãnh đạo cơ quan tình báo Ai Cập. Hai viên chức này sẽ thảo luận về một thỏa thuận có thể đạt được giữa Do Thái và Hamas về việc thả con tin để đổi lấy việc hưu chiến. Theo dự kiến, ông McGurk cũng sẽ tới Doha gặp Thủ tướng Qatar.


Iran-Pakistan Nỗ Lực Hàn Gắn Quan Hệ Sau Khi Bắn Phi Đạn Qua Lại


(Hình: Ngoại trưởng Iran, Hossein Amir-Abdollahian dự kiến sẽ đến thăm Pakistan.)
-Hôm 22/1/2024, Pakistan cho biết Ngoại trưởng Iran sẽ đến thăm nước này vào tuần tới, dấu hiệu cho thấy nỗ lực hàn gắn quan hệ sau khi hai nước láng giềng bắn phi đạn qua lại hồi tuần trước vào cái mà họ nói là mục tiêu quân sự của các chiến binh.
giao Pakistan cho biết trong một thông cáo. Bộ Ngoại giao Iran xác nhận rằng Ngoại trưởng Hossein Amir Abdollahian sẽ đến thăm Pakistan vào ngày 22/1, và cho biết Ðại sứ của họ sẽ trở lại nhiệm sở tại Islamabad vào cuối tuần.

Pakistan đã triệu hồi Ðại sứ tại Tehran và không cho phép Ðại sứ Iran trở lại Islamabad, cũng như hủy bỏ tất cả các cam kết ngoại giao và thương mại cấp cao.
"Theo lời mời của Ngoại trưởng Jalil Abbas Jilani, Ngoại trưởng Cộng hòa Hồi giáo Iran, Hossein Amir Abdollahian, sẽ đến thăm Pakistan vào ngày 29/1 năm 2024", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết.
Các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng của hai nước là hành động xâm nhập xuyên biên giới đáng chú ý nhất trong những năm gần đây và đã làm dấy lên báo động về bất ổn rộng lớn hơn trong khu vực kể từ khi cuộc chiến giữa Do Thái và Hamas bùng nổ vào ngày 7/10.

Hai quốc gia Hồi giáo có lịch sử quan hệ khó khăn, nhưng các cuộc xâm nhập đã lên tới mức độ cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Islamabad cho biết họ đã tấn công các căn cứ của Mặt trận Giải phóng Baloch ly khai và Quân đội Giải phóng Baloch, trong khi Tehran cho biết phi đạn của họ đã tấn công các chiến binh của nhóm Jaish al Adl (JAA).
Các nhóm chiến binh hoạt động trong khu vực bao gồm tỉnh Balochistan ở Tây-Nam Pakistan và tỉnh Sistan-Baluchestan ở Đông-Nam Iran. Cả hai khu vực đều bất ổn, giàu khoáng sản và phần lớn kém phát triển.
Iran cho biết các cuộc bắn phá vào một ngôi làng biên giới trên lãnh thổ của họ đã làm thiệt mạng 9 người, trong đó có 4 trẻ em. Pakistan cho biết vụ tấn công của Iran đã khiến 2 trẻ em thiệt mạng.


Tấn Công của Houthi ở Hồng Hải: Ý Ðại Lợi Bị Tác Hại Nặng Nhất Âu Châu


(Ảnh: Những container hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển.)
-Theo dự báo của các chuyên gia, các cuộc tấn công của lực lượng Houthi Yemen vào các tàu hàng ở Hồng Hải gây tác hại cho giao thương hàng hải thế giới, vì có tới 40% hàng hóa của thế giới đến hoặc đi từ Trung Đông, Á Châu và miền Đông-Nam Phi Châu được chuyên chở qua kênh đào Suez.
Tại Âu Châu, hiện giờ Ý Ðại Lợi là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hôm nay 22/1/2024, các Ngoại trưởng khối Liên Hiệp Âu Châu thảo luận về kế hoạch bảo vệ các tàu hàng. Trong khi chờ dự án được cụ thể hóa, mối lo ngại đang gia tăng trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghiệp Ý Ðại Lợi.

Từ Roma, thông tín viên Anne Le Nir của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết chi tiết:
"Từ năng lượng, ngũ cốc, kim loại, đến hàng may mặc và thực phẩm, toàn bộ chuỗi sản xuất của Ý Ðại Lợi đều bị thiệt hại, cả về tài chánh và hậu cần, do phần lớn các tàu chở hàng phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng (Bonne Espérance) để tránh kênh đào Suez, khiến thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài thêm khoảng 15-20 ngày.
Chỉ cần nhìn vào các bến bốc dỡ container tại cảng Gioia Tauro ở Calabria và các cảng Genoa, La Spezia, Venise, Trieste ở vùng biển Adriatic là đủ để thấy trong những tuần qua các hoạt động đã giảm tới 55%, trong khi giá trị xuất-nhập cảng qua kênh đào Suez năm 2023 ước tính đạt 154 tỉ Euro.
Về nhập cảng, chịu nhiều tác hại nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giầy, luyện kim và dược phẩm. Liên quan đến xuất cảng, ngành rau quả đặc biệt bị ảnh hưởng. Nhưng theo Tổng liên đoàn Công nghiệp Ý Ðại Lợi, kể từ nay toàn bộ ngành sản xuất của Ý Ðại Lợi gặp nguy hiểm do khủng hoảng Hồng Hải".


Nga Phải Giải Trình Tại Liên Hiệp Quốc Về Số Phận Trẻ Em Ukraine Bị Đưa Đi


(Hình: Trẻ em tại một nơi trú ẩn ở Mariupol, Ukraine, ngày 24/2/2022.)
-Ngày 22/1/2024, Ủy ban Quyền Trẻ em của Liên Hiệp Quốc bắt đầu nghiên cứu hồ sơ liên quan đến Nga trong cuộc chiến Ukraine. Trong 2 ngày, Mạc Tư Khoa sẽ phải giải trình trước 18 chuyên gia độc lập của Ủy ban về số phận của trẻ em Ukraine bị đưa sang lãnh thổ Nga kể từ tháng 2/2022.
Trước đó vài tháng, Ủy ban đã gửi cho Nga danh sách những điểm mà họ quan tâm, như quá trình đưa trẻ em Ukraine sang Nga hoặc những vùng lãnh thổ Ukraine bị Nga kiểm soát, số lượng trẻ em bị đưa đi, "các biện pháp được tiến hành để bảo vệ quyền được giữ danh tính, kể cả quốc tịch, của những em này".

Kyiv cho rằng có khoảng 20.000 trẻ em Ukraine đã bị Nga dùng vũ lực đưa đi, trong đó chỉ mới có khoảng 400 em được chính quyền đưa về. Mạc Tư Khoa khẳng định muốn bảo vệ những em này khỏi chiến tranh và việc đưa sang đã"được thực hiện theo yêu cầu và sự đồng ý của các em", theo giải trình bằng văn bản năm 2023 gởi cho Ủy ban về Quyền Trẻ em và được Liên Hiệp Quốc gửi đến báo giới ngày 18/1. Tuy nhiên, văn bản này không nêu chính xác số trẻ em bị đưa đi, đồng thời cho biết "có 46.886 trẻ em Ukraine được cấp quốc tịch Nga trong giai đoạn 1/4/2022 đến 30/6/2023".
Trả lời thông tấn xã AFP, Luật sư Kateryna Rashevska thuộc tổ chức phi chính phủ Regional Center for Human Rights ở Ukraine đánh giá "tiến trình hồi hương trẻ em Ukraine được thực hiện rất lẻ tẻ". Với nhịp độ hiện nay, "có lẽ phải mất đến 90 năm chỉ để đưa các em được biết danh tính trở về Ukraine".
Cuộc chiến tại Ukraine sắp bước sang năm thứ ba với các cuộc giao tranh hàng ngày. Trong đêm 21-22/1, Ukraine cho biết đã bắn hạ 8 drone Shahed được phóng từ vùng Primorsko-Akhtarsk của Nga, bên kia biển Azov. Ngày 22/1, Ðiện Cẩm Linh lên án Ukraine tấn công vào kho trữ khí đốt ở cảng Ust Luga, gần Saint-Petersburg, cách Kyiv 900 cây số, cũng như oanh kích vào một khu chợ hôm 21/1, khiến 27 người thiệt mạng, ở thành phố Donetsk do lực lượng ly khai thân Nga kiểm soát.


Tổng Thống Zelenskyy Ca Ngợi Kiều Dân Ukraine Giúp Đỡ Cuộc Kháng Chiến Chống Nga


(Hình: Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy.)
-Hôm 22/1/2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã cảm ơn kiều dân Ukraine ở ngoại quốc vì sự hỗ trợ của họ trong cuộc xâm lược của Nga và đề xuất thay đổi Hiến pháp để cho phép song tịch.
Hiến pháp Ukraine không cho công dân Ukraine quyền có hai quốc tịch, vì vậy hàng triệu người gốc Ukraine sống ở ngoại quốc không thể giữ sổ thông hành Ukraine.
Trong một cử chỉ mang tính biểu tượng vào Ngày Thống nhất Ukraine, vốn đánh dấu kỷ niệm ngày thống nhất miền Đông và miền Tây Ukraine vào năm 1919, Tổng thống Zelenskyy cho biết ông đang đệ trình Dự thảo Luật cho phép song tịch lên Quốc hội.

"Hôm nay, tôi đệ trình lên Quốc hội Dự luật quan trọng cho phép thông qua các sửa đổi Lập pháp toàn diện và đưa ra điều luật nhiều quốc tịch", ông Zelenskyy cho biết."Và nó sẽ cho phép tất cả người Ukraine và con cháu của họ từ khắp nơi trên thế giới có quyền công dân Ukraine. Tất nhiên, ngoại trừ công dân của đất nước xâm lược".
Các viên chức Ukraine thường gọi Nga là quốc gia xâm lược sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào ngày 24/2 năm 2022 và chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ Ukraine.Ông Zelenskyy thường xuyên nhấn mạnh sự cần thiết phải đoàn kết trong khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine kéo dài và Kyiv phụ thuộc nhiều vào viện trợ quân sự và tài chánh từ ngoại quốc.
Cảm ơn cộng đồng kiều bào Ukraine vì sự hỗ trợ của họ, bao gồm cả những người đã về nước chiến đấu cho Ukraine, ông Zelenskyy cho biết dòng chữ 'Tôi là người Ukraine' mang ý nghĩa đặc biệt, đồng thời ca ngợi 'sự bất khuất của dân tộc chúng ta'.Thay đổi Hiến pháp cần sự phê chuẩn của Quốc hội, quá trình có thể mất khoảng một năm, và sự cho phép của Tòa án Hiến pháp.


Giám Đốc WHO: Các Nước Có Thể Không Kịp Ký Hiệp Ước Chống Dịch Trước Thời Hạn Chót


(Hình: Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại hội nghị WHO.)
-Các nước có nguy cơ bỏ lỡ thời hạn chót là tháng 5 để nhất trí về Hiệp ước chống đại dịch mang tính ràng buộc pháp lý và đó sẽ là đòn giáng mạnh cho các thế hệ tương lai, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 22/1/2024 cho biết.
Hiệp ước mới và cập nhật một loạt các quy tắc hiện hành về đối phó với đại dịch là nhằm củng cố khả năng phòng ngừa của thế giới trước các mầm bệnh mới sau khi đại dịch COVID-19 giết chết hơn 7 triệu người, theo dữ liệu của WHO.
"Tôi phải nói rằng tôi lo ngại các nước thành viên có thể không đáp ứng cam kết đó và có một số vấn đề tồn đọng cần phải được giải quyết", Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp Ban điều hành của WHO tại Geneva trong tuần này.

"Theo quan điểm của tôi, việc khhông đưa ra được một Hiệp ước chống đại dịch và những sửa đổi IHR (Quy định Y tế Quốc tế) có nghĩa là bỏ lỡ cơ hội, điều mà các thế hệ tương lai có thể sẽ không tha thứ cho chúng ta", ông nói, đồng thời kêu gọi các nước nắm bắt cơ hội để định hình tương lai của WHO và y tế toàn cầu.
Trong lịch sử 75 năm của tổ chức này, chỉ một lần duy nhất WHO đã đồng ý một Hiệp định như vậy – đó là Hiệp ước Kiểm soát Thuốc lá vào năm 2003.
Cũng trong bài phát biểu này, ông Tedros bày tỏ lạc quan về triển vọng chống AIDS, một trong một loạt các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) do WHO đặt ra để đối phó với một số vấn đề cấp bách nhất của thế giới vào năm 2030.
"Chúng ta đang bắt đầu thấy lộ trình cho mục tiêu SDG chấm dứt đại dịch HIV", ông Tedros nói.


Cơn Giận của Giới Nông Dân Âu Châu Bùng Nổ ở Nhiều Nước


(Hình: Nông dân Đức biểu tình trước Cổng thành Brandenburg ở Bá Linh, thủ đô của Đức, ngày 8/1/2024.)
-Khắp nơi trong Liên Hiệp Âu Châu (EU), từ Lỗ Ma Ni, Đức, Ba Lan, đến Hòa Lan, Pháp, Tây Ban Nha … phong trào phản kháng của giới nông dân đang tăng mạnh. Các hành động như biểu tình, tuần hành bằng xe kéo trong trung tâm thành phố, phong tỏa đường cao tốc, đổ phân bón ra trước trụ sở các cơ quan công quyền … diễn ra ở nhiều nơi.
Đâu là những lý do khiến nông dân Âu Châu nổi giận? Trả lời đài RFI Pháp ngữ, bà Christine Lambert, cựu Chủ tịch nghiệp đoàn nông nghiệp Pháp FNSEA, hiện là Chủ tịch COPA, tổ chức vận động hành lang bảo vệ nông dân Âu Châu tại Brussels, giải thích:
"Có rất nhiều lý do dẫn đến phong trào ở các nước khác nhau. Tại Lỗ Ma Ni, Ba Lan, Bảo Gia Lợi, chủ yếu việc này liên quan đến việc ngăn chặn ngũ cốc Ukraine và Nga, vốn đã làm rớt giá nông phẩm của các nước này. Tại Đức,đó là do những quyết định mà chính phủ đơn phương đưa ra để loại bỏ ưu đãi thuế về nhiên liệu. Ở những nước khác, lý do là việc áp dụng quy định về phân đạm nitrat.

Ngoài ra càng đến gần kỳ bầu cử Nghị Viện Liên Hiệp Âu Châu, Brussels càng ráo riết hoàn tất các văn bản Thỏa thuận Xanh của Âu Châu. Bất chấp những vấn đề mà các nông dân đang gặp phải, họ vẫn muốn mọi thứ phải được giải quyết trước khi rời chức vụ. Về việc hướng tới một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường hơn, dĩ nhiên chúng tôi hiểu là cần phải làm, phải sản xuất nhiều hơn, tốt hơn, ít gây tác hại hơn. Chúng tôi sẽ biết cách thực hiện, nhưng không được ép buộc và phải có những phương tiện bổ sung.
Hơn nữa, còn có sự bùng nổ về giá năng lượng, không chỉ ảnh hưởng đến các gia đình, mà còn ảnh hưởng đến trang trại, doanh nghiệp, các tòa nhà, trang thiết bị, các nhà kính của chúng tôi. Nói tóm lại là đang có quá nhiều điều nông dân không hiểu nổi và nhiều sự kiện khiến giới nông dân phải lên tiếng:: Thế là quá đủ rồi, hãy dừng lại và lắng nghe chúng tôi".
Ngay tại Pháp, do áp lực từ giới nông dân, chính phủ của tân Thủ tướng Gabriel Attal đã buộc phải hoãn lại vài tuần dự án cải cách nông nghiệp. Theo dự kiến, hôm 22/1 Thủ tướng Gabriel Attal tiếp đại diện của nghiệp đoàn nông nghiệp lớn nhất FNSEA và Chủ tịch nghiệp đoàn Nông Dân Trẻ (Jeunes Agriculteurs).


Ấn Độ: Modi Khánh Thành Ngôi Đền Biểu Tượng Cho Chính Sách Thân Ấn Độ Giáo


(Hình: Ngôi đền thờ thần Rama ở Ayodhya, Ấn Độ, ngày 21/1/2024.)
-Ngày 22/1/2024, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khánh thành ngôi đền Ram Mandir cao 50 mét tại thành phố Ayodhya, miền Bắc Ấn Độ. Ngôi đền được xây trên nền một đền thờ Hồi Giáo bị phá năm 1992, đánh dấu nhiều thập niên nỗ lực tập trung chính trị trong nước vào tôn giáo chính là Ấn Độ Giáo (Hindu). Với sự kiện này, Thủ tướng đương nhiệm chính thức vận động cho cuộc bầu cử Quốc hội tháng 4, thể hiện ông là người bảo vệ đức tin.
Đặc phái viên Côme Bastin của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Ayodhya:
"Thủ tướng Ấn Độ đến ngôi đền và được ban nước thánh của vị thánh rất quan trọng trong Ấn Độ Giáo. Người ta có cảm tưởng là vai trò của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ và lãnh đạo tín đồ Hindu chưa bao giờ lại gần như vậy. Ông Narendra Modi trở thành tâm điểm buổi lễ ban phước cho bức tượng thần Rama. Nghi lễ kéo dài đúng 84 giây.

Bức tượng thể hiện thần Rama lúc 5 tuổi, bởi vì ngôi đền được xây tại nơi được cho là thần Rama ra đời. Cho nên vào năm 1992, một ngôi đền Hồi Giáo đã bị phá và rất nhiều người theo đạo Hồi đã chết trong các vụ bạo loạn ở Ayodhya. Nhưng hôm nay, ông Narendra Modi muốn một buổi lễ hoành tráng, có vài ngàn vũ công, ca múa, đàn hát rộn ràng. Thành phố Ayodhya đông nghẹt khách hành hương. Người ta còn thấy nhiều máy bay trực thăng của quân đội thả hoa xuống đền.
Trong số các khách mời có Tổng thống Ấn Độ, nhà công nghiệp Ambani, được biết là rất thân nhau, cũng như lãnh đạo phong trào Hindu cực đoan RSS (Rashtriya Swayamsevak Sangh). Các đài truyền hình Ấn Độ lặp đi lặp lại là sự kiện đánh dấu việc bước vào một nước Ấn Độ văn minh, để không nói đến Ấn Độ theo đạo Hindu. Sự kiện này coi như là tôn vinh ông Narendra Modi vài tháng trước cuộc bầu cử".


Đài Loan Phát giác 6 Khinh Khí Cầu Trung Quốc


(Hình: Lá cờ Đài Loan ở trước Đài Tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan, ngày 30/07/2022.)
-Hôm 22/1/2024, Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo trong cùng một ngày phát giác 6 khinh khí cầu Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan, một con số kỷ lục từ trước đến nay.
Hãng tin AFP trích dẫn thông tin về sự hiện diện quân sự Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Đài Loan công bố thường nhật cho biết 5 khinh khí cầu đã được nhìn thấy ở phía Tây Cơ Long, một thành phố cảng biển miền Bắc Đài Loan và một khinh khí cầu ở huyện Bình Đông, phía Nam hòn đảo, đang bay qua đảo Đài Loan trong ngày 21/1. Những khinh khí cầu này được xác định bay ở độ cao khoảng từ 4,6 đến 5,2 cây số.

Đây là con số khinh khí cầu cao nhất kể từ khi chúng được phát giác lần đầu tiên vào tháng 12/2023. Khinh khí cầu Trung Quốc cũng được phát giác ngay vào ngày bầu cử Tổng thống Đài Loan hôm 13/1, với chiến thắng của ông Lại Thanh Đức, vốn chủ trương giữ nguyên trạng, phản đối việc thống nhất hòn đảo với Hoa lục.
Bắc Kinh vẫn tuyên bố không dung thứ cho "bất kỳ hành động ly khai nào", nhưng cho đến giờ vẫn chưa có cuộc xâm nhập quân sự thái quá nào diễn ra. Lần xâm nhập được cho lớn nhất gần đây là hôm thứ Năm 18/1. Đài Loan cho biết Trung Quốc đã điều 24 chiến đấu cơ bay xung quanh hòn đảo trong vòng 24 tiếng đồng hồ, trong đó có 11 chiếc đã vượt qua đường trung tuyến, ranh giới không chính thức trên biển giữa Trung Quốc và Đài Loan.
Thông tấn xã AFP nhắc lại, tháng 9/2023, Bắc Kinh đã điều một con số kỷ lục 103 chiến đấu cơ bay quanh đảo Đài Loan trong vòng 24 tiếng đồng hồ.


Tuần Duyên Phi Luật Tân Công Bố Vụ Ngư Dân Bị Trung Quốc Sách Nhiễu Trên Biển


(Hình: Video do Tuần duyên Philipppines (PCG) cung cấp hôm 9/12/2023 cho thấy tàu Hải cảnh Trung Quốc (phải) sử dụng vòi rồng phun nước vào một tàu của Cơ quan Ngư nghiệp Phi Luật Tân (BFAR) ở Bãi cạn Scarborough Shoal.)
-Tuần duyên Phi Luật Tân vào ngày 21/1/2024 công bố video ngư dân nước này quay lại cho thấy tàu tuần duyên Trung Quốc sách nhiễu tại Biển Tây Phi Luật Tân, mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Báo cáo của Tuần duyên Phi Luật Tân cho rằng tàu tuần duyên Trung Quốc vào đầu tháng 1/2024 đã cố xua đuổi ngư dân Phi Luật Tân ra khỏi khu vực Bãi cạn Scarborough.
Một ngư dân Phi Luật Tân có tên Jack Tabat đã quay lại vụ sách nhiễu bởi tàu tuần duyên Trung Quốc hôm 12/1 tại khu vực vừa nêu. Người này cố di chuyển gần đến tàu của Trung Quốc để có thể quay rõ hơn sự việc; nhưng bị tàu Trung Quốc xua đuổi.

Sự việc được nêu rõ một tàu đánh cá của ngư dân Phi Luật Tân đang hoạt động tại khu vực gần Bãi cạn Scarborough khi triều xuống, và phía tuần duyên Trung Quốc đã đến xua đuổi chiếc tàu đi; và còn yêu cầu họ trả lại những hải sản thu được.
Phát ngôn nhân Jay Tarriela của Tuần duyên Phi Luật Tân cho rằng ngư dân nước ông đánh bắt tại ngư trường truyền thống, và hải sản thu được không hề vi phạm luật pháp quốc tế.
Vụ sách nhiễu vừa nêu diễn ra trước khi hai phía Phi Luật Tân và Trung Quốc tiến hành cuộc họp tham vấn vào ngày 17/1 tại Thượng Hải. Cả hai bên đồng ý cải thiện thông tin liên lạc trên biển và giải quyết các bất đồng một cách phù hợ


Tin Bầu Cử
Bà Haley đối đầu 1:1 với ông Trump trong cuộc bỏ phiếu sơ bộ New Hampshire
(Anh Nguyễn)


(Hình: Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Nikki Haley và Thống đốc Florida Ron DeSantis tham gia Cuộc tranh luận sơ bộ Tổng thống Đảng Cộng hòa của NBC News vào ngày 8 tháng 11 năm 2023 tại Miami, Florida.)
-Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Nikki Haley đang chuẩn bị cho trận chiến sơ bộ một chọi một với cựu Tổng thống Trump ở New Hampshire sau khi Thống đốc bang Florida Ron DeSantis từ bỏ cuộc đua vào chiều Chủ nhật (21/1).
“Tôi vừa nghe tin Ron DeSantis đã bỏ cuộc đua. Và tôi muốn nói với Ron, ông ấy đã có một cuộc đua tuyệt vời. Ông ấy là một thống đốc tốt. Và chúc cho Ron mọi điều tốt lành”, bà Haley nói tại một điểm vận động tranh cử ở New Hampshire.
“Như vậy thì bây giờ chỉ còn lại một người đàn ông và một người phụ nữ”, bà Haley tiếp tục, ám chỉ bản thân bà và ông Trump. “Có 14 người trong cuộc đua này, đã có rất nhiều người. Tất cả đều bị loại, ngoại trừ hai người chúng tôi. Và điều này phụ thuộc vào điều mọi nguời muốn! Bạn muốn những thứ đã quen thuộc nhau hay bạn muốn một điều gì đó mới?”

Ông DeSantis đã từ bỏ cuộc đua đề cử tổng thống của Đảng Cộng hoà thông qua một video được đăng lên tài khoản mạng xã hội X của ông ấy, đồng thời ông ấy ủng hộ ông Trump và gọi bà Haley là một “hình thức khác của chủ nghĩa tập đoàn trị”.
“Nếu có bất cứ điều gì tôi có thể làm để tạo ra một kết quả tốt, tôi sẽ làm điều đó”, ông DeSantis nói. “Nhưng tôi không thể yêu cầu những người ủng hộ tôi tình nguyện dành thời gian và quyên góp nguồn lực của họ nếu chúng tôi không có con đường chiến thắng rõ ràng. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ dừng chiến dịch của mình”.
“Đối với tôi, rõ ràng là đa số cử tri sơ bộ của Đảng Cộng hòa muốn cho ông Donald Trump một cơ hội khác”.
“Ông ấy nhận được sự tán thành của tôi bởi vì chúng ta không thể quay lại Vệ binh Cộng hòa cũ kỹ của ngày hôm qua, chủ nghĩa tập đoàn trị hấp hối mà bà Nikki Haley đang đại diện”.

Thông báo này được đưa ra sau khi ông Trump dễ dàng giành chiến thắng trong các cuộc họp kín ở Iowa vào ngày 15 tháng 1, ông Trump giành được 98 trong số 99 quận và đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire vào thứ Ba (23/1).
Theo một cuộc thăm dò của Boston Globe/Đại học Suffolk/NBC-10, ông Trump nhận được 55% sự ủng hộ từ những người có khả năng bỏ phiếu sơ bộ, so với mức ủng hộ 36% của bà Haley và 6% của ông DeSantis. Các cuộc thăm dò khác cho thấy tỷ lệ chênh lệch giữa ông Trump và bà Haley chặt chẽ hơn, bao gồm cả cuộc thăm dò của CNN cho thấy ông Trump được 50% ủng hộ, bà Haley có 39% ủng hộ.
Bà Haley tiếp tục trong bài phát biểu của mình với cử tri sau khi ông DeSantis từ bỏ cuộc đua: “Chúng ta sẽ cho con cái mình đọc lại và quay lại những điều cơ bản trong giáo dục. Chúng ta sẽ bảo đảm biên giới của mình một lần và mãi mãi. Và chúng ta sẽ có một nước Mỹ hùng mạnh mà tất cả chúng ta có thể tự hào. Đó là mục tiêu của chúng ta. Đó là những gì chúng ta đang làm. Còn hai ngày nữa là đến ngày bầu cử ở New Hampshire. Và chúng ta đảm bảo rằng sẽ chiến đấu đến giây phút cuối cùng”.
“Cầu mong người phụ nữ tốt nhất sẽ giành chiến thắng”, bà nói.

Ông Trump nói với Fox News Digital hôm Chủ nhật (21/1) rằng ông “rất vinh dự” khi ông DeSantis tán thành ông, đồng thời nói thêm rằng ông mong muốn “được hợp tác với ông ấy để đánh bại Joe Biden”.
“Rất vinh dự khi nhận được sự chứng thực của ông ấy”, ông Trump nói với Fox News Digital. “Tôi mong được hợp tác với Ron để đánh bại Joe Biden, vị tổng thống tồi tệ nhất và tham nhũng nhất trong lịch sử đất nước chúng ta”.


Bà Haley khẳng định không làm ứng cử viên cho chức phó tổng thống Mỹ


(Hình: Bà Haley vận động tranh cử ở Manchester, New Hampshire, 19/1/2024)
-Bà Nikki Haley nói rõ với cử tri bang New Hampshire hôm thứ Sáu 19/1 rằng bà sẽ không ứng cử cho chức phó tổng thống dưới trướng cựu Tổng thống Donald Trump, nếu ông ấy được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng cử viên chính thức trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Bà Haley, người đang chạy đua với ông Trump để được đảng Cộng hòa chọn làm ứng cử viên tổng thống của đảng, lâu nay vẫn nói rằng bà sẽ không "thi đấu để về nhì". Khẳng định thêm điều đó, trong chuyến đi thăm tại bang có khuynh hướng độc lập trong tuần này, bà dứt khoát loại trừ khả năng bà là đối tác tranh cử cho chức phó tổng thống vào tháng 11 tới, nhiều hãng truyền thông tường thuật.
"Tôi không muốn làm phó tổng thống của bất kỳ ai. Điều đó là không cần phải bàn cãi", bà Haley nói với cử tri tại một quán ăn ở Amherst, New Hampshire, hôm 19/1, Politico và Washington Post đưa tin.

"Tôi đã luôn nói điều đó. Đó là cuộc chơi của người khác mà tôi sẽ không chơi. Tôi không muốn là phó tổng thống", bà Haley nói thêm, theo Washington Post.
Bà Haley, từng là đại sứ tại Liên Hiệp Quốc trong chính quyền của ông Trump, đang ráo riết vận động ở New Hampshire trước cuộc bỏ phiếu hôm 23/1 ở bang này và ngày càng tạo khoảng cách với ông Trump ở một bang có tiếng là theo chủ nghĩa Cộng hòa ở mức độ ôn hòa hơn. Cuộc bầu cử sơ bộ của bang cũng có thể thu hút nhiều cử tri trung dung hơn, những người có thể cảm thấy không có cảm tình với ông Trump vì ông phải đối mặt với các cáo buộc hình sự, có những lời phát ngôn ngày càng chuyên chế và từng có nỗ lực lật ngược thất bại trong cuộc tái tranh cử năm 2020 của ông.

Bà Haley phải thu hẹp khoảng cách trong cuộc bầu cử sơ bộ thứ hai của đảng Cộng hòa để có cơ hội cản trở đà tiến của ông Trump sau chiến thắng rõ ràng của ông trong cuộc bỏ phiếu riêng của đảng Cộng hòa ở Iowa hôm 15/1.
Chỉ còn Thống đốc Florida Ron DeSantis, người hầu như đã bỏ qua New Hampshire để tập trung chạy đua với bà Haley ở bang South Carolina là quê nhà của bà, là vẫn tham gia cuộc tranh cử gồm 3 người để được đề cử là ứng cử viên chính thức và đối đầu với đảng viên Dân chủ Joe Biden vào tháng 11.
Đầu tháng này, ông Trump nói rằng ông biết ai là người đồng hành với ông ở vị trí ứng cử viên phó tổng thống nếu ông được đảng chính thức đề cử, nhưng ông từ chối nêu tên người đó.


Bà Haley nói ông Trump có lẽ không có ‘sức khỏe tinh thần” để làm tổng thống
(Xuân Thành)


(Hình: Trump confuses Nikki Haley with Nancy Pelosi when talking about Jan. 6)
-Cựu Thống đốc Nam Carolina, ứng viên tổng thống 2024 Đảng Cộng hòa Nikki Haley hôm thứ Bảy (20/1) nói rằng cựu Tổng thống Trump có lẽ không có “sức khỏe tinh thần” sau khi ông ta dường như đã nhầm lẫn giữa bà Haley với cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khi trao đổi về vụ hỗn loạn 6/1/2021.
“Tối qua [ông] Trump ở sự kiện tập trung chiến dịch và ông ta nói đi nói lại, đề cập tôi nhiều lần là tại sao tôi đã không đảm bảo an ninh trong vụ bạo loạn Điện Capitol. Tại sao tôi không xử lý vụ 6/1 tốt hơn. Tôi thậm chí đã không ở D.C vào ngày 6/1. Thời điểm đó tôi không làm việc trong cơ quan công quyền”, bà Haley nói với những người ủng hộ tại buổi vận động tranh cử tại Keene, New Hampshire. Đây là nơi đầu tiên tổ chức bầu cử tổng thống sơ bộ tại tiểu bang New Hampshire vào thứ Ba tuần tới (23/1).

Bà Haley nói tiếp: “Người ta đang nói rằng ông [Trump] đã nhầm lẫn, rằng ông ta đang nói về điều gì đó khác, ông ta đang nói về [bà] Nancy Pelosi. Ông ta đã nhắc đến tôi nhiều lần trong kịch bản đó”.
Bà Haley nói rằng bà không muốn nói bất cứ điều gì “xúc phạm” ông Trump, “nhưng khi quý vị đang đối diện với những áp lực của vai trò tổng thống, thì chúng ta không thể chấp nhận ai đó khác mà chúng ta nghi ngờ liệu người đó có sức khỏe tinh thần để đảm trách công việc này hay không. Chúng ta không thể”.
Trước đó, vào tối thứ Sáu (19/1), trong buổi vận động chiến dịch tại Concord, New Hampshire, ông Trump đã nói với đám đông ủng hộ rằng: “À này, họ chưa bao giờ báo cáo với công chúng về vụ 6/1. Nikki Haley, Nikki Haley, Nikki Haley. Bà có biết họ đã tiêu hủy tất cả thông tin, tất cả bằng chứng, xóa và tiêu hủy tất cả những thứ đó không?”
“Tất cả những thứ đó, bởi vì nhiều thứ, như việc Nikki Haley chịu trách nhiệm an ninh”, ông Trump nói nhầm về bà Haley trong vụ 6/1. Ông Trump nói tiếp: “Chúng tôi đã đề xuất 10.000 người, binh lính, Vệ binh quốc gia, bất cứ điều gì họ muốn. Họ đã từ chối. Họ không muốn nói về điều đó. Đây là những người rất không trung thực”.

Chiến dịch tranh cử của ông Joe Biden đã nhanh chóng đăng tải đoạn clip bà Haley nói về việc ông Trump nhầm lẫn giữa bà và bà Pelosi lên mạng xã hội X (tên mới của Twitter) với dòng ghi chú: “Haley phản ứng với lời chỉ trích hoang tưởng và nhầm lẫn của ông Trump tối qua khi ông ta cho rằng bà [Haley] là Chủ tịch Hạ viện vào ngày 6/1/2021: Ông ta đã nhầm lẫn. Tôi nghi ngờ liệu ông ta có sức khỏe tinh thần hay không.”
Với việc chỉ còn ba ngày nữa là tới ngày 23/1, ngày bầu cử sơ bộ tại New Hampshire, ông Trump và bà Haley đã đang tăng cường đấu khẩu với nhau.
Cũng trong sự kiện hôm 19/1 tại Concord, ông Trump đã nói rằng bà Haley không có “tố chất tổng thống” và “không đủ cứng rắn, không đủ thông minh”… để có thể đàm phán với các lãnh đạo thế giới chẳng hạn như Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bà Haley, 52 tuổi, nhiều lần nói rằng bà là sự lựa chọn mới mẻ hơn, trẻ trung hơn so với ông Biden, 81 tuổi, và ông Trump, 77 tuổi. Bà đề nghị rằng nên có một bài kiểm tra sức khỏe tinh thần cho bất kỳ ai đảm trách chức vụ công khi họ từ 75 tuổi trở lên.


Chiến thắng kỷ lục ở Iowa, ông Trump củng cố vị thế dẫn đầu để đối mặt với ông Biden


-Ông Donald Trump giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống sơ bộ đầu tiên của Đảng Cộng hòa năm 2024 ở bang Iowa hôm thứ Hai (15/1), khẳng định khả năng kiểm soát của ông đối với đảng bất chấp việc phải đối mặt với nhiều cáo buộc hình sự khi ông tìm cách tái đấu với Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Ông Trump đã giành được hơn một nửa số phiếu bầu, thúc đẩy ông hướng tới một chiến dịch bầu cử có vẻ sát sao và gay gắt chống lại ông Biden, một đảng viên Đảng Dân chủ, vào tháng 11.
Thống đốc Florida Ron DeSantis, 45 tuổi, xếp sau ông Trump ở vị trí thứ hai tại Iowa, kế đến là cựu Đại sứ Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, 51 tuổi. Cả hai đều không thể vươn lên để trở thành đối thủ chính.

Ông Trump, 77 tuổi, tổng thống Hoa Kỳ duy nhất đương nhiệm hoặc cựu bị cáo buộc hình sự, đã giành chiến thắng với tỷ số cách biệt chưa từng có trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa ở Iowa, củng cố lập trường của ông rằng việc đề cử ông là một kết quả tất yếu vì ông đã dẫn đầu trong các cuộc thăm dò quốc gia.
Theo Edison Research, ông Trump đã giành được 51%, ông DeSantis 21% và bà Haley 19%, với 99% số phiếu dự kiến đã được kiểm. Tỷ lệ chiến thắng này vượt xa kỷ lục trước đó là 12,8 điểm phần trăm của ông Bob Dole vào năm 1988.
“CẢM ƠN IOWA, TÔI YÊU TẤT CẢ CÁC BẠN!!!”, ông Trump viết trên nền tảng truyền thông xã hội Truth Social của mình.

Ông hy vọng sẽ đẩy nhanh quá trình lựa chọn của đảng Cộng hòa, thường kéo dài nhiều tháng, bằng một loạt chiến thắng sơ bộ đầy thuyết phục để loại bỏ các đối thủ của mình.
Doanh nhân Vivek Ramaswamy đã bỏ cuộc tranh cử tổng thống dài hơi của mình sau khi chỉ giành được dưới 8% số phiếu bầu hôm thứ Hai, và ông đã ủng hộ cho ông Trump.
Các ứng cử viên ngay lập tức di chuyển đến New Hampshire vào thứ Ba. Các đảng viên Cộng hòa ôn hòa hơn của bang này sẽ chọn ứng cử viên của họ vào thứ Ba tới. Các cuộc thăm dò cho thấy ông Trump dẫn trước bà Haley ít hơn tại đây, còn ông DeSantis bị bỏ xa.

Những rắc rối pháp lý
Thành tích của Trump ở Iowa cho thấy mức độ nổi tiếng lâu dài của ông đối với các cử tri Đảng Cộng hòa ngay cả sau khi xảy ra cuộc tấn công vào Điện Capitol của Hoa Kỳ ngày 6/1/2021 bởi một đám đông những người ủng hộ ông và 91 cáo buộc hình sự đối với ông vì cố gắng lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 và việc giữ lại các tài liệu mật sau khi rời khỏi Nhà Trắng, làm giả hồ sơ về việc trả tiền bưng bít cho một ngôi sao khiêu dâm.
Ông Trump đã sử dụng những rắc rối pháp lý của mình để gây quỹ và tăng cường sự ủng hộ khi bênh vực cho sự vô tội của mình và nói rằng ông là nạn nhân của một “cuộc săn phù thủy”.
Gần 2/3 số người tham gia cuộc họp kín ở Iowa chấp nhận những tuyên bố sai trái của ông về gian lận cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, nói rằng họ không nghĩ ông Biden đánh bại ông Trump một cách hợp pháp.
Hơn 60% cho rằng ông Trump vẫn đủ sức khỏe để làm tổng thống ngay cả khi bị kết tội.

Ông Trump đã thống trị toàn diện, theo một cuộc thăm dò ý kiến đầu vào của Edison: Ông giành được đa số ở cả phái nam và phái nữ; đối với cả những người tự cho mình là rất bảo thủ, có phần bảo thủ và độc lập; với cả những người đã tốt nghiệp đại học và những người chưa tốt nghiệp.
Ông thu hút được đa số đảng viên Cộng hòa coi nhập cư là mối quan tâm hàng đầu của họ và đa số những người nói rằng nền kinh tế là mối lo ngại chính của họ.
Tuy nhiên, cả ông DeSantis và bà Haley đều cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tranh cử, đảm bảo rằng đối thủ Trump sẽ vẫn bị đánh bại khi chiến dịch tiếp diễn.
Iowa trong lịch sử đã đóng một vai trò to lớn trong các chiến dịch tranh cử tổng thống do được tổ chức sớm trong lịch trình chiến dịch tranh cử.
Tuy nhiên, người chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa ở Iowa đã không giành được đề cử trong ba cuộc tranh cử gần đây nhất vào năm 2008, 2012 và 2016.


Bốn lý do ông Trump có thể tái đắc cử


(Hình: Cựu Tổng thống Donald Trump.)
-Ông Trump đã bị luận tội hai lần, cố gắng ngăn cản quá trình chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa sau khi thua cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, phải đối mặt với nhiều cáo buộc trong nhiều vụ án hình sự và những người chỉ trích ông cảnh báo rằng ông đang âm mưu cai trị như một nhà độc tài. Tuy nhiên, ông Donald Trump vẫn có thể trở lại Toà Bạch Ốc.
Ông Trump đang dẫn trước các đối thủ của mình trong cuộc đua đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa với gần 40 điểm phần trăm, theo cuộc thăm dò cử tri Đảng Cộng hòa mới nhất của Reuters/Ipsos.
Ông Trump đã không nhận tội trong các vụ án hình sự chống lại ông và nói rằng chúng có động cơ chính trị.

Ông Trump cũng đang tiến gần hơn đến việc giành được đề cử của Đảng Cộng hòa, sau chiến thắng vang dội vào ngày 15/1 tại Iowa. Điều đó khiến một trong số ít đối thủ còn lại của ông, Thống đốc Florida Ron DeSantis, phải bỏ cuộc đua. Chỉ còn lại cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc là bà Nikki Haley chiến đấu với ông Trump.
Dưới đây là bốn lý do mà ông Trump có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2024 trước ứng viên đảng Dân chủ đương nhiệm, Joe Biden:
Cử tri không hài lòng
Tòa Bạch Ốc của ông Biden lập luận rằng nền kinh tế đang ở trạng thái tốt, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp gần như lịch sử là 3,7% từ mức 6,3% khi ông Trump rời nhiệm sở và lạm phát giảm từ cao điểm hơn 9% vào tháng 6/2022 xuống còn 3,4% tính đến tháng 12/2023.

Phần lớn công chúng, bao gồm nhiều cử tri da màu và cử tri trẻ, lại nghĩ khác. Họ chỉ ra rằng tiền lương không theo kịp chi phí của hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, ô tô, nhà ở, chăm sóc trẻ em và người già.
Khi ông Biden nói về nền kinh tế, người Mỹ nghĩ về khả năng chi trả chứ không phải các chỉ số kinh tế. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn cử tri coi đảng Cộng hòa là những người quản lý nền kinh tế tốt hơn, mặc dù ông Trump chỉ đưa ra những đề nghị mơ hồ.
Sợ hãi
Cử tri không yên tâm vì những lý do vượt xa nền kinh tế. Ông Trump nói lên những lo lắng, dù có thật hay không, mà nhiều người Mỹ da trắng gặp phải ở một đất nước ngày càng trở nên đa dạng và cấp tiến hơn về văn hóa.

Ngoài ra còn có cảm giác mất dần vị thế, rằng những nền tảng của cuộc sống người Mỹ - quyền sở hữu nhà, mức lương xứng đáng theo kịp lạm phát, giáo dục đại học - đang ngày càng trở nên xa tầm với của nhiều người. Các cuộc thăm dò cho thấy cử tri lo lắng về tội phạm và lo lắng về làn sóng di dân vượt biên giới Mỹ-Mexico bất hợp pháp.
Ông Trump rất thành thạo trong việc truyền tải và chuyển tải những nỗi sợ hãi đó, trong khi vẫn thể hiện mình là một người đến từ bên ngoài hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Ông vừa là người đốt phá vừa là lính cứu hỏa, người tuyên bố đất nước đang hỗn loạn và sau đó tự hiến mình như một vị cứu tinh.


Đối với nhiều cử tri, ông Trump không mất quyền tranh cử
Trong khi những người chỉ trích trong đảng Cộng hòa của ông, trong đảng Dân chủ, và trong giới truyền thông coi ông là người không phù hợp với chức vụ tổng thống, thì hàng triệu cử tri không đồng ý.
Thay vào đó, nhiều người ủng hộ ông tin rằng ông Trump là nạn nhân của một cuộc truy bức chính trị. Ít nhất một nửa số đảng viên Cộng hòa được Reuters/Ipsos khảo sát hồi đầu năm nay cho biết họ sẽ không gặp vấn đề gì khi bỏ phiếu cho ông Trump ngay cả khi ông bị kết tội.
Ông Trump cũng có thể chỉ ra 4 năm cầm quyền của mình và lập luận rằng bộ máy chính phủ phần lớn hoạt động bình thường, nếu có đôi khi hỗn loạn, bất chấp những lo ngại rằng ông không thể cai trị và những cáo buộc tồi tệ nhất về ông - chẳng hạn như việc ông thông đồng với Nga - chưa bao giờ được chứng minh.

Ông Biden gánh mọi chỉ trích, không được ghi công
Ông Trump cũng có thể lợi dụng việc Tòa Bạch Ốc mà cho đến nay vẫn chưa thể thuyết phục được phần lớn công chúng rằng các chính sách tạo việc làm của ông Biden - thông qua đầu tư mạnh mẽ của chính phủ vào cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và sản xuất chip - đã tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của họ.
Ông Biden cũng đối diện với hai cuộc chiến tranh nước ngoài gây chia rẽ người Mỹ. Thông điệp không can thiệp, “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump có thể gây được tiếng vang với các cử tri lo ngại về việc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Ukraine hoặc Israel trong khi ông Biden vẫn duy trì chính sách đối ngoại Mỹ theo chủ nghĩa can thiệp, truyền thống hơn.

Tất nhiên, không có điều nào trong số này có nghĩa là ông Trump chắc chắn sẽ thắng cử.
Ông vẫn không được ưa chuộng ở nhiều nơi trên đất nước và trong nhiều nhóm sắc dân, và nếu ông được chọn làm ứng cử viên của đảng mình, điều đó có thể gây ra tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao ủng hộ đảng Dân chủ để chống lại ông.
Ngôn từ mang tính kích động của ông, bao gồm cả những lời đe dọa trả thù những kẻ thù chính trị mà ông tố cáo là “sâu bọ”, cũng có thể gây khó chịu cho những đảng viên Cộng hòa ôn hòa hơn và những cử tri độc lập, những người mà ông sẽ cần để đánh bại ông Biden.
Đảng Dân chủ cũng đã vận động thành công với tư cách là người bảo vệ quyền phá thai để đánh bại đảng Cộng hòa trên khắp đất nước trong một loạt các cuộc bầu cử và một lần nữa sẽ coi vấn đề đó là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử năm 2024 của họ.
Nhưng vào thời điểm này, còn 10 tháng nữa tới ngày bầu cử tổng thống, ông Trump có cơ hội tốt trở lại Toà Bạch Ốc hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi ông rời nhiệm sở.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét