Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

GIA SƯ XINH ĐẸP - Duy Xuyên Tacoma

CHƯƠNG MỘT
Phong Lan Xinh Xắn Tuyệt Vời
Tôi vén chút trí nhớ, để trở về kỷ niệm, thả hồn trôi theo ký ức mơ hồ của tuổi mộng mơ, mà hồn mãi vấn vương với những đêm về sáng, của người cổ tích, để tôi được lang thang theo ai đó, lần mò theo từng con hẻm nhỏ, nhặt từng chiếc lá me bay trên tóc ai khi tan trường về...
Tôi thả hồn chập chùng trên những bước chân ngỡ ngàng của nguời xa xưa, tìm về một chỗ thật thân quen. Nơi tôi muốn tìm về là Nha Trang, thành phố nổi trên biển, đầy ắp kỷ niệm khó mờ phai.
<!>
Tôi tỉnh mộng, thấy mình lạc lõng. Những vết hằn của con tim, khốn cùng, những trăn trở của cuộc đời đang kéo về với tình yêu lắng đọng trong một thoáng giây muộn phiền, dẫu xa rồi, tôi vẫn ấp ủ, thương nhớ trong lòng, rồi nâng niu từng mảnh vỡ của ký ức, thương nhớ ai ở dinh thự cũ, thương nhớ tên từng con đường, nhớ từng hàng chè đậu đen bên vỉa hè, nhớ từng khu phố nhỏ, khi Phong Lan đến đón tôi khi tan trường về. Con lộ băng ngang nhà ai, gốc bông sứ trắng, ai ngồi đong đưa như dáng Phong Lan. Nhớ từng cành cây, hàng hiên, cổng kín cao tường. Nhớ từng mái ngói phủ rêu xanh xám xịt, tường quét vôi vàng đậm của đình Phương Câu, và nhớ … nhớ Phong Lan thật nhiều…

Thật tình tôi cũng chẳng nhớ chị Phong Lan có mặt tại Tư Dinh của cha tôi từ lúc nào.

Nhưng có một điều chắc chắn khi tôi còn nhỏ, năm tôi vừa trúng tuyển Văn Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (cuối năm lớp 9, ) học sinh phải tốt nghiệp văn bằng này, mới được vào lớp 10 của một trường Trung Học Công Lập. Thời gian đó, tôi vừa tròn 14 tuổi. Còn chị Phong Lan cũng vừa tốt nghiệp xong bằng Tú Tài Bán Phần. Chị vừa đúng 16 tuổi. Chị lớn hơn tôi 2 tuổi.

Ba tôi là một Chuẩn Tướng trong QLVNCH. Ông là Tư Lệnh của một Quân Đoàn, đồn trú tại một thành phố lân cận với Thủ Đô Sài Gòn.

Trước khi ba tôi thăng cấp Tướng, mẹ tôi đã là Giám Đốc của một Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn tại Sài Gòn. Nhưng khi ba tôi lên Chuẩn Tướng, mẹ tôi không còn đi làm cho ngân hàng nữa mà mẹ được ở nhà nhưng mẹ rất bận bịu với những buổi họp của Phong Trào Liên Đới Phụ Nữ, với bà Lệ Xuân hay mẹ phải tham dự các buổi họp của các Tướng Lãnh Phu Nhân.

Hầu như mẹ tôi cũng ít khi có mặt tại Tư Dinh. Còn ba tôi thì suốt ngày làm việc ở Quân Đoàn, nhưng khi về đến Tư Dinh, thì ông lại phải nghe những cú điện thoại của các nơi gọi về để tường trình các công việc đang diễn tiến. Ngay những buổi cơm chính thức trong Tư Dinh cũng ít khi có mặt của cả song thân tôi. Lúc thì ba tôi đi vắng, lúc có ba tôi nhưng lại vắng mặt mẹ vì mẹ đang ở nơi này hay đang họp ở một nơi khác. Riêng tôi thì suốt ngày quanh quẩn bên chị Phong Lan.

Tôi không rõ, chị Phong Lan có thân thuộc ra sao với ba tôi nhưng được mẹ tôi đưa về Tư Dinh để cùng đi học với tôi, nhưng chị học trước tôi hai năm nên chị còn dạy kèm tôi. Chị vừa giảng bài cho tôi học vừa lái chiếc xe Toyota đưa và đón tôi đi học về.
Má tôi sợ các chú lính lái xe bay bướm, lỡ gây ra tai nạn mà tôi lại là con trai duy nhất của cha mẹ tôi. Hơn thế nữa, má tôi cũng ngại báo chí dị nghị gia đình tôi dùng quân xa, bắt lính chở con đi học, mang tiếng không tốt cho Quân Đội.

Tư Dinh của ba tôi có nhiều chú lính thường xuyên có mặt ở đó. Người này thì đảm nhiệm canh gác cổng chính. Người kia thì túc trực điện thoại. Một anh bồi, một chị bếp luôn luôn có mặt trong Tư Dinh.
Hết việc, các anh chị ấy ngủ lại trong Dinh. Tôi thấy ít khi các chú về nhà nhưng thỉnh thoảng các thím, nhớ chồng, con nhớ cha, thì họ đến thăm và ở lại luôn trong Dinh.

Một dãy nhà ngang, nằm cạnh mấy cây trứng cá, có rất nhiều phòng còn bỏ trống, tha hồ mà các thím lính ở tạm, để thăm chồng.

Ba tôi cũng sắp về hưu. Quy chế khi Tướng về hưu, cũng có lính canh, lính gác, lính và một số sĩ quan cấp thấp làm tham mưu. Ba tôi khi tiếp khách, ông ít dùng các chú lính để phục vụ trà-nước mà ông chỉ nhờ chị Phong Lan.
Do đó, lúc nào chị Phong Lan cũng trang điểm rất xinh đẹp. Má tôi không bao giờ ghen hay chê trách gì đối với chị Phong Lan, vì chị Phong Lan có vai vế gì đó với ba tôi.

Chị được ba tôi giao thêm cho nhiệm vụ lấy rượu, pha rượu cho khách, nên lúc nào chị cũng ăn mặc rất sang trọng và xinh đẹp. Có nhiều lần, tôi nghe thấy một vài vị sĩ quan trẻ gọi chị bằng cô, có ý tỏ tình với chị Phong Lan. Chị nghiêm ngay nét mặt và bảo với các chú sĩ quan, chị lớn tuổi hơn vị sĩ quan đó đến 3-4 tuổi nên phải kêu chị bằng Chị. Từ đó, tôi thấy vị sĩ quan này lúc nào cũng gọi chị là Chị Phong Lan.

Thật ra, tôi biết chắc, chị Phong Lan không lớn tuổi hơn vị sĩ quan đó, nên tôi hỏi:
- Chị Phong Lan ơi, tôi biết chị mới có 20 tuổi, sao chị bắt vị sĩ quan đó gọi chị bằng chị và nói chị lớn hơn đến 3 tuổi?

Chị cười rất xinh và bảo tôi phải giữ bí mật đừng kể lại cho ai nghe:
- Chị phải nói thể, để anh chàng đó mất feelling, đừng theo đuổi chị nữa và chị còn nói thêm với tôi, chị có vai vế là cháu của ba tôi; chẳng lẽ một ông Chuẩn Úy mà dám trêu chọc cháu của Chuẩn Tướng hay sao?

Chị giải thích thêm:
- Hơn thế nữa, phong tục tập quán của người Việt Nam mình có câu:
- Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một. Chứ không bao giờ ai mà lấy vợ già hơn mình đến 3-4 tuổi.

Tôi tinh nghịch hỏi lại:
- Có người phụ nữ nào mà chịu lấy chồng nhỏ hơn mình 2-3 tuổi không?

Chị cười tươi:
- Chuyện này thì nhiều lắm đó!

Nhưng sau đó, không biết chị nghĩ gì, chị nhìn tôi, nghiêm nghị nói:
- Mà em hỏi chuyện này làm chi? Em còn nhỏ chỉ lo học thôi, đừng nghĩ vớ vẩn! Má em có nói với chị, em đậu Tú Tài Toàn Phần xong, má em sẽ cho em đi du học tại Mỹ!

Hồi đó, tôi không rõ, đi học Mỹ phải mất bao nhiêu năm.
Tôi hỏi chị và được chị trả lời, từ 4 đến 5 năm.
Tôi nhìn mắt chị và hỏi:
- Sao lâu quá vậy chị?

Chị mỉm cười. nhìn tôi thỏ thẻ nói:
- Thời gian cũng chẳng dài gì cho lắm nhưng tương lai của em thì thật tuyệt vời!

CHƯƠNG HAI

Quấn Quýt Bên Nhau

Tôi và chị Phong Lan lúc nào cũng bên nhau.
Những ngày ba tôi sắp về hưu, tư dinh của ba tôi càng ngày càng rộn rịp, người đi người đến rất tấp nập.

Theo Quy Chế cấp Tướng khi về hưu được hưởng một quy chế rất đặc biệt gọi là Quy Chế Tướng Hồi Hưu.

Theo Quy Chế Tướng Hồi Hưu, ba tôi không còn giữ một chức vụ Chỉ Huy trực tiếp một đơn vị nào của Quân Đội, nhưng Tướng Hồi Hưu vẫn được mời tham khảo về các vấn đề chiến lược lẫn các kế hoạch nhằm cải tổ quân đội hay các kế hoạch hành quân có liên quan đến kết quả hành quân trước đây trong các thành quả đó. Vì vậy, tại Tư Dinh của ba tôi vẫn còn có một số sĩ quan tham mưu để theo dõi hiện tình những hoạt động của quân đội, để ba tôi có những khái niệm khi được mời tham khảo ý kiến.
Ngoài ra, tại Tư Dinh của Tướng Hồi Hưu như ba tôi vẫn có một số quân nhân canh gác để bảo vệ an ninh. Còn mẹ tôi, càng ngày bà càng có nhiều buổi họp quan trọng hơn, nhất là những quốc sách về Thương-Bệnh-Binh, về kế hoạch tăng trưởng và cách điều hành của Bệnh Viện Bình Dân. Do đó, Phong Lan và tôi có nhiều dịp quấn quýt bên nhau.

CHƯƠNG BA

Chuyện Du Học Hoa Kỳ
Trước ngày tôi thi tốt nghiệp Văn Bằng Tú Tài 2, chị Phong Lan ra sức giúp tôi giải quyết những bài toán khó trong chương trình học của tôi.

Có một lần, gặp một bài toán khó giải, chị Phong Lan đã giúp tôi giải quyết rốt ráo bài toán đó xong. Tôi hỏi chị:
- Sao em tối dạ quá chị Phong Lan ? Chỉ đơn giản như thế mà em không đặt được phương trình để giải quyết!

Chị thản nhiên đáp:
- Thanh cũng như chị đó thôi. Ngày xưa, chị cũng không kém gì Thanh. Chị cũng lúng túng như Thanh, ai cũng như vậy thôi.

Lần đầu tiên, chị gọi tôi bằng Thanh và cư xử với tôi như một người bạn thân chứ không xem tôi như một cậu học trò nhỏ nữa.

Hồi đó, trong một buổi ăn tối trong gia đình, có mặt cả ba mẹ tôi và lúc nào cũng có chị Phong Lan. Ba tôi âu yếm nói với tôi:
- Con ráng thi đậu kỳ thi Tú Tài 2 kỳ này, có thứ hạng thật cao, để ba có cơ sở xin cho con đi du học Mỹ nghen con.

Ông nhìn tôi ân cần nói:
- Nếu con đậu hạng Ưu thì khỏi phải nói rồi, đương nhiên con sẽ nhận được học bổng để đi Mỹ.

Nhưng nếu con đậu hạng Bình, ba cũng cố vận động với Bộ Quốc Gia Giáo Dục để con được du học tự túc. Chỉ có trường hợp con bị rớt thì ba phải đành bó tay thôi.

Nhưng theo ý của ba, đã bàn luận với ông Tướng Mỹ, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn, ông có hứa với ba, là ông sẽ bảo trợ cho tôi được theo học tại Trường Sĩ Quan Lục Quân Hoa Kỳ.
Theo ý của ba, con nên theo Binh Nghiệp, để nối gót ba.

Nghe ba tôi nói đến đây, mẹ tôi lên tiếng:
- Em không thích con phải vào quân đội!

Sao anh không xin cho con học một ngành nào đó, thuộc lãnh vực dân sự, có hay hơn không? Sao anh không cho con mình học ngành Ngân Hàng như em, hoặc để cho con mình học một ngành nào đó về Khoa Học hay Y Khoa thì tuyệt vời hơn!
Ba nhìn mẹ một lúc lâu rồi quay sang tôi, ông giải thích:
- Các ngành học khác, còn tùy thuộc sĩ số sinh viên được tuyển chọn và còn lệ thuộc vào học bổng nữa, nhưng nếu vào một trường Lục Quân Hoa Kỳ chỉ cần Thanh con mình đầy đủ sức khoẻ qua kỳ khám nghiệm của Hội Đồng Quân Y và một lá thư vừa là Giới Thiệu vừa là Bảo Trợ của một Thượng Nghị Sĩ Mỹ thì Thanh sẽ đương nhiên được nhập học.

Những môn học khác, còn tùy thuộc thứ-hạng mà Thanh tốt nghiệp cao hay thấp, mình khó chen một trong vài chỗ đó lắm em ạ!

Ba nói xong, mẹ tôi nhìn chị Phong Lan hỏi:
- Phong Lan, cháu thấy thế nào?

Chị Phong Lan đặt đũa xuống một cái đĩa nhỏ và nói:
- Thưa chú thím, theo Phong Lan nghĩ, em Thanh sẽ vượt qua kỳ thi này rất dễ dàng nhưng thứ hạng Ưu thì cháu không dám mơ ước nhưng Hạng Bình hay Bình Thứ thì em Thanh có thể đạt được.

Bỗng một sĩ quan trực Tư Dinh vào trình với ba tôi, có điện thoại khẩn cấp. Ba tôi đứng dậy, đi vào Phòng Trực để nói chuyện với ai đó, nên câu chuyện tạm chấm dứt.

Hai tháng sau, tôi thi đậu Tú Tài 2 với hạng Bình theo dự đoán của chị Phong Lan.

Khi chị Phong Lan đưa tôi đi xem kết quả về đến nhà, cha mẹ tôi đã đi vắng nhưng các bác, các chú lính vẫn còn làm việc như những ngày bình thường khác. Chị Phong Lan nhờ anh sĩ quan truyền tin, báo cho ba má tôi biết kết quả thi cử của tôi, để ba má tôi mừng.

Sau đó, chị Phong Lan rủ tôi lên gác thượng, trên lầu 3, nơi ba tôi thường ngồi ngoài trời để nhăm nhi ly rượu với bạn bè.

Chị Phong Lan bảo với tôi:
- Mình lên gác thượng, chị đãi Thanh cà phê tối nghen!

Những ngày học thi, tôi và chị thường thức khuya uống cà phê để học bài. Có những đêm chúng tôi phải cùng nhau thức đến 2 giờ khuya và thức dậy lúc 6 giờ sáng, để được chị Phong Lan đưa tôi đến trường lúc 7 giờ, sau khi cả hai chúng tôi dùng điểm tâm xong.

Sau khi pha xong hai ly cà phê sữa, chị bảo tôi:
- Đêm nay mình chỉ uống cà phê sữa không có đá, cho đậm đà nghen Thanh,

Nghe chị nói thế, tôi cũng chỉ biết 'dạ' theo thường lệ.

Trên sân thượng này, cũng có vài cái bàn. Bàn có cái 2 ghế, Có bàn kê đủ 6 ghế nhưng chị Phong Lan chọn cho chúng tôi cái bàn chỉ có 2 ghế mà đêm đêm ba mẹ tôi thường ngồi ở đó để hàn huyên tâm sự.

Chị kéo 2 chiếc ghế ngồi ngang hàng với nhau, hướng mặt nhìn lên một ngọn đồi, ngàn sao thắp sáng bầu trời.

Chị buồn buồn nói với tôi:
- Mình hết dạy được gì cho Thanh nữa rồi!

Tôi ngơ ngác:
- Sao thế?

Chị đáp:
- Mình cũng chưa một ngày nào được học ở Đại Học, thì mình biết gì để dạy lại Thanh đây?

Tôi không biết nói sao với chị, nên chỉ nói vu vơ:
- Chị còn dạy được em nhiều điều lắm! Em không thấy chị đi học ở một Đại Học nào, nhưng em thấy chị cặm cụi cả ngày trong phòng của chị, với một khóa học nào đó, theo chương trình hàm thụ mà!

Chị lặng thinh một hồi lâu rồi thong thả nói:
- Em nói đúng đó! Chị đang theo học Anh Văn tại Đại Học Văn Khoa, để mong sao sau này, có thể giúp Thanh chuẩn bị du học tại Hoa Kỳ.

Nghe nói đến chuyện du học Mỹ, tôi hơi thắc mắc nên hỏi chị:
- Sao lại phải du học Mỹ, mà Thanh không được học tại Sài Gòn hả chị?

Chị Phong Lan ôn tồn giải thích:
- Ý kiến đồng nhất của ba má Thanh, đều muốn Thanh phải du học Mỹ, nhưng mẹ Thanh thì muốn Thanh học một môn học nào đó thuộc về ngành dân sự. Còn ba Thanh thì lại muốn Thanh theo học tại một Trường Lục Quân Hoa Kỳ, vì ông muốn Thanh sẽ nối gót ông theo ngành binh nghiệp.

Trước ngày thi Tú Tài 2, tôi chỉ chú trọng vào chuyện học, nên không quan tâm đến các vấn đề du học. Nên bây giờ tôi mới hỏi thêm chị một vài chi tiết về chuyện du học Mỹ, chị giải thích rõ ràng hơn.

Chị giải thích:

Học viện Quân sự West Point Hoa Kỳ mà Thanh sẽ theo học, ngoài những môn về quân sự, các sinh viên có thể chọn học nhiều khoa khác nhau, nhưng khoa Tiếng Anh và Triết học dễ dàng và thích hợp cho Thanh theo học hơn. Điều kiện là các sinh viên có thể chất sức khỏe tốt, theo tiêu chuẩn của Học Viện Quân Sự. Thí sinh phải ở trong độ tuổi từ 17 đến 23, chưa lập gia đình, có phẩm cách tốt.

Mỗi năm có khoảng 20 thí sinh là người nước ngoài được nhận vào học tại Học Viện này. Các nước có thí sinh gửi đến học tại Học Viện phải trả chi phí cho các học viên của họ.

Riêng Việt Nam là một đồng minh thân cận với Hoa Kỳ, nên mỗi khóa học, Việt Nam được ưu tiên gởi 2 sinh viên vào Học Viện Quân Sự WEST POINT. Mỗi khóa học là 4 năm.

Nghe chị nói thời gian học tập kéo đài 4 năm. Tôi hỏi chị:
- Sao lâu quá chị? Em nhớ lắm đó!

Chị hỏi lại tôi:
- Đại học nào cũng phải kéo dài 4-5 năm. Thời gian cũng sẽ trôi qua nhanh thôi. Rồi Thanh cũng phải ra trường, về nước thôi!

Tôi lập lại:
- Nhưng thời gian quá lâu, làm em nhớ lắm đó!

Phong Lan thẫn thờ, hỏi tôi:
- Thanh nhớ gì? Nhớ ai?

Hồi đó, tôi vừa tròn 18, còn chị Phong Lan 20 tuổi, nhưng tôi không hề cảm nhận được chị Phong Lan lớn hơn tôi tới 2 tuổi. Nhìn Phong Lan, lần đầu tiên tôi thấy Phong Lan rất trẻ, đẹp.

Đêm nay trăng sáng, trời trong, ánh trăng loang loáng trên những hàng cây chung quanh Tư Dinh. Bên cạnh hòn thủy tạ, nước chảy róc rách, những nhành liễu xanh rũ dật dờ, có tiếng vẫy đuôi của đàn cá như tiếng ai thì thầm bên nhau, trong vô vọng đợi chờ...

Ngồi nghe Phong Lan nói chuyện, mà tưởng chừng như lần chiếc xe Toyota bị hư còn nằm trong tiệm sửa xe, chúng tôi thả bộ lang thang dưới hàng me, có lá me bay quyện gót chúng tôi trên đường về trong những lần tan trường, dọc theo hàng cây phủ đầy bóng mát ...

Tôi đến gần một cành mai núi, hoa đang nở rộ, nhìn ra bên ngoài. Xa xa rãi rác mấy dãy nhà lụp xụp, nằm bơ vơ chen chúc giữa những cao ốc cao nghều nghệu.

Tôi kéo cao cổ áo vì một luồng khí lạnh tràn vào, phảng phất mùi hoa hồng. Tôi nghe thấy lành lạnh.

Tôi hỏi chị Phong Lan:
- Phong Lan đang nghĩ gì vậy?

Chị luýnh quýnh vội lấy cái muỗng khuấy vào ly cà phê.

Chị nhìn vào mắt tôi hun hút, rồi hỏi:
- Thanh chưa trả lời câu hỏi của chị, là Thanh nhớ gì? Nhớ ai?

Tôi thẫn thờ bước đến một nhánh Thanh Long đang leo trên một tàng cây khô, hoa đang nở rộ, tỏa mùi thơm dìu dịu. Trên trời cao, trăng sáng huyền dịu. Trời mây bỗng dưng hạ xuống thấp để nghe tiếng lòng tôi rạo rực...

Tôi về lại bàn, nhâm nhi tách cà phê đậm đặc. Chúng tôi đang ngồi bên nhau, nhưng chẳng ai nói với ai điều gì. Tôi châm lửa vào điếu thuốc, nhả khói bay lơ lững. Tôi đưa mắt nhìn Phong Lan, và đêm hôm đó, lần đầu tiên, dưới ánh trăng mờ ảo, tôi thấy Phong Lan đẹp tuyệt vời. Tóc Phong Lan buông xõa bờ vai gầy, ánh mắt đen lay láy. Phong Lan đẹp dịu dàng, tự nhiên không son phấn, rạng rỡ, tươi mát ... và đêm hôm đó tôi… thẫn thờ.

Anh trăng mơ màng chiếu ẩn hiện trên suối tóc Phong Lan làm tăng thêm vẻ đẹp gọi mời.Tôi như ngây dại trước dáng người vừa mộng mị, vừa hiền dịu cua Phong Lan.

Trăng lên thật cao! Trời mát dìu dịu. Ánh trăng sáng vằng vặc soi rõ những khóm trúc đang lên hoa. Bầu trời ngàn sao thắp sáng, xuyên qua kẽ lá, cành cây. Ánh trăng chiếu rọi qua mái tóc Phong Lan, dường như cũng muốn hòa nhịp với niềm vui rộn rã của tôi. Tôi đắm đuối nhìn nàng. Phong Lan biết tôi đang nhìn nàng hun hút, nên Phong Lan thở dài, quay mặt đi chỗ khác.

Tôi định trả lời một câu vớ vẩn gì đó, mà Phong Lan đã hỏi tôi: Nhớ gí? Nhớ ai?

Tôi đự định sẽ dùng hết can đãm để nói: Nhớ Phong Lan, chứ còn nhớ ai nữa! Nhưng tôi chưa dám, nên đành giả vờ chuyển qua một câu chuyện khác.

Tôi hỏi Phong Lan:
- Tôi với chị bà con ra sao? Phong Lan nói rõ cho tôi biết đi!

Nàng như đăm chiêu, nhớ về một dĩ vãng thật xa xưa, buồn buồn Phong Lan kể lại...

Cách đây 17 năm, lúc này Phong Lan mới hai tuổi và hồi đó Thanh chưa ra chào đời.

Ba Phong Lan và Ba của Thanh là đôi bạn thân thiết với nhau. Cả hai người bạn đều mang cấp bậc Thiếu Úy, cùng phục vụ với nhau trong một đơn vị.

Rồi một ngày thật rủi ro, ba mẹ Phong Lan đã cùng nhau theo một chiếc xe GMC từ hậu cứ Suối Dầu - Diên Khánh - Khánh Hòa về Nha Trang, để sau đó ba mẹ Phong Lan sẽ theo phi cơ Quân Sự về Sài Gòn dự lễ mãn tang của ba mẹ Phong Lan. Trước khi rời khỏi Suối Dầu, ba mẹ Phong Lan đã gởi Phong Lan lại cho ba mẹ Thanh giữ Phong Lan giùm. Nhưng trên chuyến đi về Sài Gòn đó, phi cơ quân sự gặp tai nạn trên đường bay và từ những ngày tiếp theo sau đó, Phong Lan được ba mẹ Thanh nuôi nấng, cho ăn học và lớn lên như ngày nay.

Phong Lan cũng đã giải thích thêm:
- Ba Lan lớn hơn ba Thanh 2 tuổi, và xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt trước một khóa, nên được ba Thanh gọi là Niên Trưởng; chứ thật ra giữa hai chúng ta không có một hệ lụy thống thuộc gia đình.

Tôi hơi thắc mắc nên hỏi Phong Lan:
- Có lần, tôi đã nghe Phong Lan nói với một vị sĩ quan trẻ, chị là cháu của ba tôi.

Phong Lan cười tươi và giải thích thêm:
- Thật ra, Phong Lan phải nói thế, để các 'ông ấy' ngại và cũng không còn cơ hội nào để đeo theo Phong Lan nữa.
- Tôi tò mò:
-Nhưng nếu mấy vị ấy hỏi lại ba tôi và biết Phong Lan nói ... không đúng sự thật thì sao?
- Thanh không biết rằng: 'Chưa có một ông Chuẩn Úy nào, mà dám hỏi chuyện riêng tư của mình, với một vị Tướng nghiêm nghị như ba của Thanh! Do đó, thắc mắc của các ông ấy vẫn bao trùm bí mật!

Tôi tò mò thêm:
- Theo giấy tờ trong khai sinh, thì Phong Lan chỉ lớn hơn Thanh 2 tuổi nhưng tại sao lúc nào Phong Lan cũng muốn lớn hơn Thanh tới những ba tuổi?

Phong Lan giải thích:
- Đúng như vậy! Thanh nói rất đúng, nhưng lúc Thanh sinh ta đời thì Phong Lan đã 2 tuổi rồi, tính theo tuổi của âm lịch của mình, nhưng nếu theo Dương Lịch thì Phong Lan chỉ lớn hơn Thanh 2 tuổi thôi!

Tôi đưa Phong Lan vào cửa bí, nên giả vờ hỏi Phong Lan:
- Tại sao trong hôn nhân, ông bà mình thường nói:
-"Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một? Là sao vậy?

Nàng suy nghĩ một chập lâu sau, rồi giải thích:
- Thường thường, ngày xưa cha mẹ thường kiếm vợ cho con trai mình. Thông thường cô dâu phải nhỏ hơn chàng rễ một hai tuổi cho xứng đôi vừa lứa, nhưng trên thực tế ngày nay, có nhiều bà vợ lớn tuổi hơn chồng. Nhưng trên thực tế, khi người vợ lớn hơn 2 tuổi thì gia đình đó hạnh phúc lâu dài, bền chặt hơn, vì người vợ chín chắn hơn, biết lo gia đình hơn, nên giữ hạnh phúc cho gia đình nhiều hơn.

Tôi vồn vập, hỏi Phong Lan:
- Bây giờ Thanh 18, khi được vào Viện Quân Sự thì Thanh 19, và sau khi học 4-5 năm. thì Thanh phải 23 - 24 tuổi và như vậy Phong Lan đã 26-27 tuổi rồi, liệu khi đó Phong Lan có còn độc thân không?
- Thật ra, Phong Lan đã qua nhiều nỗi đau, nên thời gian sẽ giải thích cho nhau nhiều hơn.

Tôi hỏi thêm:
- Nếu Thanh đi học một thời gian khá lâu như vậy, Phong Lan có nhớ... Thanh không?

CHƯƠNG BỐN

ĐI DẠO DƯỚI TRĂNG

- Tụi mình đi đến ngọn đồi xa xa, phía bên kia, ngắm trăng được không, Phong Lan?

Lời đề nghị hững hờ của tôi khiến Phong Lan thẹn thùng, đỏ bừng đôi má. Nàng ngập ngừng một lúc lâu sau, rồi đáp:
- Được chứ!

Phong Lan nhìn tôi dò xét, nói khe khẽ:
- Nhưng chúng mình đừng đi quá xa nhé!

Tôi làm bộ không hiểu ý nàng muốn nói gì, nên đáp ngay:
- Chúng mình chỉ đi quanh quẩn duới chân đồi thôi!

Trong khi đó, tôi đang tìm hiểu: “đừng đi quá xa" có ý nghĩa gì?

Phong Lan lại giải thích thêm:
- Đừng đi quá xa trong chuyện tình cảm nghen!

Tôi giả vờ vụng về đáp:
- Thanh sẽ đi thật gần đó!

Phong Lan đã bước ra cửa trước của tư dinh, chúng tôi đi qua một con đường trải rộng, giữa hai hàng cây phượng rợp lá cành, và thả bộ ven theo một con đường nhỏ, chạy dọc dài dưới một chân đồi thoai thoải dốc...

Không gian lặng lờ, lắng xuống. Chúng tôi ngồi bệt xuống rừng thông dày đặc lá mục, cành khô, chen lẫn vài loài trinh nữ xanh rờn, đang e thẹn khép kín lá cành vì bước chân hai đứa chúng tôi đang giẫm đạp. Bên nhau, chúng tôi vừa đi vừa chuyện trò thân mật, ôn lại dĩ vãng nhiều năm về trước.

Phong Lan buồn buồn kể chuyện về cha mẹ nàng nhiều hơn. Tôi được biết nàng sống bơ vơ trong tư dinh này.

Mùa hè tươi thắm với những nụ hoa dại chen lối đi. Con đường có lúc bị cắt ngang bởi một con suối nhỏ, nước trong vắt, đôi ba con cá đang cố lội ngược dòng.

Chúng tôi rủ nhau qua bên kia ngọn đồi thoai thoải hóng mát. Ở đó có trời cao, ánh trăng mờ ảo như chiếc lồng đèn chiếu sáng dìu dịu và gió mát lồng lộng.

Dưới ánh trăng huyền dịu, tôi ngây ngất ngắm nụ cười thật tươi tắn của nàng.

Đến một sườn đồi dốc lại không có chỗ bấu víu, bỗng nhiên tôi đặt tay vào vai Phong Lan, dìu nàng bước qua một khe suối. Phong Lan khom người xuống, nhặt một viên đá cuội, ném xuống suối, làm bóng của một thân cây cổ thụ, đang phản chiếu dưới dòng suối, tan ra thành những mảnh vụn mong manh.

Chúng tôi dừng lại, ngồi nhìn trăng rằm tỏa sáng lung linh trên lưng đồi. Trăng càng lúc càng tỏ hơn. Bầu trời mỗi lúc mỗi xanh hơn, thơ mộng hơn.

Khi trăng chiếu thẳng vào tóc Phong Lan, lóng lánh tựa hồ như những sợi tóc tơ mong manh, trải dài trên vai nàng, bất giác tôi nói với Phong Lan:
- Tuyệt vời! Lần đầu tiên trong cuộc đời, tôi mới thấy ánh trăng đang ngủ yên trên suối tóc Phong Lan, đẹp ra làm sao!

Nàng yên lặng chẳng nói một lời nào. Tôi đắm đuối nhìn nàng. Nàng bẽn lẽn vội quay mặt đi chỗ khác, vừa nhìn trăng, vừa bước xuống đồi.

Tôi nghe Phong Lan nói:
- Tôi thích cảnh này nhất!

Chừng một chập lâu sau, tôi tìm câu đáp:
- Tôi yêu ... thời gian này nhất!

Tôi nhìn về phía Phong Lan:
- Có đúng vậy không?

Không để nàng trả lời, tôi vội hỏi:
- Phong Lan yêu gì nhất?

Tôi biết nàng đang lắng nghe, nhưng không ngẩng đầu lên.

Chợt thấy điều gì, Phong Lan nói to:
- Nhìn kìa! Tuyệt vời. Trăng đang lên cao!

Tôi nhìn về hướng Phong Lan chỉ, vầng trăng đang từ từ lên cao, nhưng vẫn còn treo lơ lững phía sau rừng thông, soi sáng lưng đồi.

Dưới ánh trăng vằng vặc, một cặp thỏ đang chờn vờn, đùa giỡn với nhau, trên một bờ đất trống, tôi gọi Phong Lan:
- Lại đây, mau lên, ghé mắt nhìn kìa! Một cặp thỏ đang tung tăng dưới thung lũng kìa!

Phong Lan xuýt xoa:
- Dể thương quá!

Tôi giả vờ như không nghe rõ nàng đã nói gì, tôi hỏi lại:
- Phong Lan vừa mới nói, Phong Lan thương ai vậy?
- Phong Lan đâu có nói, thương ai đâu! Phong Lan chỉ nói, hai con thỏ dễ thương quá!

Tôi thì thầm:
- Còn thương ai nữa?

Nàng đáp nhanh:
- Tôi thương những gì tôi đang có!

Tôi hỏi lơ lửng:
- Còn người đang cùng đi với Phong Lan thì sao? Phong Lan có thương người ấy không?
- Để xem lại đã!

Tôi hỏi thăm dò:
- Phong Lan có yêu ... ai ... chưa?

Nàng đáp: - Có, tôi yêu chú thím.

Tôi đứng sau lưng Phong Lan, nhìn gáy nàng, tim hồi hộp, đập mạnh. Tôi thúc giục:
- Nói đi Phong Lan, nói đi ... yêu ai nữa?

Nàng lặng thinh, tôi bước đến gần nàng hơn:
- Nói đi, nói thật lòng mình đi ...

Phong Lan vẫn lặng im, nhưng tôi biết rõ, nàng đã hiểu tôi muốn nói gì.

Không bao lâu, nàng nhìn thẳng vào mặt tôi, mỉm cười rồi nhìn lên bầu trời:
- Tôi yêu những vì sao lạc ...

Môi nàng mấp máy, - Tôi yêu dòng sông cô đơn ...

Giọng thanh thản, rõ ràng, thật to ... từng tiếng một:
- Và tôi yêu ... trái tim ... muộn phiền của ai đó nữa.

Trời đất quay cuồng! Sao đêm cũng tan biến nhanh, sau âm thanh dồn dập đó!

Tôi đứng ngất ngây đến mấy phút sau:
- Thật vậy sao Phong Lan? Lần đầu tiên tôi nghe được lời nói mong chờ ấy!

Tôi không bỏ qua dịp may hiếm có, nên vừa nói vừa choàng vai nàng. Mặt Phong Lan tái xanh, e thẹn, định bước đi. Tôi không dám làm nàng hãi sợ, nên buông nàng ra.

Dưới ánh trăng mờ ảo, tôi thấy ngực nàng no tròn, phập phồng theo hơi thở nhịp nhàng lên xuống. Máu thịt, xương tủy tôi dâng trào như ngọn sóng triều dâng trỗi dậy.

Tôi muốn ghì Phong Lan vào lòng thật mạnh. Tôi nhìn nàng, gương mặt Phong Lan vừa đẹp, vừa cương nghị. Tôi vừa yêu vừa thèm khát. Tôi nghe tiếng Phong Lan rời rạc, hổn hển.
- Đừng Thanh!"

Tôi ngậm môi thật chặt, kiềm hãm cuồng si đang thác loạn. Tự chủ được mình, tôi cất tiếng vang vọng, bên một bờ đá cheo leo.
- Phong Lan, tôi yêu em.

Nàng mỉm cười, không đáp, vội vã quay gót trở về tư dinh.

Tôi muốn bước nhanh theo, ôm nàng vào lòng, nhưng Phong Lan đã khuất sâu vào chồm cây thâm u, nặng trĩu lá cành. Tôi lẽo đẽo theo sau. Dọc đường lòng mãi ngẩn ngơ, song tôi cũng cố ngắt vài cánh hoa dại về tặng nàng, lòng dạt dào tình yêu.

Về đến tư dinh , thấy Phong Lan đang ngồi tư lự một mình, tôi không biết nên nói gì với nàng . Để cho bầu không khí bớt nặng nề, tôi nhìn nàng, nói khẽ:
- Hoa tặng Phong Lan đây.

Nàng đưa tay nhận lấy đóa hoa. Trong khi đó tôi vẫn chưa chịu buông đóa hoa ra.

Mỗi đứa nắm một bên. Chúng tôi nhìn nhau sượng sùng không ai biết nói với ai những gì. Tôi nâng nhẹ tay nàng. Phong Lan để yên bàn tay nàng trong tay tôi. Chợt có tiếng chân đi của anh lính, ngoài vọng gác.

Nàng bẽn lẽn, e thẹn rút tay về. Tôi ngây ngất nhìn đôi môi bóng mọng của nàng. Khe khë tôi nói:- Thanh hái hoa tặng gia sư của Thanh đó!

Nàng đỏ hồng đôi má, thẹn thùng cúi đầu xuống bẽn lẽn trong giây lát, nũng nịu đáp:
- Đừng nghĩ Phong Lan là gia sư như thế, Phong Lan không thích đâu!

Nàng nhìn hoa:
- Đẹp! Tuyệt vời! Lần đầu tôi được tặng hoa. Cám ơn Thanh nhiều!

Nàng ngắm hoa, úp mặt sát vào những cánh hoa màu vàng làm cho khuôn mặt nàng rạng rỡ hơn.

Tôi run run muốn nắm lấy bàn tay nàng và định đặt lên mái tóc nàng một nụ hôn đầu đời, rồi ôm nàng vào lòng, hôn ngấu nghiến lên người nàng những nụ hôn nồng cháy, đê mê, dị thường, pha lẫn nước mắt hân hoan nhưng tôi chưa dám.

Tôi thở dài, mặt buồn rũ rượi.

Phong Lan thoăn thoắt bước vào bên trong, nói vói lại:
- Phong Lan pha cà phê cho Thanh nghen.

Thở dài, mặt buồn thiu không nói nên lời, tôi lặng im vài giây, tự nhiên tôi xưng anh và gọi Phong Lan bằng em:
- Ừ... ! Cho anh cà phê đen, pha thật đậm em nhé!

Nàng hơi ngạc nhiên khi nghe tôi dùng chữ 'anh' trong câu nói ấy, như thể chúng tôi đã yêu nhau từ bao giờ.
- Em biết.

Phong Lan cười tươi, vừa bước ra bếp vừa ngoảnh đầu lại:
- Chờ Phong Lan một tí.

Mấy cành củi chưa khô, không bén lửa kịp, khói tỏa mù mịt. Củi bắt đầu bén, lửa cháy nghe bì bộp, tỏa sáng một góc phòng, soi rõ nét mặt nàng đỏ bừng, tươi mát ..
Ấm nước bắt đầu reo, nàng bỏ trà vào bình, Phong Lan đang đứng, lặng thinh pha trà.

Hơi nóng của củi lửa chờn vờn trên da thịt nàng, hòa với tiếng tim tôi đang đập mạnh. Ánh trăng chênh chếch ngoài vườn chiếu vào mắt nàng long lanh, êm ả.

Nhấp một ngụm trà thơm tôi nhỏ giọng hỏi nàng:
- Em có người yêu chưa?
- Biết để làm chi? Chắc gì khi đi du học về, anh nhớ lại em, đứa con gái góc phố này!

Nàng mỉm cười, vẫn nụ cười tươi, nửa miệng, như hằng ngày, không thay đổi gì lắm.

Tôi hỏi nàng:

‘‘Phong Lan có yêu ai chưa?’’

Nàng đáp: ‘‘Trước đây, em đã không muốn có một lần hẹn hò để người đi xa nhớ đến em.

Tôi hỏi: ‘‘Phong Lan có thử hẹn hò với ai một lần nào chưa?
- Chưa có. Nhưng trong lần chia tay này, em sẽ cố không ngước lên để thấy ai đó đang nhìn thẳng vào mắt mình ... và hiện tại đời sống của em là tại nơi đây, tư dinh buồn tênh.

Tôi nhìn Phong Lan để biết chắc nàng nói thật. Tình cảm của hai đứa như lửa củi khô bắt cháy thật nhanh sau những ngày dồn nén, dò dẫm, chờ đợi nhau...

Tôi giải thích với nàng:- Bây giờ chúng mình hãy nhìn về một tương lai có định hướng.
Khi những hoa hồng nở rộ trong khu vườn, tỏa mùi thơm bát ngát với những hoa cúc vàng, tỏa sáng trước sân, tôi biết tôi không thể nào sống mà không có nàng.

Tôi chưa yêu ai như tôi đã yêu Phong Lan. Tôi biết cũng không có ai yêu tôi như nàng.

Phong Lan đứng trước mặt, tôi vẫn thấy nàng thật trẻ, dù nàng lớn hơn tôi hai tuổi.

Mười mấy năm trời, sống chung với nhau trong một gia đình, cho mãi đến khi tôi sắp sửa xa nàng, năm mười chín tuổi, tôi mới rụt rè trao cho Phong Lan, nụ hôn đầu đời.

Có những đêm như đêm nay, tôi muốn siết chặt bờ vai của nàng trong vòng tay tôi, nhưng Phong Lan đã ngăn tôi lại:
-Thanh! Đừng làm em sợ!

Nàng vồn vã hỏi tôi:
- Còn Thanh? Đã yêu ai chưa?
- Có, mà Thanh không biết người ấy có yêu Thanh không?

Nàng nhìn tôi dò xét:
- Ai vậy? Giới thiệu đi.

Tôi vẫn ngượng ngập trong cách xưng hô với nàng.

Ngoài khung cửa sổ, ngàn sao đang thắp sáng bầu trời. Nhìn Phong Lan thẫn thờ, tôi châm củi vào bếp, thu hết nghị lực, ấp úng:
- Muốn biết thật sao?

Làm sao tôi đủ can đãm nói thật với Phong Lan. Đã có những ngày trước đây, tôi yêu em trong thầm lặng, dại khờ...

Tôi im lặng một lúc, kéo ghế xích lại cho gần nàng hơn, tôi nhìn mông lung vào mắt Phong Lan, nơi đây dường như cất giữ bao nhiêu nỗi sầu, ước mơ và hy vọng cûa cuộc đời.

Cầm tay nàng, tim nghe hồi hộp. Nhấp một ngụm trà thơm, tôi khe khẽ nói:
- Là em đó. Phong Lan có yêu Thanh không?

Đêm nay, tôi thấy đôi mắt Phong Lan đang bối rối không dám nhìn thẳng vào mắt tôi. Bỗng dưng tôi muốn chồm người qua ôm Phong Lan, nhưng tôi không dám.

Đột nhiên Phong Lan gục đầu vào vai tôi. Tôi mở vòng tay ra ôm ghì chặt nàng vào lòng mình, tôi đã đợi chờ giây phút này từ lâu.

Phong Lan buồn buồn nói với tôi:
- Thanh còn nợ Phong Lan ... đó!

Tôi không rõ mình đã nợ gì với nàng, nên tôi hỏi nàng:
- Để anh trả nợ cho em nghen! Có phải anh còn nợ em, nụ hôn bên bờ suối mộng, khi hai đứa mình đang dìu nhau qua bên kia bờ suối cạn không?

Tôi ghì nàng vào lòng, hôn Phong Lan ngấu nghiến:
- Đó! Anh hết nợ em rồi nghen! Nhưng anh còn nợ em nhiều thứ lắm đó!

Nàng thầm lặng như nuốt hết nụ hôn đầu đời mà tôi vừa trao cho nàng.

Nàng nũng nịu, nói:
- Nợ kia chưa trả! Đã tạo thêm nợ này!

Tôi hỏi:
- Còn nợ kia là nợ gì?
- Đi du học lâu như vậy? Có nhớ em không?

Tôi đùa:
- Nhớ thì không nhớ! Nhưng yêu và thương thật nhiều!
- Nhớ nghen! Ngoéo tay đi!

Nàng đưa ngón tay trỏ, nhỏ xíu như búp măng, ngoéo ngón tay tôi.

Tôi đưa ngón tay nàng vào môi, cắn chặt.

Tôi nói:
- Ai mà thả tay ra khỏi môi tôi...thì tôi sẽ không nhớ, không thương, không yêu người ấy cho coi!

Nàng nhìn tôi âu yếm:
- Cái ông này khôn quá! Cắn tay người ta thật đau, không cho người ta rút tay về... mà còn dọa nữa nè...!

Tôi nhả tay nàng ra. Phong Lan giận dỗi:
- Sao không cắn tay người ta nữa đi, mà thả ra. Mắc thường anh đó!

Nàng lại đưa tay cho tôi cắn ngón tay nàng.
Tôi liếm ngón tay nàng trong đam mê. Òa vỡ!

Tôi đặt ly trà trên mặt bàn, ngồi xuống cạnh nàng. Tay phải tôi đỡ nhẹ lưng nàng, tay kia nâng ly cà phê đưa vào môi, mời mọc nàng.

Bất giác Phong Lan thở dài.

Tôi hỏi:
- Em sao vậy?

Nàng không trả lời, tay nàng đỡ tay tôi đang bưng ly cà phê, đưa sát vào môi, liếm từng giọt nhỏ trên vành ly.

Nàng bẽn lẽn thẹn thùng không rút tay về, nhìn tôi không nói, nhưng đôi mắt nàng chứa cả hàng trăm ngàn lời trong ánh mắt diễm kiều đó. Nàng vội quay mặt ra cửa sổ, nhìn trăng đang khuất dần sau lưng đồi. Phong Lan giả vờ như không nghe tôi nói gì, nhưng tôi biết rõ chúng tôi đã bén hơi nhau và tình đang ngây ngất, rạo rực từng phút từng giây.

Phong Lan thật tươi. Nàng cười bằng môi. Nàng cười bằng miệng. Nàng cười bằng mắt. Phong Lan đang yêu và được tôi yêu.

Tôi biết mình yêu Phong Lan từ đêm trăng ấy. Đôi mắt to ngơ ngác, suối tóc, bờ vai thon và gầy của nàng đã cuốn mất hồn tôi.
Đêm hôm đó, nàng mặc áo trắng ngắn tay, hở một hột nút gần kề cổ áo, xẻ hông cao đến gần cuối lưng để lộ một vùng da thịt tươi mát, mượt mà.

Chiếc áo như bó sát người, vun cao với bộ ngực no tròn, quyến rủ. Tôi đam mê, khao khát nhìn nàng, dâng trào rạo rực.

Đêm đó tôi đã khom người xuống, muốn trút tất cả nỗi cuồng si, đam mê, thác loạn đang cuồn cuộn trỗi dậy trong thân thể tôi, để được ôm nàng vào lòng, hôn ngấu nghiến lên môi miệng nàng, nhưng lý trí đã kiềm hãm khát vọng, để rồi tôi chỉ im lặng, đứng nhìn hàng cây trong vườn. Lúc đó tôi mới chợt nhận ra, nỗi buồn, niềm nhớ thương sẽ làm tôi quặn thắt tâm tư, nếu không có Phong Lan bên cạnh trong những ngày tôi đi du học!

Tôi thầm hỏi chung quanh nàng biết bao nhiêu vị sĩ quan trẻ săn đón, sao nàng vẫn đoan trinh đợi chờ tôi.

Tôi biết nàng cũng đang nhìn tôi, cũng dáng người như ngày nào, cũng nụ cười buồn, cũng khuôn mặt xương, được che phủ bởi mái tóc hớt ca-rê với ánh mắt xa xăm, đang nhìn nàng như muốn nói điều gì. Rồi không biết nghĩ sao, nàng quay sang tôi, giọng nhỏ nhẹ:
- Nhớ viết thư về cho em nhé!

Phong Lan ngồi nhìn tôi liếm từng giọt đắng trên vành ly với ánh mắt dịu dàng.

Thoáng chốc tôi muốn nâng tay nàng lên đưa vào môi định hôn nhưng tôi lại thôi. Tôi siết nhẹ bàn tay nàng để nghe lòng mình ấm áp.

Đêm đó, tôi lặng thinh bước theo chân nàng. Không gian như chìm sâu cuốn hút âm vang ngọt ngào của Phong Lan mời gọi. Tôi ngồi ở cái bàn cạnh cửa sổ với ly cà phê pha sẵn, thật đậm, đang bốc hơi thơm phưng phức, với lối pha chế đặc biệt của nàng, tôi liên tưởng đến những điếu Pall Mall, màu vàng nâu, khói thuốc xám đặc, quyện lại trước mắt tôi nhũng vòng tròn bay lơ lửng ... tiếng hát nho nhỏ của Phong Lan, đưa hồn tôi về với những tháng ngày thật thênh thang, rồi niềm vui thắp sáng, bất chợt đủ ấm áp để tôi có thể nhận ra rằng, trong cuộc đời này, tôi có được người yêu như Phong Lan thì tôi không còn mơ điều gì nữa cả. Tự nhiên thấy hồn mình vui chi lạ.

CHƯƠNG NĂM

Suối Tiên

Tôi nhận được thông báo của Học Viện Quân Sự WEST POINT, ngày tôi phải trình diện Học Viện chỉ còn không đầy ba tháng nữa.

Theo thông lệ của Học Viện, các Sinh Viên Sĩ Quan được tuyển chọn, thường nhận thông báo trước ba tháng, để có thời gian chuẩn bị nhập học. Riêng tôi, chỉ còn có ba tháng nữa được sống gần Phong Lan.

Chuyện tình của tôi và Phong Lan, Ba Mẹ tôi đều không hay biết. Ba Mẹ tôi lúc nào cũng nghĩ, chúng tôi xem nhau như chị em trong gia đình. Những chuyến đi chơi xa, nhất là thời gian tôi thăm viếng, chia tay bà con để đi du học, bao giờ Phong Lan cũng đi theo tôi, nhất là trong những lúc chúng tôi dùng xe Toyota để đến những nơi này!

Hôm đó, tôi và Phong Lan dùng xe Toyota đi Suối Tiên, để thăm cậu mợ tôi, đang có trại nuôi gà ở vùng này. Từ Nha Trang đến Suối Tiên cũng chẳng xa gì cho lắm. Đây là chốn xưa, Suối Tiên, nơi tôi đã mong đợi có ngày về thăm. Những lần trước, tôi đã đến đây một mình. Lần này, lại có Phong Lan đi cùng.

Cậu mợ Tư của tôi, đã được mẹ tôi báo trước, nên khi vừa đến nơi, chúng tôi được cậu mợ Tư, thết đãi các bữa ăn rất thịnh soạn. Nhưng chúng tôi vẫn thích nhất là khu vườn trái cây, nằm dọc theo một dòng suối nước chảy lờ đờ bên những tàng cây mở rộng như những cánh dù đang rơi lơ lửng trên bầu trời..
Khu vườn với cây trái mát rười rượi mà môi tôi đang nóng hừng hực, thèm thuồng.

Tôi bước thật lặng lẽ trên con đường đá sỏi, với rung động e dè, để nghe tay mình chạm vào mấy ngón tay Phong Lan cũng đang mong đợi với bao tháng năm ngập ngừng. Bao giờ cũng vậy, nàng e thẹn đợi chờ.

Đứng dưới gốc cây khế, tôi hồi hộp, nàng e thẹn mỉm cười, trong khi đó tim tôi đập mạnh khác thường.

Nhưng lần nào cũng vậy, tôi ngẩn ngơ hỏi:
- Có trái khế nào chín không em?

Nàng bao giờ cũng ôn tồn, thỏ thẻ:
- Có! Chờ em một tí!

Tôi tha thiết:
- Chờ em cả một đời, anh cũng còn chờ được mà! Huống hồ, anh chỉ chờ em một tí thôi!

Nàng nhìn tôi:
- Thật vậy không? Hay qua đó, gặp các cô gái Mỹ, lại chóng quên gái quê này thôi!

Riêng tôi thì mãi ngắm mái tóc dài, thả mượt xuống bờ vai nàng. Phong Lan trao cho tôi, một trái khế.

Tôi không nhận trái khế ngay, mà cầm ngay ngón út, nhỏ xíu, dài như ‘cọng tóc tiên,’ trắng nuột như hoa bưởi. Phong Lan ngập ngừng rút tay về nhưng tôi giữ lại ngón tay nàng trong lòng bàn tay tôi thật lâu.

Đến trước cổng, có cây khế ngọt. Tôi bảo nàng:
- Phong Lan, hái cho anh một trái khế ngọt nghen?

Nàng khẽ gật đầu. Chúng tôi đứng dưới gốc cây khế, đôi khi tay tôi chạm vào tay nàng. Tôi định nắm bàn tay nàng trong tay tôi, nhưng tôi chưa kịp, thì tay nàng đã vói lên cao để hái khế. Chiếc áo rộng ngắn tay, vai áo hơi tuột xuống bờ vai, tôi thấy làn da mềm, trắng dưới cánh tay nàng. Phong Lan bỗng nhiên mỉm cười hỏi tôi:
-Thanh ngắm trái khế chín này, Thanh thích nó không? Để Phong Lan hái cho Thanh nghen?

Tôi đáp:
-Ừ! Anh thích trái khế đó và anh cũng thích mấy ngón tay của em nữa!

Nàng thản nhiên đáp:
-Anh đừng nói vậy! Em không cha, không mẹ! Thím Bốn giàu, sang và có địa vị cao trong xã hội! Thim không chịu em đâu!
- Anh không nghĩ như vậy. Ba Mẹ rất cưng anh, chắc chắn phải chìu theo ý anh thôi! Em yên tâm đi nhé!

Đến cuối khu vườn, một con đường đất nhỏ, dẫn ra suối, nàng vội vàng bước dọc theo con đường dốc đá. Những bước chân của nàng, hôm nay đã theo hồn tôi, suốt cả cuộc hành trình, lên thác xuống ghềnh. Đôi mắt nàng ngạc nhiên, xoe tròn, thích thú. Ngay cả trong ly cà phê pha vội bên bờ suối, tôi cũng nhìn thấy rõ đôi mắt thân thương đó in sâu dưới đáy ly cà phê uống vội trong rừng thẳm.

Tôi rủ Phong Lan đi dọc theo một con đường cát trắng, dẫn ra một con suối rộng, có tiếng nước reo róc rách, bên bờ đá cheo leo...

CHƯƠNG SÁU

Ngắm Suối Dưới Trăng.

Đêm hôm đó, chúng tôi cùng nhau thăm dòng Suối Tiên. Tôi dìu Phong Lan đến một khúc suối vắng, nước suối trong veo, chảy lăn tăn trên những mõm đá. Tiếng suối róc rách, tiếng gió thổi vi vu. Không gian lắng xuống, dường như chỉ có Phong Lan và tôi còn đang đùa giỡn bên nhau trong không gian tĩnh mịch này.

Chúng tôi không có ý định tắm suối. Hai đứa tìm một tảng đá rộng, phẳng phiu, đang nằm trơ trọi ven con suối, nước tung toé trắng xóa như những hạt kim cương lấp lánh trong không gian hoang dại. Tôi rủ Phong Lan ngồi ở đó ngắm trăng. Hai đứa cùng đong đưa chân đùa với sóng nước. Bồi hồi! Nước chảy lờ đờ xuôi về một mé rừng bên kia tả ngạn của dòng Suối Tiên.

Dường như nhớ ra điều gì đó, Phong Lan hỏi tôi:
- Sao người ta gọi suối này là Suối Tiên, vậy Thanh?

Tôi giải thích:
- Nghe nói nơi đây thường có các nàng Tiên, ra đây tắm suối, trong những ngày trời trong như đêm nay vậy!

Nàng vồn vập hỏi tôi:
- Sao Thanh biết?
- À! Thanh nghe cậu mợ Tư nói với mẹ Thanh như thế đó!

Phong Lan lại gặng hỏi:
- Mà Thanh đã thấy Tiên lần nào chưa?

Tôi ôn tồn giải thích:
- Có chứ! Thanh đã gặp Tiên nhiều lần lắm rồi!

Nàng xoắn xuýt hỏi tôi:
- Gặp ở đây hả! Ở Suối Tiên này hả?

Tôi hững hờ:
- Cũng có lần gặp ở nơi này! Và nhiều lần kia, gặp Tiên ở nhiều nơi khác!

Nàng tò mò hỏi tôi:
- Gặp Tiên đang làm gì?

Tôi đáp nhanh:
- Lúc thì Tiên đang tắm suối! Có những lúc Tiên đang tắm dưới mưa!

Nàng còn thắc mắc, nên hỏi để thỏa mãn tính tò mò:
- Thanh đã gặp Tiên tắm dưới mưa ở đâu?

Phong Lan hỏi, làm tôi chợt nhớ…

... Sáng hôm đó, bầu trời đang trong sáng, bỗng chốc mây đen từ đâu che phủ cả một khu phố.

Tôi nhìn thẳng ra nhà để xe, chiếc Toyota vẫn còn đang đậu ở đó. Như vậy là Phong Lan đi bộ ra ngoài. Tôi lo lắng, bồn chồn đứng ở bao lơn nhìn ra đường.

Một chập lâu sau, Phong Lan mới về, trời vẫn đang mưa lớn.

Tôi bước xuống nhà, mở cửa đón Phong Lan. Nàng bước vào, tôi chận nàng lại hỏi:
- Phong Lan đi đâu vậy?

Nàng đáp:
- Tôi đi ra khu phố bên kia, mua một cái kéo, để cắt vải may màn cửa sổ. Ai ngờ khi trở về, giữa đường thì trời đổ cơn mưa rào thật to như thế này!

Tôi chết lặng nhìn Phong Lan đang ướt sũng, ngực nàng nhô cao sau làn áo mỏng đang dính sát vào da thịt nàng. Thoáng chốc, tôi đắm đuối nhìn nàng. Tôi lắng nghe từng chuyển động, từng rung cảm trên da thịt mình với những ý nghĩ vu vơ và nghe mình đang chới với trong không gian vô tận.

Phong Lan vội vã chạy về phòng thay quần áo…

Tôi nói:
- Đó! Thanh đã thấy nàng Tiên Phong Lan tắm dưới mưa rồi đó! Và Thanh cũng sẽ thấy Tiên sắp tắm suối nữa đây!

Phong Lan bẽn lẽn, đập vào vai tôi thình thịch:
- Đừng! Nói chuyện xa xưa đó nữa! Anh chỉ được cái ... nhớ vu vơ!

Tôi nhìn hun hút, dài lâu, vào mắt Phong Lan:
- Anh nói thật đó! Em còn đẹp hơn Tiên nữa đó!

Phong Lan được tôi nịnh, nàng cười khanh khách. Xương tủy tôi đang thúc giục từng nhịp sống dâng trào... rập rình trong tôi.

Hình ảnh Phong Lan tươi thắm dưới ánh trăng đã làm ngây ngất hồn tôi.

Nhan sắc chín mùi của nàng ở vào tuổi gọi mời, hừng hực sức sống, đã làm tim óc tôi điên dại. Tôi say sưa, háo hức với bóng hình kiêu sa , gợi cảm như mời gọi... cuốn hút từng tế bào mà nhựa sống dâng trào trong thân thể tôi thúc giục.

Không kiềm hãm được cuồng si đang thác loạn, tôi van xin nàng: “Em ...”

Nàng nói như ra lệnh, vừa tha thiết, vừa cương quyết nhưng cũng thật van xin:
- Chưa được đâu!

Bỗng chốc, bên trảng dốc, một cặp nai từ trong mé rừng rủ nhau ra uống nước. Chúng ngơ ngác đứng ngửa cổ lên trời nhìn trăng, sau đó chúng âu yếm, liếm lông, so mỏ nhau.
Phong Lan reo to: "Anh thấy chưa! Nai cũng biết ngắm trăng thanh! Kia kìa!"
Tôi thì thầm bên vai nàng:
- Em đừng nói to, nai sợ! Để chúng thì thầm, tự tình bên nhau!

Trong khi Phong Lan còn đang thẩn thờ nhìn hai con nai đang âu yếm liếm lông, so mỏ nhau, tôi vuốt tóc Phong Lan dưới bầu trời rợp ánh sao đêm. Nghe hạnh phúc tràn về.

Trăng sáng chiếu ánh bạc lãng đãng giữa dòng suối cô đơn. Lòng man mác buồn, tôi ngửa mặt lên nhìn sao đêm để Phong Lan không thấy tôi đang buồn.

Nàng hỏi tôi:
- Sao Thanh buồn?

Tôi đắm đuối nhìn nàng:
- Thanh buồn vì sắp xa Phong Lan! Và biết đâu Thanh sẽ mất Phong Lan!

Phong Lan nụng nịu:
- Em không tin như vậy đâu! Em chỉ thích em là Suối Tiên ... là Phong Lan ... là người yêu của riêng anh thôi.

Tôi lặng thinh để nuốt từng lời, từng chữ, từng âm điệu mà nàng vừa trao cho tôi.

Thoáng chốc tôi hôn nàng đắm đuối, đê mê theo tiếng suối róc rách dịu dàng ...

Niềm vui nào rồi cũng tàn, kỷ niệm nào cũng sẽ cho mình cảm giác ray rức, rạo rực trong lòng.

Anh hẹn em, một sáng bình minh nắng gội đầu hè, anh sẽ dìu em đầm mình dưới dòng Suối Tiên trong xanh, mà em còn luyến tiếc, quay quắt nhớ thương, vấn vương trong lòng.

CHƯƠNG BẢY

WEST POINT

Chuyện gì phải đến, đã đến. Hôm tôi đi Mỹ, mưa đã đổ nhiều xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Bất ngờ Phong Lan thay đổi ý kiến, nàng quỳết định cùng đi với Mẹ tôi, ra phi trường để đưa tiễn tôi lên đường.
Mưa càng lúc càng nhiều. Tiếng mưa rơi như tiếng Phong Lan khóc thì thầm hay tiếng lòng tôi đang thổn thức. Cảnh vật mờ mờ, ảo ảo, nhạt nhòa dưới những dòng nước mắt.

Bầu trời xám xịt, phía cuối phi đạo, một đám mây đen che phủ, tôi thấy mắt cay cay.

Mẹ tôi và Phong Lan cũng ngậm ngùi thút thít...

Phi cơ vụt bay lên cao bỏ lại phía dưới màu xanh của đồng nội, con sông Sài Gòn xanh biếc nằm im lìm, trải dài theo màu đỏ thẫm của phù sa. Bỗng chốc phi cơ tăng tốc độ, vượt lên cao, lượn một vòng qua khu phố, tôi đưa mắt nhìn xuống, con sông Sài Gòn vẫn mênh mông, thăm thẳm, nằm uốn mình quanh các xóm nhỏ…

Ngồi trên thân phi cơ mà hồn tôi thì quay lại. Đầu gục xuống những con đường mòn, đưa về lối nhỏ, quê nhà thân thương trong mơ màng nỗi nhớ...

Ngày ra đi, tôi đã trao lại dĩ vãng, kỷ niệm, quá khứ và ngay cả tương lai của tôi cho Phong Lan cất giữ giùm tôi.

Mưa rơi lấm tấm phớt nhẹ trên khung kính cửa sổ của chiếc phản-lực-cơ 747. Tôi đang đi đến một vùng đất lạ và dường như mưa cũng đang nghẹn ngào khóc trong lòng tôi.

Bỗng chốc, tôi chợt nhớ ra rằng mình đang trên đường du học, cố nhủ lòng, bình tĩnh, cố gắng… cho một ngày mai tươi sáng!

Hai ngày sau tôi đến phi trường Seatac , thuộc tiểu bang Washington và được một sĩ quan Mỹ đón và đưa tôi về một căn cứ Quân Đội.

Sau đó chúng tôi được phân phát quân trang, quân dụng và được phi cơ quân sự, chuyển về Học Viện West Point tại New York.

Ra khỏi phi trường, trên đầu tôi, bầu trời trong xanh, không một gợn mây, cỏ ngút ngàn dưới chân tôi, cỏ non xanh rờn ven đường. Tôi nhìn trời mây lồng lộng, chiếu vào tóc, vào tai, vào mắt tôi chói lòa những hạt hào quang.

Ngày khai giảng, tôi đã gặp thêm một bạn đồng khóa là người Việt Nam. Nhưng chúng tôi đã không được xếp chung trong một đại đội sinh viên. Mục đích của nhà trường là chia cắt các sinh viên của các quốc gia nước ngoài, để chúng tôi có dịp thực tập bằng cách nói và nghe tiếng Mỹ thông thạo hơn

CHƯƠNG TÁM

Cõi Nhớ

Từ ngày đó, những ngày tôi sắp sửa đi Mỹ, tôi thấy nàng buồn hơn trước.

Rồi đến ngày tôi lên đường nhập học, Phong Lan đã hỏi tôi:
- Khi nào anh trở về thăm ... ba mẹ anh, và em?
Tôi quay đi chỗ khác, giấu những hạt buồn chờ rơi rụng:
- Bốn năm nữa anh sẽ về thăm ba mẹ và em.

Nàng nghẹn ngào, hỏi tôi:
- Sao lâu quá vậy?
Tôi nhìn nàng, ánh mắt thông cảm, cố nén tiếng thở dài.

Chuyện gì phải đến, đã đến. Tôi lên đường đến Mỷ, nhập học khóa đào tạo sĩ quan tại Học Viện Quân Sự West Point..

Tháng ngày trôi qua nhanh, cảm giác bàng hoàng lúc ban đầu rồi cũng được cuốn theo chiều gió.

Những ngày Chủ Nhật trong quân trường rất bận rộn. Thỉnh thoảng tôi viết thư thăm ba mẹ và viết vài dòng vu vơ thăm Phong Lan. Tôi sợ ba mẹ biết đuợc tình cảm của tôi đối với Phong Lan.

Một hôm tôi viết thư cho ba mẹ, kể chuyện học hành...
Cuối thư tôi viết vài dòng cho nàng.

Tái bút: Thanh có mang theo ảnh của Ba Mẹ, nhưng không có hình của Lan. Lan gởi cho Thanh một tấm ảnh nhé. Chúc Lan vui.

Thanh,

Hai tuần sau, tôi nhận được thư của Phong Lan và một tấm ảnh. Phong Lan mặc chiếc áo dài màu xanh da trời. Vạt áo cuốn hút theo gió biển.
Hằng ngày, sau giờ luyện tập gian khổ, tôi lấy tấm ảnh mà Phong Lan đã gởi cho tôi ra xem. Tấm ảnh của Phong Lan là niềm vui duy nhất giúp tôi ấp ủ những giây phút kỷ niệm, những ngày đợi chờ, những ước mơ nho nhỏ trong cuộc đời.
Có lẽ cảnh vật trong Quân Trường nơi tôi đang thụ huấn cũng có những nét quen thuộc như ở thôn xóm quê tôi, miền thùy dương, cát trắng. Tôi thấy thật vô cùng gần gũi, thân quen.

Con đuờng thẳng tắp đến Sân Bắn, trông giống như đuờng Lý Thường Kiệt, đâm ngay ra đường Lê Lợi, chạy thẳng tắp đến Bưu Điện, rồi quẹo ra biển, có sóng vỗ rì rầm, nơi Phong Lan đang đứng chụp hình ... Mắt nàng đăm chiêu nhìn về một góc trời xa ơi là xa. Những người con gái đã gợi cho tôi nỗi nhớ, những tấm ảnh cũ, những chuyến đi ... và rồi tôi biết chỉ có Phong Lan, cô giáo dạy kèm tôi học, mới là người duy nhất tôi còn nhớ trong tâm hồn mình. Không ai có thể thay thế Phong Lan được.

Tôi thương Phong Lan ơi là thương. Nhớ thương vô vàn.

Quê mẹ tôi đó. Nhà tôi còn có Phong Lan. Nơi Mẹ đã giữ Phong Lan lại để Mẹ nuôi, mười mấy năm về trước sau khi cha mẹ nàng tử nạn trên máy bay quân sự trên đường về thăm quê.

CHƯƠNG CHÍN

Cõi Mộng

Hồi đó, có lần Mẹ bảo tôi mang cháo cá thu nóng hổi về cho Ngoại ở Chợ Mới (Ngọc Hội).
Tôi buộc cà-mèn cháo vào yên xe Honda. Phong Lan thấy vậy mới đề nghị với mẹ tôi:
- Thím ơi! Để cháu theo anh Thanh, cháu ngồi sau giữ cháo cho khỏi đổ, chứ anh Thanh đi một mình, đuờng đá gồ ghề, có nhiều ổ gà, khi đến nơi, Ngoại cũng chẳng còn được bao nhiêu cháo để Ngoại ăn.

Mẹ nghe nàng nói rất đúng, nên mẹ bảo Lan cùng đi với tôi.
Lan ngồi sau xe. Một tay bám chặt vào yên xe. Một tay giữ cái cà-mèn. Lan ngồi như một đứa trẻ sợ té. Tôi chỉ chờ Lan ôm vào thắt lưng. Tôi sẽ lái xe một tay, còn tay kia tôi sẽ đặt trên tay nàng. Cảm giác đó vừa mong vừa đợi. Nhưng Phong Lan vẫn ngồi yên. Mà sao tôi thật ngớ ngẩn, cần gì phải chờ nàng ôm lưng tôi. Sao tôi không đưa tay ra sau, đặt tay tôi lên bàn tay nhỏ xíu như búp măng non vừa mới mọc của nàng, đang bám chặt yên xe. Tôi chờ nàng hay nàng đang chờ tôi...

Cuối cùng tôi đã giữ đúng lời hứa ... "Thanh không làm gì để Lan ... sợ đâu!"
Mà cũng có thể, Phong Lan đang nghĩ: "Em chờ anh nè!"

Nhà Ngoại cũng gần, chỉ khoảng mười phút sau, chúng tôi đã đến nhà Ngoại. Nhưng với tôi và cũng có thể với Lan nữa ... đó là thời gian rất dài đằng đẵng chờ mong...

... Một đêm, sau bữa cơm tối, cha mẹ đi ngủ, còn lại một mình Phong Lan và tôi trong phòng khách. Tôi thẫn thờ bước đến cửa sổ, bên ngoài vành trăng tròn đang tỏa một vùng ánh sáng lung linh giữa lưng đồi. Trời mây bỗng dưng hạ xuống thật thấp để lắng nghe tiếng lòng tôi đang rạo rực ...

Tôi về lại bàn, líếm từng giọt đắng trên tách trà nóng, Phong Lan đang ngồi đọc sách. Đêm hôm đó, lần đầu tiên, trong ánh đèn mờ ảo, tôi thấy Phong Lan đẹp tuyệt vời. Hồi đó nàng 19, còn tôi 17, tuổi vào đời.

Tóc nàng buông xõa bờ vai gầy, tựa hồ như một dòng thác, sóng vỗ lăn tăn. Ánh mắt nàng đen lay láy. Phong Lan đẹp dịu dàng, tự nhiên, tươi mát ... và đêm hôm đó tôi đã thẫn thờ.

Những đóm sáng lờ mờ của ánh trăng phản chiếu, ẩn hiện trên suối tóc nàng làm tăng thêm vẻ đẹp gọi mời, nên tôi cứ ngây dại trước dáng người vừa mộng mị vừa duyên dáng của nàng.

Ánh trăng chiếu thẳng vào tóc nàng, lóng lánh tựa hồ như những sợi tơ mong manh, trải dài trên suối tóc nàng. Bất giác tôi nói với Phong Lan:
- Tuyệt vời! Lần đầu tiên, tôi mới thấy ánh trăng nằm ngủ trên mái tóc Lan, đẹp ra làm sao!

Tôi tiến lại gần nàng, tha thiết:
- Để Thanh bắt trăng đang rụng trên mái tóc Lan... nghen ... nàng Tiên dưới trăng?

Lan ngửng đầu lên, vừa nghiêm nghị vừa ôn tồn nhưng tôi vẫn thấy mắt nàng có chiều sâu hun hút, cuốn mất hồn tôi.

Phong Lan ân cần nói:
- Thanh, đừng làm Lan sợ!

Thở dài, mặt buồn thiu, không nói nên lời, tôi lặng thinh vài giây rồi như đã yêu Phong Lan từ thuở nào, tôi gọi Phong Lan bằng Tiên:
- Ừ ... ! Thanh hứa! Thanh không làm gì ... để Tiên ... của Thanh ... sợ nữa đâu.

Tôi thì lãng mạn, Phong Lan đoan trang, thanh cao như những người con gái của quê tôi, Nha Trang biển mặn, quê Mẹ tôi đó, hiền hòa như tấm lòng của Mẹ, dịu dàng như Phong Lan.

Biển Mộng Nha Trang, nơi mà Mẹ tôi đã nhận giữ giùm con bé Lan hai tuổi, trong lúc ba mẹ nàng đi xa, và mãi mãi không về nhận lại con.

Tôi biết Phong Lan là người con gái can đảm, chịu đựng, mà tôi rất yêu thương và kính trọng nàng.

CHƯƠNG MƯỜI

Nhớ Nha Trang

Mưa ở West Point mà sao tôi thấy nhớ Nha Trang chi lạ!

Nhớ Nha Trang của tuổi học trò, với những rạo rực, cuồn cuộn, lẽo đẽo theo ai về xóm nhỏ, dưới cơn mưa, khi tan trường về. Những đam mê bỏ ngõ, thúc giục với tất cả nỗi náo nức trong lòng, tôi lắng nghe mình rung động, xao xuyến, và ngây ngất trong men tình diệu vợi.

Có những đêm mộng mị, Phong Lan dẫn hồn tôi đi lang thang đầu ghềnh, hốc núi, tìm nàng khắp phố phường, thương nhớ dạt dào trong những lần mộng du.

Có những ngày, mặt trời gác non đoài, con tim như đi hoang, hình ảnh Phong Lan bao giờ cũng hiển hiện yên ả trong tĩnh lặng, từng góc cạnh mơ màng với nỗi buồn man mác, từng gốc cây cuối rừng lao, ngồi nghe chim hót bên kia bờ suối cạn, ngay cả trong giấc ngủ chập chờn, thật ngắn, bao giờ cũng lồng lộng bóng dáng yêu kiều xinh xắn cûa nàng. Có những lúc người tôi ngây dại như kẻ thất tình. Tôi thấy nhớ Phong Lan quay quắt.

Là một học sinh vừa tốt nghiệp Tú Tài Toàn phần và tôi là đứa con duy nhất trong một gia đình giàu có, nên được cha mẹ nuông chìu, khi tôi muốn gì thì được cha mẹ tôi chìu ý ngay.

Vì thế, khi vào Học Viện Quân Sự West Point, những tháng đầu, tôi cũng phải vất vã lắm mới vượt qua được những gian khổ, mới chống chọi được những khó khăn, tưởng đâu không thể nào vượt qua những khó khăn đó, để có thể tốt nghiệp từ Học Viện Quân Sự West Point như mọi thanh niên Mỹ đã hằng mong ước.

Các sinh viên sĩ quan nước ngoài như tôi đến từ Việt Nam, hay các quốc gia khác như Pháp, Nam Dương, Thái Lan, Miên và Lào không thông thạo tiếng Anh, phải học thêm một chương trình ESL (English as a second language) trước 6 tháng, sau đó mới học chung với các sinh viên Mỹ và các quốc gia mà sinh ngữ chính là tiếng Anh, như Anh Quốc, Hồng Kông...

Những ngày tháng kế tiếp, hầu như anh em sinh viên sĩ quan chúng tôi, không còn một chút thì giờ nghỉ ngơi vì bận học hành, thực tập suốt ngày đêm.

Rồi những ngày rèn luyện gian khổ bắt đầu, tiếp nối với những đêm tối trời, không trăng sao. Chúng tôi phải thực tập hành quân, tấn công, phòng thủ, phục kích ban đêm với những địa thế hiểm nghèo.

Có những đêm không trăng sao, chúng tôi được đưa vào một cánh rừng thật xa, đồi núi chập chùng, trùng trùng điệp điệp, nơi mà chúng tôi chưa hề biết đến!

Mỗi sinh viên bị bỏ vào một vị trí khác nhau, chỉ có một bản đồ, một địa bàn, và một cây đèn pin, để sinh viên phải đi theo một phương hướng mà bài thực tập đã cho tọa độ, sinh viên phải tự mình tìm điểm đến , trong một thời gian được ấn định.

Những lúc cô đơn và lẽ loi một mình như vậy, tôi lại càng nhớ đến Phương Lan vô cùng.

Có những đêm như đêm nay, tôi lặng lẽ đứng trên một ngọn đồi, nhìn những chiếc dù bung ra, treo lửng lơ trên bầu trời tối đen như đêm trừ tịch, những trái hỏa châu vàng rực soi sáng cảnh núi đồi hùng vĩ, chung quanh đồi núi của Học Viện Quân Sự West Point làm tôi nhớ Phong Lan da diết.

Tôi và Phong Lan thường viết thư cho nhau, bày tỏ nỗi niềm thương nhớ.

Sài Gòn, ngày tháng năm 1972

Anh Thanh thương mến,

Nhớ anh diệu vợi! Xa anh là xa tất cả. Thời gian và không gian sao mà xa vời vợi!

Em nhớ anh khủng khiếp!

Nhớ những lần, mình bên nhau, trên đường tan trường về, vài chiếc lá me bay, vướng trên tóc Phong Lan, như hoa cài trên tóc.

Hồi đó! Thanh vừa đi bên cạnh Phong Lan, vừa nhặt vài chiếc lá me rơi rụng, lẽ loi đó, trên tóc em.

Phong Lan đã giữ tay Thanh lại và nói:
- Thanh! Đừng nhặt những chiếc lá me, đang nằm trên tóc Phong Lan, nhưng thật ra, Phong Lan lại muốn giữ tayThanh lại trong tay Phong Lan, mà hồi đó Thanh hình như giả vờ ... như không muốn biết, mà cứ đòi nhặt cho hết những chiếc lá me trên tóc Phong Lan.

Hồi đó, tình mình thật đơn sơ nhưng mà gần gũi, anh và em lúc nào cũng bên nhau.

Nay thì anh và em mỗi người mỗi nơi và em mong một ngày gần đây, anh sẽ về và ta sẽ mãi mãi bên nhau.

Em, Phong Lan của anh

West Point, ngày tháng năm 1973

Em yêu dấu

Không còn bao lâu nữa, anh sẽ trở về Việt Nam sau gần 5 năm rèn luyện tại vùng đất xa lạ này.

Anh rất mong sớm đến ngày về và mình sẽ lại quấn quýt bên nhau.

Học Viện West Point sẽ tổ chức Lễ Mãn Khóa Sĩ Quan Bộ Binh và Triết Học vào ngày 20 tháng 12 năm 1973 và anh sẽ có mặt tại Sài Gòn Đêm Giáng Sinh 24 tháng 12 năm 1973.

Anh sẽ về với Phong Lan để được dìu em đến Suối Tiên mà em vẫn hằng mơ ước đến.

Phong Lan, em hãy can đãm lên và đợi anh, em nhé!

Anh của em

Thanh

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

Trại tù.

Tôi tốt nghiệp Khóa Sĩ Quan Bộ Binh của Học Viên Quân Sự West Point và trở về Việt Nam năm 1974.

Trước đó ba tôi cũng đã hồi hưu rồi, nhưng mẹ tôi vẫn còn hoạt động trong các phong trào Phụ Nữ và mẹ tôi cũng là một thành viên trong Hội Đồng Quản Trị của Bệnh Viện Vì Dân ở Sài Gòn.

Tôi được thuyên chuyển về Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn, đồn trú tại Dục Mỹ, Ninh Hòa, Khánh Hòa.

Ba mẹ tôi về Sài Gòn mua nhà để sinh sống và thuận tiện cho mẹ tôi tham dự các buổi họp của Hội Đồng Điều Hành Bệnh Viện Vì Dân cho thuận tiện hơn.

Sáu năm sau, tôi về Việt Nam, Phong Lan trở thành một dược sĩ có pharmacy ở Sài Gòn, mà tôi vẫn chỉ là thân phận của người lính, trên bước quân hành.

Hôm gặp lại Phong Lan, tôi hỏi nàng:
-Em còn nghèo nữa không?

Nàng đáp:
-Em vẫn còn nghèo và còn nghèo hơn ngày xưa nữa!

Tôi ngạc nhiên, hỏi:
-Sao vậy?

Nàng đáp:
-Ngày xưa, em nghèo tiền! Bây giờ em vẫn còn nghèo …vì chưa có ai trong cuộc đời!

Tôi hỏi:
-Chưa có ai sao?

Nàng buồn, khẽ đáp:
-Cuộc tình vẫn còn lênh đênh, nhưng người đi xa, không kịp về để giữ trái ngọt.
-Vậy sao?

Nàng không trả lời, ánh mắt Phong Lan thật buồn, nàng nhìn tôi, chẳng nói lời nào!

Tôi hứa:
-Mai mốt yên bình. Anh sẽ về chăm bón trái ngọt cho em nghen.

Tôi đi biền biệt theo bước quân hành và Phong Lan vẫn mong mõi đợi chờ…

Một năm sau, đất trời đổ sụp.

Ba tôi, mẹ và tôi, bị Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn đến bắt đi học tập cải tạo lao động.

Ba tôi sau đó bị chuyển ra Bắc. Mẹ tôi bị nhốt ở khám Chí Hòa. Còn tôi bị chuyển đến trại giam Lam Sơn, Dục Mỹ, Ninh Hòa, Khánh Hòa, để họ dễ thẩm vấn, điều tra những tin tức huấn luyện của Trung Tâm này.

Từ đó, ba mẹ và tôi không ai biết tin ai.

CHƯƠNG MƯỜI HAI

Chuyện Tù

Tháng Tư đen, cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, không bao lâu sau đó, Thanh bị đưa vào trại Tập Trung Cải Tạo Lao Động như những bạn đồng đội khác.

Mẹ Thanh đã qụy xuống hè nhà khi Mẹ biết tin buồn, chồng và con của Mẹ đã bị bắt đi tù.

Sau đó cũng chẳng bao lâu, Mẹ Thanh cũng bị cưỡng bắt vào khám Chí Hòa, vì tội trực tiếp tham gia với Mỹ Ngụy.

Riêng Phong Lan, bị đánh về tội Tư Bản Mãi Sản vì có nhà thuốc Tây.

Làm sao Thanh có thể quên được, những ngày lao lý ở Lam Sơn, rồi chuyển trại qua Cùng Sơn, với những cơn gió lạnh buốt của núi rừng.

Thanh thầm cầu xin sự bình an đến Ba Mẹ và Thanh cùng Phong Lan và các bạn bè.

Rồi ba năm sau đó Thanh bị trở thành "Cải Tạo Viên của trại Tù Lao Động A-30," ở Sơn Thành, Phú Yên.

Trời ơi, những ngày đầu tù tội biết bao khổ sở, tủi nhục ê chề...

Từ những ngày còn thơ ấu cho đến khi trưởng thành, chưa bao giờ Thanh biết đốt rừng, làm rẫy là cái ất giáp gì. Thế mà chỉ một vài ngày sau khi bị tù tội, không giày, không dép, chân đạp đất, đầu trần, Thanh phải vác cuốc vào rẫy đánh luống khoai lang, dưới ánh nắng mặt trời gay gắt hay phải dầm mình nhổ cỏ dưới những cơn mưa nặng hạt. Tối ngủ trên một manh chiếu rách, Thanh nằm chèo queo vừa đói vừa lạnh, trong cái mền mục tả tơi, quần áo vá chằng vá chịt nhiều chỗ.

Gia tài củaThanh chỉ vỏn vẹn một cái bi đông, một cái chén nhôm, đôi đũa tre, chai dầu Nhị Thiên Đuờng, để phòng khi bất trắc.

Tất cả những thứ linh tinh, lỉnh kỉnh đó được sắp xếp cẩn thận trong một chiếc ba lô lính, vải sờn xù xì, cũ rích với năm tháng lưu đầy mỏi mòn đợi chờ ngày về trong vô vọng.

... Tuổi thanh xuân âm thầm trôi theo với những nghiệt ngã đọa đày.

Mỗi ngày, khi trời chưa sáng, trên bầu trời còn lốm đốm vài ngôi sao bơ vơ, lạc lõng, tất cả tù nhân chính trị đã phải vội vàng bật dậy.

Khi kẻng trại giam báo thức lúc bốn giờ sáng, anh em tù nhân chính trị đã phải lồm cồm thức dậy, lổm ngổm thu dọn, chuẩn bị cho một ngày lao động khổ sai, làm việc chết xác mà cơm vẫn không đủ ăn, áo không đủ ấm, vất vả tiếp nối ngày này qua tháng nọ, chém cha số kiếp hẩm hiu!

Tối tối đàn tù phải ngồi chồm hỗm, nghe quản giáo chật vật tập đánh vần, để đọc cáo trạng lên án những tù nhân trây lười lao động, hay nghe phổ biến tin tức thể thao mà vận động viên phe xã hội chủ nghĩa, bao giờ cũng chiến thắng dễ dàng các lực sĩ Quốc Tế đã đạt nhiều huy chương vẻ vang trên Thế Giới Tự Do.

Đói khát luôn luôn hành hạ tinh thần và thể xác của người tù. Than vãn, liệu hồn, chết đòn đấy! Cũng vì thế mà là thảm trạng ngục tù, đôi khi anh em đã làm khổ lẫn nhau chỉ vì miếng ăn thôi thúc. Đêm đêm, niềm thương, nỗi nhớ gia đình ùa về…

Những ngày đầu tù tội, lưu đày, Thanh phải cố gắng lắm mới bò dậy được, để lếch tha lếch thếch, lẽo đẽo đi bộ theo đoàn tù khổ sai hàng mấy cây số để đốt rẫy, trồng mì. Sau một ngày lao động, người nào người nấy rã rời tay chân.

Những mệt mỏi rồi cũng chóng qua nhanh, mỗi khi đoàn tù được phép dừng lại một nhánh sông để tắm rửa, giặt giũ. Đàn ông như Thanh và đàn bà, những phụ nữ vượt biên, đều phải tắm chung trên một dòng sông rất hẹp.

Toàn bộ đực rựa đều trần truồng không một mảnh vải che thân, phơi bày nhồng nhộng bộ ngực lép xẹp như những bộ xương cách trí.

Nữ tù nhân tắm cách chúng tôi chỉ vài thước. Các cô ăn mặc kín đáo hơn, nhưng cũng không thể nào phủ che thân thể nuột nà, tha hồ cho các chú bộ đội, đầu đội nón cối, chân mang dép râu, được đảng ta bốc thơm là "anh hùng diệt Mỹ", chúng nhìn xòng xọc, suồng sã vào những bộ ngực ngọc ngà của các chị, các mẹ bị giam tại đây vì tội vượt biên, bỏ nước ra đi, bám chân theo kẻ thù của nhân loại.

Bọn bộ đội, chúng mải miết trân tráo thò thụt dòm ngó thần tượng nên "các chú anh hùng" đã quên lời đảng dạy.

" Đừng đụng vào cây kim, sợi chỉ của nhân dân!

Nhưng chao ôi! Hàng hàng, lớp lớp, nhiều đoàn xe vận tải, ngày đêm, điên cuồng tháo gở tole, hàng rào kẽm gai, vật liệu phế thải của Mỹ Ngụy, chuyên chở về Bắc, để xây dựng cơ đồ của xã hội chủ nghĩa!

Đoàn tù ngụp lặn dưới nước trong xanh, trải dài trên mặt sông Ba, hàng triệu bong bóng màu xám vô tận, cuốn theo nỗi sầu chất ngất...

Những cơn đói, chân bước không vững, xiêu vẹo, rã rời, mệt mỏi; do đó, tiềm thức, ý niệm bao giờ cũng buông xuôi, khiếp nhược như kẻ quy hàng...vì cơn đói bao giờ cũng giục giã, thôi thúc, dạ dày réo gọi.

Đói khát, làm hủy diệt bất cứ mọi tư tưởng đấu tranh nào rồi cũng sẽ bị gạt ra, nhường chỗ cho cái ăn, món uống là phương châm đứng vào bậc nhất của đời sống trong lao tù cộng sản.

Ngoài những lúc lao động như những người tù khổ sai chung thân, cơn đói lúc nào cũng hoành hành tinh thần người tù một cách mãnh liệt. Mỗi ngày tù nhân chỉ được phát nửa chén cơm trộn với vài lát mì khô còn nguyên cả vỏ, với một tí nước muối pha thật loãng.

Cơn đói lúc nào cũng cồn cào ruột gan, do đó thứ gì có thể ăn được tù nhân cứ ăn. Ăn để mà sống. Thoát hiểm mưu sinh là nhu cầu thứ yếu của mhững người bị bọn cộng sản cầm tù. Rắn, cải trời, lá dang, dế dũi, ếch , nhái ... thứ gì có thể ăn được, tù nhân cũng không tha.

Phẩm giá, tiết hạnh là món hàng xa xỉ. Dốt nát, hủ lậu, hận thù, bất nhân là đỉnh cao của trí tuệ. Lừa dối, tàn bạo là chiếc nôi phát sinh ra nhân loại trong đó con người cộng sản được tôi luyện trong môi trường ngu dốt này. Có những đêm cứ lăn qua trở lại không ngủ được, nỗi khiếp sợ vì cơn đói lúc nào cũng cồn cào ruột gan và bầy rệp đói túc trực, chờ chực để tấn công trên thân thể gầy đét, xanh xao của người tù thiếu máu, đói cơm.

Một hôm, có cái gì nhồn nhột trong lỗ tai,Thanh đưa ngón tay vào chỗ bị ngứa; thì ra là một chú rệp. Thanh bắt hắn, để vào hai đầu ngón tay, bặm môi nghiền nát con vật.

Máu đỏ tươi của con vật dính đầy hai ngón tay, Thanh đưa lên mũi ngửi, mùi tanh hôi khó chịu tràn vào phổi nghe rờn rợn người.

Thanh căm thù loài rệp! Đúng ra kẻ thù của Thanh không phải là rệp mà là loài người, các con quỷ cộng sản đỏ miệng !!!

Chúng hành hạ dã man các tù nhân chính trị thì ai ai cũng đều biết rồi. Không có một chứng nhân nào hoặc sử gia nào có thể viết lên hết tội ác của loài "Quỷ Đỏ Miệng" này.

Hồi đó có nhiều tù nhân bị hành hạ quá mức, nên họ giựt súng, bắn vào các tên quản giáo, sau đó bị kết án tử hình và bị hành quyết ngay trong trại tù, trước hàng ngàn cặp mắt buồn thảm của tù nhân chính trị.

Tù Nhân Chính Trị, người nào cũng bị giam giữ, tù đày ở chốn rừng thiêng nước độc, ít nhất từ ba năm trở lên. Cũng có rất nhiều người còn bị biệt giam trong một xà lim nhỏ xíu, hai chân bị cùm bởi hai thanh gỗ với những lý do mơ hồ phi lý và bị đày đọa đến chết.

Biết bao tù nhân đã vĩnh viễn ra đi, họ nằm xuống tại một trại tù nơi núi rừng hoang lạnh xa xôi nào đó.

Thanh nằm bên cạnh một người tù còn rất trẻ, khoảng chừng hai-mươi-lăm-tuổi, anh ấy đang lên cơn sốt. Bầu trời còn sót lại vài vì sao khuya, lờ mờ đủ soi lên khuôn mặt gầy gò, xanh mét như tầu lá chuối non. Anh Lê Kim Tưởng, bị sốt rét, rên suốt đêm. Mới có hơn hai mươi tuổi mà sao nhìn anh Lê Kim Tưởng như ông cụ đã già lắm rồi. Có lần Thanh đã hỏi anh Tưởng:

"Ê! Lão Tưởng, nếu bây giờ cho lão chọn lựa giữa nửa củ khoai mì với một ngôi sao điện ảnh, lão chọn lựa cái gì?"

Không cần suy nghĩ, anh Lê Kim Tưởng trả lời ngay:

"Anh Hai ơi, cho tôi chọn nửa củ mì."

Thanh nghĩ thầm, đến giây phút này, "trị-giá-hối-đoái của một ngôi sao điện ảnh, cũng không bằng nửa củ khoai mì trong lao tù Cộng Sản!!!’’

Tia lửa đỏ rực, chiếu sáng gương mặt sốt rét lâu ngày của anh Tưởng trở nên hồng hào. Ánh mắt anh long lanh.

Nhưng qua chiếc que tre dài làm đóm để giữ lửa cho tẩu thuốc đang chờ đến lượt anh Chung, đang đợi, soi rõ mặt mũi anh Chung nhợt nhạt, hốc hác, da mặt xám xanh, vì thiếu máu, đói cơm, gợi cho Thanh cảm giác xót xa. Một ảo giác thoáng nhanh trong tim óc.

Thanh thấy mình đang ngồi chễm chệ trên một chiếc ghế có tay dựa, bên cạnh cái bàn nhỏ, trải khăn trắng, bày la liệt các món thịt rừng.

Thanh nhai ngấu nghiến miếng thịt nai và uống ly bia thật đầy, nổi bọt trắng. Mùi bia hơi nồng, đăng đắng. Thanh liếm bờ môi nghe ngọt lịm.

Rồi một ý nghĩ nghiệt ngã khác, mơ hồ hơn nhưng mãnh liệt hơn, vội vã hơn, thèm thuồng hơn, thôi thúc hơn... Thanh đang ước ao mình được ăn một bữa cơm cho thật no với gạo trắng, chan đầy nước mắm, ớt, tỏi, chanh, đường. Chỉ có thế! Và cũng chỉ có thế thôi! Cuộc đời cũng đủ hạnh phúc lắm rồi!!!

Bỗng chốc mùi tanh tưởi của quần áo, mùi chua của mồ hôi, mùi khét của chăn mền lâu ngày không được giặt giũ, mùi máu khô của các con rệp bị giết, mùi bùn, mùi của những chiếc giầy mốc meo, tạo thành một thứ mùi quen thuộc từ khi Thanh bắt đầu vào trại tù cộng sản.

Tận trong thâm tâm, Thanh hận thù cuộc đời tù tội đã đem đến cho Thanh quá nhiều bất hạnh.

Có những buổi chiều, nằm nghe tiếng suối róc rách, trầm buồn, xa vắng. Cảnh vật trở nên hoang vắng ... những áng mây trôi lờ đờ thật thấp, bầu trời màu tim tím, màu tím của nhớ nhung. Tâm tư lững thững, chợt thấy nhớ Cha Mẹ già, nhớ Phong Lan và nhớ bà con quyến thuộc, rồi Thanh thả hồn theo gió thoảng, bay lang thang mải miết tìm về quê mẹ. Trong mơ, Thanh thấy bên lưng đồi, ngôi mộ của cha, đấp đất, bơ vơ, giữa rừng sâu. Phía bên kia là một dòng sông cô đơn, lẽ loi chảy suốt ngày đêm..

CHƯƠNG MƯỜI BA

RA TRẠI

Tháng ngày dần dần trôi qua!

Mùa Thu cũng lặng lẽ ra đi để lại những mùa Xuân muộn phiền, kéo về trong cái lạnh cắt da của núi rừng trùng trùng điệp điệp... bao quanh trại tù A.30.

Vùng Hòa Phong này mưa hoài không dứt.

Mưa gõ nhịp từ mái nhà giam. Về đêm, mưa càng lúc càng nặng hạt.

Mưa tầm tã, dai dẳng không dứt.

Sáng sớm, sương mù giăng kín bầu trời, che khuất khu trại giam hình sự bên kia sườn đồi xa xa.

Loài quạ đen xuất hiện, bay thật thấp réo gọi đàn ơi ới, cho ta cảm giác giá buốt lan dần khắp xương tủy. Thanh thấy mình lẻ loi giữa không gian vô tận, rồi chợt lo toan khi nghĩ đến những ngả rẽ của cuộc đời.

Mọi người đang chìm sâu trong giấc ngủ mệt nhoài, qua một ngày lao động cực nhọc dưới bầu trời tầm tã tuôn mưa như thác đổ, mà các tù nhân chính trị phải âm thầm chịu đựng những cực hình dã man như thời Trung cổ. Không ai dám hé miệng, than vãn đôi lời. Hé miệng. Báng súng đập vào mặt ngay!

Đêm đó, một tên quản giáo âm thầm rón rén mở cửa nhà giam, đánh thức chúng tôi dậy; vào lúc 3 giờ sáng, ngày 11 tháng 9 năm 1980.

Hoảng hốt choàng thức giấc, với cơn ác mộng hãi hùng, tôi mở mắt nhớn nhác nhìn quanh. Thân thể rã rời, đầu óc choáng váng, nặng trĩu vì ảnh hưởng của ngày hôm qua vác gỗ từ núi cao về trại...

Tôi ngạc nhiên thấy tên quản giáo đứng giữa nhà giam, điệu bộ lắng nhắng trông đáng ghét. Nét mặt vênh lên như một quan tòa, sắp sửa đọc bản án tử hình cho các tên tử tội nghe.

"Yêu cầu giữ trật tự. Trại phổ biến tin tức quan trọng cho các anh nghe đây: "

Chúng tôi 65 tù nhân chính trị lặng ngắt như tờ, ngơ ngác nhìn nhau, ngỡ ngàng vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho chính mình.

Tên quản giáo cười ngỏn ngoẻn, liếc mắt đảo qua nhà giam một vòng, dò xét anh em tù nhân chính trị để xem chúng tôi có phản ứng gì không. Độ năm phút sau, hắn thong thả tuyên bố:

"Một vài người trong các anh được Đảng và Nhà Nước ta khoan hồng!"

Cả nhà giam im phăng phắc, riêng phần tôi trống ngực đập mạnh liên hồi, phập phồng, hồi hộp đợi chờ...

Một vài tia hy vọng mong manh bắt đầu lóe lên trong tim óc. Nhiều người trong chúng tôi cũng đang mong mình được thả ra về, để sum họp với gia đình sau bao nhiêu năm tháng ly biệt.

Tên quản giáo vẫn đứng yên một chỗ song nét mặt hắn có vẻ tươi vui hơn mọi ngày, không biểu hiện sự gian trá, tính xảo quyệt trên nét mặt thường thấy của những tên cộng sản, thái độ che giấu niềm hận thù thầm kín đối với tù nhân chính trị; do đó chúng tôi tin tưởng có thể hắn mang tin vui đến cho anh em chúng tôi thật.

Đưa mắt nhìn quanh, bên cạnh tôi, anh Phạm Thà đang thanh thản rít một điếu thuốc lào. Căn phòng trở nên im lặng, không ai nói với ai điều gì.

Cuối cùng tên quản giáo phá vỡ sự im lặng. Hắn đưa ngón tay trỏ, trước vành môi khô, với móng tay vàng khè, bám đầy ghét bẩn, ra lệnh cho chúng tôi giữ im lặng, rồi chậm rãi đọc:

''Bùi Thi.''

" Dạ, có mặt."

Anh Thi vội vã trả lời.

Sau đó tên quản giáo đọc to:

"Phạm Từ."

"Dạ, có tôi đây, cán bộ."

Tên quản giáo đưa mắt nhìn quanh phòng. Tim tôi muốn vỡ.

"Phạm Thanh."

"Dạ có."

Hắn im lặng, cả phòng ngồi chờ. Tôi thấy môi của một vài người đang mấp máy nhè nhẹ, dường như đang đọc kinh và tin vào sức mạnh của lời nguyện cầu Chúa, Phật Trời, rủ lòng từ bi để mình được chấm dứt nỗi khổ đau. Lời cầu nguyện càng lúc càng to như một đàn ong vỡ tổ.

Tôi còn đang bàng hoàng, thì nghe tên quản giáo hét to:

"Ngay bây giờ, các anh vừa được đọc tên, khắc phục, tranh thủ nhanh, lấy hết quần áo, tư trang, khẩn trương ra khỏi phòng này ngay!"

Tôi vẫn chưa tin chuyện đã xảy ra, nên quay lại hỏi anh Bùi Thi:

"Thật vậy sao? Anh nghĩ thế nào?"

Anh Bùi Thi không trả lời, trán anh nhăn lại như có phần suy nghĩ. Anh Thi nhắm nghiền mắt, đáp:

"Có thể thật. Cũng có thể không, nhưng theo tôi nghĩ, anh em mình có thể bị chuyển phòng giam đó!"

Vừa nói anh Bùi Thi vừa hỏi anh Hy:

'Cái gu-gô của tao đâu?"

Anh Hy đáp vội:

''Ông được về rồi, lấy lại lon gu-gô làm gì nữa, để lại cho tôi dùng đi."

Anh Thi đưa mắt phân trần:

''Lỡ ra tao bị chuyển trại thì lấy cái gì mà tao cải thiện đây? Chừng nào về thiệt tao sẽ cho mày."

Anh Hy nghe Thi phân trần như vậy rất có lý, nên anh Hy đành phải trả lon gu-gô lại cho anh Thi.

Hồi đó, anh em tù nhân cũng thường được gọi tên cho về, nhưng sự thật sau đó lại bị chuyển phòng giam hay bị chuyển trại. Anh Từ nhìn tôi, rùn cổ, tư lự rít tẩu thuốc lào. Anh là người đàn ông rất dễ thương nhưng chậm hiểu.

Từ hỏi tôi: "Mình được tha hả?"

Tôi đã rút ra được một vài bài học trong quá khứ, nên chỉ giải thích như sau:

"Mình có tội gì đâu mà được tụi nó tha. Nó thả mình về đó!"

Anh Từ rất chậm hiểu nên hỏi lại:

"Thả mình về hả?"

"Lẽ dĩ nhiên là phải chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra với mình. Nào! Có ai mà biết được!"

Trong khi đó anh Thi vừa thu xếp quần áo, vừa góp ý: "Tin một nửa những gì họ nói, nhưng đừng tin những gì mình thấy họ làm!"

Anh Phạm Từ sáng tác câu này và anh tự hào câu nói của mình mang nhiều ý nghĩa triết lý.

Khi trao đổi ý kiến với nhau, chúng tôi phải nói thật khẽ, chỉ vừa đủ nghe mà thôi.

Mọi người đều im lặng.

Kẻng trại giam báo thức. Đoàn tù như những con chuột chạy ra khỏi hang.

Đoàn tù vội vã thu xếp công việc linh tinh để sẵn sàng cho một ngày lao động khổ sai bắt đầu.

Ba anh em chúng tôi theo tên quản giáo bước ra khỏi phòng giam.

Tên quản giáo nhìn tôi, giọng hống hách:

"Anh nghĩ gì khi được Đảng và Nhân Dân khoan hồng, tha cho tội chết?"

Tôi chỉ nói chung chung: "Cám ơn cán bộ đã đề xuất lên trên cho tôi được về đoàn tụ với mẹ già."

Tên quản giáo dường như hài lòng về câu trả lời của tôi.

Hắn không đưa chúng tôi về hội trường như những lần trước, khi hắn dẫn đoàn tù đi học tập chính trị.

Lần này hắn dẫn chúng tôi đi xa hơn, qua một con đường đất nhỏ, được quét dọn sạch sẽ, còn in trên mặt đường những nét chổi vừa mới quét, của các anh em làm vệ sinh, thuộc đội tự giác.

Đến một dãy nhà nhỏ, hẹp, trên tường bày biện la liệt hình ảnh của già Hồ, cái thì được nằm trong khung gỗ, có lộng kính. Cái thì bằng hình vẽ như tranh phát họa, già Hồ cùng một vài em nhi đồng đang chuyện trò vui vẻ. Cái thì già Hồ đang cuốc đất trồng cây. Tranh ảnh treo lung tung làm cho khuôn mặt già Hồ trở nên u ám... tồi tệ.

Sau đó, hắn dẫn chúng tôi đến một căn nhà lụp xụp làm bằng tre, ra lệnh cho chúng tôi ngồi chờ, hắn bỏ đi ra ngoài. Chúng tôi bồn chồn, đứng lên, ngồi xuống trong căn nhà trống vắng, nỗi lo âu hồi hộp không biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình...

Chừng một giờ sau, tên quản giáo trở lại, bảo chúng tôi theo hắn đến một hội trường chật ních tù nhân chính trị.

Nơi đây tôi gặp lại nhiều bạn bè khác, trong đó có anh Hùng.

Chúng tôi tuy bị nhốt chung một trại nhưng chưa bao giờ có dịp gặp nhau vì anh Hùng ở khác nhà giam. Hùng là giáo sư Anh Văn nhưng bị đi tù chỉ vì viết Nhật Ký của đời mình, trong đó có vài đoạn anh mô tả về những ngày tháng sống thống khổ khi bị ‘mất dạy’ sau năm 1975.

Gần một tháng học tập chính trị, chúng tôi được phát "Giấy Ra Trại" với lời ghi chú:

"Khi về Địa Phương đương sự phải xuất trình Quyết Định này Với Ủy Ban Nhân Dân Địa Phương biết để làm các thủ tục cần thiết: Đăng ký hộ khẩu, sắp xếp công việc làm ăn, làm đầy đủ nghĩa vụ người công dân, và phải thi hành: Lệnh quản chế thời gian 12 tháng."

Tôi bị bắt đi tù ngày 26 tháng 5 năm 1975 và chính thức rời trại ngày 31 tháng 10 năm 1980, như vậy tôi đã phải ngồi tù hết 5 năm, 5 tháng và 5 ngày.

CHƯƠNG MƯỜI BỐN

Ga xe lửa Tuy Hòa
Sau đó, tôi đi xe Lam từ Hòa Phong về ga Hỏa Xa Tuy Hòa.

Khi ra trại tôi được cấp phát 23 đồng. Từ Tuy Phong tôi đi xe Lam về Ga Hỏa Xa Tuy Hòa mất hết 5 đồng. Vị chi tôi còn lại 18 đồng. Tôi đang tựa lưng vào thành ghế gỗ, ngồi thở dốc trước sân ga Tuy Hòa, một ‘công-an-gái’ xuất hiện, đứng trước mặt tôi. Bà mặc trang phục của công an, quần áo màu vàng, chân đi dép râu. Bà nhìn soi mói từ đầu đến chân tôi, như thể tôi là người từ hành tinh xa lạ nào đó, đi lạc về trái đất cực kỳ văn minh của bà.

Tôi lịch sự đứng dậy, nhưng không biết chào hỏi ra làm sao cho đúng với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.

Bà nhăn mặt hỏi tôi: "Về đâu?"

Tôi nghĩ thầm, há dễ mấy khi gặp may mắn như thế này, nên tôi lịch sự, trả lời ngay:

"Dạ thưa cán bộ, tôi về Thành Phố Hồ Chí Minh."

"Đưa xem giấy tờ chứng minh?"

Tôi ngơ ngác không biết bà công an gái này đòi xem giấy tờ chứng minh là giấy tờ gì?

Tôi bèn hỏi lại:

"Dạ thưa cán bộ, giấy tờ gì ạ?"

Bà hách xì xằng, đanh đá hỏi:

" Giấy tờ của anh đó?"

Tôi mở ba lô, móc Giấy Ra Trại đưa cho bà xem.

Đọc giấy Ra Trại một hồi lâu, nhìn tôi, bà nói:

"Tốt!" Rồi bỏ đi ngay.

Tôi vội hỏi bà: "Vé xe lửa về Thành phố Hồ Chí Minh, bao nhiêu tiền?"

Không nhìn lại, bà vừa đi vừa đáp: "23 đồng."

Tôi chạy theo năn nỉ :

"Thưa cán bộ, trại phát cho tôi không đủ tiền mua vé xe, mong cán bộ giúp đỡ."

Không trả lời tôi, bà lại mở to cái 'la-đi-ô" đang mang trên vai, rồi với dáng điệu của một người thi hành công tác của đảng ta giao phó, vừa đi vừa nghe tiếng hát của một ca sĩ nghiệp dư nào đó đang oang oác chửi rủa bọn đế quốc Mỹ, sen đầm quốc tế.

Tôi vẫn không buông tha, bám riết lấy bà công an, để xin giúp đỡ, vì tôi tin tưởng chỉ có một mình bà mới là người có thể cho tôi lên tàu, về Sài Gòn, chắc cũng không khó khăn gì.

Tôi nheo nhéo:

"Thưa cán bộ, mong cán bộ thông cảm cho hoàn cảnh của tôi."

Bà đứng lại, bực mình buông xõng một câu:

"Cái anh ngụy này, tôi đã bảo, không được. Hiểu?"

Nói xong bà quay người thon thót, lang lảng bỏ đi.

Tôi buồn rầu ngồi phịch xuống cái ghế gỗ, thầm nghĩ: "Cán bộ đảng mà buông trôi, khoán trắng thì hỏng việc hết."

CHƯƠNG MƯỜI LĂM

Người Khách Lạ

Tôi đang nhìn quanh, mong tìm được một người quen nào đó, để xin giúp đỡ.

Bỗng nhiên một người đàn ông xuất hiện, đứng trước mặt tôi, ăn mặc rất bảnh bao, ra dáng người tử tế. Tôi đưa mắt quan sát người đàn ông lạ mặt này. Ông ta trạc 40 tuổi, miệng đang phì phèo điếu thuốc thơm đầu lọc, dáng điệu có vẻ lịch thiệp. Nhìn tôi với đôi mắt dịu dàng, ông ta thọc tay vào túi áo, móc ra một gói thuốc "Sơ Mít", trịnh trọng mời tôi:

"Mời ông anh hút với tôi một điếu thuốc thơm."

Thèm một điếu thuốc thơm như thế lắm, song vẫn còn biết tự trọng, nên tôi cười và ôn tồn đáp:

"Cám ơn ông nhiều. Tôi vừa mới hút xong."

Người khách lạ không nài nỉ, bỏ gói thuốc vào túi áo, hỏi tôi:

"Ông anh cần xe về Sài Gòn gấp, phải không?"

"Dạ, vâng."

Người khách lạ đưa hai bàn tay xoa xoa vào nhau, lưng hơi cong về phía trước, mỉm miệng cười tươi:

"Tôi có thể gởi cho ông anh đi nhờ xe tải về Sài Gòn ngay bây giờ."

Tôi mừng cuống quýnh cả chân tay, đứng phắt dậy. Tôi bị cuốn hút bởi người khách lạ này.

"Xin ông giúp cho, tôi thành thật cám ơn ông."

Người khách lạ mỉm miệng cười:

"Xin ông anh đi theo tôi."

Nói xong ông ta rảo bước, tôi hấp ta hấp tấp chụp vội cái ba lô, vừa mang vào lưng, vừa bám theo người khách lạ từng bước một.

Đi một đoạn khá xa, tôi thấy một chiếc xe tải loại lớn, bên hông xe ghi hàng chữ " Công Ty Rau Cải Phú Khánh".

Tôi mừng và nghĩ thầm, sao người khách lạ tốt bụng đến thế!

Ông ta dừng lại, bảo tôi:

"Ông anh đứng đợi đây, chờ tôi thương lượng với bác tài nhé!"

Người khách lạ đến gần lão tài xế xe vận tải, hai bên nói năng, trao đổi những gì, tôi không rõ lắm, vì chỗ của tôi đang đứng cách rất xa chỗ của họ đang bàn bạc với nhau. Sau một hồi khá lâu, tôi thấy người khách lạ vẫy tay bảo tôi đến với họ.

"Bác tài này sẽ cho ông anh về Sài Gòn."

Tôi quay sang gật đầu chào bác tài xế.

"Ông về Sài Gòn hả?"

"Dạ, đúng. Xin bác cho tôi quá giang về Sài Gòn."

"Được, Tôi giúp ông, nhưng ông phải giúp tôi chất mớ rau cải này lên xe, được chứ?"

Tôi nghếch mắt nhìn đống bắp cải nằm ngổn ngang, cao nghều nghệu mà ngao ngán.

Tôi thở dài đáp: "Dạ, được."

Lão tài xế vỗ vai tôi, an ủi:

"Mình làm xong lúc nào, xe chạy về Sài Gòn lúc đó!"

Tôi đặt chiếc ba lô xuống một gốc cây, chuẩn bị vào công việc, người khách lạ liền đưa tay ra, đòi tôi trả tiền công cho hắn:

"Xin ông anh trả tiền 'cò' cho em út."

Tôi đang ngơ ngác, không biết tiền 'cò' là tiền gì, người khách lạ mỉm cười rất đểu cáng, giải thích ngay:

"Tiền công tôi đã môi giới cho ông anh được về Sài Gòn đó!"

Tôi ngao ngán, hỏi hắn:

"Bao nhiêu?"

Hắn cười sàm sỡ:

"Chút đỉnh thôi ông anh. Cho em út 2 đồng lớn."

Tôi móc túi đưa cho hắn 2 đồng. Nhưng bàn tay hắn vẫn còn chìa ra để đợi tôi trả thêm tiền. Thấy tôi chưa hiểu ý, nên hắn giải thích ngay.

"Ông anh bị cải tạo lâu quá nên không hiểu gì cả. 2 đồng lớn là 20 đồng nhỏ đó ông anh ạ."

Biết rõ ràng là mình chỉ còn có 18 đồng, nên bất đắc dĩ tôi năn nỉ hắn:

"Tôi chỉ còn có chừng này tiền, thôi ông lấy hết chỗ này đi."

Hắn cười ruồi:

"Thôi, cũng được. "

Hắn lấy 18 đồng, rảo bước đi nhanh.

Tôi bắt đầu chất rau cải lên xe tải, trong khi đó lão tài xế vừa đứng nhìn tôi lao động, vừa hút thuốc.

Công việc khá mệt nhọc, nhưng vì hơn năm năm lao động cực hình, đã cho tôi sức chịu đựng dẻo dai. Hơn thế nữa tôi cũng cố gắng làm cho xong để sớm về nhà Ba Mẹ tôi, để tìm Phong Lan. Tơi cố gắng hoàn tất công việc với tâm hồn rộn rã.

Khoảng một giờ sau, xong công việc, tôi đang đứng chùi mồ hôi, lão tài xế đến bên tôi thân mật hỏi:

"Anh là tù nhân cải tạo?"

Tôi đáp : "Đúng."

Lão tài xế thở ra, nghiêm nét mặt nói:

"Anh thông cảm, xe của tôi thuộc Công Ty Quốc Doanh, tôi không dám cho anh đi quá giang, vì anh là tù cải tạo. Nếu tôi chở anh, qua trạm kiểm soát của công an, cả anh và tôi sẽ bị bắt ngay, vì chúng ta không chấp hành lệnh của Nhà Nước."

Tôi điếng người, tai lùng bùng khi nghe lão tài xế giải thích lý do, tại sao không cho tôi quá giang xe của lão.

Tôi định tìm lời van xin... Vừa lúc đó lão móc túi ra, đưa cho tôi 10 đồng và nói:

"Tôi trả công anh 10 đồng. Anh vui lòng ra ga xe hỏa hoặc đón xe đò Liên Tỉnh về Sài Gòn cũng được."

Tôi chần chừ chưa muốn nhận tiền thì lão đã nhét mạnh 10 đồng vào bàn tay tôi rồi bỏ đi ngay.

Tôi chạy theo định phân trần, lão đẩy tôi ra và nói:

"Anh thông cảm. Tôi phải đi ngay kẻo trễ giờ, rau cải thúi úng, công ty đuổi tôi, vợ con tôi sẽ đói, mong anh hiểu cho."

Nói xong lão tài xế trèo lên chiếc xe tải, đóng sập cửa xe, nổ máy cho xe chạy, để lại phía sau một luồng khói đen, bốc lên bay cuồn cuộn.

Phản ứng tự nhiên, tôi chạy theo chiếc xe tải một quãng đường khá xa. Tôi cũng không biết tại sao mình lại chạy theo xe như thế, bất giác tôi thấy có cái gì lùng bùng trong cuống họng, đầu óc cuộn lên bao ý nghĩ mông lung ... giữa bầu trời xám xịt.

Đứng chết lặng một lúc không biết phải xử trí ra sao, bỗng nhiên tôi nhớ lại trong trại tù, nhiều anh em kể lại cho tôi nghe, có rất nhiều vợ tù nhân chính trị đi buôn hàng chuyến trên xe đò Nha Trang Tuy Hòa.

Tôi vội ra bến xe khách Tuy Hòa để tìm người quen xin giúp đỡ.

May mắn, tôi gặp được vợ anh Thinh, người tài xế trong đơn vị của tôi trước năm 1975.

Chị cho tôi thêm tiền mua vé xe về Sài Gòn, kịp trong ngày hôm đó.

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

GẶP LẠI PHONG LAN

Mãi đến khi giặc thả về, tôi gặp lại Phong Lan trong một hoàn cảnh thật đáng thương.

Đêm hôm đó, chuyến tàu Thống Nhất 1, dừng lại tại ga Tháp Chàm, để tránh đoàn xe Thống Nhất 2 từ Sài Gòn ra Hà Nội.

Tôi ngồi chờ hai đoàn xe chuyển đường cho nhau, và lòng nôn nóng.

Tôi, người tù trở về từ cõi chết, tóc điểm sương lốm đốm, da mồi, mà hình hài là một tên lính thua trận, mất chiến trường, đành phải giã từ vũ khí, vết hằn của màu thời gian đã thoáng về trên đuôi mắt. Bơ vơ!

Trên chuyến xe lửa đêm đó, tôi thấy nhớ Phong Lan với nỗi buồn không tên. Hình ảnh Phong Lan với đôi má ửng hồng, hây hẩy dưới nắng Sài Gòn tươi thắm, đã theo tôi trong suốt chuyến xe lửa về Sài Gòn tìm nàng.

Tôi nhìn xuống sân ga, người qua kẻ lại tấp nập. Hàng rong mời khách mua hàng khắp các toa xe. Bỗng một thiếu nữ đưa mấy điếu thuốc mời tôi.

Thoáng chốc khuôn mặt Phong Lan ẩn hiện trong chiếc nón lá tả tơi.
- Trời ơi! Chuyện gì thế?

Tôi hét to:
- Phong Lan hả!

Nàng ngẩn ngơ trong giây lát, rồi cũng hỏi thật lớn:
- Anh đó hả? Anh Thanh!

Trời ơi! Phong Lan của tôi ngày nào, trong chiếc áo dài trắng xóa, tung tăng trong gió lộng, chiều về, mà nay sao ra nông nỗi thế này!

Tôi chồm người xuống, cầm tay Phong Lan, hỏi:
- Em làm sao thế?

Nàng không trả lời, vội vàng hỏi tôi:
- Thanh! Anh được về rồi hả? Tụi nó thả anh về rồi ... hả?

Tôi không nói nên lời, chỉ gật đầu, tỏ ý, mình mới được thả về!

Một hồi còi huýt dài, giục giã, báo hiệu cho hành khách biết xe lửa sắp sửa chuyển bánh.

Thoáng chốc như một con se sẻ nhỏ, nàng trèo nhanh qua khung cửa toa xe. Phong Lan ngồi sát bên cạnh tôi, mừng rỡ, nói huyên thuyên, không quan tâm gì đến hành khách đang ngồi bên cạnh.

Nàng như vừa không tin, tôi được thả về thật, vừa ngơ ngác như trong mơ, nên hỏi:
- Anh về luôn hả? Họ thả anh về rồi hả?

Tôi gật đầu.

Nàng nhìn chiếc ba lô tôi kẹp trong hai chân, như tài sản của tôi, còn sót lại trong cuộc chiến này.
- Anh mới được thả ra hả?

Tôi thản nhiên, gật đầu và hỏi:
- Có tin tức gì của ba má anh không?

Nàng đáp:
- Chú thím đã mất hết rồi!

Tôi đau buốt như kim châm, mủi lòngchỉ muốn khóc, cho thỏa cơn muộn phiền!

Tôi ngồi lặng thinh, nghẹn ngào, không nói được một lời.

Buồn làm sao có thể diễn tả được. Tôi gục đầu vào vai nàng, che không cho Phong Lan thấy giọt nước mắt lưng tròng. Cảnh vật mờ nhòa.

Khung trời kỷ niệm ấp ủ xa xưa tràn về như một cơn lốc, với tư dinh có Ba chàng, giọng nghiêm nghị, Mẹ chàng thanh cao với Phong Lan, gia sư xinh đẹp.

Nàng nắm chặt tay tôi, rất đỗi ngạc nhiên mừng rỡ vì cứ ngỡ rằng tôi đã chết. Lúc bấy giờ, lòng tôi rộn lên niềm vui vì bất ngờ gặp lại được Phong Lan, dù trong hoàn cảnh thê thảm như thế này!

Một chập lâu sau, tôi hỏi:
- Em làm sao thế! Sao ra nông nỗi như thế này?

Nàng kể:
- Chú và anh bị bắt cùng một đêm. Thím bị bắt sau đó vài ngày.

Riêng em bị đuổi ra khỏi Pharmacy, sau khi họ lập biên bản tịch thu toàn bộ thuốc men, kể cả quần áo, vòng vàng, trang sức mà em đã cất giấu ở căn hộ phía sau. Em bị đuổi ra khỏi nhà mà không được mang theo bất cứ thứ gì. Với hoàn cảnh như vậy, em ra đi với hai bàn tay trắng, không có lấy một đồng, nên em phải đành trở về Tháp Chàm, ở nhờ nhà của một bà cô họ và bán thuốc lá lẻ mưu sinh như anh đã thấy!

Khi hiểu được câu chuyện về thảm cảnh gia đình, và của Phong Lan, tôi ngồi ngây người bất động, không nói được một lời an ủi nào, tâm tư chùng xuống, nghe buốt giá.

Nàng hỏi:
- Anh định về đâu đêm nay đây?

Tôi không do dự, đáp nhanh:
- Về tư dinh của Ba Mẹ.

Nàng cười cay đắng:
- Tư dinh của chú thím còn gì nữa? Họ đã tịch thu rồi! Hiện nay, tư dinh đó đã là tư gia của một cán bộ từ Bắc vào. Anh đừng về đó, sẽ gặp rắc rối thôi!

Tôi buồn nản, thở dài:
- Nhưng dù sao, anh cũng phải về đó, để nhìn lại căn nhà xưa, rồi muốn ra sao thì ra!

Phong Lan và tôi dự định sẽ trở về thăm căn nhà cũ ở Sài Gòn.

Trên chuyến xe lửa đêm hôm đó, tôi nhìn xuống một thung lũng trải rộng dưới chân đồi. Tiếng bánh sắt của con tàu nghiến trên đường rầy nghe kìn kịt, kéo lê, buồn thảm.

Rồi chúng tôi cũng đến Sài Gòn lúc tờ mờ sáng. Những con đường rộn rịp của ngày xưa, nay không còn nữa. Ngay cả nắng của Sài Gòn cũng không còn chợt mát mà nắng Sài Gòn gay gắt, buồn tênh.

Những ngã đường bước vào thành phố chỉ còn là những hợp tác xã, những cửa hàng quốc doanh, những đồn công an im ắng như đang de dọa, lý lịch của tôi, một công dân không được xếp hạng.

Tháng ngày bình yên không còn nữa. Những biểu ngữ với ý nghĩa "tự do'' báo hiệu cho sự hiện diện của 'ngục tù cộng sản.'

Người ta đã đặt tên những cái đồng hồ 'tự động' bằng danh từ mới, kêu hơn, kách mệnh hơn: Đồng hồ không người lái". đồng hồ 2 cửa sổ'.

Cà-phê phin thì được mệnh danh: 'Cà phê 2 tầng hay cái nồi ngồi trên cái mũ cối'

Giầy da bóng loáng đã bị vứt vào một xó xỉnh nào đó, mà đường phố được phô trương, trang điểm bằng những đôi dép râu, với mưu toan lội qua đại dương, để giải phóng Đế Quốc Mỹ.

Ngôi nhà ba mẹ tôi ngày trước, có hàng bông giấy tím trên vòm cửa ngõ ở vệ đường. Trong sân có cây hoa sứ trắng, mùa hè hoa nở nụ vàng và chỉ vài hôm sau hoa nở li ti, trắng xóa cả khu vườn rồi bông rụng đầy sân.

Đây là nơi tôi đã mong mỏi bao năm tháng trong tù, để trở về.

Thật ra, tôi biết ngôi nhà không còn nữa, đã khác hẳn ngày xưa, lúc nó đang còn là ngôi nhà khá rộng, có sân trước vườn sau. Quanh nhà được bao bọc bằng tường gạch, quét vôi vàng đậm. Giữa sân có cây mai núi, già cỗi, thân cây sần sùi mà mỗi khi Xuân về Tết đến, hoa vàng nở rộ, ẩn hiện sau rặng cây xanh.

Từng tàng chùm ruột chua, nặng trĩu gọi mời và dưới gốc cây trứng cá bóng mọng, có cái lu thật bự, để các thím lính hứng nước, vo gạo nấu cơm hay cac thím lấy nước đó tưới mấy cây bạc hà bụ bẫm, sum sê lá cành, nhưng sao lòng tôi vẫn muốn xin một lần, cuối cuộc đời, chỉ được đứng lặng thinh, lén nhìn lại ngôi nhà cũ trong tức tưởi bồi hồi…

Nhà ba mẹ tôi bây giờ rất xa lạ, lồ lộ cửa sắt đóng kín mít nhìn ra mặt đường.

Tôi lặng thinh đứng yên trước cổng, nước mắt ran rát quanh mi.

Tôi muốn van xin người chủ mới, cho phép tôi đi một vòng quanh khu nhà, để tìm lại dấu vết xa xưa của những năm tháng cũ và biết đâu trên những vết tường của sân sau, còn những dòng chữ rêu phong, tên của gia sư xinh đẹp, Phong Lan, còn ẩn hiện nơi đó!

Tôi đứng tần ngần hồi lâu, nếu có bấm chuông điện, cũng không ai cho tôi vào thăm lại ngôi nhà xưa. Ngôi nhà đã có chủ mới!

À, phải rồi, chính đôi mắt to, đen lay láy như hai viên bi của vùng trời huyền thoại của Phong Lan đã thôi thúc tôi tìm về đây.

Tôi nhìn Phong Lan:
- Phải rồi! Bóng dáng của Phong Lan với bờ vai thon, tóc xõa dài trên lưng em như một dòng suối đang chảy về tim tôi, từ những năm tháng xa xưa đó, nên tôi đã tìm về đây, chính là em, là Phong Lan đó!

Tôi dìu Phong Lan bước đi và dừng lại, đứng tần ngần trước ngôi nhà kỷ niệm mà ngày xưa Phong Lan đã cư ngụ cùng gia đình tôi.

Phong Lan buồn buồn rơi nước mắt:
- Mình đi thôi anh! Vô thường mà!

Mình đã đánh mất ngôi nhà này rồi! Hy vọng nay mai mình sẽ có căn nhà Màu Hồng khác!

Tôi hơi ngường ngượng và bước theo chân Phương Lan.

Ngôi nhà này, trước đây, chúng tôi đã chia tay nhau, có cả nước mắt và những lời hẹn ước mai sau. Ở đó, có hương nồng của vòng tay ôm em. Bây giờ, tôi trở về sau 6 năm bằn bặt nhớ thương.

Tôi nghẹn ngào gọi tên Phong Lan.

À, tôi biết rồi, tiếng gọi thất thanh của tôi là nỗi nhớ Phong Lan triền miên.

Tôi hối hả tìm về đây để thăm lại căn nhà cũ hay vì bóng dáng Phong Lan, đã thôi thúc tôi tìm về.

Dư âm của nỗi nhớ vẫn cuồn cuộn ở một ngăn kéo, nơi cánh cửa, bức tường, chậu hoa …vẫn còn vương vãi khắp xương tủy tôi.
À, tôi biết rồi, chính cái kẹt cửa trong xó vườn, nơi đó đã có lần tôi ghì chặt Phong Lan trong một đêm đầy trăng sao. Và cũng chính tại nơi đó chúng tôi đã cùng nhau hẹn ước. Nơi đây, tôi đã lớn lên, và chỉ có nơi này, lần đầu tiên, tay tôi mới được đặt nhẹ trên bàn tay nhỏ xíu của Phong Lan. Và đêm trăng đó, tôi đã nâng bàn tay nàng và cắn nhẹ các ngón tay nhỏ, trắng và dài như búp măng non mới mọc.

Tôi tìm về vì mọi thứ, vành trăng khuya, mưa đêm thơm mùi hoa cúc, mùa hè nồng cháy da, rồi cơn mưa thật lạ tràn về, đổ sụp làm mất nhau và mãi đến sáu năm sau, năm 1980 tôi mới tìm lại được Phong Lan đây.

CHƯƠNG MƯỜI BẢY

CHUYỆN ĐI THĂM NUÔI CHỒNG

Phong Lan với cái thùng gỗ nhỏ đựng một mớ thuốc lá lẻ, còn tôi với một chiếc ba lô lính, chúng tôi đi lang thang một lúc thật lâu, khắp các vĩa hè Sài Gòn.

Sau đó, chúng tôi mới chợt nhớ ra là chúng tôi đã không biết mình đi đâu.

Phong Lan hỏi tôi:
- Mình đi đâu đây, anh?

Tôi ngập ngừng:
- Anh cũng không biết nữa? Mình phải đi đâu bây giờ?

Một chập lâu sau, tôi hỏi Phong Lan:
- Theo ý em thì sao? Mình nên đi đâu bây giờ?

Phong Lan nhíu mày suy nghĩ một lúc lâu, rồi ngập ngừng nói:
- Hay là mình tìm về nhà Cậu Mợ Tư ở Suối Dầu, xem sao đã?

Tôi ngập ngừng một chập lâu sau rồi đáp:
- Nghe nói nhiều người sau năm 1975, đã vượt biên ra nước ngoài không biết Cậu Mợ Tư đã có đi vượt biên hay không? Nhưng tốt nhứt mình nên đến đó xem sao?

Nàng nhìn tôi, vui vẻ đáp:
- Anh quyết định như vậy, đúng đó! Mình nên đến đó thử xem sao?

Cả hai chúng tôi cùng đồng tình như thế, nên chúng tôi quyết định mua vé xe lửa 'tàu chợ' để đi Nha Trang.

Từ nửa đêm hôm qua tới giờ, cả hai chúng tôi chưa có ăn thứ gì, nên bụng ai cũng cồn cào.

Phương Lan mua một ổ bánh mì có nhận thịt và một ổ bánh mì không.

Nàng nhường cho tôi, ổ bánh mì nhận thịt, còn nàng ăn ổ bánh mì không.

Nàng nói:
- Anh ăn ổ bánh mì nhận thịt đi, để bồi bổ sức khoẻ, để em ăn bánh mì không cho. Em quen như thế này, mấy năm nay rồi, không sao đâu!

Tôi nói:
- Anh nghĩ dù em không ở một trại tù nhỏ như anh nhưng em cũng đã bị đọa đày trong một nhà tù lớn của cả nước. Như vậy thi anh và em cũng đói khổ như nhau thôi. Vậy chúng ta chia hai, nửa ổ này, nửa ô kia, ai cũng ăn bằng nhau, đồng cam cộng khổ mà.

Chúng tôi chia nhau, nhai ngấu nghiến bánh mì tại sân ga Hòa Hưng để chờ chuyến tàu Chợ về ga Nha Trang.

Phong Lan hỏi tôi:
- Ai đi thăm nuôi anh trong thời gian anh ở tù?

Tôi nhìn Phong Lan như trách móc sao nàng không giúp đõ gì tôi trong thời gian tù tội như vậy?

Tôi đáp: - Ba Má anh cũng bị tù, rồi chết trong trại tù, Còn lại một mình em nhưng em đã không đi... thì còn ai mà anh chờ mong nữa?
- Anh thông cảm! Hồi đó em có làm đơn xin đi thăm nuôi anh vài lần nhưng đều bị từ chối vì giữa anh và em không có giấy tờ gì chứng minh có quan hệ mật thiết với nhau: Khai là vợ xin thăm nuôi chồng: họ đòi xuất trình Giấy Chứng Nhận Hôn thú.
- Xin em gái hay chị gái đi thăm nuôi: Họ đòi xem Giấy Khai sinh của hai người.

Họ còn giải thích thêm, chỉ có vợ chồng, cha mẹ ruột, chấp hành tốt chủ trương đường lối tốt của chính quyền địa phương, mới được chấp thuận cho đi thăm nuôi. Do đó em đành bó tay thôi. Hơn thế nữa em cũng không có tiền để đi thăm nuôi anh, mà nếu có tiền em cũng không biết anh đang bị tù tại nơi nào? Bắc hay Nam? Nên em đành chịu thua thôi, mong anh thông cảm!

Tôi ngao ngán cho thân phận tù đầy của mình.

Cuối cùng chúng tôi cũng đến Suối Dầu Nha Trang, tìm đến trại nuôi gà của Cậu Mợ Tư tôi, thì Trại Gà đã biến thành Hợp Tác Xã Chăn Nuôi Gà của Tỉnh Khánh Hòa rồi.Tìm được Cậu Mợ Tư tôi, hai vợ chồng đã trở thành xã viên như mọi người xã viên khác.

Tôi được Cậu Mợ Tư cho một ít tiền để làm vốn sinh nhai và chúng tôi trở thành Phường Phe Phẩy - Mua Gian Bán Lận và là công dân hạng hai của đất nước tôi.

Chúng tôi sống không nhà không cửa trên quê hương, nơi chúng tôi đã sinh ra và lớn lên trên Thành Phố Biển - Nha Trang! - Khánh Hòa! Việt Nam!

Duy Xuyên
Tacoma
Tháng 4 năm 2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét