Vu lan Rằm tháng Bảy tôi tham dự chương trình Bông hồng cài áo và lễ kỳ siêu chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn trước Đại Hùng Bửu Điện Trung tâm Văn hóa Chùa Di Lặc. Trong không khí trang nghiêm thanh tịnh, lẽ ra tôi dễ dàng định tâm thiền tọa, nhưng dường như trong tiềm thức vô tận đang quay lại thước phim của mùa báo hiếu năm xưa…mình bị còng tay tống vào bốn năm tù mà không có tội tình gìđể ghi trong tờ lệnh tạm tha! Lúc bấy giờThầy Quảng Ba (hiện nay là Hòa Thượng Thích Quảng Ba, trù trì Tu viện Vạn Hạnh, Úc Đại Lợi) cùng trại gian Kim Sơn an ủi tôi rằng, “Giá trị của một con người không phải là khi họ đang ở vị trí thuận lợi mà là khi họ đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ nhất”. Có lẽ những lời khuyến tấn ấy mà tôi cùng sống với nhiều vị sĩ quan cao cấp cũng như những anh tù hình sự thật hài hòa dù mình là người tù chính trị trẻ nhất trong trại Cải tạo Kim Sơn.
Sau khi Sài gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì Uỷ Ban Quân Quản Thành Phố đưa ra lệnh cho các quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa phải trình diện để đi “Học Tập Cải Tạo”. Thông báo rằngHạ sĩ quan và nhân viên chính quyền từ chủ sự trở xuống học tập ba ngày, cấp bậc phó quận trưởng, trưởng ty, cấp úy, thì mỗi người phải mang theo giấy bút, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong mười ngày kể từ ngày trình diện. Cấp chỉ huy từ giám đốc trở lên, sĩ quan từ cấp tá, các dân biểu nghị sĩ, các lãnh tụ đảng phái thì thông cáo ra lệnh mang theo giấy bút, vật dụng cá nhân, số tiền là 13,000 đồng đủ cho việc ăn uống trong 30 ngày kể từ ngày học tập đầu tiên. Thông cáo nói rõ là Nhà hàng Ðồng Khánh sẽ phụ trách việc ăn uống…!
Thế là thời kỳ lịch sử“Tù Ðầy Cải Tạo” bắt đầu. Sau khi đã bước vào trại tù cải tạo thì ngày ra dường như vô tận vì một số thiệt mạng, hầu hết tiếp tục tù đầy cho tớimười lăm hay hai mươi năm sau.Theo bản tường tình của Aurora Foundation năm 1983 do bà Ginetta Sagan và ông Stephen Denney thực hiện thì có hơn một triệu người đã đi cải tạo mà rất ít được về sau thời hạn ba năm. Trên toàn lãnh thồ Việt nam vội vàng xây trên 150 trại cải tạo. hàng triệu quân dân cán chính Việt nam Cộng Hòa bị tù đày vô thời hạn tính đến năm mà bảng tường trình này đang nghiên cứu.
Nhiều tù nhân thắc mắc về thời gian cải tao khi bị giam cầm suốt sáu bảy năm là “chính sách 12 điểm của chính phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam thì sau ba năm chúng tôi được trả tự do để đoàn tụ với gia đình” thì được Bộ Nội Vụ Cộng Sản Việt nam trả lời rằng “Chính Phủ Cộng Hòa miền Nam tức là Mặt Trận Giải Phóng Miền Namđâu có phải là Chính Phủ Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa; vả lại chính phủ Cộng Hòa Miền Nam không còn tồn tại thì những gì chính phủ ấy quy định cũng không còn tồn tại.
Sự dối trá lừa lọc của Cộng Sản đối với chính đồng bào của mình là hậu quả mà đất nước gánh chịu đau thương, tủi nhục và lạc hậu suốt gần năm mươi năm vừa qua. Hơn một triệu quân dân cán chính Việt nam Cộng Hỏa với chất xám đã qua đào tạo bậc đại học mà bị nhốt vào lò, chẳng những không cho sinh tố mà liên tục ngày đêm khủng bố trong suốt đời tù tội thì có phải là sự lãng phí khủng khiếp cho nền kinh tế đáng lỳ thành con rồng sau khi thống nhất đất nước. Chưa hết, đến con em của họ bị rào cảng bởi lý lịch ba đời, thành phần giai cấp cũ mới, đẩy đi sinh kế nơi vùng kinh tế mới đầy bịnh tật, hiểm nguy, cướp nhà, đánh tư sản, đồi tiền, tịch thu ruộng đất là những chứng tích thù hận đầy dã man áp đặt trên đôi vai của người dân chính là đồng bào ruột thịt của mình.
Nhiều đêm tôi tự hỏi, trên mảnh đất cha ông để lại với biết bao thế hệ truyển thừa, tổ tiên chúng ta có lòng nhân không biên giới, vô hạn nơi không gian và thời gian. Tổng thống Hoa Kỳ George Washington năm 1776 tuyên bố một câu nổi tiếng: “Gươm đao là giải pháp cuối cùng để bảo vệ sự tự do của chúng ta, vì thế phải là vật đầu tiên cần phải dỡ bỏ khi sự tự do ấy đã được thiết lập vững vàng”.
Là con dân Việt nam, chúng ta có thể tự hào nói rằng: tổ tiên ta đầy lòng nhân từ, độ lượng khoan dung mà ít có dân tộc nào sánh bằng. Thí dụ quân Nguyên Mông sang xâm chiếm nước Đại Việt ba lần, lần thứ nhất (1257), lần thứ hai (1285), lần thứ ba (1288), đi đến đâu chúng cũng tàn phá, giết chóc hủy diệt dã man, khai quật cả lăng mộ vua Trần Thái Tông, khiến cho ruộng đồng khô cháy, cây cối eo xèo, dân tình đói khổ. Ấy vậy mà khi giặc Nguyên Mông thua, hầu hết các tướng soái như Tích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Ðường Ðột Ngãi, Mai Thế Anh, Xầm Ðoan, A Thái, Diêm Nguyên Soái v.v... cùng sáu vạn quân Nguyên bị bắt đều được vua nhà Trần khoan hồng, cấp lương thực phương tiện cho trở về nước. Riêng những quan chức triều đình từng đầu hàng giặc hoặc chỉđiểm cho ngoại bang, vậy mà khi thanh bình Vua cho xóa hết những bằng cớ Việt gian hầu làm cho trên dưới đồng lòng mà không còn nghi ngờ sợ sệt.
Ðầu thế kỷ thứ mười lăm thì quân Minh sang cướp nước Đại Việt, từ những năm 1407 đến 1425 thì sự tàn bạo và dã man còn vượt xa quân Nguyên. Mười năm kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi cùng Nguyễn Trải và nghĩa quân phải nằm gai nếm mật, nhọc nhằn, đói rét và chết chóc hàng vạn sinh linh, thế mà khi chiến thắng quân thù năm 1427 thìtriều đình nhà hậu Lê hạ lệnh cho quân dân tỉnh Bắc Giang, Lạng Giang sửa cầu đắp đường, lại còn hạ lệnh cho đạo lộ quân thủy nỗ lực chuẩn bị thuyền bè, buồm chèo lương thực đầy đủ để đưa quân Minh về Tàu. Tất cả các tướng chỉ huy nhà Minh bị bắt trong cuộc chiến đều được thả cho ăn uống no say và tự do quay về bổn quốc.
Những thời vàng son với bao chiến thắng lẫy lừng như vậy đều do các vương triều hùng mạnh, đứng đầu bởi các vị hoàng đế anh minh sáng suốt, lại thiết tha chiêu lập hiền tài bằng mọi biện pháp như mở khoa thi cử, tiến cử, phát hiện và mời gọi nhân tài, thưởng phạt nghiêm minh rõ ràng, không định kiến thiên vị... cùng với tinh thần phục vụ dân tộc vô điều kiện. Đó chính là nguyên nhân khiến các ngài đã tập hợp được lực lượng hùng hậu, làm nên bao chiến công huy hoàng, đánh thắng những quân đội thiện chiến, hung dữ nhất thế giới thời đó khiến cho quân thù cũng phải nể sợ không dám nghĩ đến mộng xâm lăng tiếp theo.
Đó là tinh thần Việt đạo, văn hoá và chất người của dân tộc Việt nam, ngược lại những điều này là bọn ngoại lai vong bản, bọn nô dịch những chủ thuyết vô nhân, bọn cõng rắn cắn gà nhà sống trên xương máu và nước mắt của chính đồng bào ruột thịt mình. Những quốc gia Cộng sản do những con người máu lạnh cai trịđãtừng giết trên một trăm triệu người suốt thế kỷ 20 mà số thông kê từ của những tổ chức nhân quyền quốc tế ghi rõ nào Vladimir Lenin, Joseph Stalin, Mao trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành, Fidel Castrol, Pol Pot v.v.. Những kẻ hậu thế này chưa một lần học được bài học nội chiến Hoa Kỳ đề cho dân họ bớt đổ máu, bớt đau thương và tủi hờn, căm tức.Chúng ta cùng học bài lịch sử về cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861.
Thời kỳ đó, nước Mỹ gồm các tiểu bang Ðông Bắc có thủ đô Hoa Thịnh Ðốn chủ trương giải phóng nô lệ. Tổng thống Hoa Kỳ là Luật Sư Abraham Lincoln tuyên bố quốc gia không thể có hai luật pháp là một nửa có nô lệ, một nửa thì không.Quân chính phủ miền Bắc gọi là quân đội Potomac, lấy tên của dòng sông diễm lệ chạy qua thủ đô. Các tiểu bang miền Nam sống về canh nông quyết đòi giữ lại chế độ nô lệ để khai thác cho nông nghiệp. Tổng thống miền Nam là ông Davis. Thủ đô là Richmond và quân đội do tướng Lee chỉ huy được gọi là quân đội Virginia.Nội chiến xảy ra trong hai nhiệm kỳ của ông Lincoln từ 1861 đến 1865 với nhị vị tướng quân chỉ huy sau cùng là Ulysses S. Grant của miền Bắc và Robert E. Lee của miền Nam. Khi cuộc chiến Nam Bắc bùng nổ, nước Mỹ chia đôi. Mười một tiểu bang miền Nam ly khai với chín triệu dân và thêm bốn triệu dân nô lệ da đen. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ còn lại hai mươi mốt tiểu bang miền Bắc với hai mươi triệu dân.
Tướng Robert Lee nguyên là tướng lãnh của quân đội liên bang Hoa Kỳ nhưng gốc người miền Nam. Ông đã từng là chỉ huy trưởng trường West Point.Tháng 4-1861 khởi chiến Nam Bắc, Robert Lee được đề nghị chỉ huy quân đội miền Bắc nhưng ông không nhận và xin từ nhiệm để về đầu quân miền Nam tại Richmond, tiểu bang Virginia vìkhông thể quay lưng với nơi ông đã sinh ra và trưởng thành.Cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ, tan nát các đô thị miền Ðông và vùng Virginia. Quân đội Nam Bắc với quân phục màu xanh và màu xám chém giết lẫn nhau, những cái chết đau thương và anh hùng của cả hai bêncùngnhững mối tình bất hủ, tràn đầy hình ảnh thương tâm là bức tranh tổng thể của cuộc nội chiến tương tàn.
Bài họckhởi nguyên từ câu chuyện đầu hàngvề vị tướng phe bại trận miền Nam lại được chiêm ngưỡng nhiều hơn cả phe thắng trận.Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 cách nay đúng 158 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với ba quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam hết đường tháo lui.Bộ tham mưu của Tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng Tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho Tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt.
Ông Grant nhận được thư hết sức vui mừng,vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận.Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, Tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau Tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.
Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi Tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem gia súc từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ cấp như lính miền Bắc.Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.
Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử, bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình Tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng vẫn là một người Mỹ bị sỉ nhục.Thực vậy, giờ đây tất cảviện bảo tàng đã nói rằng dù hình ảnh của miền Nam hay miền Bắc, lịch sử không muốn ghi lại những hành động xấu xa của bất cứ phe nào.Ở đây là nơi lưu giữ hình ảnh của các anh hùng hai miền, đặc biệt là hình ảnh của phe bại trận lại được lưu ý hơn cả phe chiến thắng. Lá cờ rách của miền Nam thua trận treo tại thủ đô Richmond bây giờ lại là bảo vật hào hùng của bảo tàng viện ghi dấu đầu hàng. Hình Tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón, ký tên xong ra về được binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào vô cùng uy dũng.
Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Lee High Way, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng, bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ, bài học của người lính dũng cảm trong chiến tranh, và bài học người quân tử của thời hậu chiến.Trong cuộc nội chiến này, sau cùng được thua thì cũng vẫn là nước Mỹ và người Mỹ.
Thêm bài học nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ phe chiến bại tại Hoa Kỳ cho ta một suy ngẫm lớn.Nước Mỹ có một nghĩa trang quốc gia nổi tiếng khắp thế giới, đó là nghĩa trang Arlington, nghĩa trang chính thức của liên bang Hoa Kỳ, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam.Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe miền nam và trên đó luôn có lá cờ gạch chéo đã một thời tung hoành trên chiến trường.Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền Bắc ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial.
Năm 1900 tức là gần 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và các liệt sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài. Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng một thiếu phụcao 32 feet tượng trưng cho miền Nam. Ðây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận có con trai hy sinh cho cuộc chiến.
Trên đời này vết thương nào cũng phải được hàn gắn, nhất là vết thương lòng. Nước Mỹ đã có những bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh chấm dứt để chấp nhận và tôn trọng người bại trận như những anh hùng.Trong chiến tranh và hậu chiến luôn cần có các nhà lãnh đạo, các tướng lãnh quân tửđể biết xưng tụng các bậc anh hùng trong hàng ngũ kẻ thù, biết nâng người xuống ngựa và biết tôn trọng các tử sĩ của hàng ngũ đối nghịch. Nước Mỹ ngày nay hùng mạnh không phải vì tiền rừng bạc biển mà vì biết trân quý giá trị đối nghịch.
Còn đất nước Việt nam ngày nay thì sao? Nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Biên Hòa bây giờ như thế nào? Cộng Sản dám công nhận Lá cờ Vàng ba sọc Đỏ là di sản lịch sử quốc gia?. Nhìn vào đó biết nhân cách khá ghê tởm của bọn đao thủ phủ bắc bộ Hà Nội với đầu óc đầy dẫy sự u mênghi kỵ, dối trá, sợ hãi và vô nhân.Trước khi chết, Tổng Thống Lincoln đã nói: “Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai từ bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại đã ngã xuống”. Ðây là những suy ngẫm mà chiến tranh, giết người, đốt nhà, nồi da nấu thịt và sau đó là hành xử của người chiến thắng biết tôn trọng giá trị của kẻ thùđem lại cho thế hệ nối tiếpbài học thiên thu.
Như
Ninh Nguyễn Hồng Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét