Cuối Tuần Lễ Lao Động 2023, Bắc Cali Có Gì Lạ?
Giới Thiệu Một Sinh Hoạt Lành Mạnh, Giáo Dục, Vui Chơi, Độc Đáo, Tổ Chức Quy Mô, Chẩn Bị Hơn Cả Năm Nay: Chào Mừng Trại Hướng Đạo Đồng Tâm 6!
Lời nhắn:
Thân nhờ Trưởng “ Hà Mã Hiền Hòa” giúp đăng thông báo này trên báo TM & Các phương tiện truyền thông, các thân hữu, các nhóm email, mà anh chuyển đến được.
Đa tạ
TM Hướng đạo Bắc California
Nguyễn mạnh Kym
Labor Day Weekend 2023, Bắc Cali, Có Gì Lạ?
THÔNG BÁO TRẠI ĐỒNG TÂM Vl
Thưa quý Trưởng, quý Phụ Huynh và các em Hướng Đạo Sinh thân mến,
nhân dịp lễ Labor Day Weekend, từ Sept 1 - Sept 4, 2023 Hội Đồng Hướng Đạo Việt Nam Tây Bắc Hoa Kỳ sẽ tổ chức một kỳ trại họp bạn tại San Leandro County Park nằm ở phía Nam San Jose, King City, Monterey County, cách San Jose khoảng 100 miles, rộng hàng trăm mẫu, có hàng trăm khu đất trại dưới rừng cây bóng mát và có nhiều toà nhà dành cho Trưởng Niên, một nơi lý tưởng cho kỳ trại của chúng ta, có thể chào đón hơn 2,000 trại sinh từ khắp mọi miền về tham dự.
Thân gởi lời mời đến tất cả các Liên Đoàn, Làng, Xóm, gđ Bách Hợp, HĐ Trưởng Niên, các anh chị em HĐ và các bạn bè ở khắp mọi nơi về tham dự và cùng góp một tay làm cho kỳ trại này thật vui trong tinh thần đoàn kết "Hướng đạo sinh là bạn khắp mọi người và xem hướng đạo sinh nào cũng như anh/chị em"
Chủ đề của trại: "CHUNG MỘT ĐƯỜNG ĐI."
BTC trại Đồng Tâm rất mong tất cả các em Hướng Đạo Sinh và các anh chị em HĐ xa gần thu xếp thời gian về vui chơi, chung một mái nhà
TRẠI ĐỒNG TÂM Vl.
Địa điểm trại:
San Lorenzo Regional Park Campground
1160 Broadway
King City, California 93930
Mọi chi tiết về trại Đồng Tâm Vl xin liên lạc:
1. Trại Trưởng: Tr. Thái Nguyễn thainguyen.dongtam6@gmail.com408-596-4320
2. Trại Phó / Program Director: Tr. John Huỳnh (LĐDH)
3. Ghi Danh: Tr. Stacy Trương (LĐDH)
4. Ban Thủ Quỹ: Tr. Hai Nguyen (LDDH) &
5. Ban Cố Vấn: Tr. Lưu Vĩnh Thái cùng toàn thể Ban Cố Vấn Hội Đồng HĐVN TBHK
6. Ban Thông Tin Báo Chí: Tr. Nguyễn Mạnh Kym
7. BTC xin tiếp nhận ý kiến đóng góp và sự hổ trợ về mọi mặt của quý Trưởng, quý Phụ Huynh và các em HĐS xa gần. Xin gởi email về: traidongtam6@gmail.com
8....nhiều chi tiết về trại sẽ được bổ sung thêm trong những ngày nhập trại.
Trân trọng kính gởi lời mời đến toàn thể các anh chị em HĐ.
Thân chúc toàn thể gia đình Hướng Đạo Việt Nam một mùa lễ an vui và hạnh phúc!
Thay mặt BTC
TABTT (Thân Ái Bắt Tay Trái!)
Trại trưởng Tr. Thái Nguyễn
Nhìn Lại Trại Đồng Tâm 5 Hướng Đạo Việt Nam tại Bắc California
(Lê Bình)
-Mỗi năm vào mùa Hè là thời gian của các học sinh vui chơi giải trí sau một năm học. Có rất nhiều sinh hoạt lành mạnh, bổ ích dành cho thanh thiếu niên. Trong số những sinh hoạt đó là đi cắm trại. Có nhiều đoàn thể tổ chức trại hè cho các em, và hướng đạo là một trong những đoàn thể đó.
Vào ngày Lễ Lao Động (Labor Day) các đoàn hướng đạo đã có những cuộc cắm trại dài ngày. Các em các em Hướng Đạo Sinh (HĐS) Mỹ gốc Việt tại miền Bắc California đã tham dự kỳ trại 3 ngày tại San Leandro Park, King City.
Kỳ trại Hè mang tên Đồng Tâm 5 đã diễn ra từ ngày thứ Sáu 1/9 đến thứ Hai 4/9/2017.
Ngày thứ Sáu 1/9 dành riêng cho Ban Tổ Chức, các huynh trưởng đã đến đất trại để chuẩn bị. Sáng ngày thứ Bảy 2/9/2017 lúc 7:30 am các em nhập trại. San Leandro County Park nằm ở phía Nam San Jose, King City, Monterey County, cách San Jose hơn 100 dặm Anh; rộng hàng trăm mẫu, có hàng trăm khu đất trại (campsites), và có chỗ cho hàng trăm xe cắm trại RV (Recreational Vehicle), rừng cây bóng mát, sân cỏ êm ái, sân chơi, nước uống, nhà vệ sinh…đất trại nằm gần xa lộ, một nơi lý tưởng cho những kỳ trại dài ngày.
Một chiếc cổng chào mang 2 chữ ĐT (Đồng Tâm) và các huy hiệu của các đơn vị tham dự được Thanh đoàn 216 (Lâm Viên) dựng lên. Sân khấu lộ thiên, vòng lửa…v.v. đã sẵn sàng. Xe chở đoàn sinh tấp nập đổ về đất trại. Có tất cả 7 liên đoàn tham dự: Âu Lạc, Bách Việt, Diên Hồng, Lạc Việt Sacramento, Phù Đổng, Ra Khơi, Rạng Đông, với tổng số HĐS khoảng gần 500 em, và phụ huynh khoảng 400 người. Các đoàn được phân chia đất trại theo số người tham dự. Các em HDS bắt tay vào việc làm thủ công cho trại. Các chiếc cổng nhỏ, thủ công trại là những chiếc gậy ngắn, những đoạn dây nhỏ nối vào nhau làm thành chiếc cổng tiểu trại.
Buổi chiều đầu tiên là những trò chơi, trong đó có đua xe đạp chậm, di chyển một vật bẳng dây, giữ thăng bằng…Những trò chơi thu hút sự say mê của các HĐS, các em quên mất cái nóng của thời tiết. Đêm đầu tiên trên đất trại là Chợ Đêm (Bến Thành và Hội An) và ca hát. Trong bóng đêm, đèn không đủ sáng, người ta nhìn thấy Chợ Bến Thành và Chùa Cầu Hội An với những chiếc đèn lồng đủ màu sắc. Các đoàn bày ra nhiều món buôn bán: Hột vịt lộn chiên, khô mực nướng, bắp luộc, đậu phụng luộc, cháo gà, cánh gà chiên…v.v. Người qua, kẻ lại mua bán nhộn nhịp. Mùi khô mực nướng trong không khí làm nhớ đến bến Bạch Đằng Sài Gòn; tô cháo, hột vịt lộn…ăn ban đêm làm gợi lại hình ảnh ngã Sáu Sài Gòn, rạp Nam Quang chợ Đủi về khuya…Trong khi đó, phụ huynh của các em đang ca hát trên sân khấu. “Không khí đêm nay giống hội chợ quá.” Một vị phụ huynh tay dắt con nhỏ, tay cầm trái bắp luộc cho biết như vậy.
Càng về khuya gió càng lạnh, nhưng mọi người thấy mát. Mọi người biết ngày mai nhiệt độ sẽ cao, trời sẽ nóng bức, nhưng tất cả đã được chuẩn bị đủ để chống lại cái nóng (115 độ F) cho kỳ trại tiếp tục. Có vài đoàn sợ nóng đã bỏ cuộc.
Lễ chào cờ khai mạc trại diễn ra lúc 8:00am ngày thứ Bảy 2/9/2017. Có đại diện của hai hội Nam và Nữ HĐ Hoa Kỳ, Ông Marcell Vegas, cô Loan Lưu đến tham dự. Sau nghi thức chào cờ Hoa Kỳ và Việt Nam (Cờ Vàng) Hội kỳ. Ông Marcell Vegas, Đạo trưởng (District Executive) Coyote Creek District đã ngỏ lời chào mừng và khuyến khích các em HĐS vui chơi an toàn, cảm ơn những người lớn (Trưởng & Phụ Huynh). Nhân dịp này ông đã thay mặt HĐHK trao tặng những kỷ vật HĐ đến các Trưởng trong BTC . Tiếp theo sau đó, Trưởng Trần Anh Kiệt, thay mặt Hội Đồng Trung Ương HĐVN gửi lời chào mừng và lời chúc thành công từ HĐTƯ/HĐVN. Trong bài nói chuyện, Tr. Trần Anh Kiệt sơ lược sự hình thành của Hội Đồng HĐVN tại vùng Bắc California từ năm 1987. Cũng nhân dịp này trùng hợp ngày sinh nhật của LĐ Bách Việt (17 tháng 9), HDTU đã gửi mừng LĐ Bách Việt một món quà. Trưởng Trần Anh Kiệt thay mặt HDTU trao tặng.
Sau đó là lời chào mừng của Trưởng Lưu Vĩnh Thái, Trại trưởng Trại Hè Đồng Tâm 5 năm 2017. Trưởng Lưu Vĩnh Thái cho biết để có được kỳ trại như thế nầy, các huynh trưởng của các liên đoàn đã chuẩn từ hơn 1 năm trước, họp bàn liên tục, đến xem đất trại, chia công việc, soạn trò chơi…v.v. Theo lời Tr. Thái thì “Tất cả các Trưởng trong các liên đoàn đã bỏ nhiều công sức để cho các em HĐS có được một kỳ trại hôm nay…” và Tr. Thái nói lời cảm ơn các Trưởng và phụ huynh. Sau đó là “Tuyên bố khai mạc trại”.
Trời nắng và nóng, không một ngọn gió, nhưng các em HDS đã có những trò chơi thật vui dưới những bóng cây, trong ngôi nhà mát của đất trại. Những trò chơi được chia theo tuổi: Ấu, Thiếu, Thanh. Những trò chơi nước, khéo tay, kỹ thuật điện tử. Trò chơi mang tính tập thể và khéo tay: Có trò chơi Di chuyển dưới trời mưa và làm việc. Tất cả đội (khoảng 6-8 em) đứng trên một tấm vải bạt, trời đang mưa, các em tìm cách lật ngược tấm vải bạt dưới chân và che mưa trên đầu. Một trò chơi khác, cũng một đội chuyển một vật tròn trên một chiếc dĩa nhựa được cột bằng những sợi dây dài 3 thước. Một trò chơi về kỹ thuật, lắp ráp một robot theo sơ đồ hướng dẫn trong một thời gian nhất định. Tất cả các trò chơi được các em tham gia tích cực và đầy sáng tạo. Các em vui chơi, phụ huynh và huynh trưởng cũng có phần. Cuộc thi nấu ăn diễn ra vào chiếu thứ bảy, lúc 5:00pm. Cuộc thi mang lại nhiều thích thú cho mọi người (có phụ huynh nói lên sự bất bình khi thấy trò chơi nấu ăn chưa đượ công bằng).
Trại HĐ không thể thiếu lửa. Đêm đến một đống lửa lớn được đốt lên, có nhảy lửa, và tàn lửa (không có gọi lửa). Các đoàn thi thố tài năng qua các màn trình diễn văn nghệ. Có văn nghệ lửa trại, xen kẽ văn nghệ sân khấu, văn nghệ thời điện tử. Các liên đoàn Bách Việt, Lạc Việt, Âu Lạc, Ra Khơi diễn kịch lửa trại theo cách truyền thống (HĐVN), là các bài hát VN: Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng Giang, Đi Bắt Cá, Bắt Cua, Múa nón, Múa quạt…v.v., các đoàn khác diễn kịch thời đại điện tử: Dùng điện thoại di động, Walt Disney Movies, lip sync…v.v.
Sau đây là các Liên Đoàn Hướng Đạo VN tại San Jose:
• Liên đoàn Diên Hồng, San Jose, California
• Liên đoàn Hướng Việt, San Jose, California
• Liên đoàn Ra Khơi, San Jose, California
• Liên đoàn Lê Văn Duyệt, San Jose, California
• Liên đoàn Lạc Hồng, San Jose, California
• Liên đoàn Phù Đổng, San Jose, California
• Liên đoàn Lạc Việt, San Jose, California
• Liên đoàn Hoa Lư, San Jose, California
• Liên đoàn Bách Việt, San Jose, California
• Liên đoàn Cửu Long, San Jose, California
• Liên đoàn Hòa Bình, San Jose, California
NĂM NAY! NHỚ THAM DỰ TRẠI ĐỒNG TÂM Vl.
Địa điểm trại:
San Lorenzo Regional Park Campground
1160 Broadway
King City, California 93930
Nhân Đây, Xin Giới Thiệu Vài Nét Về Hướng Đạo Thế Giới, Hiện Nay Có Khoảng Trên 40 Triệu Thành Viên, Tại 216 Quốc Gia!
-Hướng đạo (tiếng Anh: Scouting), hay còn được biết với tên là Phong trào Hướng đạo (tiếng Anh: Scout Movement), là một phong trào thanh thiếu niên có phạm vi toàn cầu với mục đích giúp giới trẻ trong việc phát triển tâm linh, tâm trí và sức khỏe nhằm mục đích xây dựng xã hội. Thường tên gọi "Hướng đạo" được dùng để chỉ chung tất cả nam và nữ hướng đạo sinh nhưng đôi khi cũng được dùng để chỉ riêng nam hướng đạo sinh. Trong khi đó Nữ Hướng đạo được dùng để chỉ riêng nữ hướng đạo sinh.
Hướng đạo bắt đầu vào năm 1907 khi Robert Baden-Powell, một trung tướng trong quân đội Anh, tổ chức một cuộc cắm trại Hướng đạo đầu tiên tại Đảo Brownsea ở Anh. Baden-Powell viết ra các nguyên tắc của Hướng đạo trong sách Hướng đạo cho nam (Luân Đôn, 1908), dựa vào các sách quân đội trước đây của ông, cùng với sự ảnh hưởng và trợ lực từ Frederick Russell Burnham, từ Ernest Thompson Seton là sáng lập viên phong trào Woodcraft Indians, từ William Alexander Smith là sáng lập viên Lữ đoàn Nam (Boys' Brigade) và từ nhà xuất bản của ông là Cyril Arthur Pearson. Trong nửa đầu thế kỷ XX, phong trào phát triển bao gồm ba lứa tuổi chính là Ấu, Thiếu và Tráng.
Phong trào dùng Phương pháp Hướng đạo, một chương trình giáo dục không chính thức chú ý đặc biệt vào các hoạt động thực hành ngoài trời, bao gồm cắm trại, kỹ năng sống trong rừng, trò chơi dưới nước, đi bộ đường dài, mang trang bị sau lưng và các trò chơi thể thao. Một đặc điểm của phong trào dễ được nhận ra là đồng phục Hướng đạo với khăn quàng và mũ vận động hay mũ đội đầu tương ứng. Huy hiệu đặc biệt trên đồng phục bao gồm hoa bách hợp và hình ba lá, cũng như các chuyên hiệu (bằng chuyên môn hay phù hiệu chuyên môn) và những phù hiệu đẳng cấp khác.
Năm 2007, Hướng đạo nam và nữ cộng lại có trên 38 triệu thành viên trong 216 quốc gia. Hai tổ chức Hướng đạo chính lớn nhất thế giới: một là Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới dành cho nam và các hội Hướng đạo có cả nam và nữ, hai là Hội Nữ Hướng đạo Thế giới dành cho nữ nhưng đôi khi cũng chấp nhận các hội Hướng đạo có nam và nữ. Đây cũng là năm đánh dấu một trăm năm Hướng đạo trên toàn thế giới, có nhiều tổ chức thành viên dự định các chương trình trên toàn thế giới để kỷ niệm sự kiện này.
Giới Thiệu Tóm Gọn Về Hướng Đạo Việt Nam
-Hướng đạo Việt Nam là một tổ chức thanh thiếu niên được thành lập vào năm 1931 bởi Huynh trưởng Hoàng Đạo Thúy tại Hà Nội. Hướng đạo Việt Nam trước đây từng là một thành viên của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (World Organization of the Scout Movement) và đây cũng chính là tổ chức lớn nhất của phong trào Hướng đạo được sáng lập bởi Robert Baden-Powell, một trung tướng trong Quân đội Hoàng gia Anh vào năm 1907. Hướng đạo Việt Nam bị cắt quẵng trong lúc chiến tranh, mãi đến năm 1951 Hướng đạo Việt Nam mới được khôi phục và sinh hoạt lại ở Hà Nội
Mục đích của phong trào Hướng đạo là giáo dục bổ túc cho giáo dục gia đình và học đường, giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tính tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị để trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự và hữu ích cho xã hội. Hướng đạo Việt Nam được thành lập cũng theo những mục đích chung đó. Từ "đạo" trong cụm từ "Hướng đạo" có nghĩa là "đường"; Hướng đạo có nghĩa là "dẫn đường" và không có liên quan đến một tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị Hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, trừ các đoàn Hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.
Từ lúc thành lập vào năm 1930, Hướng đạo Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, thu hút rất đông những nhân vật sau này giữ những vai trò trọng yếu trên chính trường miền Bắc cũng như miền Nam như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thanh Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm, Trần Điền, Cung Giũ Nguyên,...Tuy nhiên vì thời cuộc chính trị và chiến tranh, Hướng đạo Việt Nam bị đình chỉ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam vào năm 1954 và rồi toàn bộ Việt Nam vào năm 1975. Ở hải ngoại, Hướng đạo Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động từ khi theo đoàn người di tản đến các trại tạm cư như Vịnh Subic (Philippines), Đảo Guam, Đảo Wake, Trại Pendleton (California), Trại Chaffee (Arkansas),... trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến ngày nay tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp và Đức. Đặc biệt là trong thập niên 1980 Hướng đạo Việt Nam đều có mặt tại các trại tị nạn khắp vùng Đông Nam Á.
Đáng chú ý nhất là trại tị nạn đường bộ Việt Nam dọc theo biên giới Thái Lan - Campuchia, có một Liên đoàn Hướng đạo được mang tên Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, được thành lập năm 1983 và sinh hoạt trong một môi trường và điều kiện gian khổ, thiếu thốn cho đến năm 1993 khi trại bị đóng cửa.
Như vậy Hướng đạo Việt Nam cũng có mặt tại các trại tạm dừng của người Việt tị nạn qua ngã đường bộ từ những năm 1983 -1993... Các hướng đạo sinh ngày nào nay đã trưởng thành vững chãi khắp năm châu bốn bể và đóng góp không ít những thành tựu hữu ích cho xã hội ở những nơi các em được định cư... chính nhờ được rèn luyện và lớn lên trong môi trường khó khăn và thiếu thốn... Những bài học của hướng đạo là những hành trang và nền tảng cho sự thành công ở xứ người khi các trại tị nạn này đóng cửa vào đầu thập niên 1990.
Tại Việt Nam hiện nay mặc dù chưa được cấp phép hoạt động chính thức, các đoàn hướng đạo tại nhiều địa phương ở khắp miền Nam vẫn âm thầm sinh hoạt và liên kết với nhau suốt hàng chục năm qua.
Hội ca của Hướng đạo Việt Nam là bài Hội ca Hướng đạo Việt Nam do Lưu Hữu Phước sáng tác
Sau tháng 4 năm 1975, Hội Hướng đạo Việt Nam bị giải tán và trụ sở ở số 18 Bùi Chu tại Sài Gòn bị "tiếp thu". Cơ cấu của tổ chức Hướng đạo trong nước hoàn toàn tan rã.
Một Huynh trưởng Hướng đạo, ông Phạm Thanh Hiệp, người tổ chức cho Hướng đạo sinh hoạt công khai tại Sài Gòn cho biết tình hình Hướng đạo trong nước lâu nay như sau: "Sau năm 75 ngưng sinh hoạt; nhưng những anh em Hướng đạo Công giáo vẫn còn sinh hoạt trong nhà thờ chui. Năm 1987 tôi là người tập hợp sinh hoạt hướng đạo công khai; những lần như vậy đều bị dẹp hết dưới danh nghĩa của Hội Liên hiệp Thanh niên. Hoặc là những sinh hoạt dưới danh nghĩa câu lạc bộ theo hình thức hướng đạo đều bị Nhà nước không cho. Nhưng sau đó phát triển dần dần, có thể dùng từ ‘chui mà hoạt động công khai’. Và Nhà nước không thấy có gì nguy hại nên để cho hoạt động, và nó phát triển."
*Về Hướng Đạo Người Việt Hải ngoại
Trong khi đó một số huynh trưởng và hướng đạo sinh đã di tản đến các trại định cư tạm thời đã tụ hợp lại và thành lập các đơn vị Hướng đạo Việt Nam để tiếp tục sứ mạng của mình.
Cắm trại ở Trung tâm Tiến hành Thủ tục Tị nạn Philippines
Sau đó thì đến lượt các trại tị nạn khắp Đông Nam Á cũng có các đơn vị Hướng đạo Việt Nam được thành lập như ở Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines, Hồng Kông, Thái Lan. Các đơn vị này chỉ chấm dứt hoạt động khi các trại tị nạn đóng cửa vào đầu thập niên 1990.
Năm 1976, Trưởng Nguyễn Quang Minh đã đứng ra vận động, duy trì, và thành lập Văn phòng Liên lạc Hướng đạo Việt Nam Hải ngoại tại Portland, Oregon, và thường xuyên phát hành bản tin mỗi tháng. Năm 1980, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập phong trào, một Trại họp bạn Hướng đạo Việt Nam cũng đã được tổ chức tại Scouters' Mountain (Portland, Oregon).
Trong thập niên 1980, do sinh sống và định cư rải rác của các trưởng và hướng đạo sinh ở khắp nơi trên thế giới, các đơn vị và tổ chức Hướng đạo Việt Nam đã được thành lập tại nhiều quốc gia như: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Canada, Úc, Đức, Hòa Lan, Ý, Na Uy, Bỉ...
Tháng 7 năm 1983, tại Hội nghị Trưởng ở Costa Mesa, California (Hoa Kỳ), Hội đồng Trung ương Hướng đạo Việt Nam được thành lập để tái lập và thống nhất phong trào Hướng đạo Việt Nam tại hải ngoại. Từ đó đến nay Hướng đạo Việt Nam hải ngoại đã tổ chức được 9 lần Trại Họp bạn Thẳng Tiến ở nhiều quốc gia khác nhau, cũng như các trại đoàn và các khóa huấn luyện như Hồi Nguyên, Tùng Nguyên, Bạch Mã..., các khóa dự bị Bằng Rừng... Phương tiện truyền thông cũng đã được phổ biến rộng rãi, chẳng hạn như các tờ: Liên lạc, Giúp ích, Bước đường đầu, Khai phá, Phù sa, Sắp sẵn, Tùng nguyên, Phụng sự, Vừng hồng, Bạch Mã, Nội san Trưởng...
Năm 2011, Hướng đạo Việt Nam tặng cho nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang giải thưởng cao quý nhất: Bắc đẩu huân chương để vinh danh đóng góp của ông trong ngành hướng đạo.
Giới Thiệu Một Sinh Hoạt Điển Hình 2023: Hướng Đạo Hoa Kỳ khai mạc Khóa Huấn Luyện Huy Hiệu Rừng
(Hình: Khóa Huấn Luyện Huy Hiệu Rừng Tùng Nguyên X đã được khai mạc tại Trại Trường Tamarancho, Quận Marin, California sáng thứ Hai, ngày 26 tháng 6, 2023.)
-Đúng 8 giờ sáng thứ Hai, ngày 26 tháng 6, 2023, Khóa Huấn Luyện Huy Hiệu Rừng Tùng Nguyên X đã được chính thức khai mạc tại Trại Trường Tamarancho, Quận Marin, California. Khóa huấn luyện này mang mã số 999-23 của Hội Hướng Đạo Hoa Kỳ (BSA) và do Ủy Ban Hướng Đạo Quốc Gia Gốc Việt tổ chức. Khóa Tùng Nguyên X được tổ chức bằng thủ bản của BSA và lồng thêm vào những truyền thống phù hợp của Hướng Đạo Việt Nam.
Ba-mươi chín (39) khóa sinh và 22 huấn luyện viên từ bốn phương trời đã về đây nhập trại với những nỗi háo hức chuẩn bị tiếp nhận những kỹ năng lãnh đạo để về giúp các em trở thành những người công dân và lãnh đạo giỏi. Các trưởng đã về đây từ California: Fair Oaks, Westminster, Bakersfield, Milpitas, San Jose, Fountain Valley, Placentia, Tustin và Elk Grove; Texas: Tomball, Manvel, Richmond, Sugar Land và Hockley; cùng với Burke, Virginia; Orlando và Melbourn, FLorida; Henderson, Nevada; và Yagoona, New South Wales (Úc Châu).
Sáng nay, khi Khóa Trưởng Nguyễn Xuân Lâm chặt rìu vào khúc gỗ để khai mạc khóa, đó không chỉ là một hành động đơn giản. Đó là một biểu tượng mạnh mẽ đại diện cho sự cam kết kiên định, sự hy sinh và cống hiến của toán huấn luyện có mặt ở đây ngày hôm nay. Những nỗ lực không mệt mỏi của họ đã tạo ra một môi trường nơi các khóa sinh có thể học hỏi, phát triển và tạo nên những mối quan hệ lâu dài.
Khi các khóa sinh và huấn luyện viên cùng nhau dấn thân vào cuộc phiêu lưu này, họ sẽ ghi nhớ tầm quan trọng của chiếc rìu trong khúc gỗ (biểu tượng Huy Hiệu Rừng). Nó đại diện cho các giá trị của Hướng Đạo - phục vụ, trung thành, đáng tin cậy và theo đuổi kiến thức. Đó là một lời nhắc nhở rằng họ không đơn độc trên con đường này mà họ được bao quanh bởi một cộng đồng gồm những cá nhân có cùng chí hướng, những người cam kết làm cuộc sống của những người khác được tốt hơn.
Khi trở về đơn vị, các khóa sinh sẽ làm năm dự án có tính cách giúp Phong Trào Hướng Đạo phát triển mạnh mẽ hơn. Một số các dự án này sẽ giúp cho Trại Khai Phá V - sẽ được tổ chức từ ngày 30 tháng 6 đến 6 tháng 7, 2024; và cho Trại Bình Tâm II vào mùa hè năm 2025.
Tin Quốc Tế Đó Đây
***
Tưởng Niệm Prigozhin – Đang Là “Người Hùng” Bỗng Trở Thành “Kẻ Phản Bội!”
-Tại Mạc Tư Khoa, “những người ủng hộ Prigozhin tưởng niệm một “người yêu nước thực sự”“. Thông tín viên báo Le Monde nhận thấy gần Quảng trường Đỏ, trước nhà thờ Thánh Maxime, có những người lặng lẽ đến đặt hoa tưởng nhớ. Họ hiểu rằng cần phải thu mình lại.
Tại địa điểm tưởng niệm đột xuất ở trung tâm Mạc Tư Khoa, dễ dàng nhận ra những người lính đánh thuê trong số những người hiếu kỳ. Tướng tá nhà binh, vẻ mặt nghiêm trọng, mỗi người một kiểu: Họ mang đến những cành hoa, chân dung một chiến hữu, áo giáp, một mẩu bánh mì đặt trên ly rượu vodka, thuốc lá, cờ của một đơn vị…. Họ đến và đi trong im lặng. Dù Prigozhin là “Anh hùng nước Nga”, danh hiệu được Vladimir Putin chính thức phong cho nhờ chiếm được Bakhmut, tất cả đều hiểu rằng thủ lãnh của họ đã bị thất sủng sau cuộc binh biến ngày 23 và 24/06. Không ít người ủng hộ khẳng định “Ông ấy là người ái quốc thật sự”, “Ông ta nói sự thật”, khác với những tướng lãnh tham nhũng, Bộ trưởng bất tài, giới ăn trên ngồi trước sống xa hoa...
Vụ rớt máy bay chỉ được đưa tin vào cuối chương trình thời sự, được thực hiện bằng những thông cáo thận trọng. Yevgeny Prigozhin không còn là “người hùng” của “chiến dịch quân sự đặc biệt”, hay “kẻ phản bội” mà người ta vẫn nghe trên truyền hình suốt mùa Hè. Ông ta chỉ còn là một kỷ niệm xưa cũ bị quẳng vào một xó. Hiện thời đường phố vẫn chưa quên Prigozhin, một cá tính đặc biệt, xuất hiện thường xuyên trên mạng xã hội. Trong số những người Mạc Tư Khoa được hỏi, tất cả đều cho biết bị sốc vì cái chết của ông ta, nhưng nhà báo cảm nhận rằng sẽ không để lại dấu vết sâu sắc. Chỉ có những cựu binh Wagner là còn nhớ. Một băng-rôn ghi: “Những người lính còn sống mãi”.
Nga Chưa Quyết Định: Prigozhin Sẽ Được Truy Điệu Như “Anh Hùng” hay “Kẻ Phản Bội”?
(Hình: Ảnh chân dung chủ nhân công ty Wagner, Yevgeny Prigozhin, tại một điểm tưởng niệm ở thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga, ngày 24/8/2023.)
-Ngày 27/8/2023, sau khi xét nghiệm DNA, Nga chính thức xác nhận ông chủ của tập đoàn lính đánh thuê Wagner chết trong tai nạn máy bay. Tuy nhiên, Ủy ban Điều tra Nga không nêu những giả thuyết xảy ra tai nạn: Do bị đặt bom hay do trúng phi đạn hoặc lỗi điều khiển.
Vấn đề hiện nay là tổ chức tang lễ theo nghi thức nào cho Yevgeny Prigozhin. Nhân vật mà Tổng thống Putin coi là “tài năng đã phạm nhiều sai lầm” dường như đã 3 lần được trao huân chương “Anh hùng nước Nga”. Thông tín viên Anissa El Jabri của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Mạc Tư Khoa tường trình:
“Huân chương “Anh hùng nước Nga” là phần thưởng cao quý nhất của quân đội. Nếu được trao tặng chính thức thì người quá cố được truy điệu theo nghi lễ trang trọng, có đoàn hộ tống, dàn quân nhạc, quốc ca Nga. Còn nếu được truy tặng bí mật, thì tang lễ cũng sẽ kín đáo.
Thế nhưng Prigozhin là trường hợp phức tạp. Ðiện Cẩm Linh chưa bao giờ xác nhận đã trao huân chương cho ông chủ tập đoàn lính đánh thuê. Nhưng trong đợt khám soát sau vụ nổi loạn, huân chương và giấy chứng nhận kèm theo đã được đăng trên các mạng xã hội.
Thậm chí ông Viktor Sobolev, thành viên của Ủy ban Quốc phòng Hạ viện, cũng coi phần thưởng này là việc đương nhiên. Do đó, vị Dân biểu này cho rằng lễ truy điệu nên được tổ chức long trọng, nhưng nói thêm “cần phải tính đến vụ nổi loạn, quyết định hoàn toàn tùy thuộc vào các cơ quan có thẩm quyền cao nhất”.
Dù sao thì chính quyền vẫn để người dân đặt nến và vòng hoa tưởng niệm ông chủ tập đoàn lính đánh thuê ở nhiều thành phố lớn, thậm chí ngay ở trung tâm thủ đô Mạc Tư Khoa, không xa Ðiện Cẩm Linh. Một số người khác nhấn mạnh “khả năng lễ tang biến thành vở kịch chính trị”. Nhưng giải pháp đã được nêu ra: Gia quyến của ông Prigozhin có thể tuyên bố muốn tổ chức tang lễ trong khuôn khổ gia đình”.
Chuyên Gia Đầu Độc Thay Thế Cho “Đầu Bếp của Putin” Tại Phi Châu?
-Về tình hình nội bộ Nga, theo báo Les Echos, tướng Andrei Averyanov có thể thay Yevgeny Prigozhin nắm lực lượng Wagner. Nhân vật này là người đứng đầu đơn vị 29155 của Tình báo Quân đội Nga (GRU), chuyên về những đòn ngầm. Nổi bật nhất là vụ đầu độc gián điệp đôi Serguei Skripal ở Salisbury, Anh quốc. Đơn vị này cũng cung cấp nhiều cán bộ khung cho Wagner.
Nay Andreï Averyanov đang dòm ngó Phi Châu. Trong hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi Châu hồi cuối tháng Bảy ở Saint-Petersburg, ông ta có mặt với Putin khi tiếp các phái đoàn, chủ yếu là các sĩ quan Mali. Chuyên gia Stephen Hall, Đại học Bath (Anh) nhận định GRU bắt đầu quan tâm đến châu lục này, còn nhà báo Christo Grozev (Bảo Gia Lợi) cho rằng sự hiện diện của Prigozhin vào đầu năm tại Sahel, hai ngày trước khi chết, nhằm ngăn cản GRU đẩy Wagner ra khỏi khu vực.
Ðiện Cẩm Linh không có ý định bỏ rơi gia sản của nhóm này tại Phi Châu. Chẳng hạn tổ chức lính đánh thuê bắt chính quyền Mali phải trả hơn 10 triệu Mỹ kim mỗi tháng để được “bảo kê”, và khai thác tài nguyên ở mỗi nước, nhất là những mỏ vàng ở Trung Phi, Sudan. Một nguồn lợi mà Mạc Tư Khoa đang hết sức cần cho cuộc xâm lăng Ukraine, cùng với các đồng minh Phi Châu vào lúc bị phương Tây quay lưng.
Stephen Hall cho biết thêm, Averyanov cũng liên can đến vụ nổ các thiết bị quân sự ở Cộng hòa Sec và vụ đầu độc một công dân Bảo Gia Lợi. Theo nguồn tin tình báo Anh và Ukraine, Averyanov vốn có mối thù sâu sắc với Prigozhin, bị nghi ngờ là đứng sau cái chết của trùm Wagner. Vấn đề là liệu các hoạt động của Wagner ở Phi Châu có dễ dàng chuyển sang tay ông ta hay không. Các chỉ huy của tổ chức này có thể có tiếng nói của họ, hay ít nhất là “biểu quyết bằng đôi chân” - đi tìm một bến đỗ khác.
Nga Thông Báo Chặn Được Các Vụ Tấn Công Mới Bằng Drone của Ukraine
(Ảnh: Một quân nhân Ukraine điều khiển drone tại vùng Zaporizhzhia, miền Nam Ukraine, ngày 17/8/2023.)
-Sáng hôm 29/8/2023, Mạc Tư Khoa khẳng định là các lực lượng phòng không của Nga đã chặn được các vụ tấn công mới bằng drone của Ukraine trong đêm 28/8 rạng sáng 29/8 tại các vùng Tula và Belgorod của Nga.
Trên mạng Telegram, Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/8 thông báo các drone đã bị lực lượng phòng không phá hủy khi đang bay trên bầu trời vùng Tula, phía Nam vùng Mạc Tư Khoa. Một drone khác bị bắn hạ tại vùng Belgorod, miền Tây, sát biên giới với Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền Nga không cho biết thông tin về số người bị thương và các thiệt hại vật chất.
Liên quan đến Hắc Hải, hôm 28/8/2023 Nga cho biết đã điều 2 chiến đấu cơ lên ngăn chặn 2 drone trinh sát của Mỹ gần bán đảo Crimea mà Nga đã chiếm của Ukraine.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau khi “phát giác một chuyến bay hướng tới biên giới quốc gia Nga”, Mạc Tư Khoa đã điều 2 máy bay chiến đấu lên “ngăn chặn khả năng biên giới bị xâm phạm” và “chống lại hoạt động trinh sát” của các drone này. Đây là các drone Reaper và Global Hawk của Mỹ khi đó “đang trinh sát trên không ở vùng bán đảo Crimea”, và sau khi các máy bay Nga xuất hiện, các drone này đã “thay đổi hướng bay và rời khỏi khu vực đang thực hiện hoạt động trinh sát trên không”.
Theo thông tấn xã AFP, những thông tin về việc drone của Hoa Kỳ và Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) bay ở Hắc Hải và phía trên vùng Baltic đã trở nên thường xuyên hơn trong những tháng gần đây. Mới đây nhất, hôm Chủ Nhật (27/8), Nga tuyên bố chặn một drone của Mỹ tiếp cận biên giới Nga ở Hắc Hải. Một sự việc tương tự cũng diễn ra hồi tháng 8/2023.
Theo Bộ Quốc Phòng Anh, Nga Có Thể Hủy Cuộc Tập Trận Lớn Zapad-23
(Ảnh: Quân đội Nga tập trận Zapad-2021 trong vùng Novgorod (Nga) gần biên giới phía Tây Ukraine, ngày 11/9/2021.)
-Theo nhật báo Pháp L’Indépendant, trong báo cáo hàng ngày về cuộc chiến ở Ukraine, Bộ Quốc phòng Anh cho biết, Nga “rất có thể đã hủy cuộc tập trận Zapad-23” dự kiến diễn ra vào tháng 09/2023.
Zapad có nghĩa là “phía Tây” trong tiếng Nga. Zapad là cuộc diễn tập quân sự lớn thể hiện sức mạnh quân đội Nga, dự kiến diễn ra hai năm một lần nhằm mục đích biểu dương lực lượng vũ trang, có thể quy tụ từ 10.000 đến 100.000 người.
Theo tình báo Anh, cuộc tập trận Zapad-23 bị hủy vì Nga thiếu “quân đội và trang thiết bị”, trong khi cuộc tập trận mới nhất Zapad-21 diễn ra vào tháng 9/2021 là “cuộc tập trận quân sự được dàn dựng lớn nhất của Nga kể từ thời Liên Xô”.
Thông tin Nga có thể đã hủy bỏ cuộc tập trận Zapad-23 được đưa ra sau khi Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), có trụ sở tại New York (Hoa Kỳ), hôm 28/8, nhận định rằng do thiếu lính Bộ binh, Nga “không thể tiến hành các chiến dịch tấn công trên quy mô lớn”.
Pháp Tiếp Tục Duy Trì Đại Sứ Tại Niger và Gây Sức Ép Với Phe Quân Đội Làm Đảo Chính
(Hình: Nhiều người dân Niger ủng hộ tập đoàn quân sự, treo cờ Nga trong cuộc biểu tình chống can thiệp của nước ngoại tại Niamey, Niger, ngày 3/8/2023.)
-Trong cuộc gặp các Ðại sứ Pháp tại điện Elysée, Paris, ngày 28/8/2023, Tổng thống Emmanuel Macron đã hoan nghênh việc Ðại sứ Pháp Sylvain Itté không rời Niger dù quá hạn tối hậu thư mà phe quân đội làm đảo chính đưa ra, tức tối Chủ Nhật 27/8 và bảo vệ sự hiện diện của Pháp tại Niger.
Theo báo Le Monde, trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định chính sự nương nhẹ với các cuộc đảo chính trước đây trong khu vực, tại Mali, Burkina Faso, Guinea và nay là Niger, do vậy đang có một “nạn dịch đảo chính khắp vùng Sahel”.
Tổng thống Macron một lần nữa khẳng định lập trường cứng rắn của Pháp, không công nhận chính quyền của phe đảo chính, mà chỉ công nhận ông Bazoum là Tổng thống dân cử của Niger, Paris ủng hộ giải pháp ngoại giao hoặc quân sự nếu CEDEAO quyết định điều quân can thiệp.
Thế nhưng, một nhà quan sát trong vùng, ông Tenenbaum, được báo Le Monde trích dẫn, nhận định vị thế của Pháp khó có thể được duy trì ở Niger, bởi vì đi ngược lại ý muốn của chính quyền quân sự Niamey. Cho dù về mặt pháp lý, chính quyền này là bất hợp pháp, nhưng trên thực tế tập đoàn quân sự đang là thế lực thực cầm quyền ở Niger. Trong bối cảnh như vậy, “hoặc Pháp duy trì vị thế bằng vũ lực và mạo hiểm đối đầu” với chế độ mới ở Niger, “hoặc rút lui”, nhưng “ý tưởng bằng mọi giá duy trì sự hiện diện của Pháp” ở Niger là “mong manh”.
Liên Hiệp Âu Châu (EU) hôm 28/8 khẳng định “hoàn toàn ủng hộ” ông Itté cho dù ông đã bị chính quyền quân sự Niamey yêu cầu rời khỏi Niger. Theo Brussels, quyết định trục xuất Ðại sứ Pháp là “một hành vi khiêu khích mới” không thể giúp tìm ra một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng hiện nay” ở Niger, và Liên Hiệp Âu Châu “không công nhận và sẽ không công nhận chính quyền mà phe đảo chính dựng lên ở Niger”.
Mỹ, Đồng Minh Tập Trận Gần Bán Đảo Triều Tiên; Bình Nhưỡng Quyết Tăng Cường Hải quân
(Hình: Bản đồ Nam Hàn.)
-Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản tổ chức tập trận phòng thủ phi đạn Hải quân chung ngoài khơi bán đảo Triều Tiên hôm 29/8/2023, trong bối cảnh Bắc Hàn cáo buộc Hoa Thịnh Ðốn và các đồng minh đã tạo ra “những vùng biển bất ổn nhất có nguy cơ xảy ra chiến tranh nguyên tử”, theo thông tấn xã Reuters.
Quân đội Nam Hàn cho biết rằng ba quốc gia này tập trận ở vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo Jeju phía Nam Nam Hàn để cải thiện khả năng phát giác và theo dõi mục tiêu cũng như chia sẻ thông tin trong trường hợp Bình Nhưỡng gây hấn.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Lãnh tụ Cộng sản Bắc Hàn Kim Jong Un kêu gọi hiện đại hóa “triệt để” vũ khí và trang bị của lực lượng Hải quân, đồng thời chỉ trích sự hiện diện ngày càng tăng của các vũ khí, khí tài chiến lược của Mỹ trong khu vực.
Trong bài phát biểu kỷ niệm Ngày Hải quân, ông Kim nói các “trùm băng đảng” Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn đã công bố các cuộc tập trận chung thường xuyên, hãng thông tấn KCNA của Bắc Hàn đưa tin, dường như đề cập đến cuộc gặp thượng đỉnh ngày 18/8 của lãnh đạo 3 nước tại Trại David, tiểu bang Maryland, Mỹ.
(Hình: Binh sĩ Nam Hàn và Mỹ tham gia cuộc tập trận Ulchi Freedom Shield (UFS) tại Yangyang, phía Bắc Nam Hàn, ngày 28/8/2023.)
“Do những động thái đối đầu liều lĩnh của Mỹ và các thế lực thù địch khác, vùng biển ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên đã bị biến thành điểm tập trung vũ khí chiến tranh lớn nhất thế giới, vùng biển bất ổn nhất với nguy cơ xảy ra chiến tranh nguyên tử”, KCNA dẫn lời ông Kim phát biểu.
Trong cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản, ba bên đã nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế và quân sự khi họ tìm cách thể hiện sự thống nhất trước sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và các mối đe dọa nguyên tử của Bắc Hàn.
Nam Hàn và Mỹ tuần trước đã bắt đầu cuộc tập trận mùa Hè “Lá chắn Tự do” Ulchi, được thiết kế để tăng cường phản ứng chung trước các mối đe dọa nguyên tử và phi đạn của Bắc Hàn. Bình Nhưỡng từ lâu đã lên án cuộc tập trận này là hoạt động diễn tập cho chiến tranh.
Fukushima Thải Nước Ra Biển: Nhật Bản Tố Cáo Làn Sóng Quấy Rối của Trung Quốc
(Ảnh: Người Hồng Kông biểu tình phản đối Nhật Bản xả nước nhiễm nguyên tử của nhà máy Fukushima, Hồng Kồng, Trung Quốc, ngày 24/8/2023.)
-Nhật Bản lên án các hành động chống Nhật và làn sóng thông tin sai lệch trên mạng xã hội ở Trung Quốc kể từ khi nhà máy điện nguyên tử Fukushima xả nước đã qua khử lọc-phân hủy ra biển. Bộ Ngoại giao Nhật Bản, hôm 28/8/2023, đã triệu mời Ðại sứ Trung Quốc tại Tokyo lên để phản đối làn sóng quấy rối qua điện thoại gọi từ Trung Quốc sang nhắm vào nhiều công ty, cơ quan Nhật Bản. Tokyo yêu cầu Bắc Kinh bảo đảm an toàn cho công dân Nhật Bản tại Trung Quốc.
Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lấy làm tiếc về vụ ném đá vào Tòa Ðại sứ và trường học Nhật Bản ở Trung Quốc. Về việc xả nước thải từ nhà máy Fukushima ra biển, ông muốn được thông báo với người dân Trung Quốc rằng, theo góc độ khoa học, đây là một quy trình đã được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế xác nhận và bảo đảm là an toàn đối với môi trường và sức khỏe con người.
Nhật Bản đã mời các nhà khoa học Nam Hàn và Trung Quốc đến quan sát việc xả nước đã qua khử lọc-phân hủy ở nhà Fukushima ra Thái Bình Dương. Nam Hàn cử hai nhà khoa học tới. Trung Quốc từ chối lời mời của Nhật Bản.
Nhật Bản lo ngại về việc xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc các bài đăng lan truyền nhanh, cho rằng nhà máy điện Fukushima “đổ nước ô nhiễm và cá nhiễm độc ra biển” mà không có cơ sở khoa học.
Trung Quốc đình chỉ nhập cảng hải sản từ Nhật Bản. Nhật Bản sẽ kháng cáo quyết định này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Doanh số bán sang Trung Quốc và Hồng Kông chiếm 42% tổng kim ngạch xuất cảng hải sản của Nhật Bản.
Bắc Kinh Kích Động Phong Trào Chống Nhật!
-Báo La Croix cho biết “Trung Quốc kích động chống Nhật một cách bạo lực”. Từ khi bắt đầu xả nước từ nhà máy điện Fukushima ra biển thứ Năm (24/8/2023) tuần trước, người Nhật phải chịu đựng một làn sóng quấy nhiễu do Bắc Kinh giựt dây: Chính quyền Trung Quốc tuyên truyền rằng Nhật Bản đầu độc Thái Bình Dương.
Một chủ tiệm bánh mì ở Fukushima khẳng định mỗi ngày nhận được hơn 50 cuộc gọi lăng mạ của những người Hoa ẩn danh. Một công ty du lịch ở Tokyo cũng chịu tình cảnh tương tự, đến nỗi chi nhánh ở Bắc Kinh phải cắt điện thoại. Những người biểu tình Trung Quốc còn ném đá vào Tòa Ðại sứ Nhật Bản ở Bắc Kinh và nhiều trường học Nhật. Thủ tướng Fumio Kishida lên án những hành vi này, yêu cầu Bắc Kinh phải chấm dứt sách nhiễu.
Đợt xả nước đầu tiên kéo dài 17 ngày, khoảng 7.800 mét khối nước có chứa tritium, một chất phóng xạ chỉ nguy hiểm khi ở liều rất cao, và Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (AIEA) đã khẳng định là không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe. Nhưng kênh truyền hình công CGTN của Bắc Kinh vẫn cáo buộc Tokyo “đầu độc”, trong khi các nhà máy điện nguyên tử Trung Quốc thải ra nước chứa tritium với liều lượng lớn hơn nhiều. Vô số bài đăng trên các mạng xã hội của các nhà ngoại giao Trung Quốc, Tân Hoa Xã... đều bóp méo thông tin để kết án Nhật Bản. Báo La Croix cho rằng chiến dịch này là do Bắc Kinh bất mãn trước việc Tokyo ngày càng xích lại gần Hoa Thịnh Ðốn nhằm ngăn chận Trung Quốc bành trướng trên Thái Bình Dương.
Mỹ-Trung Đối Thoại Về Kiểm Soát Xuất Cảng
(Hình: Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo (thứ 2 bên phải) trong cuộc họp với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao, thứ 2 bên trái) tại Bộ Thương mại Trung Quốc, Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc, ngày 28/8/2023.)
-Trong khuôn khổ chuyến công du Bắc Kinh, hôm 29/8/2023, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo tiếp tục trao đổi với các viên chức Trung Quốc về việc kiểm soát xuất cảng nhằm khôi phục mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Financial Times dẫn lời các viên chức thương mại Mỹ cho biết cuộc đàm phán lần này về “trao đổi thông tin thực thi kiểm soát xuất cảng” là một diễn đàn nhằm tăng cường tính minh bạch về các quy định mới hạn chế thương mại và đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế Trung Quốc.
Cũng theo viên chức này, mục đích là khuyến khích tuân thủ các quy định mới qua việc cung cấp thêm thông tin cho việc thực hiện, từ đó giảm bớt hành động trừng phạt và thúc ép thi hành luật lệ.
Còn theo Bộ Thương mại Trung Quốc, cuộc đàm phán hôm nay nhằm “trao đổi thông tin liên quan đến kiểm soát xuất cảng, phù hợp với luật lệ tương ứng của mỗi nước”. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc trong cuộc gặp với bà Raimondo đã bày tỏ quan ngại của Bắc Kinh về chính sách thuế quan, linh kiện bán dẫn, hạn chế đầu tư, “trợ cấp phân biệt đối xử” và những trừng phạt nhắm vào các công ty Trung Quốc.
Trước cuộc họp hôm 29/8, Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã có cuộc gặp với nhiều lãnh đạo cao cấp Trung Quốc như Thủ tướng, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch.
Cuộc gặp lần này diễn ra trong bối cảnh, trong tháng Tám này, Tổng thống Biden ban hành quy định mới cấm một số khoản đầu tư của Mỹ trong lĩnh vực điện toán lượng tử, chip bán dẫn và trí tuệ nhân tạo vào Trung Quốc, nhằm ngăn chặn quân đội Trung Quốc tiếp cận kỹ thuật và vốn đầu tư của Mỹ.
Đáp lại, Bắc Kinh đã siết chặt quy định xuất cảng các loại đất hiếm như galium và germanium – hai thứ kim loại hiếm được sử dụng trong sản xuất chip bán dẫn – cũng như lệnh cấm sử dụng các sản phẩm của hãng Micron của Mỹ trong các cơ sở hạ tầng thiết yếu của Trung Quốc.
Sống Trong Đất Nước Độc Tài Qu6an Phiệt: Taliban Cấm Phụ Nữ Đến Công Viên Quốc Gia!
(Hình: Một số phụ nữ mang khăn trùm đầu ở Vườn quốc gia Band-e Ami vào tháng 7/2009. Đây là vườn quốc gia đầu tiên của A Phú Hãn. Bộ trưởng phụ trách về Đạo đức của Taliban vừa cấm phụ nữ đến thăm công viên quốc gia này vì cho rằng họ không đội khăn trùm đầu đúng cách.)
-Bộ trưởng phụ trách về Đạo đức của Taliban ở A Phú Hãn đã cấm phụ nữ đến thăm công viên quốc gia, vì ông cho rằng họ không đội khăn trùm đầu đúng cách khi đến thăm địa điểm này.
Thông báo được đưa ra sau chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Mohammad Khalid Hanafi tới Band-e-Amir, một công viên nổi tiếng ở tỉnh miền Trung Bamiyan.
Theo hãng tin AP, ông Hanifi nói với các viên chức và giáo sĩ tôn giáo sau chuyến đi đến công viên: “Đi tham quan không phải là điều bắt buộc đối với phụ nữ”. Bộ trưởng cũng cho biết lực lượng an ninh sẽ được huy động để ngăn cản phụ nữ vào công viên.
CNN mô tả Band-e-Amir là “ốc đảo yên bình với những hồ nước xanh thẳm được bao quanh bởi những ngọn núi”.
Heather Barr, Phó Giám đốc quyền phụ nữ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói trong một tuyên bố: “Từng bước một, các bức tường đang đóng chặt lại đối với phụ nữ khi mọi ngôi nhà đều trở thành nhà tù”.
“Chưa hài lòng với việc tước đi cơ hội học tập, việc làm và tự do di chuyển của các bé gái và phụ nữ, Taliban còn muốn tước đoạt các công viên, thể thao và bây giờ là cả thiên nhiên của họ, như chúng ta thấy từ lệnh cấm mới nhất đối với phụ nữ đến thăm Band-e-Amir”.
Các hạn chế khác mà Taliban áp đặt đối với phụ nữ A Phú Hãn bao gồm cấm các bé gái đến trường sau lớp 6 và cấm phụ nữ làm việc trong các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế.
Tổng Thống Pháp Cảnh Báo Về “Nguy Cơ Suy Yếu” của Âu Châu và Phương Tây
(Hình: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu với các Ðại sứ Pháp, điện Elysée, ngày 28/8/2023.)
Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại của nước Pháp, hôm 28/8/2023, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo về “nguy cơ suy yếu” của Âu Châu và phương Tây trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế giữa các cường quốc ngày càng gia tăng.
Theo thông tấn xã AFP, phát biểu trước các Ðại sứ Pháp họp tại điện Elysée, Tổng thống Macron khẳng định bối cảnh hiện nay “đã trở nên khó khăn hơn”, “ngày càng phức tạp hơn” và “có nguy cơ làm phương Tây và đặc biệt là Âu Châu suy yếu”. Theo Tổng thống Pháp, hiện đang có xu thế “nghi ngờ về trật tự quốc tế của chúng ta, trong đó phương Tây vốn đã chiếm ưu thế và vẫn đang chiếm ưu thế”.
Nguyên thủ Pháp khẳng định nỗi nghi ngờ này xuất phát một phần từ việc chiến tranh quay trở lại, đặc biệt tại Âu Châu, với cuộc xâm lăng Ukraine của Nga, và sự trỗi dậy của một “tâm lý thù oán” phương Tây, từ Á Châu cho đến Phi Châu, được nuôi dưỡng bởi “chủ nghĩa chống thực dân, được tái lập trở lại, hoặc do tưởng tượng”. Theo Tổng thống Macron, tâm lý này “được sử dụng như một công cụ để chống lại phương Tây”.
Nguyên thủ Pháp cũng nhấn mạnh đến việc không để “thế giới bị chia cắt” do chiến tranh Ukraine, trong bối cảnh nhiều quốc gia “phương Nam” từ chối lên án Nga. Ông Macron lưu ý phải “tránh để cho cách nghĩ chiến tranh Ukraine là cuộc chiến của các vị, với tư cách là người Âu Châu, và nó không liên quan gì đến chúng tôi, trở nên phổ biến”.
Tổng Thống Zelensky Hy Vọng Mỹ Bảo Đảm An Ninh Cho Ukraine Theo “Mô Hình Do Thái”
(Ảnh: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky ngày 8/8/2023, tại thủ đô Kyiv.)
-Trong một bài trả lời phỏng vấn báo Ukraiska Pravda của Ukraine, đăng tải tối hôm 27/8/2023, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky cho biết Kyiv mong muốn được Hoa Thịnh Ðốn bảo đảm về an ninh lâu dài, tương tự như những hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Do Thái.
Nhật báo Pháp Le Monde dẫn lại bài phỏng vấn Tổng thống Zelensky trên Ukraiska Pravda, theo đó lãnh đạo Ukraine hy vọng Kyiv đạt được một thỏa thuận an ninh bền vững với Mỹ, “bất kể đảng phái nào cầm quyền”. Ông Zelensky cũng hiểu rõ là một thỏa thuận như vậy cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Cũng trong bài trả lời phỏng vấn Ukraiska Pravda đăng tải hôm 27/8, Tổng thống Zelensky thông báo Kyiv sẽ “ra luật coi tham nhũng trong thời chiến đồng nghĩa với tội phản quốc”. Về chủ đề “mô hình Do Thái”, đài Pháp Radio J cho hay, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Do Thái, đăng tải cùng ngày, Tổng thống Ukraine khẳng định: Ukraine cần học hỏi mô hình Do Thái, để sẵn sàng chuẩn bị cho tình trạng “chiến tranh kéo dài”, trong lúc ủng hộ của các đồng minh suy giảm. Nhờ “mô hình” hỗ trợ an ninh như kiểu Do Thái, Ukraine sẽ có thể nhận được các hỗ trợ về “vũ khí, kỹ thuật, đào tạo, tài trợ” ổn định từ phía Mỹ.
Bảo đảm an ninh theo “mô hình Do Thái” cụ thể sẽ là gì? Về vấn đề này, một phân tích của nhà báo Maxim Trudolyubov chuyên về Nga, trên trang mạng của trung tâm tư vấn về chính trị quốc tế Wilson Center (WWICS), trụ sở ở Hoa Thịnh Ðốn,cho biết Hoa Kỳ và Do Thái “không có một Hiệp ước An ninh chung”, hay “một liên minh chính thức”, nhưng Hoa Thịnh Ðốn có thể dành cho Do Thái một sự hậu thuẫn chiến lược mạnh mẽ thông qua một Nghị định thư của chính phủ Mỹ. Cam kết bắt đầu được áp dụng từ năm 1981, và được các chính phủ Mỹ sau đó - bất luận là Cộng hòa hay Dân chủ - tiếp nối.
“Cũng giống như Ukraine hiện tại, Do Thái phải đối mặt với các lực lượng quân sự đối địch có sức mạnh vượt trội trong khu vực”. Để giải quyết vấn đề này, Mỹ cam kết duy trì “lợi thế quân sự” cho Do Thái, bảo đảm quân đội Do Thái sẽ luôn có lợi thế về chất lượng trang thiết bị quân sự so với các đối thủ tiềm năng. Hoa Kỳ duy trì viện trợ quân sự đều đặn cho Do Thái, cam kết tiến hành tập trận chung, Ðệ lục Hạm đội của Hoa Kỳ khả năng sử dụng các cảng biển của Do Thái. Theo chuyên gia Maxim Trudolyubov, “Ukraine đang ở vị thế tốt để đi theo mô hình tương tự”, với việc số tiền viện trợ mà Mỹ cam kết dành cho Ukraine đã tương đương với viện trợ dành cho Do Thái trong suốt 3 thập niên qua, và hỗ trợ từ các nước đồng minh khác cũng rất đáng kể. Điều căn bản là chính quyền Ukraine cần “biến các hỗ trợ khẩn cấp hiện tại thành mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững”.
Bảo đảm an ninh về dài hạn cho Kyiv cũng là một quan tâm chính của khối G7 bên lề thượng đỉnh Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Vilnius. Ngày 12/7, các nước G7 (bao gồm Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Gia Nã Ðại, Ý Ðại Lợi và Anh) công bố một “sáng kiến đa phương” nhằm bảo đảm an ninh cho Ukraine, tăng cường khả năng phòng thủ chống Nga, ngăn chặn Mạc Tư Khoa gây hấn hơn nữa, với việc cung cấp các thiết bị quân sự tân tiến, huấn luyện binh sĩ, chia sẻ thông tin tình báo và an ninh mạng. Liên Hiệp Âu Châu cũng tham gia vào sáng kiến này.
Ukraine Giành Lại Làng Robotyne, Nga Bắn Hạ Drone ở Khu Vực Mạc Tư Khoa
(Hình: Xe tăng của lực lượng Ukraine gần làng Robotyne, vùng Zaporijjia, Ukraine, ngày 25/8/2023.)
-Hôm 28/8/2023, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine thông báo là ở mặt trận phía Nam, quân đội Ukraine đã chiếm lại làng Robotyne từ lực lượng Nga.
Thứ trưởng Ganna Maliar nói trên truyền hình Ukraine rằng Robotyne đã được giải phóng, đồng thời lực lượng Ukraine đang tiến về các khu vực nằm ở phía Đông-Nam ngôi làng này và phía Nam Mala Tokmashka. Bà Maliar, được thông tấn xã AFP trích dẫn, cho biết: “Quân địch đang hứng chịu tổn thất nặng nề ở những vùng này, nhưng vẫn tập trung lực lượng ở đó, không rời bỏ những vị trí đã chiếm được”.
Còn ở mặt trận phía Đông-Bắc, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine thừa nhận là giao tranh đang diễn ra “rất ác liệt” ở khu vực Kupyansk, nơi quân đội Nga đã giành được nhiều thắng lợi trong những tuần gần đây. Quân đội Ukraine cho biết Nga đã khai triển thêm 100.000 binh sĩ ở khu vực Kupiansk-Lyman.
Thông tấn xã AFP nhắc lại rằng quân đội Ukraine đang tiến hành một cuộc phản công rất khó khăn kể từ tháng 6.
Cũng trong ngày 28/8, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã bắn hạ 1 drone Ukraine bay về phía Mạc Tư Khoa. Chiếc drone này bị bắn hạ ở khu vực Lioubertsy, nằm ở phía Đông-Nam thủ đô của Nga. Cơ quan Vận tải Hàng không Nga Rosaviatsia thông báo đã đóng cửa 3 phi trường thuộc vùng Mạc Tư Khoa và ngưng các chuyến bay đi và đến trong lúc xảy ra sự việc.
Anh Quốc: Xung Đột Lợi Ích Khiến Gia Đình Thủ Tướng Sunak Gặp Rắc Rối
(Hình: Thủ tướng Anh Rishi Sunak và phu nhân Akshata Murty, ngày 18/5/2023, tại Nhật Bản nhân dịp thượng đỉnh G7.)
-Thủ tướng Anh Quốc Rishi Sunak đang phải đối mặt với một xung đột lợi ích mới, liên quan đến bà Akshata Murty, phu nhân của ông. Gia đình ông dường như được hưởng lợi từ Thỏa thuận Thương mại mà ông đang đàm phán với Ấn Độ.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Sidonie Gaucher của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm:
Hai tuần trước khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Tân Ðề Ly, một xung đột lợi ích mới làm hoen ố hình ảnh phu nhân Thủ tướng Anh. Akshata Murty là người thừa kế của Infosys, một công ty kỹ thuật thông tin trị giá gần 60 tỉ bảng Anh - tương đương 70 tỉ Euro, và cổ phiếu của Infosys trị giá gần 500 triệu bảng Anh - gần 600 triệu Euro. Chồng bà, Thủ tướng Rishi Sunak, dự định ký một thỏa thuận với đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi, nhằm ưu tiên các dịch vụ của Infosys.
Infosys đã ký các hợp đồng với chính phủ Anh và nhiều công ty trong nước, đồng thời muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực Anh Quốc đối với công dân Ấn Độ làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật thông tin.
Công đảng Anh, Hạ viện và Phòng Thương mại kêu gọi cựu Bộ trưởng Tài chánh minh bạch trong lĩnh vực chính trị và tài chánh đối với các thỏa thuận giữa Vương quốc Anh và Ấn Độ, quê hương gia đình ông Sunak.
Tháng 4 vừa qua, trang nhất các báo đã tiết lộ hàng loạt những vụ trốn thuế của cặp đôi này, vào thời điểm các gia đình ở Anh đang gặp khó khăn vì lạm phát và nhiều khoản tăng thuế.
Ấn Độ Muốn Liên Hiệp Phi Châu Gia Nhập G20
(Hình: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 27/8/2023 phát biểu tại Hội nghị Thương mại Business 20 trước khi thượng đỉnh G20 diễn ra tại Tân Ðề Ly vào tháng 9.)
-Hôm 27/8/2023, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ủng hộ Liên Hiệp Phi Châu (AU), hiện có hơn 50 nước, trở thành thành viên thường trực của nhóm các nền kinh tế lớn G20, để Phi Châu có tiếng nói có trọng lượng hơn tại các tổ chức quốc tế.
Thủ tướng Modi cũng nhấn mạnh rằng Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn về chuỗi cung ứng toàn cầu, trước khi hội nghị thượng đỉnh của khối G20 diễn ra tại Tân Ðề Ly vào tháng tới. Từ Bangalore, thông tín viên Côme Bastin tường trình:
Sau khi bật đèn xanh cho việc mở rộng mang tính lịch sử của nhóm BRICS, Narendra Modi muốn mở rộng cả G20. Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh, Thủ tướng Modi đã nêu bật vai trò Chủ tịch G20 của Ấn Độ với hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại Tân Ðề Ly vào ngày 9/9.
Về sự kiện này, ông đã mời Liên Hiệp Phi Châu (AU) đến dự, với mục đích trao cho khối này tư cách thành viên thường trực. Như vậy, Thủ tướng Modi có cùng quan điểm với các Tổng thống Joe Biden và Emmanuel Macron, những người đã bày tỏ sự đồng tình về việc AU, quy tụ hơn 50 quốc gia Phi Châu, gia nhập tổ chức liên chính phủ này.
Mục đích là giúp các nước Phi Châu có tiếng nói trong G20, tổ chức mà nhiều người cho rằng bị thống trị bởi các nước phương Tây giàu có. Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar đánh giá: “Ấn Độ không thể làm ngơ trước những vấn đề cấp bách mà các nước ‘phương Nam’ phải đối mặt”.
Chính sách mở cửa còn nhằm đối phó với Trung Quốc, mặc dù lãnh đạo Ấn Độ không nêu đích danh nước này. Thủ tướng Modi cho biết rằng sau khi Covid kết thúc, điều quan trọng là phải xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu mới.
Tổng Thống Nam Hàn Ăn Hải Sản Giữa Lo Ngại Nhật Bản Xả Nước Từ Nhà Máy Nguyên tử
(Hình: Các nhà hoạt động môi trường Nam Hàn cầm cá giả mang dấu hiệu phóng xạ để phản đối kế hoạch xả nước thải từ nhà máy nguyên tử Fukushima của Nhật Bản ra Thái Bình Dương, vào ngày 24/8/2023. Tổng thống Nam Hàn đã ăn hải sản vào trưa 28/8 để xoa dịu mối lo ngại của công chúng.)
-Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol đã ăn hải sản vào bữa trưa hôm thứ Hai (28/8/2023), văn phòng của ông cho biết, nhằm xoa dịu mối lo ngại của công chúng về sự an toàn của các sản phẩm cá địa phương sau khi Nhật Bản bắt đầu xả nước phóng xạ đã qua khử lọc, phân hủy từ nhà máy nguyên tử Fukushima.
Nhật Bản bắt đầu xả nước từ nhà máy bị hư hại ra Thái Bình Dương hôm thứ Năm (24/8), làm dấy lên làn sóng phản đối ở Nhật Bản và các nước láng giềng. Người tiêu dùng Trung Quốc đặc biệt khó chịu và Bắc Kinh đã công bố lệnh cấm hoàn toàn đối với tất cả các sản phẩm thủy sản từ Nhật Bản.
Tại Nam Hàn, chính phủ cho biết họ không tìm thấy vấn đề khoa học hoặc kỹ thuật nào trong việc xả nước thải này, nhưng công chúng vẫn lo ngại cao về tình trạng ô nhiễm hải sản và đại dương.
Trong cuộc gặp hàng tuần với Thủ tướng Han Duck-soo, ông Yoon đã dùng bữa trưa với hải sản. Căng tin của Văn phòng Tổng thống cũng có món cá sống trong thực đơn bữa trưa cho nhân viên.
“Văn phòng Tổng thống đã quyết định cung cấp các sản phẩm hải sản Nam Hàn trong thực đơn bữa trưa tại căng tin của chúng tôi hàng ngày trong một tuần bắt đầu từ thứ Hai, với hy vọng người dân của chúng ta tiêu thụ các sản phẩm hải sản an toàn của chúng ta mà không phải lo lắng gì”, văn phòng nói trong một tuyên bố.
Hôm Chủ Nhật (27/8), Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết các cuộc kiểm tra nước biển gần nhà máy Fukushima không phát giác bất kỳ chất phóng xạ nào, vài ngày sau khi đợt xả thải bắt đầu.
Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn lo ngại tiêu thụ thủy sản giảm mạnh. Trong một cuộc khảo sát công khai vào tháng 7 của công ty thăm dò Media Research, 62% người Nam Hàn cho biết họ sẽ cắt giảm hoặc ngừng tiêu thụ hải sản sau khi đợt xả thải diễn ra, bất chấp sự bảo đảm của chính phủ rằng họ sẽ giám sát chặt chẽ việc xả thải.
Kim Hi-soo, 55 tuổi, người bán hàng tại Noryangjin, chợ cá lớn nhất Hán Thành, cho biết hôm thứ Hai: “Một trong những khách quen của chúng tôi đã đến cách đây vài ngày và nói rằng ông ấy đến để tiêu thụ nhiều nhất có thể trước khi (nước thải) lan rộng.... Thật đau lòng... khi tôi nghĩ về tình trạng thất bát mà chúng tôi sẽ phải đối mặt trong nhiều tháng tới”.
Thủ tướng Han cho biết hôm thứ Năm rằng lệnh cấm nhập cảng các sản phẩm thực phẩm và thủy sản của Fukushima sẽ được giữ nguyên cho đến khi những lo ngại của công chúng giảm bớt.
Mỹ, Trung Thỏa Thuận Tăng Cường Đối Thoại Để Cải Thiện Thương Mại Song Phương
(Hình: Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo (thứ hai, từ phải qua) phát biểu tại cuộc gặp với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Văn Đào (thứ hai, bên trái) ngày 28/10/2023, tại Bắc Kinh.)
-Hôm 28/8/2023, ngày đầu tiên trong chuyến công du Trung Quốc 3 ngày, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) tại Bắc Kinh. Theo hãng thông tấn AP, cả hai bên đều bày tỏ mong muốn tăng cường đối thoại để cải thiện thương mại song phương.
Đối thoại để hướng đến “phối hợp trong các vấn đề kinh tế và thương mại” là thông điệp mở đầu cuộc họp của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào. Ông nhấn mạnh, Bắc Kinh sẵn sàng phối hợp với Hoa Thịnh Ðốn để “thúc đẩy môi trường chính sách thuận lợi hơn nhằm hợp tác mạnh mẽ hơn” trong “thương mại và đầu tư song phương”.
Về phần mình, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết hai bên đang nỗ lực thiết lập “các trao đổi thông tin mới” để hướng đến “cam kết hành động nhất quán hơn”. Bà Raimondo tin tưởng rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc, với tổng trao đổi thương mại 700 tỉ Mỹ kim, có thể duy trì “quan hệ kinh tế ổn định” và các tiến bộ có thể đạt được, nếu hai bên đối thoại “thẳng thắn, cởi mở và thực tế”.
Lãnh đạo Bộ Thương mại Mỹ khẳng định: “Tôi cam kết thúc đẩy thương mại và đầu tư trong những lĩnh vực mang lại lợi ích tốt nhất cho đôi bên”. Theo bà Raimondo, “trong các vấn đề an ninh quốc gia, không có chỗ cho sự thỏa hiệp”, nhưng hầu hết thương mại Mỹ-Trung “không liên quan đến các lo ngại về an ninh quốc gia”.
Theo hãng thông tấn AP, vào ngày chuyến thăm Bắc Kinh của bà Raimondo được công bố hồi tuần trước, Hoa Thịnh Ðốn đã rút 27 công ty Trung Quốc ra khỏi danh sách đen hạn chế quyền tiếp cận kỹ thuật của Hoa Kỳ. Một báo cáo của tổ chức tư vấn Eurasia Group nhận định, quyết định này “có thể giúp cho chuyến đi của bà Raimondo được thuận lợi hơn”.
Chuyến công du của Bộ trưởng Thương mại Raimondo được Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc thỏa thuận trong cuộc gặp hồi tháng 11/2022 tại Nam Dương. Sự việc khinh khí cầu giám sát của Trung Quốc đi vào không phận Mỹ hồi cuối tháng 1/2023 khiến quan hệ song phương đóng băng trong bối cảnh thế đối đầu Mỹ Trung gia tăng trong hàng loạt hồ sơ, từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga đến quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan hay vấn đề các kỹ thuật mũi nhọn, nhân quyền.
Trong những tháng gần đây, hai bên tìm cách nối lại quan hệ. Bộ trưởng Thương mại Raimondo là viên chức cao cấp Mỹ thứ tư công du Trung Quốc, tiếp theo Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Tài chánh Janet Yellen và Đặc phái viên Khí hậu John Kerry.
Tổng Thống Biden Chia Buồn Với Gia Đình 3 Lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Thiệt Mạng Trong Tai Nạn ở Úc Ðại Lợi
(Hình: Một chiếc trực thăng Care Flight có mặt trên phi đạo của Phi trường Quốc tế Darwin vào ngày 27/8/2023 trong khi việc cấp cứu đang được tiến hành. Ba lính Thủy quân Lục chiến Mỹ đã thiệt mạng sau khi một chiếc máy bay Osprey rơi trên một hòn đảo phía Bắc Úc Ðại Lợi khi tập trận.)
-Hôm thứ Hai (28/8/2023), Tổng thống Joe Biden gửi lời chia buồn tới gia đình của 3 lính Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay quân sự trên một hòn đảo phía Bắc Úc Ðại Lợi, khi các nhân viên cấp cứu và tìm kiếm bắt đầu làm việc để đưa các hài cốt trở về.
Một chiếc máy bay cánh quạt nghiêng MV-22B Osprey chở 23 lính Thủy quân Lục chiến bị rơi, sau đó bốc cháy trên đảo Melville, ngay ngoài khơi bờ biển phía Bắc Úc Ðại Lợi, vào sáng Chủ Nhật (27/8) theo giờ địa phương. Những lính Thủy quân Lục chiến này đang tham gia tập trận.
“Jill và tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình các Thủy quân Lục chiến đã thiệt mạng trong vụ tai nạn chết người này”, Tổng thống Biden nói trong một bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X. “Chúng tôi cũng cầu nguyện cho những người bị thương”.
Tám lính Thủy quân Lục chiến đang ở Bệnh viện Hoàng gia Darwin. Một người ở phòng chăm sóc đặc biệt, số còn lại đã trở về doanh trại.
Khoảng 2.500 quân nhân từ Úc Ðại Lợi, Hoa Kỳ, Phi Luật Tân, Nam Dương và Đông Timor đang tham gia “Cuộc tập trận Predators Run 2023” khi vụ tai nạn xảy ra.
Theo Ủy viên Cảnh sát Lãnh thổ phía Bắc Michael Murphy, những người ứng cứu, bao gồm các thành viên của quân đội Úc Ðại Lợi và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, giờ đây sẽ tập trung vào việc thu hồi hài cốt của 3 lính Thủy quân Lục chiến tại địa điểm máy bay rơi.
“Nhiệm vụ hiện đã chuyển từ giải cứu sang tìm kiếm”, ông nói trong một cuộc họp báo. “Trung tâm hoạt động khẩn cấp giờ đây sẽ tập trung vào việc tìm kiếm 3 lính Thủy quân Lục chiến đã thiệt mạng một cách trang trọng”.
Ông Murphy không đưa ra lời giải thích về vụ tai nạn và cho biết cuộc điều tra sẽ “kéo dài, lâu và phức tạp”. Các nhà điều tra dự kiến sẽ ở lại hiện trường vụ tai nạn ít nhất là 10 ngày.
Tổng Thống Biden và Phó Tổng Thống Harris Gặp Gia Đình Mục Sư King Nhân Dịp Lễ Kỷ Niệm
(Hình: Sự kiện kỷ niệm 60 năm Cuộc tuần hành vì Việc làm và Tự do ở Hoa Thịnh Ðốn tại Đài tưởng niệm Lincoln ở Hoa Thịnh Ðốn vào ngày 26/8/2023.)
-Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ gặp gia đình của Mục sư Martin Luther King Jr. để kỷ niệm 60 năm Ngày Tuần hành ở Hoa Thịnh Ðốn vào thứ Hai, nơi ông King đã có bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ” nổi tiếng tại Đài tưởng niệm Lincoln.
Các viên chức Tòa Bạch Ốc cho biết tất cả con cái của ông King đều được mời.
Tổng thống Đảng Dân chủ đã viết nên một trang lịch sử bằng cách mở Phòng Bầu dục cho gia đình Mục sư King. Vào ngày 28/8/1963, ngày diễn ra cuộc Tuần hành vì Việc làm và Tự do ở Hoa Thịnh Ðốn, Tổng thống John F. Kennedy đã chào đón ông King và những người tổ chức cuộc tuần hành chủ chốt khác đến Phòng Bầu dục để gặp gỡ.
Tòa Bạch Ốc không đưa cuộc gặp vào lịch trình công khai của Tổng thống Biden vào thứ Hai.
Ông Biden cũng sẽ tổ chức một buổi tiệc chiêu đãi vào tối thứ Hai để kỷ niệm 60 năm thành lập Ủy ban Luật sư về Quyền Dân sự theo Luật, một tổ chức pháp lý phi lợi nhuận, phi đảng phái được thành lập theo yêu cầu của Tổng thống Kennedy để giúp vận động cho công bằng chủng tộc.
Cuộc tuần hành năm 1963 vẫn được coi là một trong những cuộc biểu tình đòi công bằng chủng tộc lớn nhất và hiệu quả nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Cuộc biểu tình bất bạo động đã thu hút tới 250.000 người đến Đài tưởng niệm Lincoln và tạo động lực cho Quốc hội thông qua luật dân quyền và quyền bầu cử mang tính bước ngoặt trong những năm sau đó. Ông King bị ám sát vào tháng 4 năm 1968 tại Memphis, tiểu bang Tennessee.
Vào thứ Bảy (26/8), hàng ngàn người đã tụ tập tại National Mall để kỷ niệm cuộc tuần hành, trong đó các diễn giả và những người khác nói rằng một đất nước vẫn bị chia rẽ bởi sự bất bình đẳng chủng tộc thì vẫn chưa thực hiện được giấc mơ của ông King về một xã hội mù màu, trong đó bốn đứa con của ông “sẽ không bị đánh giá bởi màu da nhưng bởi tính cách của chúng”.
Sự kiện này được tổ chức bởi Học viện Drum Major của gia đình Mục sư King và Mạng lưới Hành động Quốc gia của Linh mục Al Sharpton.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét