EU gửi cảnh báo đanh thép tới Trung Quốc về vấn đề Ukraine Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von Der Leyen lo ngại rằng quan hệ Nga - Trung là một "rủi ro" đối với EU. Trong nỗ lực "mạnh dạn hơn" đối với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh giá lại và "giảm rủi ro" cho mối quan hệ của họ, đồng thời coi lập trường của Bắc Kinh về cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine là một phần quan trọng trong mối quan hệ tương lai giữa hai bên, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von Der Leyen cho biết hôm 30/3.
Bà nói: "Cách Trung Quốc tiếp tục phản ứng với cuộc xung đột ở Ukraine sẽ là yếu tố quyết định cho mối quan hệ EU-Trung Quốc trong tương lai".
Tuyên bố này đánh dấu lần đầu tiên người đứng đầu EU có bài phát biểu đầy đủ về mối quan hệ của khối với Bắc Kinh. Bà lưu ý rằng EU cần phải "mạnh dạn hơn" trong các giao dịch với Trung Quốc.
"EU cần phải 'kiểm tra căng thẳng' và 'giảm rủi ro' cho mối quan hệ của khối với Bắc Kinh, cả về chính trị và kinh tế, bắt đầu bằng việc hiểu được 'bức tranh rõ ràng về việc những rủi ro đó là gì'", bà von Der Leyen nói. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh EU không nên "tách rời" hoàn toàn khỏi Trung Quốc, nói rằng điều đó "không khả thi – cũng không có lợi cho châu Âu".
Bà lưu ý thêm rằng mối quan hệ giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, là đặc biệt đáng lo ngại. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Moscow vào tuần trước. Sau chuyến thăm, ông Tập tuyên bố hai bên đang thúc đẩy sự thay đổi địa chính trị trên toàn thế giới.
"Điều đáng nói nhất", bà von der Leyen cho biết, "là lời chia tay của Chủ tịch Tập với Tổng thống Putin trên bậc thềm bên ngoài Điện Kremlin khi ông ấy nói: 'Ngay bây giờ, có những thay đổi, những thay đổi mà chúng ta chưa từng thấy trong 100 năm. Và chúng tôi là những người cùng nhau thúc đẩy những thay đổi này'".
Bà von der Leyen nói: "Mục tiêu rõ ràng của Trung Quốc là thay đổi trật tự quốc tế một cách có hệ thống với Trung Quốc là trung tâm. Chúng ta đã chứng kiến tình hữu nghị ở Moscow và cam kết về một trật tự quốc tế mới".
Đầu tiên, bà von der Leyen ám chỉ rằng EU có thể từ bỏ việc theo đuổi một thỏa thuận thương mại lớn với Trung Quốc, thỏa thuận đã được thống nhất vào năm 2020 nhưng bị Nghị viện châu Âu đình trệ sau khi một số thành viên của khối này bị Bắc Kinh trừng phạt.
Tuần tới, người đứng đầu EU sẽ tới Trung Quốc cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Thủ tướng Hungary: Vấn đề gửi quân gìn giữ hòa bình tới Ukraina ngày càng trở nên ‘chính đáng’
Thủ tướng Hungary Viktor Orban mới đây cho biết, vấn đề gửi quân gìn giữ hòa bình tới Ukraina ngày càng trở nên “chính đáng”.
Theo ông Orban, an ninh của Hungary đang bị đe dọa do nguy cơ leo thang chiến sự ở Ukraina.
Ông nói, “Mối đe dọa của chiến tranh thế giới không phải là sự cường điệu văn học. Đó là một mối nguy hiểm thực sự”.
Hồi tháng 03/2022, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki thông báo rằng sự ủng hộ đối với việc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào Ukraina đã tăng lên ở Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, Tổng thống Volodymyr Zelensky không ủng hộ ý tưởng như vậy.
Sau đó, Tổng thư ký NATO đã vạch ra lập trường của Liên minh liên quan đến cuộc chiến. Khối quân sự này quyết định không đưa quân đội của mình vào Ukraina.
Vào đầu năm 2023, Ukraina đã mời lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiêp Quốc tới Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, để có thể giúp chấm dứt sự chiếm đóng của Nga tại nhà máy điện hạt nhân này.
Nga ‘doạ’ lính gìn giữ hoà bình EU nếu tới Ukraina sẽ về trong ‘hàng dài quan tài’
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết bất kỳ “lực lượng gìn giữ hòa bình” nào của EU được cử đến Ukraina sẽ được coi là chiến binh của kẻ thù trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột và sẽ bị đối xử tương xứng.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh rằng EU đang thảo luận về “một số loại lực lượng gìn giữ hòa bình” cho Ukraina, có lẽ dưới sự bảo trợ của NATO. Điện Kremlin phản ứng bằng cách gọi ý tưởng này là “cực kỳ nguy hiểm”.
Ông Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nói trên Telegram, rằng khối quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo “tiếp tục cung cấp cho chế độ Kyiv vũ khí, xe tăng và các thiết bị quân sự khác, vì vậy thật khó để tưởng tượng họ muốn hòa bình. Ý định thực sự của họ rất rõ ràng – thiết lập một nền hòa bình có lợi cho họ. Để giới thiệu lực lượng ‘gìn giữ hòa bình’ của họ vào Ukraina với súng máy và xe tăng với mũ bảo hiểm màu xanh có ngôi sao màu vàng”.
Ông cho biết thêm: “Rõ ràng là cái gọi là lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO sẽ tham gia vào cuộc xung đột đứng về phía kẻ thù của chúng ta. Rõ ràng là những ‘người kiến tạo hòa bình’ như vậy là kẻ thù trực tiếp của chúng ta. Sói đội lốt cừu. Họ sẽ là mục tiêu hợp pháp của các lực lượng vũ trang của chúng tôi nếu họ được đưa lên tiền tuyến mà không có sự đồng ý của Nga, với vũ khí trong tay và đe dọa trực tiếp chúng ta. Và rồi những ‘người kiến tạo hòa bình’ này phải bị tiêu diệt một cách tàn nhẫn. Họ là binh lính của kẻ thù”.
Ông Medvedev kết luận, điều duy nhất cần được làm rõ là liệu châu Âu đã sẵn sàng cho “một hàng dài quan tài” trở về từ Ukraina hay chưa.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh về việc gửi vũ khí tới Ukraina, vì điều này chỉ kéo dài xung đột và có nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc vũ trang hạt nhân. NATO đã gửi hơn 100 tỷ USD viện trợ quân sự – bao gồm xe tăng và máy bay chiến đấu – cho Kyiv, đồng thời khẳng định khối này không tham gia vào cuộc xung đột.
Tuy nhiên, nhiều quan chức cấp cao của phương Tây đã nói rằng “thất bại chiến lược” của Nga là mục tiêu của họ, và theo Matxcova, Mỹ gần đây đã phủ quyết bất kỳ lệnh ngừng bắn nào ở Ukraina – trái ngược với khẳng định trước đó rằng chính Kyiv nên đưa ra quyết định đó.
45 quốc gia điều tra cáo buộc vi phạm nhân quyền của Nga
Hoa Kỳ và 44 quốc gia khác trong Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) đã viện dẫn một cơ chế đặc biệt hôm thứ Năm(30/3) để điều tra các cáo buộc vi phạm nhân quyền của Nga trong cuộc chiến ở Ukraina, “đặc biệt liên quan đến việc cưỡng bức chuyển giao và trục xuất trẻ em của Liên bang Nga.”
Theo Mỹ và một số chính phủ châu Âu, chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dùng vũ lực trục xuất hàng nghìn trẻ em Ukraina đến Nga, thường là tới một mạng lưới hàng chục trại nơi trẻ vị thành niên trải qua cải tạo chính trị.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) hồi đầu tháng này đã ban hành lệnh bắt giữ tổng thống Putin và một quan chức Nga khác liên quan đến vụ trục xuất cưỡng bức được báo cáo.
Trong một tuyên bố chung , nhóm các nước tham gia Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết cái gọi là Cơ chế Mátxcơva là một bước đi nghiêm túc được thực hiện để xem xét các cáo buộc vi phạm nhân quyền. Đồng thời, đã được viện dẫn “khi các nước tiếp tục lo ngại về các vi phạm luật nhân đạo quốc tế và luật pháp quốc tế cũng như luật nhân quyền sau cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện của Nga chống lại Ukraina.”
Tuyên bố lưu ý rằng các báo cáo gần đây từ các phái đoàn chuyên gia độc lập của OSCE đã xác nhận mối quan ngại chung của nhóm về “các hành vi vi phạm luật nhân đạo quốc tế của Nga ở Ukraina, và đặc biệt là các báo cáo đáng tin cậy về việc buộc phải di chuyển và trục xuất thường dân Ukraina, bao gồm cả trẻ em không có người đi kèm”.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina, ông Dmytro Kuleba hoan nghênh động thái này. Ông nói trong một tweet, “chúng ta cần có những hành động chung kiên quyết để ngăn chặn hành vi diệt chủng này, đưa trẻ em trở lại Ukraina và đảm bảo rằng thủ phạm phải chịu trách nhiệm.”
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) không có thẩm quyền trừng phạt Nga một cách hợp pháp, nếu họ tìm thấy bằng chứng về tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.Tuy nhiên, những phát hiện của tổ chức có thể được trao cho các cơ quan khác.
Hiện cả Nga và Ukraina đều là thành viên của OSCE gồm 57 quốc gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét