Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

Kính Chuyển Bản Tin Nóng Đặc Biệt: Người Việt Khắp Nơi! - Lê Văn Hải


Thông Báo Về Đặc San Xuân Quý Mão Của Văn Thơ Lạc Việt
Kính tất cả quý thành viên và văn thi hữu cùng thân hữu VTLV,
VTLV xin kính báo chút tin vui đầu Xuân. Hôm Chúa Nhật, Mồng 8 Tết Quý Mão, VTLV đã tổ chức RMS Đặc San Xuân Quý Mão rất thành công. Buổi lễ được tổ chức quy mô và chu đáo, với chương trình ca nhạc sống động cùng nhiều nam nữ nghệ sĩ có danh vùng Bắc Cali và các vùng phụ cận.Chương trình bán sách ĐSX cũng sôi nổi vả rất vui. Có những văn thi sĩ thân hữu và thành viên VTLV dù không có tác phẩm tham gia vào ĐSX, vẫn vui vẻ mua sách ủng hộ để về thưởng thức trong dịp Xuân về
<!>


Thưa quý vị,
Vì ngày RMS cận kề ngày Tết, sách in online không ship về kịp, bắt buộc in tại nhà in địa phương, và họ đòi hỏi phải in một số sách nhiều hơn yêu cầu. Cho nên hiện tại, VTLV vẫn còn dư một số sách ĐSX, nếu quý văn thi sĩ tác giả, hay quý thành viên, thân hữu, muốn mua về làm kỷ niệm hay tặng bạn bè, xin liên lạc để VTLV gửi sách đến cho quý vị, thay vì nhờ VTLV order từ online như những ĐSX trước kia, đó cũng là quý vị ủng hộ cho VTLV giảm bớt số sách tồn kho vậy.

Sách dày 600tr, in toàn màu, văn, thơ, nhạc, họa, rất hay từ nhiều cây viết kỳ cựu, hình ảnh đẹp… giá gốc từ nhà in là $35/cuốn. Hôm RMS VTLV đã bán giá ủng hộ $40/cuốn. Nếu quý vị mua bây giờ, cũng sẽ trả $40/cuốn. (Anh CT LV Hải tình nguyện trả shipping).


Xin liên lạc: vantho21lacviet@gmail.com
Trân trọng cám ơn và kính chúc quý vị một Năm Mới Vạn an.
Ban Điều Hành

Việt Nam Thuộc Nhóm 10 Nước, Nhận Nhiều Kiều Hối Nhất Trong Năm 2022, Trên 19 Tỷ Đô La Mỹ!

* Sài Gòn là địa phương nhận được nhiều kiều hối nhất, tổng cộng 6,8 tỷ đô la Mỹ.
* Hoa Kỳ là nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất, gởi về nhiều nhất!
*CSVN còn sống, gián tiếp, là nhờ 5,3 triệu người Việt đang sinh sống tại hải ngoại, gởi kiều hối về hằng năm.
*Nghĩ mà ngậm ngùi, trước 75, VNCH giờ cuối, chỉ cần 500 triệu, là có thể giữ Miền Nam, mà cũng không được!


(Hình: Một nhân viên ngân hàng ở Việt Nam đang đếm các tờ tiền Mỹ kim ở Hà Nội hôm 26/11/2009.)
- Số tiền kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2022 lên đến trên 19 tỷ đô la Mỹ. Như vậy Việt Nam thuộc nhóm 10 nước nhận nhiều kiều hối nhất năm qua.

Số tiền kiều hối trên 19 tỷ trong năm 2022, được cho biết tăng gần 5% so với năm trước. Và dự báo trong những năm tiếp theo tỷ lệ tăng có thể từ 3,6 đến 4,5%. Mức tăng được đánh giá tương đối ổn định, dù thời gian dịch COVID-19 kéo dài hai năm, cũng như tình trạng lạm phát tại nhiều nơi trên thế giới.

Ở trong nước, Sài Gòn là địa phương nhận được nhiều kiều hối nhất, tổng cộng 6,8 tỷ đô la Mỹ.
Khoản kiều hối trên 19 tỷ đô la được nhận định, mang lại lợi nhuận lớn từ phí dịch vụ cho các ngân hàng và giúp tăng nguồn dự trữ ngoại hối cho Việt Nam.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Đối tác Kiến thức Toàn cầu về Di dân-Phát triển cho thấy, Hoa Kỳ là nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất, giởi về nhiếu nhất! tiếp đến là Anh Quốc, Australia, Gia Nã Ðại. Cuối cùng là những nơi có số lao động xuất cảng Việt Nam lớn gồm Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan.
Thống kê của Ủy ban Người Việt Ngoại quốc cho thấy hiện có hơn 5,3 triệu người Việt đang sinh sống và nhân công lao động tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.


Nhờ Tham Nhũng, Xuất Cảng Lao Động, Buôn Người: Tỉnh Nghèo Nghệ An, Thuộc “Tốp” Sở Hữu Xe Hơi Nhiều Nhất Việt Nam!


(Hình: Ngày càng có nhiều người dân Việt Nam sở hữu xe hơi. Ảnh minh họa là giao thông giờ cao điểm tại một con đường ở thủ đô Hà Nội.)
Nghệ An, một tỉnh miền Trung có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng thấp nhất nước, nhưng lại thuộc nhóm tỉnh mà người dân sở hữu xe hơi nhiều nhất nước, tờ Tuổi Trẻ dẫn số liệu từ nhà chức trách tỉnh này cho biết.

Theo đó, Nghệ An đăng ký mới trung bình gần 2.300 xe hơi mỗi tháng, thuộc nhóm tỉnh, thành có số lượng xe đăng ký mới mỗi tháng nhiều nhất nước, sau Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Tuổi Trẻ dẫn số liệu từ Phòng cảnh sát giao thông Công an Nghệ An cho biết.
Cũng theo cơ quan này, trong năm 2022, số lượng xe hơi đăng ký mới ở tỉnh này tăng thêm trên 3.100 xe so với năm 2021 với tổng số xe đăng ký là hơn 27.400 xe.

Xe hơi, với giá trị từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng mỗi chiếc, vẫn được xem là tiện nghi xa xỉ với đại đa số người dân Việt Nam vốn có thu nhập từ vài triệu đến trên dưới chục triệu đồng mỗi tháng.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh miền Trung này có tổng cộng trên 170.000 xe hơi các loại được đăng ký trên tổng số dân là 3,5 triệu người. Tính xấp xỉ cứ trung bình 20 người dân Nghệ An có một chiếc xe hơi.

Còn riêng trong 20 ngày đầu năm 2023, từ ngày 1 đến ngày 19/1/2023, đã có trên 1.800 xe hơi đăng ký mới Nghệ An, cũng theo số liệu từ Phòng cảnh sát giao thông Công an Nghệ An do Tuổi Trẻ dẫn lại.
Tờ báo này cho biết loại xe hơi mà người dân Nghệ An sở hữu chủ yếu là dòng xe phổ thông có giá trị dao động từ 400 đến 700 triệu đồng, còn lượng xe sang không nhiều.

Nghệ An lâu nay vẫn được xếp vào danh sách tỉnh nghèo với thu nhập bình quân đầu người trên 50 triệu đồng mỗi năm. Tỉnh này cũng là một những địa phương có tỷ lệ người dân đi xuất cảng lao động đông đảo.
Trung bình mỗi năm tỉnh này có từ 13 đến 14 ngàn người đi xuất cảng lao động theo diện chính thức có hợp đồng. Đó là chưa tính số lao động tỉnh này rất nhiều đi chui hay là nạn nhân của nạn buôn người, theo số liệu của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội được Tuổi Trẻ dẫn lại. Mỗi năm, dân trong tỉnh đi xuất cảng lao động gửi về nhà ước đạt khoảng 500 triệu đô la Mỹ.

Thành phố Vinh, thủ phủ tỉnh Nghệ An và là một trong những thành phố lớn nhất miền Bắc Việt Nam, cũng là một trong ba đô thị có tốc độ người dân mua xe hơi nhanh nhất nước, theo lời ông Trần Ngọc Tú, Chủ tịch thành phố này được Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết.

Ông Tú cho biết số lượng xe hơi tăng nhanh là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kẹt xe ở thành phố này do cơ sở hạ tầng đáp ứng không kịp.


Tự Chúng Sẽ Giết Nhau, Tham Nhũng Là Tử Huyệt Của Cộng Sản!


(Ảnh: Chủ Tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) tại Thái Lan ngày 19 tháng 11, 2022.)
(VI ANH)

Tham nhũng là tử huyệt, là cái chết của độc tài Cộng Sản, chống cũng chết mà không chống cũng chết. Điều này có thể thấy trong chiến lược đả hổ diệt ruồi do Chủ Tịch Tập Cận Bình thực hiện ở Trung Quốc, cũng như trong chiến dịch “đốt lò” tham nhũng mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã học của quan thầy Tập Cận Bình.

Một, không chống tham nhũng, Đảng Nhà Nước Cộng Sản cũng chết. Vì tham nhũng là mầm sanh và mầm tử của Cộng Sản. Đảng Nhà Nước là cha sanh mẹ đẻ của tham nhũng vì chế độ Cộng Sản là độc tài, đảng trị toàn diện, không một cơ quan nào giám sát, không có tự do báo chí, tự do ngôn luận của dân phanh phui, đảng viên cán bộ tự tung tự tác, nhỏ ăn theo nhỏ, lớn ăn theo lớn. Đảng Nhà Nước hủ hoá trở thành một thứ Mafia tập hợp tội phạm có tổ chức. Phe này trong đảng chống phe kia thịt nhau. Hay dân chúng không thể chịu nổi sớm muộn gì củng phải vùng lên nổ bùng hay nổ chụp, làm lung lay suy tàn sụp đổ Đảng Nhà Nước Cộng Sản như ở Liên Xô và Đông Âu chết yểu quá trẻ không tới 75 tuổi trong khi thế giới sử các chế độ tuổi thọ tính bằng thế kỷ.

Hai, chống tham nhũng thì Đảng Nhà Nước Cộng Sản cũng chết. Hoặc chết vì lợi dung việc chống tham nhũng để triệt hạ nhau. Hay chết vì cán bộ bất động, không ăn được không dại gì làm hay sợ càng làm càng có nhiều khuyết điểm chết uổng mạng.

Hai cái chế vì tham nhũng của Cộng Sản, trong một chế độ kiểm soát một quốc gia dân tộc đông dân nhứt hoàn cầu, và là một chế độ Cộng Sản còn sót lại ở Á châu, là Trung Quốc bị Cộng Sản thống trị gần 60 năm, nên gọi gọn là Trung Cộng. Trong những chủ tịch Trung Cộng, muốn hay không muốn, thích hay không thích cũng có thể nói Tập cận Bình hiện thời là người chống tham nhũng mạnh nhứt và chiến lược bài trừ tham nhũng của ông được “quần chúng nhân dân quan tâm nhứt so với các chính sách của Đảng, Nhà Nước, Quân Đội mà ông là người lãnh đạo, chỉ huy tối cao và toàn diện. Dân chúng cũng thích vì không có người dân nào ưa sâu dân mọt nước. Và người dân nào cũng thích không hay tốn it tiền đúc lót cho kẻ cướp ngày là quan cán bộ đảng viên Cộng Sản.

Nhưng bức tranh nào cũng có phía sau của nó. Mặt tối đó là khoảng 11 triệu đảng viên, cán bộ, công nhân viên mất đi một tư lợi rất lớn nhờ tham ô nhũng lạm của nước và của dân.

Theo thống kê chánh thức của Ban Tổ chức Chánh Quyền đặc trách về quản lý cán bộ, đảng viên, công nhân viên làm việc cho Đảng Nhà Nước, thì có 10 ngàn người bỏ việc chỉ trong ba tuần lễ của tháng Hai năm 2015. Số công chức thôi việc tạo nhiều khó khăn cho việc điều hành hệ thống tư pháp của Trung Cộng. Bên cạnh còn một trở ngại có tính quốc gia đại sự cho Trung Cộng nữa. Tai hoạ tham nhũng mọc rễ, thẩm thấu trong mọi cán bộ, đảng viên, công chức và công nhân viên của Đảng Nhà Nước Trung Cộng và Việt Nam Cộng Sản. Một giáo sư luật của Đại Học Renmin phỏng tính thì chiến dịch đả hổ diệt ruồi của Chủ Tịch Tập chưa sờ gáy, chưa mở cuộc điều tra tham nhũng đối với khoảng hai triệu viên chức của Trung Quốc, nhưng nếu làm thì những người này sẽ bị tù không dưới 45 năm mỗi người.

Chưa làm không có nghĩa là không làm. Chủ Tịch Tập từng tuyên bố không ngưng chiến dịch, không tha thứ cho bất cứ ai. Điều đó có ý nghĩa Tập đào tận gốc, bốc tận rể nhưng đối thủ của ông như Bác Hy Lai, Chu Vĩnh Khang và những bè lũ, nha trão đã chống ông trên đường nắm Đảng, Nhà Nước, Quân Đội và Công An.

Quyết tâm của Chủ Tịch Tập được ăn cả ngã về không trong ý đồ dùng tham nhũng diệt đối thủ, đã làm cho đối phương của ông cảm thấy quá nguy hiểm. Một số chọn con đường tự tử. Và một số bí mật đoàn kết lại chống kẻ thù chung là Chủ Tịch Tập.

Một số bỏ việc. Một số trốn ra ngoại quốc cả ngàn người, nhiều nhứt ở Mỹ và Canada. Tập Cận Bình đang nhờ Cảnh Sát Quốc Tế bắt dẫn giải về Trung Quốc.

Bên cạnh chiến dịch bài trừ tham nhũng, Chủ Tịch Tập còn nỗ lực chống ô nhiễm môi sinh, lại đụng chạm đến quyền lợi của địa phương sống nhờ qui hoạch lấy đất của dân trả rẻ mạt rồi đem bán hay hùn với ngoại quốc giá cao cả trăm lần hơn.

Càng ngày Chủ Tịch Tập càng thấy cô đơn và lo sợ cho mạng sống của mình. Nhứt là khi thấy Chu Vĩnh Khang, một nhân vật nắm trọn quyền an ninh nội chính đã có cả một hệ thống tay chân bộ hạ trong nhiều địa phương ngành nghề, tư thông với tình báo gián điệp ngoại quốc.

Trong bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Transparency International, năm 2021, Trung Quốc Cộng Sản bị xếp thứ 66, Việt Nam Cộng Sản 87, Thái Lan 110.

Nhớ tin Đài Truyền Hình IBC TV ở Little Saigon cho biết tại VN Cộng Sản, Báo Ðời Sống và Pháp Luật hôm 4 tháng 8, 2014 có đăng lời tuyên bố của ông Chu Văn Vẻ, cựu thẩm phán tòa tối cao VNCộng Sản tuyên bố tại hội nghị thảo luận về công tác chống tội phạm 6 tháng đầu năm 2014 được tổ chức ở Hà Nội. Rằng “Cứ nhìn vào các lực lượng thanh tra, kiểm tra thì thấy ngay bộ mặt tham nhũng và chỉ cần gõ cửa là được nhả phong bì.” Ông nói “nhân viên ngành tư pháp Việt Nam bị mua chuộc bằng tiền bạc, hiện vật có giá trị và kể cả bằng tình cảm không phải là hiện tượng mới lạ, mà đã trở thành đại họa trong công cuộc chống tham nhũng tại Việt Nam hiện nay. Ông Chu Văn Vẻ kể về một nhân viên cấp thấp của một tòa án, hưởng lương “ba cọc ba đồng” nhưng lại có xe riêng để đi. Theo ông Vẻ, đây là một ví dụ điển hình cho thấy, “viên chức chính quyền Việt Nam không tham nhũng thì lấy đâu ra tiền mà mua xe hơi để đi.”

“Ông Chu Văn Vẻ khẳng định rằng, những người được gọi là nhân viên làm công việc “cầm cân nảy mực” ở Việt Nam có rất nhiều cơ hội để tham nhũng. Ông nói, “Người có chức vụ trong bộ máy công quyền nói chung chứ không riêng gì ngành tòa án, thường tự tung tự tác. Họ muốn thêm vào, hoặc bỏ bớt tình tiết nào trong vụ án là quyền của họ. Khi họ đã bị mua chuộc thì mọi tình tiết tăng nặng, hoặc giảm nhẹ đều bị thay đổi hết.” Ông Chu Văn Vẻ còn tố các lực lượng cán bộ thanh tra và kiểm tra muốn có phong bì, thì chỉ cần đi gõ cửa nhà người dân.

Lời nói trên không phải của người dân Việt bất đồng chánh kiến với Cộng Sản mà Cộng Sản gọi là “ lực lượng thù địch.” Lời nói ấy là lời nói của Chu Văn Vẻ, cựu thẩm phán tòa tối cao Việt Nam, nói trong một hội nghị của Đảng Nhà Nước, được báo của Đảng trích dẫn. Không lẻ một viên chức Cộng Sản lại đi nói xấu chế độ; dù đã hưu Chu Văn Vẻ một đảng viên cao cấp Cộng Sản “dẫu lìa ngó ý cũng vươn tơ lòng,” nên những tiết lộ của ông Vẻ chỉ một phần, thực tế còn tệ hơn nhiều.


Sáu Người Việt Bị Cơ Quan Chức Năng Hoa Kỳ Bắt Giữ Khi Nhập Lậu Qua Ngã Gia Nã Ðại


(Hình minh họa: Cảnh sát di trú Mỹ bắt cư dân bất hợp pháp tại Los Angeles, California,hôm 11/2/2017.)
- Ngày 30/1/2023, Đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay 6 người từ Việt Nam thuộc nhóm 13 người nhập cảnh phi pháp bị lực lượng Biên phòng Hoa Kỳ bắt giữ hồi ngày 19/1 vừa qua.

Cơ quan Phòng vệ Biên giới và Hải Quan Hoa Kỳ (USCBP) vào ngày 26/1 vừa qua ra thông báo về việc bắt giữ vừa nêu. Theo đó, ngoài 6 người từ Việt Nam, số còn lại là bảy người nam từ Mễ Tây Cơ. Nhóm 13 người nhập cảnh phi pháp vào tiểu bang Maine của Mỹ từ hai địa điểm tại tỉnh bang New Brunswick bên Gia Nã Ðại.

Theo USCPB, tình trạng buôn người dọc theo biên giới Maine-New Brunswick có thể chưa phải là một vấn nạn lớn như ở những nơi khác dọc theo biên giới Hoa Kỳ; tuy nhiên “hoạt động tội phạm xuyên quốc gia” này cũng là một mối quan ngại.
Bọn buôn người bất chấp tính mạng và sự an nguy khi đưa người qua ngã này.

Theo quy định của Hoa Kỳ những công dân ngoại quốc nhập cảnh bất hợp pháp như vừa nêu sẽ bị phạt mỗi người năm ngàn đô la Mỹ và sẽ bị trục xuất.


Nhà Thơ, Nhà Tranh Đấu Võ Văn Ái Đã Qua Đời ở Pháp


(Hình: Ông Võ Văn Ái.)
Ông Võ Văn Ái, một nhà thơ và nhà tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, vừa qua đời ở Pháp hôm 26/1/2023, hưởng thọ 88 tuổi, theo tin từ gia đình ông.

Ông Võ Văn Ái và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam do ông sáng lập (VCHR) tường thuật đều đặn về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa vào những năm ở thập niên 1980. Tiếng nói của ông vươn đến Quốc hội Hoa Kỳ, Nghị viện Âu Châu và tại các hội nghị nhân quyền, dân chủ trên thế giới.
Từ Paris, bà Ỷ Lan, vợ của ông Võ Văn Ái, cho Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) biết về sự nghiệp tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam của chồng bà:

“Anh thấy rằng Việt Nam dưới chế độ Cộng sản thiếu tiếng nói để nói cho thế giới biết về chuyện đàn áp nhân quyền, thiếu dân chủ trong nước… anh cảm thấy rằng phải lên tiếng trên các diễn đàn quốc tế thành ra chúng tôi lập Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam.

“Là Phó Chủ tịch của Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, mỗi năm anh có quy chế lên tiếng tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền Việt Nam, chúng tôi cho họ biết sự thật… về những đàn áp, bắt bớ.. Anh cũng thường xuyên điều trần trong Quốc hội Hoa Kỳ về tù nhân tại Việt Nam, về vấn đề tự do tôn giáo… “.
Bà Ỷ Lan, người vừa kết hôn với ông Ái vào năm 2022, cho VOA biết thêm rằng bà sẽ tiếp tục công cuộc tranh đấu của chồng:

“Chúng tôi vẫn có Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và vẫ sẽ lên tiếng trên mạng quốc tế. Dù anh ra đi rất sớm và bất ngờ, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm công việc đó để tưởng niệm anh, để anh thấy tiếng nói của anh vẫn tiếp tục dù anh không còn trên trái đất này nữa, anh vẫn lo lắng cho đất nước Việt Nam và mình phải tiếp tục nhiệm vụ của anh”.

Ông Võ Văn Ái còn được biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà thơ qua bút hiệu Thi Vũ và là một nhà sử học. Ngoài nhiều bài viết và báo cáo nhân quyền, các tác phẩm của ông bao gồm 17 tập thơ, tiểu luận và triết học, cũng như các bài viết nghiên cứu về Phật giáo và lịch sử Việt Nam.
Từ Sacramento, tiểu bang California, Hoa Kỳ, ông Trần Kiêm Đòan, một thành viên của Gia đình Phật giáo Việt Nam, nêu nhận về sự nghiệp của ông Ái:

“Nói đến cuộc đời của ông Võ Văn Ái, ông là một người hết lòng muốn tranh đấu cho quê hương, cho dân tộc, cho sự tự do, dân chủ… . Ông Võ Văn Ái xứng đáng là một nhà thơ, một Thi Vũ!”.
“Ông Võ Văn Ái đã làm suốt cuộc đời mình để tranh đấu cho những vấn đề của Việt Nam, nhưng tiếc thay trong vấn đề ông đi có những cái như phương thức hành động hay cái nhìn, hay cái hướng đi của ông có vẻ vừa cô độc, vừa có cái gì tách rời khỏi thực tế”.

Sinh năm 1938 tại miền Trung Việt Nam, ông Võ Văn Ái sang Pháp du học vào năm 1953. Đến năm 1964, ông trở thành đại diện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại hải ngoại, và hoạt động tích cực trong đường lối bất bạo động, tuy nhiên vai trò này của ông về sau bị một số người chỉ trích vì đã can thiệp quá sâu vào tổ chức này.
Sau năm 1975, ông Võ Văn Ái đóng vai trò tiên phong trên trường quốc tế để nói lên thảm trạng nhân quyền, đàn áp tôn giáo, tù nhân Cải tạo và người Vượt Biển, được báo chí Âu Mỹ đăng tải như những thông tin duy nhất thời bấy giờ, theo trang Quê Mẹ.

Năm 2011, ông Võ Văn Ái được tổ chức Società Libera trao tặng “Giải đặc biệt Quốc tế về Tự Do” cho quá trình lâu đời ông phục vụ cho tự do và nhân quyền.
Báo Công an Nhân dân của Bộ Công an Cộng sản Việt Nam từng tố cáo chiến dịch “Chuyển lửa về quê nhà” của ông Ái mà theo đó cáo buộc ông phát tài liệu “Đề nghị dân chủ cho Việt Nam”, cũng như lên án việc ông vận động các “nhóm phản động người Việt ở ngoại quốc” nhằm “lên án, bịa đặt” về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.


Tân Dân Biểu Trí Tạ, Nổi Bật Dẫn Đầu Nỗ Lực Cắt Giảm Chi Phí Hóa Đơn Khí Đốt Cho Người Dân California


- Vào ngày 12 tháng 1 năm 2023, các Dân biểu Trí Tạ, Laurie Davies và Phillip Chen đã viết một lá thư gửi Ủy ban Tiện ích Công cộng California yêu cầu họ điều tra việc giá khí đốt gần đây đã tăng đột ngột và kêu gọi CPUC nhanh chóng phát hành số tín dụng được ấn định ở California định kỳ sáu tháng một lần trên hóa đơn khí đốt của người tiêu dùng. CPUC hiện đã đưa vấn đề Tín dụng khí đốt vào chương trình nghị sự của họ trong cuộc họp ngày 2 tháng Hai sắp tới.

Dân biểu Tạ phát biểu, “Tôi rất vui mừng khi Ủy ban Tiện ích Công cộng California đang xem xét yêu cầu mà chúng tôi đưa ra về việc cấp Tín dụng Khí đốt khi các hóa đơn tiện ích tăng cao đến đỉnh điểm. “Rất nhiều cư dân đã tỏ ra lo lắng về hóa đơn tiền ga trong tháng này, vì vậy tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi CPUC đáp ứng yêu cầu của chúng tôi cũng như nhu cầu của công chúng vào thời điểm quan trọng này
Theo một bài viết gần đây trên tờ Wall Street Journal, giá khí đốt đang giảm trên toàn quốc, ngoại trừ ở California, nơi giá khí đốt cao gấp năm lần mức trung bình toàn quốc. Nhiều người tiêu dùng phải đối mặt với chi phí hóa đơn tăng gấp ba lần trong tháng Giêng so với tháng trước.

“Climate Credit” - Tín dụng khí hậu ấn định ở California hai năm một lần cung cấp khoản giảm giá từ $76-$132 cho người tiêu dùng hàng năm, tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ tiện ích của họ.


Hội Đồng Thành phố Westminster, Hủy Bỏ Dự Án Xây Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị, Như Vậy Tượng Đài Mang Ý Nghĩa Này, Còn Độc Nhất Tại Bắc Cali!


Mẫu thiết kế Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị

-Trong một cuộc họp vào đêm thứ Tư, 25 tháng Giêng, Hội Đồng Thành Phố Westminster đã bỏ phiếu 3-1 với một người bỏ phiếu trắng để đi tới quyết định hủy bỏ dự án xây dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Dự án này từng gây tranh cãi trong suốt mấy năm giữa các nghị viên Hội Đồng Thành Phố và các nhóm trong cộng đồng. Nay, với một hội đồng mới, dự án đã bị kết thúc.

Ba người bỏ phiếu đồng ý hủy bỏ dự án là Thị Trưởng Chí Charlie Nguyễn, Nghị Viên Amy Phan West, và Phó Thị Trưởng NamQuan Nguyễn. Nghị Viên Kimberly Hồ đã bỏ phiếu chống đề nghị hủy bỏ dự án. Còn ông Nghị Viên Carlos Manzo thì bỏ phiếu trống, không “yes” mà cũng không “no.”

Dự án xây Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị từng được đề nghị nhằm vinh danh quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiếm lại Cổ Thành sau khi nơi đây bị quân Cộng Sản Bắc Việt chiếm giữ vào mùa hè năm 1972.

Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị từng được Hội Đồng Thành Phố bổ nhiệm sau nhiều tranh cãi trong năm 2021. Lúc đó một ủy ban khác đã xúc tiến việc xây tượng đài nhưng đến phút chót thì bị chống đối mặc dù đã được Hội Đồng Thành Phố chấp thuận.

Trong ý kiến bác bỏ dự án, Nghị Viên Nam Quan Nguyễn nói rằng dự án này là nguồn gây tranh cãi và gây tốn kém cho tiền thuế của người dân.

Trong khi đó ông Hoàng Tấn Kỳ, hay Kenny Hoàng, đồng chủ tịch của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị, nói rằng các thành viên trong Ủy Ban đều rất buồn trước quyết định của Hội Đồng hôm thứ Tư.

Ông cho biết các thành viên trong Ủy Ban đã làm việc hết sức mình để đáp ứng những điều kiện của thành phố về mô hình thiết kế và địa điểm. Họ đã tốn hơn $90,000 Mỹ kim trả cho một công ty ở tiểu bang Utah để tạc năm bức tượng chiến sĩ bằng đồng.

Trước đây, một ủy ban xây dựng tượng đài khác mà trong đó có cựu Thị Trưởng Trí Tạ và Nghị Viên Chí Charlie Nguyễn là thành viên trong hội đồng, đã đề nghị dựng tượng đại ngay tại công viên Sid Goldstein Freedom Park cạnh tòa thị chánh. Dự án đó đã bị đình chỉ dù được Hội Đồng thông qua, đưa đến việc thành lập ủy ban mới do thành phố bổ nhiệm.

Nhưng địa điểm xây tượng đài vẫn là đề tài gây tranh cãi lần này. Nghị Viên Carlos Manzo và một số cựu chiến binh Hoa Kỳ không muốn xây tượng đài trong công viên của chính phủ. Họ đề nghị dựng tượng đài ở một công viên thuộc nghĩa trang Westminster Memorial Park ở góc đường Beach Boulevard. Ủy Ban đã không tán thành ý kiến này.

Các thành viên trong Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Tái Chiếm Cổ Thành Quảng Trị sẽ có những cuộc họp riêng, để quyết định phải làm gì trước cuộc bỏ phiếu hủy bỏ dự án của Hội Đồng Thành Phố Westminster.


Tin Buồn Đầu Năm: Tại Tiểu Bang Kansas, Thành phố Wichita, Chồng Việt Bắn Vợ Rồi Tự Sát!


(Ảnh: Ngôi nhà nơi xảy ra án mạng đêm thứ Năm, ngày 26 tháng 1, 2023.)

– Một thảm kịch vừa xảy ra trong gia đình của một vợ chồng gốc Việt sống tại thành phố Wichita, tiểu bang Kansas. Các điều tra viên của sở cảnh sát tin rằng người chồng đã bắn chết vợ trước khi kết liễu đời mình với cùng khẩu súng vào đêm thứ Năm, 26 tháng 1, 2023.
Theo báo cáo của cảnh sát, nhà của cặp vợ chồng nằm ở khu phố số 800 đường West Mount Vernon, gần đường Pawnee và McLean, phía nam Wichita.

Hai người thiệt mạng là bà Nguyễn Thanh (hay Thị) Tuyền, 48 tuổi, và ông Lê Bảy, 71 tuổi.

Cảnh sát đã đến nhà vào khoảng 11g45 tối thứ Năm. Trước đó, có người từ ngoài tiểu bang gọi báo cảnh sát qua số 911, nói rằng ông Bảy có gọi điện thoại cho họ và cho biết ông sẽ bắn vợ.
Khi đến nhà, cảnh sát phải dùng vũ lực để phá cửa vào nhà. Bên trong, họ thấy ông Lê Bảy đã tắt thở do đạn gây ra. Còn bà Tuyền thì hấp hối, được xe cứu thương chở đi, nhưng sau đó qua đời trong bệnh viện.
Tường trình của cảnh sát không cho biết hai vợ chồng này có con hay không. Cảnh sát hy vọng có người cung cấp thêm tin tức để làm rõ hai cái chết mà cảnh sát mô tả là “một khúc quanh thê thảm” xuất phát từ “tình trạng nội bộ gia đình.”

Nhân dịp này, cảnh sát Wichita người dân hãy tìm sự trợ giúp nếu cảm thấy bị đe dọa bởi người thân. Chính quyền luôn có những văn phòng chuyên giúp người dân tránh trở thành nạn nhân bạo hành trong gia đình.

Wichita là thành phố đông dân nhất tại tiểu bang Kansas. Nơi đây cũng có một cộng đồng người Việt không nhỏ.


Hãnh Diện! Hai Diễn Viên Gốc Việt Đầu Tiên Được Đề Cử Nhận Giải Điện Ảnh Danh Giá, Nổi Tiếng Oscar 2023!

– Lễ trao giải Oscar lần thứ 95 đang có nhiều người Á Châu làm nên lịch sử, trong đó có hai diễn viên gốc Việt đầu tiên được đề cử nhận giải là tài tử Quan Kế Huy và minh tinh Hồng Châu.

Chuẩn bị cho lễ trao giải Oscar 2023, gần 9,500 thành viên của Hàn Lâm Viện Điện Ảnh Hoa Kỳ (AMPAS) đã tham gia bỏ phiếu để tìm ra danh sách đề cử và công bố vào tối 24 Tháng Giêng.


(Hình: Tài tử Quan Kế Huy và minh tinh Hồng Châu.)

Theo Hollywood Reporter, tài tử Quan Kế Huy được đề cử nhận giải “Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất” qua vai Waymond Wang của phim “Everything Everywhere All at Once.”
Tác phẩm này đang gây sóng gió trong mùa trao giải thưởng phim năm 2023, trong đó có hai giải quả cầu vàng của minh tinh Michelle Yeoh (Dương Tử Quỳnh) và tài tử Quan Kế Huy trong vai nữ chính và vai nam phụ xuất sắc nhất.

Tài tử Quan Kế Huy sinh ra ở Sài Gòn vào năm 1971, sau đó cùng gia đình vượt biên vào năm 1978, rồi được nhập cư vào Hoa Kỳ vào năm 1979.
Lúc 12 tuổi, ông được mời đóng vai Short Round trong phim “Indiana Jones and the Temple of Doom.” Đến năm 1985, ông đóng một vai chính là Richard Wang của phim “The Goonies.”


(Ảnh: Tài tử Quan Kế Huy trong phim “Everything Everywhere All at Once” được đề cử “Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất.”)

Tuy nhiên, sau thập niên 1990, ông gần như biến mất khỏi màn ảnh và quyết định làm người dàn dựng các cảnh đánh nhau trong phim hành động.

Đến năm 2018, ông được phim Á Châu nổi đình nổi đám là “Crazy Rich Asians” tạo cảm hứng để trở lại màn ảnh và được mời đóng “Everything Everywhere All at Once.”
Sau khi nghe tin được đề cử nhận Oscar qua Zoom, tài tử Quan Kế Huy cho biết ông nhảy lên và la hét rất lớn vì vui mừng, còn cho rằng những thành công mình đang đạt được “như không có thật.”



(Hình: Minh tinh Hồng Châu trong phim “The Whale” được đề cử “Nữ diễn viên phụ xuất sắc.”)
Minh tinh Hồng Châu được đề cử nhận giải Oscar vai “Nữ diễn viên phụ xuất sắc” vì đóng vai y tá Liz trong phim “The Whale” cùng tài tử Brendan Fraser.

Minh tinh gốc Việt 43 tuổi này sinh ra trong trại tị nạn ở Thái Lan vào năm 1979 sau khi gia đình vượt biên khỏi Việt Nam trong năm đó. Một nhà thờ của người Việt Nam ở New Orleans, Louisiana, bảo trợ gia đình cô nhập cư vào Hoa Kỳ, và cô lớn lên trong cộng đồng Versailles của thành phố này.
Cô được nhiều khán giả biết đến qua vai Ngọc Lan Trần trong phim “Downsizing” công chiếu năm 2017, và xuất hiện trong phim “The Menu” năm 2022 công chiếu trước “The Whale” một tháng.

Về cảm tưởng sau khi nghe tin được đề cử nhận Oscar, minh tinh Hồng Châu cho hay cô rất vui mừng vì điều đó, còn cám ơn bạn diễn Brendan Fraser và đội ngũ sản xuất của phim “The Whale” và hãng phim A24.

Giải Oscar lần thứ 95 sẽ diễn ra ngày 12 Tháng Ba ở Los Angeles, California.

Cộng Đồng Người Việt Tại Hoa Kỳ: Duyên Nợ Với Người Tị Nạn!


(Hình: Tổ chức Viet for Afghans đón gia đình tị nạn A Phú Hãn vào tháng 12/2021.)
-“Khi nhìn thấy những người tị nạn A Phú Hãn cũng tương tự như hoàn cảnh của mình vào tháng 4/1975, tôi thấy những chiếc máy bay cuối cùng chạy ở phi đạo, tôi có cảm tưởng như tôi là một trong những người đó, cũng vào giờ phút cuối cùng và đi chuyến bay cuối cùng rời khỏi Việt Nam.

Toàn bộ gia đình cha mẹ anh chị em của tôi đều bị kẹt lại hết dù đã có danh sách được giải cứu, chỉ có một mình tôi được ra đi”.

Ông Nguyễn Nam Lộc - một nhạc sỹ, người dẫn chương trình nổi tiếng trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, hiện đang sinh sống tại Nam California - chia sẻ cảm xúc khi nhìn thấy hình ảnh những người dân A Phú Hãn chờ đợi được lên máy bay của quân đội Hoa Kỳ để đi di tản, khi quân Taliban chiếm quyền kiểm soát toàn bộ A Phú Hãn vào tháng 8/2021.

Đồng Cảm Cảnh Ngộ

Hình ảnh dòng người đổ xô nhau rượt theo những chiếc phi cơ cuối cùng rời khỏi phi trường ở Kabul, đã khơi gợi lại trong ký ức của ông Nam Lộc về một quãng thời gian đau khổ trong đời mình. Gần 48 năm trước, vào đêm 29/4/1975, ông được lên chuyến bay di tản cuối cùng ở Tân Sơn Nhất rời khỏi Việt Nam, trước khi quân đội Bắc Việt chiếm được hoàn toàn miền Nam Việt Nam vào trưa ngày 30/4.

Lúc đó, ngay khi vừa đặt chân đến nước Mỹ, ông đã được người bản xứ hết lòng giúp đỡ, ông kể tiếp:
“Họ đã thay phiên nhau đến chăm sóc, trả tiền nhà. Họ đưa những người tị nạn đi chợ. Họ hướng dẫn cách sống ở bên Hoa Kỳ. Họ hướng dẫn sử dụng máy giặt, máy sấy, bếp điện hay là bếp ga, và họ đưa những trẻ em ghi danh vào trong trường học. Họ tập lái xe cho người lớn và họ tìm công ăn việc làm cho chúng tôi….

Tất cả những việc làm đó đều hoàn toàn có tính cách tự nguyện và cá nhân tôi cũng vậy, được họ chăm sóc lo cho mình một cách rất chu đáo”.

Cảm kích trước tấm lòng hiệp nghĩa của những người dân Mỹ đã từng bảo trợ mình cũng như những người tị nạn Việt Nam, ông Nam Lộc sau đó đã gắn bó 41 năm cuộc đời mình trong công việc hỗ trợ người tị nạn trên khắp thế giới, qua vai trò Giám đốc Chương trình định cư người tị nạn của Sở Di trú và Tị nạn, thuộc cơ quan Bác ái Công giáo tại Tổng Giáo phận Los Angeles.

Cũng như ông Nam Lộc, hầu hết người Việt tị nạn Cộng sản ở nước Mỹ khi chia sẻ câu chuyện của họ với chúng tôi đều cho biết họ thấu cảm được nỗi đau của những người Afghans khi buộc phải rời bỏ quê hương đất nước. Chị T.Thanh, người sáng lập tổ chức Viets for Afghans ở Seattle (tiểu bang Washington, Hoa Kỳ), chia sẻ:
“Mình thấy trên khắp thế giới có rất nhiều người tị nạn. Mình thấy rằng mình rất may mắn đã được nước Mỹ giúp đỡ cho gia đình của mình, cho cộng đồng của mình. Cho nên, khi mà mình cùng với những người bạn Việt Nam thấy những hình ảnh lúc Kabul lọt vào tay của Taliban vào tháng 8/2021, thì mình và những người bạn của muốn làm cái gì đó để giúp cho những người tị nạn đó.

Tại vì mình thấy cái cảnh đó cũng giống như hồi 30/4/1975, lúc mà Việt Nam thay đổi chế độ, chiến tranh không còn nữa. Mình thấy là hình ảnh rất giống nhau cho nên Thanh cùng với nhóm Viet for Afghan bắt đầu thành lập từ lúc đó”.
Chị Thanh cho biết tổ chức Viet for Afghan bắt đầu hình thành vào tháng 4/2021… Cho đến tháng 3/2022, Viets for Afghans đã bảo trợ cho tám gia đình với 59 người tị nạn:
“Mình giúp đỡ về tiền bảo trợ. Mình phải gây quỹ mỗi người là 2275 đô la Mỹ… đã có mấy trăm người quyên góp, có khi là mấy đồng thôi, có khi đến mấy ngàn đồng.

Mình tìm nhà cho họ, mình giúp họ tìm việc làm, mình giúp họ đăng ký thi bằng lái xe, bảo hiểm xã hội, mình giúp họ học tiếng anh, mình giúp ghi danh cho con của họ đi học, rồi mình cũng kết bạn với họ nữa….

Sẻ Chia Kinh Nghiệm

Từ phía Bắc tiểu bang Virginia, Ông Sam Lê, một luật sư gốc Việt, đã tới các Nhà thờ trong vùng vào mỗi cuối tuần để dạy tiếng Anh cho người tị nạn A Phú Hãn trong suốt gần ba năm qua:
“Mấy nhà thờ ở đây lập một tổ chức tên là Neighbor to Neighbor. Có khoảng 30 người tình nguyện, họ tìm các gia đình A Phú Hãn qua Hoa Thịnh Ðốn, Virginia và Maryland.

Mỗi thứ Bảy, hai tuần một lần, tổ chức Neighbor to Neighbor dạy tiếng anh, dạy toán cho gia đình, thì đến nay là làm được hai năm rồi. Có 18 gia đình, đa số là ở Kabul qua ở đây.

Tôi biết là những người tị nạn ở đây thì cũng giống như gia đình của tôi, hồi đó năm 75 qua đây cần có người giúp. Tổ chức này đã giúp dạy tiếng Anh, cho tiền tìm việc làm và tìm nhà cho họ… “.
Theo The New York Times, sau tháng 8/2021, có khoảng 76.000 người Afghan được di tản đến Mỹ. Đây là con số rất lớn, chỉ xếp sau số người Việt được di tản đến Mỹ bằng máy bay từ Sài Gòn hồi năm 1975 khoảng 130.000 người.

Chính phủ Hoa Kỳ đã mở ra chương trình bảo trợ tư nhân cho những người tị nạn A Phú Hãn đã đến được nước Mỹ qua chương trình “Sponsor Circle Program”. Theo đó, một nhóm năm người sẽ gây quỹ hoặc quyên góp số tiền 2.275 đô la Mỹ cho mỗi người tị nạn A Phú Hãn được đến tái định cư trong khu vực của nhóm người bảo lãnh. Ngoài ra, người bảo lãnh còn phải hỗ trợ chỗ ở cho người tị nạn trong ba tháng đầu tiên, có, giúp người lớn tìm việc làm và đăng ký cho trẻ em đi học.
Bảo Trợ Tư Nhân - Cánh Cửa Hé Mở

Sau khi áp dụng chương trình bảo trợ tư nhân với cộng đồng người A Phú Hãn, Chính phủ Mỹ hôm 19/1 công bố chương trình bảo trợ tư nhân mang tên Welcomed Corps, đặt mục tiêu 10 ngàn người Mỹ có thể giúp đỡ năm ngàn người tị nạn trong năm đầu tiên của chương trình.

Ông Nam Lộc cho biết 6 tháng sau khi kích hoạt, chương trình này sẽ mở rộng hơn cho phép những người bảo trợ tư nhân được quyền chọn lựa những người tị nạn mà mình muốn bảo trợ, miễn là người đó đã được Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tệ nạn. Và nếu Chính phủ Hoa Kỳ phỏng vấn và được chấp thuận thì người đó sẽ được sang Mỹ theo người bảo trợ:
“Với sự giải nghĩa đó thì tôi nghĩ rằng người Việt của chúng ta ở bên Thái Lan sẽ có hi vọng. Giả dụ như nếu ở bên Hoa Kỳ có một nhóm năm người hay là một tổ chức nào đó có đủ số tiền để đáp ứng theo sự đòi hỏi của Bộ Ngoại giao và họ có quyền chọn lựa người tị nạn Việt Nam sống ở bên Thái Lan. Vì thế cho nên chúng ta có hi vọng, nhưng nhiều hay ít, lâu hay mau thì chuyện đó còn tùy theo tiến trình cứu xét của chính phủ Hoa Kỳ”.

Cũng theo ông Nam Lộc, chương trình này mở ra hi vọng mới cho người tị nạn Việt Nam đang sống bên đất Thái. Tuy nhiên, cơ hội dành cho người tị nạn Việt nam cũng không quá lớn. Bởi theo ông, Hoa Kỳ trong suốt nhiều năm qua không đặt Việt Nam trong danh sách những nước được quan tâm về vấn đề tị nạn, vì thế, họ nhận rất ít người tị nạn Việt Nam.

Bà Uyên Thuỳ, người sáng lập nhóm Hiến pháp, cũng từng đi biểu tình hồi năm 2018 ở Sài Gòn, đến tị nạn ở Thái Lan từ năm 2018 nói:
“Bằng con đường nào đi nữa, chỉ cần người tị nạn Thái Lan thoát ra được khỏi nơi đây và đến được bến bờ tự do thì bất cứ bằng hình thức nào cũng là một niềm hạnh phúc vô bờ”.



(Ảnh: Bà Uyên Thuỳ bị giam trong Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp.)

Bà Uyên Thuỳ kể rằng bà từng bị cảnh sát di trú Thái Lan bắt vào Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp (IDC):
“Trong những ngày sống ở IDC đối với chúng tôi là ngục tù địa ngục. Chúng tôi là người ngoại quốc đồng thời cũng không biết tiếng, cũng không có quyền gì để nói, bởi vì mình là người nhập cư trái phép.

Song song với đó thì ngay từ những ngày đầu, không biết từ đâu Đại sứ quán của Việt Nam đã đến tiếp cận với chúng tôi. Họ dùng những lời nói mặc dù rất nhẹ nhàng nhưng lại mang tính chất đe dọa rằng là nếu chị muốn về Việt Nam chúng tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho chị để chị về, nhưng nếu chị không đồng ý về Việt Nam thì đằng sau đó sẽ có những sự nguy hiểm mà ngoài sự kiểm soát của chúng tôi”.
Chị Thanh cho biết thêm về hoạt động của nhóm Viets for Afghans: “Cái tên của cái hội này là Viet for Afghan, cho nên tụi này cũng phải biết cái giới hạn của mình là gì. Lúc mà A Phú Hãn thay đổi chế độ thì mình thấy đây là một tình trạng khẩn cấp và nó đang xảy ra cho nên mình muốn giúp.

Nhưng mà dù gì đi nữa thì Viets for Afghans sẽ luôn luôn ủng hộ cho những người tị nạn, dù là Việt Nam hay là tất cả các chỗ khác. Dĩ nhiên là mình rất muốn giúp đỡ họ. Trong tương lai mình chưa biết, nhưng mà thật sự nếu mà có những người tình nguyện muốn làm, muốn hợp tác với Viets for Afghans để mà có thể làm thì tất nhiên là chúng ta sẽ nói chuyện thêm về vấn đề đó. Chúng tôi ủng hộ tất cả mọi người tị nạn”.

Với mong muốn được chung tay giúp những người tị nạn nhất là sau khi chính phủ Mỹ kích hoạt chương trình bảo lãnh định cư tư nhân (Private sponsorship), Nhạc sỹ Nam Lộc nhắn nhủ đến cộng đồng người Việt tại Mỹ:
“Chúng ta đã đưa tay ra để giúp đỡ những người không cùng chủng tộc, huống gì bây giờ, cộng đồng của chúng ta còn đến gần 2000 người ở bên Thái Lan, thì con số đó rất là lớn và không biết chúng ta có đủ người để bảo lãnh, hay là họ có đủ khả năng hoặc điều kiện để được bảo lãnh hay không.

Tuy nhiên, cánh cửa đã bắt đầu hé mở. Nếu không có chương trình này (Welcomed Corps-PV) thì tôi nghĩ rằng người Việt của chúng ta ở Thái Lan nhiều người sẽ chết ở đất đất khách quê người mà không bao giờ nhìn thấy được tự do”.


Nhiều Tổ Chức Kêu Gọi Phóng Thích Ông Châu Văn Khảm; Dân Biểu Úc Ðại Lợi Đã Vào Tận Trại Tù Thăm Ông!


(Hình: Dân biểu Úc Ðại Lợi Đài Lê (hàng đầu, giữa, áo vàng) và các cán bộ trại giam, ảnh đăng trên Twitter ngày 16/1/2023.)
-Đánh dấu 4 năm ngày ông Châu Văn Khảm bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cầm tù, hàng loạt các Dân biểu, nhà hoạt động và tổ chức nhân quyền quốc tế viết thư chung kêu gọi Hà Nội phóng thích ông. Ngoài ra, một Dân biểu liên bang Úc Ðại Lợi đã vào trại giam thăm ông Khảm ngay trước Tết Nguyên đán.

Trong thư ngỏ gửi Thủ tướng CSVN Phạm Minh Chính hôm 24/1/2023, có đến 32 nhà hoạt động nhân quyền, Nghị sĩ và các tổ chức phi chính phủ (NGO) trên khắp thế giới kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Châu Văn Khảm và tôn trọng các khuyến nghị của Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD).
Theo phán quyết của Nhóm Công Tác UNWGAD công bố vào ngày 7/6/2022, việc bắt giữ và giam giữ ông Châu Văn Khảm “thiếu cơ sở pháp lý và do đó là tùy tiện”. Nhóm này kết luận rằng việc giam giữ ông Khảm “là hệ quả của việc ông thực hiện ôn hòa quyền tự do lương tâm và niềm tin, tự do quan điểm và biểu đạt, cũng như quyền tham gia công việc công chúng”.

Các chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc còn cho rằng việc giam giữ này đi ngược lại với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
“Chúng tôi cùng chung tiếng nói kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy tôn trọng các công ước quốc tế về nhân quyền bằng cách trả tự do ngay lập tức cho ông Châu Văn Khảm. Chỗ ở của ông không phải là ở tù mà phải là với gia đình tại Úc Ðại Lợi, đặc biệt trong dịp Tết này”, bức thư chung có đoạn.

Trao đổi với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) từ Đức, ông Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội Anh em Dân chủ, một trong số những người ký tên trong thư chung, bày tỏ kỳ vọng:
“Bản thân lời kêu gọi chung này của các tổ chức phi chính phủ thì vẫn không có tác động nhiều đến việc giam giữ ông Châu Văn Khảm tại Việt Nam, nhưng sẽ dấy lên một hồi chuông để kêu gọi chính phủ Úc Ðại Lợi, nước mà ông Châu Văn Khảm là một công dân, phải có trách nhiệm cao nhất trong việc gây áp lực đối với chính quyền Việt Nam trong việc trả tự do”.
“Đồng thời chúng tôi cũng kêu gọi chính phủ các quốc gia khác như Hoa Kỳ và các nước Âu Châu nữa. Chỉ có khi có sự đồng lòng và hợp tác của chính phủ các nước thì sự trả tự do cho ông Châu Văn Khảm mới sớm đến”.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam và đề nghị họ bình luận về thư chung này, nhưng chưa được phản hồi.

Ông Châu Văn Khảm, 73 tuổi, công dân Úc Ðại Lợi gốc Việt, bị chính quyền Cộng sản Việt Nam bắt giam ngày 13/1/2019 với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền” và đang thụ án 12 năm tù tại trại giam Thủ Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

Ông Châu Văn Khảm là đảng viên Việt Tân có trụ sở ở Hoa Kỳ, một tổ chức phi chính phủ cổ vũ cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam, nhưng bị Hà Nội đưa vào danh sách khủng bố.

Trong văn thư phản hồi ngày 1/3/2022 của chính quyền Cộng sản Việt Nam cho UNWGAD, chính quyền nói rằng “ông Văn Khảm đã bị bắt vì ông ấy đã vi phạm luật pháp của Việt Nam chứ không phải vì ‘quan điểm dân chủ’ của ông ấy”.

Trong diễn biến liên quan, một Dân biểu Úc Ðại Lợi gốc Việt vừa vào trại giam thăm ông Khảm nhân chuyến công tác của bà tại Việt Nam vào ngay trước Tết Nguyên đán Quý Mão.

Dân biểu Đài Lê viết trên Twitter hôm 16/1: “Tôi đã có dịp đến thăm tù nhân chính trị từ Úc Ðại Lợi là ông Châu Văn Khảm để bảo đảm chắc chắn cho sự an mạnh của ông ấy. Các lãnh đạo cộng đồng địa phương [tại Úc Ðại Lợi] đã đặt vấn đề với tôi về việc ông Khảm bị giam cầm”.
“Với vai trò Dân biểu của mình, tôi hy vọng tôi sẽ mang lại những kết quả tích cực cho ông Khảm và gia đình ông”, nữ Dân biểu đại diện cho khu vực Fowler, tiểu bang New South Wales, cho biết thêm.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài nhận định về chuyến thăm ông Khảm của Dân biểu Đài Lê:
“Đây là một dấu hiệu rất tích cực. Bởi vì theo luật của Việt Nam thì thường chỉ có viên chức Lãnh sự của Tòa tổng Lãnh sự hoặc tòa Đại sứ Úc Ðại Lợi tại Việt Nam mới có quyền để thăm viếng ông Châu Văn Khảm, nhưng đây là một Dân biểu liên bang gốc Việt tới thăm thì tôi cho rằng đây là một tín hiệu tích cực của phía chính quyền Việt Nam trước áp lực của chính phủ và Quốc hội Úc Ðại Lợi. Và chúng tôi mong rằng ông Châu Văn Khảm sẽ sớm được tự do”.

Trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao Úc Ðại Lợi, các Dân biểu, Thượng Nghị sĩ Úc Ðại Lợi đã đặt vấn đề với chính quyền Cộng sản Việt Nam, cũng như kêu gọi trả tự do cho ông Châu Văn Khảm.

Chính quyền Việt Nam bắt giam ông Khảm vào tháng 1/2019 khi ông đang ở Việt Nam, nơi ông gặp gỡ giới xã hội dân sự địa phương. Việc bắt giữ ông diễn ra chỉ vài ngày trước khi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tổ chức cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về thành tích nhân quyền của Việt Nam.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Viễn và ông Trần Văn Quyền, 2 nhà hoạt động nhân quyền khác và là thành viên của Hội Anh em Dân chủ, bị bắt vì có liên hệ với ông Khảm. Cả ba ông bị kết án từ 10 đến 12 năm tù với cáo buộc “khủng bố”.


Vụ Hoa Hậu Việt Nam, Dùng Nhạc Trung Quốc, Bài “Chinese New Year!” Chúc Tết, Đó Là Sự “Ngốc Nghếch” Hay Là “Đúng Tiêu Chuẩn Văn Hoá” Mà Đảng Đang Muốn Tuyên Truyền.


(Ảnh minh họa, chụp tại Hà Nội trước đây.)
Lỗi “Vô Tư” hay Vốn Văn Hóa “Ngắn”?

Hoa hậu Mai Phương, vào trước Tết 2023, đã đăng vào mục story trên mạng xã hội hình ảnh mặc áo dài mừng Xuân, nhưng lại chèn nhạc bài “Chinese New Year”, khiến nhiều người theo dõi trên mạng xã hội không hài lòng.

Nhiều người bình luận rằng có một số nước khi nói đến Tết Âm Lịch thường dùng “Lunar New Year”, chứ không phải “Chinese New Year” vì ngày lễ này không chỉ của Trung Quốc.

Hôm 25 tháng 1 năm 2023, sau gần một tuần nhận “bão” chê bai lẫn thông cảm từ dư luận, nàng “hậu” Mai Phương đã lên tiếng xin lỗi khán giả với status dài đăng trên Instagram, nội dung có đoạn viết: “Phương biết bản thân mình không hoàn hảo, vẫn vô tư và đôi khi cũng ngốc nghếch không tưởng. Nhưng trên hết Phương mong mọi người tin rằng, Phương là người có suy nghĩ và nhận thức đủ để rút ra bài học và thấu hiểu những gì tốt nhất netizen muốn dành cho mình”.

Qua sự vụ mới nhất về hoa hậu Mai Phương (mới nhất vì trước đây cũng có nhiều vụ lùm xùm xung quanh các người đẹp Việt Nam), Giáo sư Nguyễn Đình Cống từ Hà Nội hôm 27/1/2023 đưa ra nhận định:
“Chuyện cô Hoa Hậu Mai Phương dùng nhạc “Chinese New Year” thì chưa rõ đó là vô tình hay cố ý. Nếu là vô tình thì đó là một lỗi phổ biến của tầng lớp trẻ do không được giáo dục chu đáo. Nếu là cố ý thì cần có dư luận lên án và vạch ra thâm ý để có cách đối xử thích hợp chứ cũng chưa phải đã phạm vào tội làm nhục quốc thể”.

Cũng trong ngày 27/1, liên quan đến câu chuyện cô hoa hậu Việt Nam 2022, cựu Trung tá Vũ Minh Trí cho rằng:
“Chúng tôi là những người dân bình thường thấy không có gì là nhục cả, bởi vì thực chất cô ấy không đại diện cho mình. Ví dụ chúng tôi bình chọn, cử đi thì tôi mới cảm thấy nhục. Thật ra bản thân cô ấy cũng đại diện cho nền văn hóa Việt Nam tại thời điểm hiện nay, trên mạng xã hội cũng đầy rẫy những cái thấp kém. Tôi không nói về phía Nhà nước, tôi nói về phía những người dân bình thường, cũng đầy những kẻ ngu dốt, những thói hư tật xấu, những cái mà nếu ở nền văn minh cao hơn hoặc các cụ của chúng ta ngày xưa thì không chấp nhận được. Chưa nói đến những cái gì xa xôi, nhưng nếu bản thân các cụ chúng ta ngày xưa mà sống lại thì sẽ thấy không đúng thuần phong mỹ tục, không đúng phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam.... Những người đứng đầu ngành văn hóa, hay những cô hoa hậu, văn nghệ sĩ... được họ cử đi đại diện cho Việt Nam tham dự những cuộc thi hay những diễn đàn quốc tế nếu có phát ngôn linh tinh thì nó cũng thể hiện đúng thực trạng đáng buồn của nền văn hóa Việt Nam hiện nay”.

Theo ông Vũ Minh Trí, không có gì đáng ngạc nhiên hay cảm thấy nhục quốc thể, bởi vì vốn văn hóa của những người đó chỉ có ngần ấy thôi!


(Ảnh minh họa, chụp tại Hội An năm 2022.)

Chuẩn Văn Hóa Việt Nam… ở Đâu?

Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch vào ngày 13/12/2021 đã ban hành Quyết định số 3196 về Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Bộ quy tắc này gồm ba chương, 11 điều. Dù quy tắc được nói không có giá trị pháp lý, nhưng lại quy định là bộ khung, đặt ra tiêu chuẩn để nghệ sĩ, người hoạt động nghệ thuật điều chỉnh hành vi ứng xử sao cho chuẩn mực. Ấy vậy mà dường như những scandal “vạ miệng” của những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cứ “tiếp nối” nhau. Đặc biệt là sự vụ mới nhất của Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam –Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Xuân Bắc và tiếp đến là vụ của nàng “hậu” Mai Phương.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy hôm 27/1, đưa ra nhận xét của mình về câu chuyện “nóng trên mạng” dịp tết Quý Mão như sau:
“Một đất nước với gần 100 triệu dân rất đa dạng, đa dạng về văn hóa, kiến thức, nghề nghiệp, nhận thức và cách ứng xử. Khó có một ai có thể dễ dàng đại diện về mặt văn hóa cho ngần ấy giá trị khác biệt chỉ trong một con người.

Các cuộc thi hoa hậu tập trung vào mặt sắc đẹp là chính, vì vậy mà nó nên dừng lại là các chương trình giải trí. Đừng nên gán ghép trách nhiệm xã hội hay quốc gia cho những hoa hậu; những điều đó vượt quá khả năng của họ. Họ chỉ nên là những bông hoa đẹp, làm giàu các chương trình giải trí là đủ”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, những người đại diện cho Việt Nam phải là những cá nhân do dân bầu, đại diện cho ý chí và quyền lợi của họ. Theo lập luận như vậy, trường hợp chưa có một cuộc bầu cử tự do thì ngay cả những người nắm quyền trong chính phủ hiện nay cũng chưa phải là những người đại diện hợp pháp cho Việt Nam.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa,Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, mới đây cho rằng phải cấp thiết xây dựng hệ giá trị quốc gia về văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam. Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, xã hội Việt Nam đã thay đổi, song văn hóa không thay đổi kịp và thiếu các hệ giá trị chuẩn mực để mỗi người tự soi chiếu.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống khi trả lời RFA liên quan vấn đề này cho rằng, chuẩn mực của văn hóa là đạo lý làm người, là nhận thức và thái độ của con người đối xử với nhau và với tự nhiên. Giữa những con người thì cơ bản nhất, quan trọng nhất là tình yêu thương, lòng tôn trọng và sự tin cậy. Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một xã hội không bị đói kém mà đặt văn hóa sau kinh tế là sai đường và xã hội Việt Nam đang như vậy!
Giáo sư Nguyễn Đình Cống qua đó nhấn mạnh, chuẩn mực văn hóa phải dựa trên phẩm chất Quang Minh Chính Đại và hiện nhiều người trong giới lãnh đạo của Việt Nam đang rất thiếu những phẩm chất đó.

Còn theo cựu Trung tá Vũ Minh Trí, trong xã hội về mặt văn hóa, nếu muốn duy trì phát triển được cái tốt đẹp thì trước tiên các chuẩn mực phải đúng. Ông nói tiếp:
“Thực ra kể từ khi dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản thì những cái chuẩn về mặt văn hóa đã bị sai lệch đi, đã bị làm thấp đi rất nhiều. Ví dụ trước kia ở Hà Nội hay nông thôn, từ lời ăn tiếng nói của con người với nhau đều có mực thước, như phân biệt rõ ràng trên dưới. Nhưng từ năm 1954, khi miền Bắc đi theo chế độ mới, thì học sinh thay vì gọi thầy cô giáo là thầy cô xưng con... thì bây giờ xưng là em. Hay có những sự bình đẳng quá trớn cả trong gia đình, nhà trường và xã hội... ví dụ như người ta gọi nhau là đồng chí chẳng hạn. Thế nên từ những lệch chuẩn kiểu như thế, rồi những giá trị truyền thống không được gìn giữ, đã bị khai tử... cho nên cái cốt cách của con người Việt từ nhiều đời nay đã không còn nữa. Theo đó có nhiều những giá trị khác cũng đã bị phá hủy đi”.

Ông Vũ Minh Trí còn cho rằng, một khi đã không có chuẩn mực, thì đương nhiên xã hội sẽ ngày càng biến chất, không có những cái chuẩn đúng đắn để người ta noi theo.


Tết Âm Lịch, Không Phải Độc Nhất Dành Cho Người Tầu!

Thưa quý vị đặc biệt quý vị trong lĩnh vực truyền thông,

Gần đây nếu để ý chúng ta sẽ rất bực mình khi thấy mấy đài TV địa phương (trong vùng Vịnh - Bay Area) từ KTVU-2, KNTV-3, KRON-4, KPIX-5 đến KGO-7 đều nói là "Chinese New Year" thay vì "Lunar New Year" mới đúng, vì thật ra đâu có phải chỉ có người Tầu mới mừng Tết Âm Lịch, chúng ta người VN rồi những bạn người Đại Hàn, Singapore, ... cũng mừng Tết này vậy.

Nên tôi viết vài dòng gởi đến các đài truyền hình địa phương. Đại khái tôi viết:

Dear sir/ madam,

As an Asian American, I was heartbroken to hear you say "Chinese New Year." You should use "Lunar New Year" because the Chinese are not the only population that celebrates this New Year. Our family, Vietnamese Americans, and that of my friends, Korean Americans, Singapore Americans also celebrate this important Lunar New Year.

Thank you for your attention.
Nếu vị nào đồng tình và có giờ xin liên lạc với những đài truyền hình địa phương để phản đối.

Kính,

Phạm Mạnh Tuấn

* Tôi đã gởi tới những địa chỉ sau:
TV Chanels in Bay Area
* Chanel 2: KTVU FOX 2
- Newsroom (510) 874-0242 - ktvunewscomments@fox.com.
* Chanel 3: NBC Bay Area – KNTV
- Main: 408-432-6221 - http://www.nbcbayarea.com/
* Chanel 4: KRON 4
- (415) 441-4444 - 4listens@kron4.com
* Chanel 5: KPIX 5 CBS
- Main (415) 765-8601 or email kpixnewsassign.editors@cbs.com
* Chanel 7: ABC7 News/KGO-TV
- Main: (415) 954-7777 - KGO-TV.Programming@abc.com


Sau Trò Hề ‘Đốt Lò’, Nhiều Người Nghĩ, Việt Nam Không Còn Cải Cách Gì Để Ngăn Chặn Tham Nhũng!


(Hình: Nhiều người chờ đợi Đảng Cộng sản Việt Nam cải cách hơn nữa để chống tham nhũng.)

Một số nhà bình luận nói với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) rằng công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam, còn gọi là “đốt lò”, chưa và có lẽ sẽ không làm thay đổi triệt để tệ nạn này vì vẫn chưa thấy bóng dáng của những cải cách mang tính gốc rễ về thể chế và quyền giám sát của cả các cơ quan nhà nước lẫn của người dân.

Trong số 3 vị chuyên gia mà VOA phỏng vấn hôm 29/1, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, đưa ra quan sát tích cực nhất về chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trong chỉ đạo trong nhiều năm qua đến nay.

Ông cho rằng chiến dịch này nhận được sự hưởng ứng của toàn dân và “có tác động tích cực làm bộ máy trong sạch hơn”. Sự nhũng nhiễu đã “giảm rõ rệt”, các bộ, ngành địa phương “có tiến bộ” trong nỗ lực làm việc và được các doanh nghiệp xác nhận, ông Doanh nói.

Thiếu Giải Pháp Từ Gốc
Trong khi đó, hai ông Nguyễn Quang A và Trần Quốc Quân, đều là doanh nhân kỳ cựu và vẫn thường bình luận về thời cuộc Việt Nam, nhận xét rằng “đốt lò” đã kéo dài nhiều năm nhưng không hiệu quả vì không ngăn chặn được từ gốc, tức là “nơi sinh ra củi”, nên “khó chống được triệt để”.

Doanh nhân-nhà văn Trần Quốc Quân nói cụ thể:
“Chính thể chế sinh ra điều kiện tạo ra tham nhũng. Nếu không có biện pháp thay đổi từ gốc, cuộc ‘đốt lò’ cứ đốt mãi, đốt mãi, tham nhũng cũng khó có thể hết được. Nhưng như các cụ nói ngày xưa, có còn hơn không. Nếu không có ‘đốt lò’, sẽ tái hiện lại tình trạng tham nhũng khủng khiếp của năm 2010-2012”.

Với hiểu biết của người từng sống và làm ăn trong hàng chục năm ở đất nước Ba Lan đã chuyển đổi thành công từ chế độ cộng sản sang thể chế tư bản-dân chủ, ông Quân dự báo việc thay đổi về gốc rễ ở Việt Nam sẽ không diễn ra trong ngày một ngày hai.

Doanh nhân này, hiện có những dự án đầu tư ở Việt Nam, nhìn nhận rằng chế độ chính trị hiện nay sẽ “khó thay đổi trong thời gian trước mắt”, nhưng vẫn có thể cải cách một số lĩnh vực:
“Thay đổi về quy định pháp luật có thể hạn chế tham nhũng. Ví dụ, Quốc hội cứ bàn mãi về sở hữu toàn dân đối với đất đai mà không đưa đến thay đổi cơ bản. Đất đai chính là mỏ vàng để viên chức lãnh đạo từ trung ương đến địa phương tham nhũng rất lớn. Các đại biểu Quốc hội, hồi đồng nhân dân các cấp rất ngại động vào cái bánh sinh ra miếng ăn cho cả hệ thống viên chức”.

Quan trọng không kém là cần đưa ra quy định nói rằng kinh tế nhà nước cũng chỉ đứng ngang hàng các thành phần kinh tế khác, theo ông Quân:
“Chưa dám nói đến thay đổi căn bản về thể chế, về chế độ, thì cũng cần giảm sự lũng đoạn của cơ sở kinh tế nhà nước, không khẳng định kinh tế quốc doanh làm chủ trong hệ thống kinh tế-xã hội, không được khẳng định nó như là sự độc tôn của chế độ xã hội”.

Nói rộng hơn, cái gọi là “sở hữu toàn dân” cần bị xóa bỏ, vẫn ý kiến của ông Quân:
“Toàn dân chẳng được hưởng gì cả. Chỉ có lợi lộc cho hệ thống viên chức đục khoét cái mỏ vàng ấy để tham nhũng”.


(Hình: Một phiên tòa xử viên chức tham nhũng trong hãng nhà nước Petrol Vietnam, tháng 1/2018.)

Từ góc nhìn của mình, tiến sĩ Nguyễn Quang A lưu ý với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) về điều quan trọng số 1 đối với việc chống tham nhũng, hay nói thiết thực hơn là làm giảm tham nhũng ở Việt Nam, là phải có thượng tôn pháp luật, không ai đứng trên pháp luật.

Yếu tố thứ hai, theo lời vị tiến sĩ, người cũng là một nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội, đó là sự giám sát lẫn nhau:
“Việc này có hai ý. Một là các cơ quan nhà nước giám sát lẫn nhau, cái này kiểm soát cái kia, Quốc hội kiểm soát Hành pháp… Thứ hai, nhân dân với tư cách là người làm chủ có quyền giám sát. Nhân dân phải được tự nguyện tổ chức lại, đấy là các tổ chức xã hội dân sự, họ có đủ nguồn lực để giám sát, phân tích, khảo sát… Những người dân thường rời rạc như những chiếc đũa không có khả năng làm việc đấy”.

Bên cạnh đó là yếu tố thứ ba giúp sức đắc lực cho việc giám sát, được tiến sĩ Quang A chỉ ra là tự do báo chí:
“Báo chí của người dân để làm những việc như vậy, tức là báo chí độc lập. Có 3 yếu tố đấy thì tham nhũng có thể giảm được. Tôi không nói là tham nhũng có thể diệt được vì tham nhũng dính đến quyền lực. Chừng nào còn có quyền lực, còn có tham nhũng”.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh dẫn kết quả khảo sát các doanh nghiệp, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, cho thấy 49% doanh nghiệp báo cáo rằng họ phải trả thêm chi phí ngoài pháp luật, con số này giảm 20 điểm phần trăm so với trước, nhưng vẫn còn cao.

Trong quan điểm của mình, ông Doanh bày tỏ hy vọng với VOA rằng việc “chuyển đổi số” trong hoạt động của các cơ quan nhà nước sẽ là một cải cách quan trọng giúp giảm tham nhũng:
“Thí dụ, công khai minh bạch về chi tiêu ngân sách của nhà nước, công khai các nguồn thu, các khoản thu… . Với việc vận dụng kinh tế số, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, công dân điện tử, và có các quy định cụ thể, chi tiết; các chi tiêu, thắc mắc của công dân sẽ được công khai, đối thoại giữa doanh nghiệp và cơ quan công quyền sẽ được cải thiện, và có thể dẫn đến giảm bớt các phiền hà đối với doanh nghiệp và công dân”.

Lương Thấp, Chống Tham Nhũng Thế Nào?

Theo quan sát của VOA, nhiều người lâu nay đề cập đến vấn đề lương của công chức, viên chức Việt Nam quá thấp nên không thể không tham nhũng.


Điềm Báo CS Sắp Cáo Chung, Qua Lễ Hội Tịch Điền Thời Xã Hội Chủ Nghĩa! Việc Phải Đeo Mặt Nạ, Phản Ánh Tính Hình Thức, Dối Trá Của Đảng Với Xã Hội.


(Hình: Người nông dân và con trâu trên một cánh đồng ở ngoại thành Hà Nội.)

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn sáng mùng 7 Tết (28/1/2023) với người kéo cày mang mặt nạ nhà vua, thay cho hình ảnh Chủ tịch nước mấy năm qua, gây nhiều bình luận trên mạng xã hội. Một số người cho rằng, việc đeo mặt nạ phản ánh tính hình thức, dối trá trong xã hội.

Ông Ngọc Tân, nói với RFA quan điểm của ông, với tư cách một nông dân: “Với tư cách là một nông dân, tôi không đồng ý chuyện đó. Bởi vì bản chất của người nông dân vốn chân chất, thật thà. Có sao làm vậy, nghĩ sao nói vậy chứ không bao giờ ném đá giấu tay như vậy. Tôi không biết dụng ý của ban tổ chức là gì, nhưng mang mặt nạ thì theo tôi, nó là một hình thức ‘ném đá giấu tay’”.

Theo sử sách, vào đầu Xuân năm 987, vua Lê Đại Hành làm lễ tịch điền khai mở một mùa vụ mới với mong ước mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ, đất nước phồn thịnh. Đó là lễ tịch điền đầu tiên ở Việt Nam được sử sách ghi nhận. Đến thời nhà Lý, lễ này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của triều đình vào mùa Xuân. Theo nghi lễ, vua là người đầu tiên xuống ruộng cày.

Ông Liêu Thái, người tự nhận mình là một nông dân, nói với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) suy nghĩ của ông:
“Tôi thấy lễ tịch điền năm nay tạm đúng với bản chất của nó nhưng vì người ta đã quen với cái giả nhiều quá rồi. Lộng giả thành chân thành ra người ta làm vậy. Họ quên rằng thời đại bây giờ không có vua. Ông Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước cũng không phải là vua. Nếu xem họ là vua thì nên lui về thời phong kiến mà sống vì quá lạc hậu, không thể tiến bộ được. Chắc chắn một điều như vậy”.

Những năm sau này, hình ảnh các ông cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang lái máy cày, hay Nguyễn Xuân Phúc lội ruộng kéo cày được báo chí nhà nước loan tải như những hình ảnh đẹp. Trong khi đó, một số người lại cho rằng, hình ảnh này không phù hợp. Ông Liêu Thái nói với RFA quan điểm của ông:
“Lễ hội tịch điền nó gồm phần lễ và phần hội. Nó là hình thức sân khấu hóa tái hiện hình ảnh vua ngày xưa khai cày đầu năm. Nhiều năm trước họ làm với mục đích thu hút khách du lịch. Không biết từ đâu lãnh đạo lại ‘nhảy vô’ với vai trò ông vua như vậy.

Việc một vị lãnh đạo trong chế độ XHCN đứng ở vai trò của một ông vua ngày trước để khai mở lễ tịch điền, cày những đường cày đầu tiên của đất nước nó không hợp lý. Bởi thực tế, chúng ta đang sống trong thời đại XNCN, dù muốn hay không. Nó không phải thời phong kiến trung ương tập quyền mà ông vua thật sự phải bước ra khai hội”.

Mùa Xuân năm 2017, Chủ tịch nước lúc đó là ông Trần Đại Quang về cánh đồng xã Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) dự lễ Tịch điền. Ông Quang phát biểu tại buổi lễ rằng, lễ Tịch điền là một hoạt động văn hóa du lịch, quảng bá hình ảnh, con người Hà Nam đổi mới, phát triển để đồng bào trong nước, du khách quốc tế, kiều bào ta ở ngoại quốc biết đến các sản phẩm kinh tế, văn hóa, du lịch của Hà Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Đến mùa Xuân năm 2022, Chủ tịch nước lúc đó là ông Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức xuống đồng, cày ruộng đầu năm trong lễ hội Tịch điền trong bộ quần áo nâu. Ông Phúc nêu rõ: “Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích và đề cao sự phát triển của nông nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa”.

Hình ảnh con trâu vẽ vằn vện như con cọp với người cầm cày là Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng bị dư luận cho là giả dối và hình thức, không thích hợp với chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp nhiều năm qua.

Nhà văn Nguyên Ngọc từng nói về căn bệnh giả dối trong xã hội: “Tôi cho rằng căn bệnh nặng nhất, chí tử nhất, toàn diện nhất của xã hội ta hiện nay là bệnh giả dối. Chính cái giả dối tràn lan khiến người ta không còn thật sự tin vào bất cứ điều gì nữa. Câu hỏi thường trực bây giờ: Tốt để làm gì? Sạch để làm gì? Quên mình để làm gì? Xả thân chống lại cái xấu, cái giả để làm gì? Liệu rồi có ai, có cơ chế nào bảo vệ những nỗ lực đạo đức đó không? Hay thậm chí bị cả cơ chế quật đánh lại như vẫn thấy không hề ít?”

Một nhà báo không muốn nêu tên nói với RFA quan điểm của ông khi để lãnh đạo khai lễ Tịch điền:
“Theo tôi, lễ tịch điền mà có lãnh đạo như Chủ tịch nước xen vô như vậy là có mục đích điều hướng tâm thức của người dân. Họ muốn cho dân nghĩ rằng vẫn đang sống trong thời đại có vua. Vua là người đang cày những đường cày đầu tiên.

Khi lãnh đạo kéo những đường cày đầu tiên nó gieo rắc ý thức phục tùng của thần dân trước các nhà lãnh đạo của thời hiện đại. Nó có yếu tố chính trị trong đó. Nó làm cho người dân sống ở thế kỷ 21 vẫn mang cái tâm thức của thế kỷ 20, thậm chí thế kỷ 19. Vẫn sống theo cách phục tùng của một thần dân trước một ông vua.

Với hình ảnh một Chủ tịch nước đi cày trong lễ tịch điền nó mang hình ảnh một ông vua. Nó nửa thật nửa giả rất nguy hiểm. Nó là cái trò ngu dân một cách rất tinh tế”.

Lễ hội Tịch Điền được bắt đầu trở lại từ năm 2009. Một năm sau, Chủ tịch nước lúc đó là ông Nguyễn Minh Triết đã mặc áo nông dân, cầm cày thực hiện nghi lễ. Sau đó nữa là ông Trương Tấn sang, cũng với vai trò Chủ tịch nước đã cầm cày theo trâu xới những vết cày đầu tiên để khai mạc lễ hội. Trong bài diễn văn, ông Sang đã tôn vinh ý nghĩa của lễ hội và mong muốn UBND tỉnh Hà Nam tiếp tục phát huy tinh thần này trong các kế hoạch kinh tế du lịch của tỉnh.

Riêng năm nay, do chỉ vài ngày trước Tết, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã đột ngột từ chức. Bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước - được Quốc hội thông báo sẽ đảm nhận quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch mới.

Người thay ông Phúc đọc lời chúc Tết đầu năm là Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Người kéo cày trong lễ Tịch điền được nói là một cụ ông 70 tuổi. Cụ này đeo mặt nạ, mặc áo long bào vào vai vua Lê Đại Hành.


(Hình: Mức lương của các lãnh đạo hàng đầu Việt Nam hiện chưa đến 1.000 đô la Mỹ/tháng.)

Hiện nay, mức lương của Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch nước Việt Nam là gần 19 triệu 400 ngàn đồng/tháng, của Thủ tướng là hơn 18 triệu 600 ngàn đồng/tháng. Từ ngày 1/7/2023, các mức lương này sẽ tăng lên lần lượt là 23,4 triệu và 22,5 triệu đồng/tháng.

Tiến sĩ Quang A khẳng định rằng việc tăng lương cho công chức, viên chức là điều “nhất quyết phải làm” nhưng không dễ do đặc điểm kinh tế-chính trị của Việt Nam:
“Một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới sự cai trị độc tài. Giải quyết như thế nào, cần phải xem xét rất kỹ. Dù sao đi nữa, việc bớt tham nhũng đi, bớt bổng lộc đi để tăng lương cho viên chức tôi nghĩ là giải pháp rất tốt”.

Liệu trong thời gian tới nhà nước có đi đến công nhận chính thức một thực tế là các cơ sở nhà nước thu các khoản nằm ngoài pháp luật, và lấy đó làm nguồn thu công khai để tăng lương hay không? Tiến sĩ Quang A đưa ra nhận định:
“Việc ‘chính thức hóa’ hay là ‘khoán’ được nhiều người hiểu ở Việt Nam. Nếu chính thức hóa được chuyện như thế, để cho những người bây giờ đang tham nhũng không cần phải tham nhũng nữa mà nhận một cách đường hoàng và phải đóng thuế, tôi nghĩ cũng là một bước tiến quan trọng trong việc chống tham nhũng”.

Một cách khác để tăng lương, theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh là giảm biên chế và việc này cần phải có kế hoạch mang tính hệ thống, toàn diện. Đây cũng là một đòi hỏi đối với bộ máy Việt Nam vì mức chi ngân sách thường xuyên của quốc gia đã rất cao trong những năm gần đây.

Hồi đầu tháng 1 năm nay, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cơ quan chức năng xây dựng các cơ chế, thể chế, chính sách, quy chế để “không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng”.

Ông Trọng cũng nhắc lại nguyên tắc chống tham nhũng là “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” và lưu ý rằng các thành viên trong Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham nhũng, Tiêu cực phải gương mẫu đi đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Vị lãnh đạo có thực quyền lớn nhất Việt Nam cũng đề cập đến việc “phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.

Theo quan sát của VOA, trong khi phần đông dư luận tiếp tục hoan nghênh công cuộc “đốt lò” của vị Tổng Bí thư, cũng có không ít người mang thái độ hoài nghi rằng khi ông Trọng hết nhiệm kỳ, với việc thiếu vắng các cải cách cần thiết, rồi đây chiến dịch chống tham nhũng sẽ đi đến đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét