Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

Bản tin ngày Thứ tư 01 tháng 02 năm 2023 - Hà Trung Liêm

Giới hoạt động Việt Nam tham gia Hội nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế 2023

01/02/2023


Gần 30 nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam và hải ngoại đang tham gia Hội nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế 2023 (IRF) tại thủ đô Washington từ ngày 31/1 đến 1/2 trong nỗ lực tiếp tục đánh động dư luận quốc tế về vấn đề vi phạm tự do tôn giáo của chính quyền Việt Nam.

<!>

Cũng tham dự Hội nghị IRF Summit 2023 là nhiều nhân vật nổi tiếng và giới chức lãnh đạo quốc tế như Chủ tịch Quốc hội Đài Loan, Thủ tướng Cộng hoà Slovakia, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin, Giám Đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ, lãnh đạo khối thiểu số trong Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, và nhiều lãnh đạo của các giáo hội khắp thế giới.

Suy nghĩ về Putin 0, Tập 0, Trọng 0 và Adern 1

Ts. Phạm Đình Bá

31/01/2023

https://docs.google.com/document/d/1Er5Vm-zTU1AqwevHRp7xHZz0NBkKSQF7/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Jacinda Ardern là một chính trị gia New Zealand, từng là thủ tướng thứ 40 của New Zealand và lãnh đạo Đảng Lao động từ năm 2017 đến 2023. [10] Bà trở thành nữ lãnh đạo chính phủ trẻ nhất thế giới khi được bầu làm thủ tướng năm 2017 ở tuổi 37. Bà đã dẫn dắt New Zealand vượt qua đại dịch Covid-19 và hàng loạt thảm họa bao gồm vụ tấn công khủng bố vào hai nhà thờ Hồi giáo và một vụ nổ núi lửa.

Thủ tướng Úc, Anthony Albanese, bày tỏ sự kính trọng đối với Ardern, nói rằng bà “đã cho thế giới thấy cách lãnh đạo bằng trí tuệ và sức mạnh… Bà đã chứng minh rằng sự đồng cảm và sáng suốt là những phẩm chất lãnh đạo mạnh mẽ.” [10]

Gần đây, bà cho biết bà sẽ từ chức, trong một thông báo bất ngờ được đưa ra khi bà xác nhận cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 10/2023.

“Tôi sẽ rời đi, bởi vì với một vai trò đặc quyền như vậy đi kèm với trách nhiệm – trách nhiệm phải biết khi nào bạn là người phù hợp để lãnh đạo và cả khi bạn không còn phù hợp. Tôi biết công việc này đòi hỏi những gì. Và tôi biết rằng tôi không còn đủ trong lòng để thực hiện điều đó một cách công bằng. Đơn giản thế thôi,” bà nói.

Các ngôi chùa trước năm 1975 trong Thủ đô Sài Gòn.

Lời mở đầu

Posted on January 29, 2023 by Bình Long

(TM tổng hợp và bổ túc)


LỜI MỞ ĐẦU
(Lời mở đầu được viết bởi TM và ông NĐH.)

Tại Việt Nam,  đình chùa là nơi ngoài vấn đề tín ngưỡng còn là nơi Phật tử tu tập để gìn giữ phong tục của người Việt. Đất lề quê thói khiến Phật giáo Việt Nam mang đậm tính chất dân gian của người Việt.

Trong bài này,  để tìm lại những mảnh tình quê,  chúng tôi mạo muội chỉ dám làm một liệt kê,  tổng hợp và bổ túc sự tích các ngôi chùa Phật Giáo trước năm 1975 trong thủ đô Sàigòn, bao gồm Sàigòn và Chợ Lớn.

Những lý do thúc đẩy thực hiện bài này là ghi lại :

Các công đức vô biên của các bậc thiền sư, đại đức, cao tăng, ni, tiền nhân, cư sĩ, Phật tử hảo tâm…, hữu danh cũng như khuyết danh,  đã tạo lập ra các ngôi chùa trong thủ đô Sàigòn,  mà danh hiệu chỉ còn thấy trong sử sách hoặc may mắn hơn còn hiện hữu  cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Nguyễn Thọ - Cảm nhận quê nhà Phần 1

08/01/2023

https://docs.google.com/document/d/1oh8FEvb4Km2dm64gbbfVG-ijcz-hGXtZ/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong hai năm vừa qua, tôi về Việt Nam nhiều lần và lần nào cũng ở lại khá lâu. Má tôi già, yếu nên tôi phải thường xuyên về Sài Gòn chăm bà. Có ông bạn già hay cùng tập thể dục buổi sáng, khi gặp lại cứ tưởng là tôi mới vắng mặt mấy tuần vì dính Covid.

Chỉ nhìn xe cộ chạy trên đường, bất kể giờ cao điểm hay không, nhìn cách người ta mua sắm, cường độ ăn uống, người nước ngoài đến Việt Nam luôn bị ấn tượng bởi một xã hội sống động. Ấn tượng này sẽ còn mạnh nhiều, nếu họ biết về vòng quay chóng mặt của đồng tiền. Từ mờ sáng đến nửa đêm, thành phố luôn chìm trong nền tiếng động gồm tiếng còi xe máy, tiếng búa đập của các công trường, giọng loa karaoke, tiếng rao bán hàng…

Cháu gái tôi 7 tuổi từ Đức về thăm quê mẹ, rất thích thú nghe các loại tiếng rao, từ của cô bán rau, đến cái kèn xe kem hay cái loa của ông già mua đồ cũ. Cứ mỗi lần như vậy, nó chạy ra nghe, vẫy chào thân thiện rồi quay vào hỏi mẹ: Họ bán cái gì vậy?

Chuyện Việt Nam ngày Thứ tư 01 tháng 02 năm 2023

Quê Hương tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1BRBhtmZjlGtXP62-LAguoUwbC57vcDQb/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thời sự đó đây ngày Thứ tư 01 tháng 02 năm 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1iWMGcHMb8MQkvN9c-EZsZOPxEHxyxYnr/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ruchir Sharma * - Tại sao cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp theo sẽ kéo dài?

Nguồn: Ruchir Sharma, “The world is not ready for the long grind to come,” Financial Times, 29/01/2023

* Ruchir Sharma là Chủ tịch của Rockefeller International.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

01/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1UvCRGCSDmBvPXj2hJqwIN3bUJJLwVwfH/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Những thay đổi về nhân khẩu học và tình trạng phi toàn cầu hóa sẽ khiến lạm phát cao hơn mức mà các nhà hoạch định chính sách đã quen thuộc trước đại dịch.

Trong nửa thế kỷ qua, khi các chính phủ và ngân hàng trung ương hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết để quản lý tăng trưởng kinh tế, các cuộc suy thoái đã ngày càng ít xảy ra. Thông thường, chúng ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn trước. Sau nhiều lần suy thoái nhẹ, hầu hết chúng ta không thể hình dung một chu kỳ suy thoái kéo dài một cách đau đớn. Nhưng nền kinh tế toàn cầu đang bước vào một thời kỳ mà chúng ta chưa từng chứng kiến suốt hàng chục năm.

Hoa Kỳ - Triển vọng chính trị của Kamala Harris: Mờ nhạt!

Lê Tây Sơn
31/01/2023

https://docs.google.com/document/d/1BaKwhDIEZT1GvjmxvHwhP4AEMY0i4Hqs/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau hơn hai năm nhiệm kỳ Tổng thống của Joe Biden, nhiều nhà hoạt động đảng Dân chủ tin rằng Phó tổng thống Kamala Harris không xứng đáng để chuẩn bị ngồi vào công việc hàng đầu của nước Mỹ.

Năng lực kế thừa bị đặt vấn đề

Là một lãnh đạo lâu năm của đảng Dân chủ Quận hạt Cobb, Jacquelyn Bettadapur rất hài lòng với vận may của đảng ở tiểu bang Georgia quê hương: Sự lên xuống của Stacey Abrams, sự thăng tiến bất ngờ của đảng Dân chủ vào năm 2020, giữa không khí mà ảnh hưởng Donald Trump vẫn còn tồn tại. Giờ đây, Bettadapur lo lắng về triển vọng chính trị của người phụ nữ được cho là “kế thừa” Tổng thống Biden: Phó Tổng thống Kamala Harris.

Nguyễn Kim  - Chính Quyền Biden Đã Chi Tiêu Bừa Bãi Ra Sao?

31/01/2023

https://docs.google.com/document/d/1P7eI_cL-GUk5m6RO_PscI7Xu8e1C03tb/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sự chi tiêu bừa bãi của chính quyền Biden đang đưa Hoa Kỳ tới tình trạng “vỡ nợ.”  Bộ Trưởng Ngân Khố Janet Yellen đã viết thư cho Quốc Hội cảnh báo rằng: “Vào ngày 19/1/2023, chính quyền sẽ vượt quá giới hạn vay tiền theo luật định ở mức 31,400 ngàn tỷ dollars.  Để duy trì hoạt động của chính quyền, Bộ Ngân Khố đã xử dụng những biện pháp vượt mức bình thường là gia hạn thêm mấy tháng nữa, tới tháng 6 này là hạn chót cho chính quyền và Quốc Hội phải có hành động cụ thể để bổ xung ngân sách.”  

Đảng Cộng Hòa sẽ không dễ dàng tăng mức nợ cho Biden như đảng Dân Chủ đã làm trước đây.  Ngân sách quốc gia là vấn đề quan trọng, nợ quốc gia đã tới mức báo động.  Vấn đề này chỉ có thể giải quyết được khi những người lãnh đạo thành tâm nhìn thẳng vào vấn đề và tìm cách giải quyết.  Đã tới lúc Biden phải đối mặt với thực tế, cắt giảm chi tiêu, và không thể tiếp tục chi tiêu bừa bãi nữa.  

Phúc Lai - Có phải Nga tấn công vì "Ukraine muốn gia nhập NATO"?

01/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1mseu3gT4GziGspyv90zRclpXrx_7Wxnw/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chúng ta nhận ra thế giới biết rất rõ về “có hay không có cam kết” trong việc NATO mở rộng sang phía đông. Điều đó thể hiện ra ở việc trao quy chế “Kế hoạch hành động thành viên” cho Bosna và Hercegovina. Tiếp theo, Gruzia, được mệnh danh là “quốc gia mong mỏi” gia nhập NATO tháng 12 năm 2011. Ukraine cũng đã được công nhận là một “quốc gia mong mỏi” sau cuộc cách mạng Maidan năm 2014. Nếu có các “cam kết” đó thì sẽ chẳng bao giờ các quốc gia trên được trao các quy chế đó cả.

Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine còn cho chúng ta lời khẳng định hùng hồn nữa: vào năm 2022, NATO đã ký các giao thức với Thụy Điển và Phần Lan về việc gia nhập của họ sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Té ra, không phải là “NATO mở rộng” mà chính là quá trình các quốc gia ùn ùn xin gia nhập Liên minh để được bảo vệ...

Nguồn:

Báo Quốc Dân

Bản tin Điểm Nhấn

Sao Trắng Blog 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét