Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2023

Giới Thiệu Sinh Hoạt Gia Đình Không Quân Bắc Cali Và Tin Nóng Theo Dòng Thời Sự - Lê Van Hải


Hôm Nay: Buổi Cơm Họp Mặt Tân Niên Quý Mão 2023, Không Quân VNCH Bắc Cali
Thưa quý anh chị em KQBC,
Như thường lệ, chúng ta có một buổi ăn trưa họp mặt đầu tháng, lúc 11:30 giờ sáng Thứ Sáu ngày 03/02/2023 tại:
PHO 90 DEGREE
999 Story Rd, 9090 Ste
San Jose, CA 95122 ·
Phone (408) 993-9090. -
https://www.yelp.com › ... › Restaurants › Vietnamese

Trân trọng thân mời tất cả quý anh chị em KQBC, vui lòng để chút thì giờ quý báu, cùng đến tham dự thật đông đủ.
Đây là buổi ăn TÂN NIÊN Năm Quý Mão
Chân thành cảm ơn và cầu chúc sức khỏe, vạn sự như ý cho tất cả và gia đình quý anh chị em trong Năm Mới
người đưa tin:
Nguyễn Phú Chính237


Lời Mời Đêm Hội Ngộ Tân Niên Của Gia Đình Không Quân Bắc Cali





Mất Trâu Rồi Mới Làm Chuồng! Phi Trường Việt Nam Tuyên Bố Gia Tăng Biện Pháp Mạnh, Nhằm Phòng Dịch Covid-19, Trước Nguy Cơ Các Biến Thể Mới!

*Hôm 8/1 vừa qua, Trung Quốc mở cửa cho người dân đi lại sau nhiều tháng phong tỏa vì đại dịch. Khách du lịch Trung Quốc đã trở lại tràn ngập Việt Nam giữa những lo ngại về tình trạng dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng ở đất nước đông dân nhất thế giới này.


(Hình: Một hành khách đợi xe ở bên ngoài cửa đến tại phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, hôm 1/12/2021.
- Hai phi trường lớn nhất Việt Nam là Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) và Nội Bài (Hà Nội) đang phải gia tăng các biện pháp phòng dịch trước nguy cơ lây lan của biến thể vi-rút COVID-19 mới.

Truyền thông nhà nước hôm 1/2/2023 cho biết, phi trường Tân Sơn Nhất tiếp tục duy trì thông điệp 2K của Bộ Y tế bao gồm khẩu trang và khử khuẩn. Phi trường cũng duy trì 48 thiết bị khử khuẩn tự động tại nhà ga quốc tế.
Đại diện phi trường Nội Bài cho báo Nhà nước biết cảng này cũng đang áp dụng khuyến cáo 2K đối với hành khách và nhân viên.

Theo Bộ Giao thông-Vận tải, tổng sản lượng thông qua các cảng hàng không Việt Nam trong bảy ngày Tết đạt xấp xỉ 13.000 lần hạ cất cánh với hơn 1,9 triệu hành khách.

Cục trưởng Cục Hàng không, ông Đinh Việt Thắng cho báo chí biết, nếu tính gộp cả chiến dịch Tết (30 ngày, từ 15 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng), có tới 11,2 triệu khách thông qua phi trường, trong đó khách quốc nội 9,2 triệu, khách quốc tế đạt 2 triệu.

Hôm 8/1 vừa qua, Trung Quốc mở cửa cho người dân đi lại sau nhiều tháng phong tỏa vì đại dịch. Khách du lịch Trung Quốc đã trở lại Việt Nam giữa những lo ngại về tình trạng dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng ở đất nước đông dân nhất thế giới này.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện vẫn quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất với đại dịch COVID-19 – tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Đây là quyết định mà WHO đã đưa ra cách đây 3 năm khi dịch mới bùng phát.

WHO cũng cảnh báo về việc có thể sẽ xuất hiện các biến thể mới. Mới đây, thế giới đã phát giác một biến thể mới có tên gọi XBB.1.5 có khả năng lây lan nhanh chóng. Đây là một dòng phụ của biến thể Omicron.

Bộ Y tế Việt Nam cho biết, về cơ bản Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng vẫn khuyến cáo các địa phương cẩn trọng và thúc đẩy việc chích vắc-xin phòng dịch.


Biển Đông: Trung Quốc Tăng Kỷ Lục Số Vụ Tuần Tra ở Vùng Biển Tranh Chấp Năm 2022

- Ngày 1/2/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trong năm 2022, lực lượng hải cảnh Trung Quốc tuần tra gần như hàng ngày quanh các thực thể quan trọng ở Biển Đông, nơi có tranh chấp với nhiều nước trong vùng. Trong báo cáo công bố ngày 30/1/2023, tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á Châu (AMTI) còn cho biết Trung Quốc gia tăng hiện diện trong bối cảnh căng thẳng tại tuyến đường biển với các nước láng giềng Đông Nam Á vẫn rất cao.

Theo AMTI, “sự hiện diện của hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông mạnh mẽ hơn bao giờ hết”. Nghiên cứu của tổ chức có trụ sở tại Hoa Thịnh Ðốn dựa trên số liệu của hệ thống nhận dạng tự động (AIS) do MarineTraffic cung cấp. Ví dụ, Hải cảnh Trung Quốc tuần tra 344 ngày ở bãi cạn Scarborough, 208 ngày ở đảo Thị Tứ, 279 ngày ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), 316 ngày tại cụm bãi cạn Luconia. Đối với Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), ngoài khơi Việt Nam, nổi tiếng về nguồn dầu khí, tàu Hải cảnh Trung Quốc tuần tra đến 310 ngày, so với 142 ngày vào năm 2020.

Ngoài ra, cùng với sự hiện diện khắp nơi của lực lượng dân quân biển, Trung Quốc cho thấy quyết tâm khẳng định quyền kiểm soát đối với khỏang 80% diện tích Biển Đông nằm trong đường chín đoạn mà nước này tuyên bố chủ quyền. Trong buổi họp báo thường kỳ ngày 31/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định “đội tàu Hải cảnh Trung Quốc tuần tra trong các vùng biển nằm trong quyền tài phán của Trung Quốc để duy trì trật tự hàng hải, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Trung Quốc”.

Nhà nghiên cứu Greg Poling, phụ trách chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Hoa Thịnh Ðốn, được trang Bloomberg trích dẫn ngày 31/1, cho rằng “với các cuộc tuần tra của lực lượng hải cảnh Trung Quốc trong những vùng biển của Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Việt Nam gần như hàng ngày trong năm, điều đó cho thấy rằng căng thẳng vẫn ở mức cao và va chạm với những nước láng giềng thường xuyên xảy ra”.


Tin Cộng Ðồng
Giới Hoạt Động Việt Nam Tham Gia Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 2023


(Hình: Linh mục Nguyễn Văn Khải phát biểu tại Hội nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRF Summit 2023) tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, ngày 31/1/2023.)
Gần 30 nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam và hải ngoại đang tham gia Hội nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế 2023 (IRF) tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn từ ngày 31/1 đến 1/2 trong nỗ lực tiếp tục đánh động dư luận quốc tế về vấn đề vi phạm tự do tôn giáo của chính quyền CSVN.

Cũng tham dự Hội nghị IRF Summit 2023 là nhiều nhân vật nổi tiếng và giới chức lãnh đạo quốc tế như Chủ tịch Quốc hội Đài Loan, Thủ tướng Cộng hòa Slovakia, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ, lãnh đạo khối thiểu số trong Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, và nhiều lãnh đạo của các giáo hội khắp thế giới.


(Hình: Các tín đồ Cao Đài độc lập tại Hoa Kỳ tham dự Hội nghị IRF Summit 2023 tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, ngày 31/1/2023.)
Là một diễn giả tại IRF Summit 2023, Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, hiện đang du học và làm việc tại Rome, chia sẻ với Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) về thông điệp ông gửi đến hội nghị lần này:

“Tôi gửi đến hội nghị thông điệp rằng Việt Nam hiện nay dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản, các tôn giáo không có tự do và quyền con người không được tôn trọng; các tôn giáo đang bị nhà cầm quyền đàn áp hoặc khống chế hoặc là làm cho tha hóa, biến chất; tín đồ của các tôn giáo không được tự do thực hành niềm tin của mình và không được đối xử một cách bình đẳng trong đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục…”.


(Hình: Linh mục Nguyễn Văn Khải tại IRF Summit 2023.)
Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam phát biểu bằng tiếng Anh tại Hội nghị vào sáng ngày 31/1:
“Chính quyền CS Việt Nam, là kẻ biến tôn giáo thành công cụ thống trị của mình”.

“Chế độ Cộng sản hiện nay ở Việt Nam thực chất là một tổ chức mafia đỏ. Họ cấu kết với tư bản trong và ngoài nước để cướp đoạt tài sản của người dân và bóc lột người lao động thông việc buôn người ẩn kín”.
Một ngày trước khi diễn ra phiên họp chính thức, các nhà vận động cho tự do tôn giáo Việt Nam có cuộc gặp gỡ với nhân viên của các Thượng Nghị sĩ trong Quốc hội Hoa Kỳ để lên tiếng cho tự do tôn giáo và các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Phái đoàn này bao gồm đại diện cho chi phái Cao Đài 1926 đến từ các tiểu bang California, Massachusetts, Rhodes Island, và Texas; bà Tanya Đỗ-Nguyễn, đại diện Thiền am Bên bờ Vũ trụ; và Linh mục Nguyễn Văn Khải, Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

Có mặt tại Hội nghị lần này, quyền chánh trị sự Lê Phú Hữu thuộc Thánh thất và Điện thờ Phật mẫu Mountain View, Dallas, tiểu bang Texas, nơi được xem là thành trì của các tín đồ Cao Đài gốc 1926, độc lập với Hội thánh Cao Đài 1997 được chính quyền Việt Nam hậu thuẫn, chia sẻ các nội dung tham luận của ông:
“Tôi đại diện cho các anh em ở Việt Nam vì kỳ này anh em bên đó không qua được, tôi tường trình về các sinh hoạt trong năm qua. Những người ở Việt Nam sau khi tham dự hội nghị tháng 6/2022, cô Chánh Trị sự Nguyễn Xuân Mai về đến phi trường thì công an phi trường cô lập cô trong một phòng riêng để khám xét cơ thể cô…”.

“Và chính những sự kiện này đã đưa đến sự quan tâm của Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào dạng theo dõi”.

“Hiền huynh Phó Chánh Trị sự Nguyễn Ngọc Diến cũng vậy, sau khi đi Nam Dương dự hội nghị [tháng 11/2022] về thì cũng bị mời mọc, tra hỏi, xét hỏi…”.
“Nhà nước Việt Nam cũng đã thấy được sự quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ và của Liên Hiệp Quốc vì vậy họ không có sự khủng bố, đàn áp như hồi xưa nữa, nhưng họ cũng làm việc như vậy nhưng không có sự bạo hành trong đó, chứng tỏ rằng họ cũng có phần nhún nhường về sự quan tâm theo dõi của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũng như của Liên Hiệp Quốc”.

Góp chung tiếng nói với ông Lê Phú Hữu từ Thánh thất và Điện thờ Phật mẫu Mountain View, ông Bùi Văn Quan, chia sẻ nhận định cá nhân của ông với VOA về sức ảnh hưởng của chính quyền Việt Nam đối với chi phái Cao Đài độc lập ở hải ngoại:
“Họ đưa bàn tay nối dài ra ngoài này sau khi đã chiếm được Tòa thánh Tây Ninh cũng như 300 thánh thất ở Việt Nam. Bây giờ họ muốn đồng hóa đạo Cao Đài, bắt đầu đưa bàn tay nối dài ra ngoài này”.

“Chúng tôi dùng luật pháp Hoa Kỳ để không cho họ dùng mọi âm mưu để tiêu diệt đạo Cao Đài 1926”.


(Hình: IRF Summit 2023 kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa và Mục sư Y Pum Bya.)
Linh mục Nguyễn Văn Khải nhắc lại sự can thiệp của chính quyền đối với việc đòi công lý cho nạn nhân của vụ xả độc gây ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra ở 4 tỉnh miền Trung vào năm 2016:

“Ban lãnh đạo công ty Formosa đi đêm với nhà cầm quyền Cộng sản để chối bỏ trách nhiệm đền bù một cách công bằng cho người dân. Tôi thấy đó là một tội ác, một sự bất công rất lớn”.
“Một số người dân đã tham gia bảo vệ quyền sống của mình, bảo vệ công lý và sự thật, bảo vệ môi trường thì đã bị nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp dã man và họ đã bắt bớ nhiều người liên quan, đặc biệt là thanh niên công giáo đã tham gia viết nhiều bài báo để lên tiếng về vụ Formosa là anh Nguyễn Văn Hóa và anh đã bị bắt và bị nhà cầm quyền Cộng sản kết án 7 năm tù”.

“Đó là điều không thể tưởng tượng nổi trong thế giới văn minh hiện đại này!... Đấy là việc không thể chấp nhận được, đó là một tội ác!”.

Bà Loan Nguyễn đến từ tiểu bang Virgina, đại diện cho tổ chức Bảo vệ Đức tin và Công lý ở Việt Nam, trao đổi với VOA về kỳ vọng của bà khi tham gia hội nghị này:
“Chúng tôi rất hãnh diện có dịp nói chuyện với tất cả anh chị em, những người có ý nguyện, và mong muốn Việt Nam được một chút tự do, và Việt Nam được bình an qua sự sống, hạnh phúc, không phải vất vả như bây giờ”.

Với sự điều phối của tổ chức phi chính phủ BPSOS có trụ sở ở Mỹ, các nhà hoạt động sẽ tham gia hội thảo về ngôn ngữ hận thù và kích động bạo lực ở Việt Nam; hội luận bàn tròn về đại sách lược để khôi phục Hội Thánh Cao Đài; hội luận về ý nghĩa của việc Việt Nam bị Hoa Kỳ đưa vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt, họp báo về tù nhân lương tâm tôn giáo Việt Nam, hội thoại về tự do tôn giáo và tinh thần liên thông đa tôn giáo ở Việt Nam… trong số hàng loạt các sự kiện khác.


(Hình: Chân dung tù nhân lương tâm tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển được trưng bày tại Hội nghị IRF Summit 2023.)
Dự kiến vào tối 31/1, các nhà hoạt động tự do tôn giáo Việt Nam sẽ tổ chức một buổi lễ cầu nguyện đa tôn giáo cho tất cả những ai chỉ vì mang một niềm tin hoặc tranh đấu cho quyền tự do về lương tâm và tư tưởng mà bị tước đoạt mạng sống, bị khủng bố hoặc chịu cảnh tù đày.
Đây là lần thứ hai, phái đoàn Việt Nam tổ chức buổi cầu nguyện này. Buổi cầu nguyện lần thứ nhất đã diễn ra bên lề hội nghị IRF Summit 2022 vào tháng 6 năm 2022, cũng được tổ chức ở thủ đô Hoa Kỳ.

“Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một liên minh mạnh mẽ gồm các tổ chức hoạt động cùng nhau vì mục tiêu tự do tôn giáo trên toàn thế giới bằng cách nâng cao nhận thức cộng đồng và sức mạnh chính trị cho phong trào tự do tôn giáo quốc tế”, Ủy ban tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh IRF 2023 cho biết trong một thông cáo báo chí.

Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay bác bỏ chuyện sách nhiễu các tín đồ tôn giáo độc lập hay đàn áp tự do tôn giáo.
Trong một văn bản phản hồi đề nghị bình luận của VOA vào tháng 11/2022, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật”.


Đàn Áp Tôn Giáo Dã Man ở Việt Nam, Được Nêu Tại Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế 2023


(Hình: Linh mục Nguyễn Văn Khải phát biểu về Tự do Tôn giáo Việt Nam tại Hội nghị IRF.)
Vụ án Thiền am Bên bờ Vũ trụ, các tín đồ Công giáo bị bắt vì phản đối Formosa hay Chính quyền “quốc doanh hoá” các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam là những vấn đề được giới hoạt động Việt Nam nêu ra tại Hội nghị Tự do tôn giáo Quốc tế 2023 (IRF Summit 2023).

Các Tổ Chức Tôn Giáo ở Việt Nam Bị Đàn Áp Ra Sao?
“Chính quyền Việt Nam không tôn trọng sự thật và công lý. Rất nhiều các tín đồ Công giáo của chúng tôi đã bị bỏ tù. Đa phần trong số (họ) sống ở phía Bắc, trong vụ Formosa năm 2016.

Rất nhiều tín đồ Công giáo sinh sống ở đó tìm kiếm công lý nhưng bị bắt và kết án nhiều năm trời, như Lê Đình Lượng, Nguyễn Năng Tĩnh hay Nguyễn Văn Hoá… cùng với khoảng hơn 60 tù nhân lương tâm khác đang bị giam giữ ở đất nước chúng tôi…”.
Đó là lời phát biểu của Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, tại một phiên họp nằm trong khuôn khổ của IRF Summit 2023, được tổ chức vào hai ngày 31/1 và 1/2/2023 tại Hoa Thịnh Ðốn, thủ đô Hoa Kỳ, với sự tham dự của hàng chục chức sắc, các nhà hoạt động và tổ chức quốc tế đấu tranh cho Tự do Tôn giáo.

Vị Linh mục hiện đang học tập và làm việc tại Roma nói thêm với RFA bên lề hội nghị:
“Tôi muốn nói cho quốc tế biết rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang vi phạm tự do tôn giáo.

Trước đây, họ (Chính quyền CS Việt Nam - PV) tìm cách tiêu diệt các tôn giáo, thế nhưng họ đã thất bại.
Vậy thì bây giờ, họ dùng các chính sách khác. Họ dựng nên các giáo hội quốc doanh, đặt người của họ vào trong ban lãnh đạo của các giáo hội.

Những giáo hội nào mà họ không thành công trong việc quốc doanh hóa thì họ sẽ đàn áp, khủng bố các chức sắc tôn giáo và họ sẽ tìm cách giải tán các giáo hội đó”.

Linh mục Khải cũng cho biết Chính quyền đang can thiệp một cách quyết liệt và thô bạo vào nội bộ Giáo hội. Họ mua chuộc, đe dọa, gài bẫy các chức sắc tôn giáo để qua đó kiểm soát, khống chế các tín đồ Công giáo. Ông nói tiếp:
“Có sự can thiệp rất quyết liệt, mạnh mẽ và trơ trẽn của nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền đã gửi hẳn các văn bản đến cho các bề trên và yêu cầu buộc các Linh mục phải im tiếng.

Tôi còn được đọc một văn bản gửi đến cho một vị giám mục để yêu cầu một Linh mục phải im tiếng và chuyển Linh mục đó đi nơi khác. Hơn nữa là buộc Linh mục đó phải thôi hết các chức vụ, nhưng mà vị giám mục đó đã không làm theo lời của chính quyền thì tôi thấy rằng vị giám mục đó khôn ngoan”.
Cũng tại hội nghị, Bà Tanya, một người đấu tranh cho Tự do tôn giáo, mang câu chuyện “chưa có hồi kết” liên quan đến các thành viên của cơ sở tu tại gia đang bị chính quyền Cộng sản Việt Nam cầm tù - Thiềm am Bên bờ Vũ trụ hay còn có tên Tịnh thất Bồng Lai.

Bà Tanya, nói sự việc xảy ra ở Thiền am Bên bờ Vũ trụ, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam không chỉ vi phạm quyền Tự do tôn giáo, mà còn vi phạm cả quyền trẻ em, quyền của người lớn tuổi…:
“Tại sao tôi phải đem cái chuyện này ra thế giới? Vì họ (các thành viên của Thiền am - PV) đại diện cho những người lớn tuổi, đại diện cho những trẻ em, những người phụ nữ.

Họ rất nổi tiếng. Bất cứ một đạo nào tu tại gia thì Chính phủ, công an không kiểm soát được, mà sau lưng Thiền am thì lại được cả triệu người yêu thích. Các quốc gia Cộng sản như Việt Nam không cho phép chuyện này được xảy ra”.

Tìm Sự “Lên Tiếng” của Quốc Tế
Bà Đinh Ngọc Tuyết, Chủ tịch hội đồng quản trị BPSOS, chia sẻ rằng mỗi năm, phái đoàn Việt Nam cố gắng, bền bỉ tham gia vào Hội nghị Tự do Tôn giáo Quốc tế với mục đích là để cho cộng đồng quốc tế không quên vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Cùng với các tổ chức, chính phủ các nước tạo áp lực để nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam buộc phải tôn trọng các hoạt động của các tổ chức tôn giáo độc lập. Bà Tuyết nói tiếp:
“Vận động cho Tự do tôn giáo là một con đường lâu dài. Sự nỗ lực của mình có thể chưa thấy được kết quả ngắn hạn, nhưng về tương lai lâu dài thì sẽ có.

Chẳng hạn như trong những năm mà mình bền bỉ vận động thì Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua những Dự luật như Magnitsky, để chế tài những người đàn áp tự do nhân quyền tại Việt Nam”.

Đến với Hội nghị lần này, bà Tuyết nhấn mạnh, ngoài vận động cho Việt Nam, bà còn muốn kết nối, hợp tác làm việc với nhiều tổ chức hoạt động về tôn giáo quốc tế. Từ đó, thúc đẩy tự do tôn giáo trên toàn thế giới.
Có 70 tổ chức tham dự hội nghị năm nay, trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng và giới chức lãnh đạo quốc tế như Chủ tịch Quốc hội Đài loan, Thủ tướng Cộng hòa Slovakia, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm tin, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID), Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ, lãnh đạo khối thiểu số trong Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, và nhiều lãnh đạo của các giáo hội khắp thế giới.

Đoàn Việt Nam có gần 30 nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam và hải ngoại tham gia hội nghị. Mục tiêu của họ là tiếp tục nêu lên những vấn đề vi phạm tự do tôn giáo của chính quyền Cộng sản Việt Nam và trên hết là nỗ lực cho thế giới biết ở Việt Nam có tự do tôn giáo thực sự hay không….


Tin Quốc Tế Đó Đây
Ukraine Thông Báo Sẽ Nhận Được Ít Nhất 120 Xe Tăng Hạng Nặng của Phương Tây

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 31/1/2023, trên mạng Facebook, Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba thông báo là tổng cộng số xe tăng hạng nặng mà các nước phương Tây hứa cấp cho Kyiv là “ khoảng từ 120 đến 140 chiếc”. Ông cho biết thêm những xe tăng đó là Leopard 2 do Đức sản xuất, Challenger 2 của Anh và Abrams của Mỹ.

Đây là lần đầu tiên Kyiv tiết lộ tổng số xe tăng mà các đồng minh phương Tây hứa sẽ cấp cho quân đội Ukraine để chống trả quân xâm lược Nga. Tuy nhiên, tiến trình chuyển giao các chiến xa đó sẽ kéo dài nhiều tháng do phải mất thời gian để huấn luyện cho các binh sĩ Ukraine.

Anh Quốc dự trù sẽ giao cho Kyiv các xe tăng Challenger vào cuối tháng 3, Đức thì sẽ gởi các chiếc Leopard đầu tiên vào cuối tháng 3 - đầu tháng 4. Nhiều nước Âu Châu khác như Ba Lan cũng sẽ viện trợ xe tăng Leopard cho Ukraine.

Một số quốc gia khác như Pháp còn do dự, chưa muốn lấy xe tăng từ kho vũ khí để viện trợ cho Kyiv, vì lo ngại làm suy yếu khả năng quân sự của mình.
Tuy vậy, hôm 31/1, Paris thông báo cấp thêm cho quân đội Ukraine 12 đại bác Caesar 155 ly, ngoài 18 khẩu đại bác đã giao cho Kyiv trước đó. Nhưng các khẩu đại bác rất chính xác đó không có tầm bắn hơn 100 cây số mà quân đội Ukraine cần để phá hủy các kho đạn và hệ thống cung ứng của quân Nga.

Về phần Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden hôm 31/1 cho biết sẽ thảo luận với đồng nhiệm Ukraine, Zelensky, về những yêu cầu viện trợ quân sự bổ sung mà ông đưa ra. Sau xe tăng hạng nặng, Tổng thống Ukraine đang hối thúc phương Tây cung cấp các phi đạn tầm xa và chiến đấu cơ.
Trong khi đó, Thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm 1/2 thông báo là Do Thái dự trù viện trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời đề nghị đứng ra làm trung gian hòa giải giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa. Cho tới nay, ông Netanyahu vẫn tránh ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, vì không muốn làm mích lòng Nga, hiện vẫn kiểm soát không phận nước Syria láng giềng.

Ukraine-Liên Hiệp Âu Châu Họp Thượng Đỉnh Tại Kyiv, Gửi “Thông Điệp Mạnh” Đến Nga

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Ukraine và Liên Hiệp Âu Châu (EU) tổ chức họp thượng đỉnh tại Kyiv ngày 3/2/2023. Đối với chính quyền Kyiv, đây là một “tín hiệu mạnh” gửi đến Mạc Tư Khoa sau gần một năm Tổng thống Putin tấn công Ukraine. Cuộc họp cũng đánh dấu một chặng quan trọng sau khi Kyiv nhận được quy chế ứng viên chính thức để gia nhập khối 27 nước.

Trong bài phát biểu tối 31/1, Tổng thống Volodymyr Zelensky hy vọng thượng đỉnh sắp tới sẽ phản ánh “tầm mức hợp tác và tiến bộ” với Liên Hiệp Âu Châu. Trước đó, Thủ tướng Ukraine Denys Chmygal đánh giá “việc thượng đỉnh diễn ra ở Kyiv là một tín hiệu mạnh gửi đến các đối tác, cũng như kẻ thù của chúng tôi (Ukraine)”
Hai nhà lãnh đạo Ukraine cùng “hy vọng có những thông tin mới từ thượng đỉnh”, cụ thể là “việc đánh giá tích cực những nỗ lực của Ukraine trong việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu”. Ngoài ra, Thủ tướng Ukraine nhấn mạnh hai ngày thượng đỉnh sắp tới còn cho phép “Âu Châu tin vào chiến thắng của Ukraine”. Để đạt được mục tiêu trên, nhiều nước phương Tây thông báo gia tăng viện trợ vũ khí hạng nặng cho Kyiv.

Trong khi đó, Nga thông báo đã “giải phóng được Blahodatne”, gần Bakhmut. Địa phương này từng được ông chủ của lực lượng lính đánh thuê Wagner khẳng định đã chiếm được hôm 27/1 nhưng phía Ukraine đã bác bỏ.
Trong thông báo ngày 31/1, Bộ Quốc phòng Nga cho biết giành được thắng lợi nhờ cuộc tấn công “của những đơn vị tình nguyện viên” được Không quân và Pháo binh yểm trợ. Hãng tin Pháp AFP nhắc lại rằng “tình nguyện viên” là cụm từ được Nga sử dụng để chỉ các nhóm bán quân sự, đặc biệt là lực lượng Wagner, chiến đấu với quân đội Nga.


Tham Nhũng và Sức Mạnh Tiềm Tàng Phá Hủy Ukraine, Nhất Là Vào Thời Hậu Chiến

- Báo Le Monde ra ngày 1/2/2023 có bài thời luận đáng chú ý về nạn tham nhũng ở Ukraine.
Trong bài viết “Tham nhũng, một cuộc chiến khác tại Ukraine”, cây bút thời luận Julien Bouissou lưu ý là tại Ukraine, hiện giờ tham nhũng ít được nói đến hơn là phi đạn Nga, thế nhưng nạn tham nhũng cũng có sức mạnh tiềm tàng phá hủy quốc gia này.
Những vụ cách chức các viên chức và lãnh đạo chính trị Ukraine liên quan đến vụ biển thủ công quỹ của Bộ Quốc phòng nhắc lại rằng ngay trong thời chiến, tham nhũng cũng là một mối đe dọa cần được nhìn nhận nghiêm túc. Báo Le Monde dẫn lời nhà sáng lập một tổ chức phi chính phủ chuyên về chống tham nhũng tại Ukraine, theo đó tham những làm xói mòn lòng tin của các đồng minh của Kyiv và gây chia rẽ trong nước, trong khi lòng tin chính là điều quý giá nhất mà Ukraine đang có. Nếu không được tin tưởng thì chắc chắn Kyiv không thể được tài trợ và viện trợ quân sự. Ngay trong nước, lòng tin cũng là chất kết dính cho tình đoàn kết. Cũng chính vì thế mà Nga đã luôn sử dụng thứ vũ khí hối lộ để chia rẽ và làm mất tính chính đáng của Nhà nước Ukraine.

Cuộc chiến chống tham nhũng tại Ukraine là một đòi hỏi chính trị lớn từ sau Cách mạng Maidan 2014, với sự ra đời của nền tảng số Prozorro về quản lý minh bạch thị trường công, và sự thành lập một cơ quan chống tham nhũng, giúp Ukraine từ thứ hạng 26 năm 2012 vươn lên thứ hạng 32/100 nước vào năm 2021, theo xếp hạng của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế. Tuy nhiên, theo báo Le Monde, Kyiv vẫn còn nhiều việc cần làm để chống nạn tham nhũng, bởi Ukraine vẫn là nước tham nhũng thứ 122 trên thế giới (trên tổng số 180 nước được xếp hạng).

Điểm tích cực được báo Le Monde ghi nhận là dưới sức ép của phương Tây, nhất là Liên Hiệp Âu Châu, liên quan đến việc cấp tài trợ và xét hồ sơ gia nhập Liên Hiệp, cuộc chiến chống tham nhũng ở Ukraine càng được tăng tốc kể từ khi chiến tranh nổ ra cách nay gần 1 năm. Hoa Kỳ cũng hoan nghênh các quyết định nhanh chóng và thiết yếu của Kyiv để chống tham nhũng, thế nhưng báo Le Monde lưu ý thời chiến không phải giai đoạn nguy cơ tham nhũng cao nhất, mà là vào thời hậu chiến, khi hàng trăm tỉ Mỹ kim được chuyển đến Ukraine để phục vụ công cuộc tái thiết đất nước này.


Pháp: Các Công Đoàn Tiếp Tục Kêu Gọi Đình Công Biểu Tình Chống Cải Tổ Hưu Trí

- Tại Pháp, sau khi huy động được số người tham gia kỷ lục vào những cuộc biểu tình hôm 31/1/2023, các công đoàn lại kêu gọi 2 ngày hành động vào tuần tới để phản đối Dự luật cải tổ hệ thống hưu bổng mà chính phủ đề nghị.

Theo hãng tin AFP, các công đoàn khẳng định là hôm 31/1 đã có đến hơn 2,5 triệu người xuống đường trên toàn quốc, nhưng theo số liệu của Bộ Nội vụ, chỉ có khoảng hơn 1,27 triệu người tham gia các cuộc biểu tình. Cả hai con số nói trên đều nhiều hơn số người xuống đường trong ngày biểu tình đầu tiên 19/1, nhiều hơn cả kỷ lục của năm 2010, tức là khi mà phong trào đình công biểu tình chống dự án cải tổ hưu trí lần trước lên đến đỉnh điểm.

Sau thành công nói trên, 8 công đoàn chủ chốt ở Pháp đã quyết định kéo dài phong trào đình công biểu tình để buộc chính phủ bãi bỏ kế hoạch cải tổ hệ thống hưu trí, nâng tuổi về hưu theo luật định từ 62 tuổi lên 64 tuổi. Cụ thể, họ kêu gọi đình công và biểu tình 2 ngày 7/2 và 11/2.
Tuy nhiên, theo hãng tin AFP, trong các ngành thiết yếu như giao thông, giáo dục, năng lượng, tỷ lệ nhân viên đình công hôm qua đã giảm so với ngày đình công đầu tiên 19/1. Theo nguồn tin từ công đoàn, tại Công ty Đường sắt Quốc gia Pháp SNCF, tỷ lệ nhân viên đình công hôm 31/1 chỉ là 36,5%, so với 46,3% ngày 19/1.

Tuy Dự luật bị phản đối mạnh như vậy, tối 30/1, Thủ tướng Elisabeth Borne vẫn tuyên bố việc nâng tuổi về hưu lên 64 tuổi là “không thể thương lượng”, còn Tổng thống Emmanuel Macron thì khẳng định cải tổ này là “cần thiết”.

Dự luật Cải tổ Hưu trí đã được đưa ra thảo luận ở cấp Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Hạ viện Pháp từ 30/1 và đã gây tranh cãi gay gắt giữa các thành viên ủy ban. Trên nguyên tắc, đến 8 giờ tối 1/2, ủy ban phải hoàn tất việc biểu quyết khoảng 7.000 điểm sửa đổi mà các đảng đề nghị cho Dự luật.


Tại Congo, Giáo Hoàng Francis Tố Cáo “Chủ Nghĩa Thực Dân Kinh Tế”

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 31/1/2023, Giáo hoàng Francis đã đến Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo, 38 năm sau chuyến tông du của đức Gioan Phaolô II.

Trong bài diễn văn đầu tiên, với sự hiện diện của Tổng thống Félix Tshisekedi tại Cung điện Quốc gia, Giáo hoàng bày tỏ hy vọng mang lại một sự hòa giải tại một đất nước, giầu có khoáng sản, nhưng bạo lực đang gia tăng trong thời gian gần đây.
Tại Kinshasa, Ngài phát biểu: “Sau chủ nghĩa Thực dân chính trị, “chủ nghĩa Thực dân kinh tế” nô lệ không kém cũng đang lan rộng. Đất nước này, bị cướp bóc nặng nề, vì vậy, đã không được hưởng đầy đủ các nguồn tài nguyên to lớn của mình, và tình trạng này đã đi đến một nghịch lý là những thành quả của đất nước đã trở nên “xa lạ” với chính người dân.

Chất độc của lòng tham đã vấy máu những hạt kim cương của đất nước. Trước một bi kịch này, thế giới của những nền kinh tế tiên tiến nhất lại nhắm mắt, bịt tai và ngậm miệng.

Nhưng đất nước này, và châu lục này xứng đáng được tôn trọng và được lắng nghe, họ xứng đáng có một không gian và được chú ý tới: Hãy rút những bàn tay của quý vị ra khỏi Cộng hòa Dân chủ Congo, hãy rút tay ra khỏi Phi Châui! Nên chấm dứt bóp nghẹt Phi Châu: Châu lục này không là một mỏ khai thác, cũng không là một vùng đất để cướp bóc. Phi Châu cần làm chủ vận mệnh của mình!”


Đáp Trả Hán Thành, Chính Quyền Bắc Kinh Làm Xét Nghiệm Covid-19 Với Hành Khách Đến Từ Nam Hà

- Ngày 1/2/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của Yonhap News cho hay hôm 27/1 vừa qua, chính phủ Nam Hàn đã tiếp tục gia hạn lệnh đình chỉ cấp thị thực ngắn hạn đối với công dân Trung Quốc cho tới hết tháng 2/2023. Hán Thành nêu lý do lo ngại về sự lây lan các biến thể mới của COVID-19 từ những du khách đến từ Trung Quốc.

Bắc Kinh đã có phản ứng ngay sau đó. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Trữ (Maoning) tuyên bố rằng “quyết định này không có lợi cho việc trao đổi và hợp tác giữa hai quốc gia. Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp “tương ứng” để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân hai nước và hi vọng Nam Hàn sẽ nhanh chóng hủy bỏ quyết định phi lý này”.

Với quan điểm “có đi có lại”, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu tất cả những hành khách đến từ Nam Hàn phải xét nghiệm COVID-19 sau khi nhập cảnh kể từ ngày 1/2/2023. Quyết định này của Trung Quốc được xem như là biện pháp trả đũa ngoại giao hơn là kiểm dịch. Đây là biện pháp “tương ứng” thứ 3 mà chính phủ Trung Quốc đưa ra nhằm đáp trả chính sách của Nam Hàn bao gồm đình chỉ cấp thị thực ngắn hạn cho công dân Nam Hàn, không cho phép công dân Nam Hàn được quá cảnh tại Trung Quốc quá 3 ngày, và yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với tất cả hành khách đến từ Nam Hàn.
Một hành khách Nam Hàn xin giấu tên cho biết, nhân viên phi trường đã có mặt ngay sau khi máy bay hạ cánh và chỉ cho phép người mang quốc tịch Trung Quốc xuống máy bay. Tất cả người ngoại quốc phải ngồi chờ cho tới khi người Trung Quốc xuống máy bay hết. Số hành khách này di chuyển theo một lối đi riêng để làm xét nghiệm COVID-19.

Theo một số nguồn thạo tin, Trung Quốc chỉ xét nghiệm COVID với người ngoại quốc và đặc biệt là người Nam Hàn. Một số hành khách nhận định rằng, không khí tại các phi trường khá nghiệm ngặt, các nhân viên bảo vệ được bố trí gần các lối đi với mục đích theo dõi di chuyển của hành khách và ngăn họ chụp ảnh.

Mặc dù vậy, một số hành khách cho biết, “họ được phép nhập cảnh và về khu vực lưu trú bất kể kết quả xét nghiệm COVID-19 thế nào”.


Miến Điện: Đình Công Thầm Lặng Đánh Dấu 2 Năm Tập Đoàn Quân Sự Đảo Chính

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay ngày 1/2/2023 đánh dấu tròn 2 năm tập đoàn quân sự do tướng Min Aung Hlaing đứng đầu làm đảo chính, lật đổ chính quyền dân sự, kết án tù nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Người dân Miến Điện kỷ niệm sự kiện này bằng hình thức “đình công thầm lặng” ở nhiều thành phố lớn, đặc biệt là ở thủ phủ kinh tế Rangoon, sau khi các nhà đấu tranh kêu gọi đóng cửa hàng quán và ở trong nhà từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Theo thông tấn xã AFP, tập đoàn quân sự Miến Điện có thể kéo dài tình trạng khẩn cấp, hết hạn vào ngày 1/2, nhưng theo Hiến pháp Miến Điện, có thể được triển thêm hai lần. Do đó, cuộc bầu cử được dự kiến tổ chức vào mùa Hè có thể bị lùi lại sau khi Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Miến Điện kết luận trong cuộc họp hôm 31/1 là đất nước “chưa hoàn toàn trở lại bình thường”. Trước đó, tướng Min Aung Hlaing hứa chỉ tổ chức bầu cử khi đất nước “đã hòa bình và ổn định”.

Trên thực tế, thông tín viên RFI Juliette Verlin tại Rangoon nhận định là “nếu hỏi bất kỳ ai trên đường phố, họ sẽ đều trả lời: tướng Min Aung Hlaing đã coi mình là Tổng thống”. Kể cả nếu tổ chức bầu cử, “hầu hết các đảng ủng hộ dân chủ đã từ chối tham gia, cho nên thắng lợi dành cho các đảng ủng hộ quân đội là điều khó tránh khỏi”. Nhịp sống phần nào đã quay trở lại ở Miến Điện nhưng “giá thực phẩm tăng gấp đôi trong vòng 2 năm, còn tiền lương vẫn thế”.

Theo cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc Volker Türk, “hai năm sau đảo chính, Miến Điện phải đối mặt với tình trạng trấn áp không tưởng tuợng nổi”: Gần 3.000 người chết, ít nhất 16.000 người bị cầm tù vì chống quân đội, khoảng 34.000 trường học, đền thờ và cơ sở y tế bị đốt cháy.

“Phong trào bất tuân dân sự vẫn là điều mà tập đoàn quân sự phát xít căm thù nhất”. Trả lời đài RFI ngày 1/2, Bác sĩ Lwan Wai (tên đã được thay đổi), đồng sáng lập mạng lưới Yangon Medical Network (gồm hơn 10.000 nhân viên y tế) và tham gia phong trào bất tuân dân sự, giải thích “vì đó là phong trào ngăn tập đoàn quân sự có được tính chính đáng mà họ cần… Quân đội không chỉ ghét nhân viên y tế, mà cả nhiều ngành nghề khác, từ giáo viên đến Kỹ sư”. Theo ông, những người chống tập đoàn quân sự “sống trong sợ hãi, trầm cảm và phiền muộn” những kiên định “cho đến khi thắng được cuộc đấu tranh”.

Để đánh dấu 2 năm đảo chính, Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại và Anh thông báo loạt trừng phạt mới nhắm vào nhiều thành viên của tập đoàn quân sự cũng như những thực thể ủng hộ quân đội Miến Điện.


Miến Điện: Với Bất Cứ Hành Vi Nào Phản Đối Quân Đội, Cuộc Sống Sẽ Biến Thành Địa Ngục

- Các báo Pháp đều hướng sự chú ý đến Miến Điện, vì hôm 1/2/2023 là tròn 2 năm ngày quân đội Miến Điện đảo chính, lật đổ chính quyền dân sự của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kiy.

Trong bài viết “Người dân Miến Điện vẫn sống trong nỗi sợ hãi” thường trực, thông tín viên báo La Croix tại Đông Á cho biết, các đoàn xe quân đội vẫn tuần tra đều đặn trên các tuyến phố của thành phố Rangoon, các tháp canh ở những ngã tư được xây bằng gạch thay vì gỗ như cách nay 2 năm. Thế nhưng, tội phạm, trộm cắp và các vụ tấn công nhắm vào người dân Miến Điện và người ngoại quốc đã tăng bùng nổ. Theo một nhà ngoại giao Âu Châu sống nhiều năm tại Rangoon, mức độ mất an ninh chưa bao giờ cao đến như vậy.

Tình trạng đói nghèo cùng cực liên quan đến 15 triệu trên tổng số dân 53 triệu người của Miến Điện. Hơn 1 triệu người phải trú tại các trại cho người tản cư. Mỗi tháng có 30.000-40.000 người Miến Điện bỏ trốn sang các nước láng giềng. Để đối phó, tập đoàn quân sự Miến Điện ngừng việc cấp sổ thông hành cho người dân. Trong năm 2022, lạm phát lên đến 30-40%, nhưng giá cả vẫn không ngừng tăng. Riêng với báo giới, đã có 4 nhà báo Miến Điện bị sát hại, ít nhất 130 nhà báo bị bắt giữ và bỏ tù.

Đối với nhiều người Miến Điện, cuộc bầu cử được hứa hẹn sẽ diễn ra vào cuối năm nay bị coi là một trò hề dân chủ. Hai năm sau vụ đảo chính, chưa có dấu cho thấy lối thoát cho cuộc khủng hoảng Miến Điện. Trong khi tình hình chính trị, kinh tế và nhân quyền tiếp tục xuống cấp, tập đoàn quân sự cầm quyền phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ trên khắp đất nước. Thế nhưng, một nhà tranh đấu than thở là bất cứ một người nào phản đối tập đoàn quân sự ở Miến Điện đều sẽ có cuộc sống như ở địa ngục. Cảnh sát và quân đội thường xuyên kiểm tra, xác định danh tính và điện thoại của mọi người.
Tương tự, thông tín viên Juliette Verlin của báo Libération từ Rangoon cũng cho biết tai mắt của quân đội ở khắp mọi nơi, người dân phải tìm cách tránh để không bị tập đoàn quân sư xem là “một nhà cách mạng”.

Báo Le Figaro cho biết theo dự kiến Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia hôm nay tuyên bố rầm rộ về việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp để bình thường hóa sự kìm kẹp của chính quyền quân sự. Đây được xem là một mánh khóe hợp pháp để các tướng lĩnh duy trì quyền lực.
Sonny Swe, người sáng lập trang Frontier Miến Ðiện nhận định Miến Điện là “cửa sổ” nhìn ra Ấn Độ Dương cho Trung Quốc, giàu nguyên vật liệu, nhưng lại đang có “bước đại thụt lùi”, phá vỡ đà phát triển kinh tế và đà chuyển đổi dân chủ, đẩy lớp trẻ vào cảnh sống lưu vong, hoặc phải tham gia chiến đấu. Bất chấp tất cả, chế độ quân sự cầm quyền vẫn phớt lờ những lời chỉ trích, đóng mọi cánh cửa mở ra đối thoại.

Và cái giả phải trả là Tatmadaw ngày càng bị quốc tế cô lập, trừ Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh và Tân Ðề Ly vẫn đang tìm cách duy trì ảnh hưởng của họ ở quốc gia nằm ở vị trí then chốt giữa Ấn Độ Dương và dãy Hy Mã Lạp Sơn.


Hoa Thịnh Ðốn Muốn Tăng Số Lính Mỹ Tại Phi Luật Tân

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của hãng thông tấn AP cho hay hôm 1/2/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đến Manila để thảo luận về việc khai triển nhiều hơn các lực lượng và vũ khí tại các căn cứ quân sự Phi Luật Tân. Mục tiêu là ngăn chặn các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc đối với Đài Loan và vùng Biển Đông có tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin là lãnh đạo cao cấp thứ hai của Mỹ đến thăm Phi Luật Tân, sau chuyến công du Manila của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris hồi tháng 11/2022. Bên cạnh đó, nhiều dấu hiệu cho thấy quan hệ Mỹ và Phi Luật Tân đã nồng ấm trở lại, sau những căng thẳng dưới thời người tiền nhiệm Rodrigo Duterte.
Theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDCA), ký kết năm 2014, quân đội Mỹ được phép tiếp cận 5 căn cứ quân sự của Phi Luật Tân, và có thể luân phiên ở lại các căn cứ này vô thời hạn. Tháng 10/2022, Hoa Thịnh Ðốn đã tìm cách đưa thêm lực lượng và vũ khí tới 5 căn cứ của Phi Luật Tân, chủ yếu ở khu vực chính phía Bắc đảo Luzon, trong khuôn khổ thỏa thuận nói trên. Yêu cầu này nằm trong chương trình nghị sự trong các cuộc gặp của ông Austin tại Phi Luật Tân, theo như lời Đại sứ Phi Luật Tân tại Hoa Thịnh Ðốn.

Theo lịch trình do Đại sứ Phi Luật Tân tại Hoa Thịnh Ðốn, Jose Romualdez, thông báo, Bộ trưởng Lloyd Austin sẽ hội đàm với đồng nhiệm Phi Luật Tân Carlito Galvez Jr, và Cố vấn An ninh Quốc gia Eduardo Ano vào ngày 2/2. Lãnh đạo quốc phòng Mỹ sẽ có cuộc điện đàm riêng với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.

Trong buổi làm việc đầu tiên hôm 1/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến thăm một nhóm lính đặc nhiệm chống khủng bố của Mỹ, trú đóng ở miền Nam Phi Luật Tân, chuyên cung cấp thông tin tình báo và cố vấn cho quân đội Phi Luật Tân chống quân nổi dậy Hồi Giáo, cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ.

Hãng thông tấn AP nhắc lại, Phi Luật Tân là đồng minh Hiệp ước lâu đời nhất của Mỹ tại Á Châu. Quốc gia này còn là một mặt trận quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ sau vụ tấn công ngày 11/9/2001.


Biến Đổi Khí Hậu: Người Giàu Gây Họa, Người Nghèo Gánh Hậu Quả

- Báo Le Monde ra ngày 1/2/2023 có bài “Trái đất nóng dần lên và tình trạng đói nghèo: Hai cuộc khủng hoảng cần giải quyết đồng thời”.
Theo một báo cáo Viện nghiên cứu về bất bình đẳng thế giới, trực thuộc Đại học Kinh tế Paris và Đại học California ở Berkeley, công bố hôm 31/1/2023, hơn 1% dân số giàu nhất thế giới thải ra môi trường nhiều carbon hơn so với 50% dân nghèo nhất. 10% dân số giàu nhất phát thải ra gần 50% lượng khí thải toàn cầu. Việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu do những người giàu nhất gây ra, nhưng người nghèo lại chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ nạn biến đổi khí hậu. Tóm lại, khủng hoảng khí hậu là một cuộc khủng hoảng về bất bình đẳng. Nhưng sự bất bình đẳng không chỉ là giữa các nước mà còn ngay tại mỗi nước.

Theo một trong các tác giả của bản báo cáo, bất bình đẳng khí hậu là một cuộc khủng hoảng 3 trong 1: Bất bình đẳng về phát thải, bất bình đẳng về những mất mát, thiệt hại do tình trạng Trái đất bị hâm nóng, và bất bình đẳng trong khả năng hành động.

Điều đáng lưu ý là hiện nay giới nhà giàu trên thế giới mới có rất ít đóng góp vào giải quyết khủng hoảng khí hậu và cuộc khủng hoảng khí hậu thêm nghiêm trọng phần nhiều cũng là do giới nhà giàu. Vì vậy, xem lại hệ thống thuế khóa thế giới, nhất là tăng thuế đánh vào những người giàu nhất vừa cho phép tăng cường cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, vừa tăng cường chống nghèo đói.


Tin Việt Nam
Hoa Kỳ Gây Sức Ép Lên Việt Nam Về Vấn Đề Công Đoàn Cho Người Lao Động


(Hình: Công nhân tại một nhà máy may ở Hà Nội.)

- Hoa Kỳ đang gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề quyền của người lao động bao gồm cả việc cho phép các công đoàn lao động được hoạt động độc lập khỏi sự chi phối của Đảng Cộng sản.
Trang Nikkei Asia hôm 30/1/2023 cho biết Hoa Kỳ cũng đang gia tăng các cảnh báo về việc sử dụng lao động cưỡng bách, đặc biệt là ở Tân Cương, Trung Quốc, nơi các vật liệu bông sợi được cung cấp cho ngành dệt may của Việt Nam.

Hoa Kỳ từng đã gây sức ép đối với Việt Nam trong việc cho phép thành lập công đoàn độc lập khi đàm phán Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng sau đó Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định này.

Tuy nhiên, vào năm 2022, Hoa Kỳ đã lần đầu tiên bổ nhiệm một tham tán phụ trách vấn đề lao động ở Tòa Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Đó là ông Chad Salitan. Điều này cho thấy chính quyền của Tổng thống Biden đặt vấn đề lao động là trọng tâm trong chính sách thương mại.

Ông Salitan nói với Nikkei rằng hiện giới chức Việt Nam vẫn còn đang soạn thảo Nghị định liên quan đến các quyền của các tổ chức công đoàn độc lập ở Việt Nam. Dự kiến Nghị định này sẽ được đưa ra vào năm nay. Hoa Kỳ đang đàm phán với các đối tác Việt Nam để soạn thảo Nghị định này.

Giới chức Mỹ cũng thảo luận các vấn đề liên quan đến tình trạng các nhà máy ở Việt Nam sử dụng bông sợi từ Tân Cương.

Hồi cuối tháng 7/2022, Tổ chức phi chính phủ Business & Human Rights Resources Centre (Trung tâm Tài nguyên về Kinh doanh & Quyền con người) cho biết nhiều nhóm vận động và một số chính trị gia phương Tây cáo buộc các nhà sản xuất ở một số quốc gia như Việt Nam và Bangladesh đóng vai trò tẩy xóa nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm bông-sợi-nguyên liệu dệt may có nguồn gốc từ Tân Cương của Trung Quốc.

Việc giấu nguồn gốc này là để tránh bị chế tài bởi Đạo luật phòng chống lao động cưỡng bách với người Duy Ngô Nhĩ vừa đi vào hiệu lực hồi tháng 6 năm 2022.

Bóc Lột! Hơn 200.000 Người Lao Động Bị Nợ Đóng Bảo Hiểm Xã Hội, Không Được Hưởng Chế Độ


(Hình: Công nhân tại một nhà máy may ở Hà Nội.)

- Hơn 200.000 người lao động tại Việt Nam đang là nạn nhân của tình trạng chậm, thậm chí trốn đóng bảo hiểm xã hội, không được hưởng các chế độ bao gồm cả lương hưu. Đó là con số được ông Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - báo cáo với Thủ tướng Chính phủ hôm 1/2/2023.

Ông Khang đề nghị báo cáo Bộ Chính trị về tình trạng này và trình Quốc hội phương án giải quyết.
Theo báo cáo của người đứng đầu Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tình hình nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng từ trước Tết đến nay đã ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.

Cụ thể, ông Khang cho biết, nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày giảm từ 30% đến 40% đơn hàng; chế biến gỗ giảm 50% đơn hàng. Theo báo cáo của các cấp công đoàn, có 441 doanh nghiệp với tổng số 624.786 lao động tại 25 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng. Trong đó có 562.400 lao động bị giảm giờ làm, 31.370 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, 31.012 lao động nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ hưởng lương ngừng việc.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu lên tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ tốn, nợ bảo hiểm xã hội và các cuộc đình công có dấu hiệu tăng lên thời gian qua. Cụ thể, năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 144 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 53 cuộc so với cùng kỳ năm 2021.


16 Dự Án Hàng Tỉ Mỹ Kim Sẽ Được Đầu Tư Phát Triển Vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Trung Bộ


(Hình: Vùng kinh tế biển Quy Nhơn đang phát triển mạnh.)
- Đài Á Châu Tự Do trích thuật tin của truyền thông trong nước cho hay sẽ có chừng 16 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng gần 6 tỉ Mỹ kim sẽ được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ trong tháng 2/2023.

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho truyền thông hay tin trên tại họp báo về khai triển chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, diễn ra trong ngày 1/2.

Ông Đông cho biết thêm, dự kiến trong ngày 5/2 sẽ có một hội nghị về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ diễn ra tại tỉnh Bình Định, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng 800 đại biểu tham dự. Tại đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trao giấy chứng nhận cho 16 dự án. Ngoài ra sẽ ký 45 biên bản cam kết tài trợ với các đối tác, tổng số vốn khoảng 1,7 tỉ Mỹ kim. Số vốn này cũng sẽ đầu tư vào việc phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, thủy lợi, ứng phó biến đổi khí hậu... của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết với mục tiêu đến năm 2030, Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ trở thành vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuẩn quốc gia và khu vực.
Cùng với đó, ông Đông nói thêm, Bộ Chính trị cũng đã có kế hoạch phát triển khu vực trên với tầm nhìn đến năm 2045, đưa vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ thành vùng phát triển nhanh và bền vững; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực Á Châu với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường.


Truy Tố Nguyên Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Tỉnh Bình Thuận Vì Làm Thất Thoát Tiền Nhà Nước


(Hình: Khu dân cư Tân Việt Phát 2.)
- Nguyên Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cùng 10 người là các cán bộ công chức thuộc tỉnh này vừa bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố trong một vụ án giao đất nhà nước cho tư nhân với giá rẻ.

Theo truyền thông nhà nước, vào ngày 1/2/2023, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố 12 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ ở tỉnh Bình Thuận trong vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí trong vụ án xảy ra tại dự án Khu dân cư Tân Việt Phát 2 (phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết).
Theo cáo trạng được báo Nhà nước trích dẫn, vào tháng 3/2017, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã giao và cho thuê ba lô đất cho công ty Cổ phần Tân Việt Phát với giá đất lấy từ năm 2013 là 1,2 triệu đồng/ mét vuông. Tuy nhiên, từ năm 2016, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Ngọc Hai đã ban hành quyết định điều chỉnh giá các lô đất này lên 1,6 triệu đồng/mét vuông.

Cáo trạng xác định việc giao đất này đã gây thiệt hại cho Nhà nước là 45,4 tỉ đồng.

Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh là ông Nguyễn Ngọc Hai và nguyên Phó Chủ tịch tỉnh là ông Lương Văn Hải bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Bị truy tố đồng thời với cùng tội danh là các nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chánh, nguyên giám dốc Trung tâm phát triển quỹ dất, nguyên Chi cục trưởng và Chi cục phó Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh.

Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh là ông Nguyễn Văn Phong bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo truyền thông nhà nước, trong quá trình điều tra, gia đình ông Nguyễn Ngọc Hai đã khắc phục 300 triệu đồng, gia đình ông Lương Văn Hải đã khắc phục 500 triệu đồng. Gia đình ông Lê Nguyễn Thanh Danh – nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường – đã khắc phục 100 triệu đồng.

Cáo trạng kiến nghị các các nhân vi phạm phải khắc phục hậu quả số tiền thiệt hại hơn 44,4 tỉ đồng sau khi đã trừ 900 triệu đồng gia đình các bị can đã nộp.


Tiếp Tục Truy Tố Cựu Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Đông Á - Trần Phương Bình


(Hình: Ông Trần Phương Bình.)
- Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á –Trần Phương Bình tiếp tục bị truy tố vì liên quan đến việc gây thất thoát hơn 5.500 tỉ đồng.

Tờ Pháp Luật loan tin trên trong ngày 1/2/2023 ngay sau khi Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành cáo trạng truy tố ông Trần Phương Bình và bảy đồng phạm về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Cáo trạng xác định ông Bình là người chỉ đạo các Phó tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đông Á và cả Giám đốc Sở giao dịch cùng các cán bộ Ngân hàng Đông Á thẩm định hồ sơ vay, lập tờ trình để phê duyệt cho năm công ty vay 1.680 tỉ đồng để sử dụng sai mục đích. Ông Bình ngoài ra còn bảo lãnh thanh toán trái phiếu với ngân hàng An Bình.

Theo Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, ông Bình phải chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền hơn 5.518 tỉ đồng do hành vi phạm tội của ông và đồng phạm gây ra.

Ông Bình hiện đang chịu án chung thân trong nhiều vụ án trước. Cụ thể, trong tháng 11/2022, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Tp. HCM đã tuyên phạt ông Trần Phương Bình tù chung thân về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong các tổ chức tín dụng.

Trước đó, vào tháng 6 năm 2022, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt ông Trần Phương Bình mức án 10 năm tù vì tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.


Trung Úy Công An Bị Dân Đánh Nhập Viện Khi Đi Xác Minh Vụ Đánh Bạc


(Hình AFP, minh họa: Người dân chơi quay số vui ở Bắc Ninh.)

- Một Trung úy công an ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, vừa phải nhập viện sau khi bị một số người dân đánh khi đi xác minh một vụ đánh bạc.

Truyền thông nhà nước hôm 1/2/2023 trích dẫn thông tin từ Công an huyện Núi Thành cho biết sự việc xảy ra vào lúc 12 giờ ngày 30/1/2022 (tức mùng 9 Tết) khi Công an xã Mỹ Tây tiếp nhận thông tin một vụ đánh bạc dưới hình thức lắc bầu cua của người dân nhân dịp cúng xóm đầu năm.

Trung úy Ngô Xuân Thành và một công an viên khác được điều đi xác minh sự việc nhưng đã bị một nhóm người lao vào vây đánh. Trung úy Thành dùng bình hơi cay xịt để tự vệ và bỏ chạy nhưng vẫn bị người dân tiếp tục vây đánh.
Theo báo Nhà nước, Trung úy Thành đã phải nhập viện trong tình trạng bị sưng mắt, phù nề vai, đầu gối may năm mũi, rách nhẹ ở gan bàn chân.

Công an huyện Núi Thành cho báo chí biết Cơ quan Cảnh sát Đ
Việc đánh bạc vui trong dịp Tết khá phổ biến ở Việt Nam. Tại miền Nam, hình thức lắc bầu cua hay đá gà thường được người dân chơi vào các dịp Tết. Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam quy định việc đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép là đánh bạc trái phép.

Người đánh bạc bị bắt sẽ bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào số tiền đánh bạc.
Đã có những trường hợp người dân bị chết do bị công an đánh hoặc trong khi bị công an giam giữ sau khi tham gia đánh bạc hoặc thậm chí chỉ là xem đánh bạc.


Vận Động Viên Việt Nam Giành Huy Chương Vàng Olympic 2024 s Được Thưởng 1 Triệu Mỹ Kim!


(Hình: Vận động viên Việt Nam Nguyễn Thùy Linh trong một trận cầu lông tại Thế Vận hội ở Tokyo, Nhật Bản, hôm 28/7/2021.)

- Vận động viên Việt Nam giành được huy chương vàng ở Thế Vận hội Olympic 2024 sẽ được thưởng một triệu Mỹ kim, trong khi huy chương bạc được nhận 500.000 Mỹ kim, huy chương đồng được nhận 200.000 Mỹ kim.
Đây là mức thưởng mới được công bố tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng với Chủ tịch Quỹ Chiến lược Thể thao Quốc tế (ISF) Ryu Seung-min cùng Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Ser Miang hôm 31/1/2023.

Truyền thông nhà nước cho biết, tại buổi gặp, đại diện ISF hứa sẽ hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo cho 100 vận động viên Việt Nam ở các môn thể thao mà Nam Hàn có thế mạnh. Các vận động viên này được ISF tuyển chọn, sau đó tham gia các khóa huấn luyện tại Nam Hàn.

ISF cũng treo thưởng với mức tiền như đã nêu tại Olympic 2024 diễn ra tại Pháp.

Đoàn thể thao Việt Nam đã từng một lần giành huy chương vàng Olympic ở môn bắn súng tại Olympic 2016 từ chiến thắng của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.

Ngoài ra, đoàn Việt Nam cũng đã giành 3 huy chương bạc khác tại các kỳ Olympic 2000, 2008 và 2012. Tại kỳ Olympic 2020 ở Tokyo, đoàn Việt Nam không giành được bất cứ huy chương nào.
Theo truyền thông Việt Nam, tại kỳ Olympic 2020, thể thao Việt Nam và các doanh nghiệp treo thưởng lên đến 1,85 tỉ đồng cho huy chương vàng, 1,02 tỉ đồng cho huy chương bạc và 640 triệu đồng cho huy chương đồng.

Không có nhận xét nào: