Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng


Kính thưa quí bạn
Hôm nay gởi các bạn những chuyện giải trí thường ngày.

1. Đùa cho vui: phân tách sơ qua một bài viết càng: “Tại sao bắp cải được ví như ‘người công nhân thu gom rác thải cho mạch máu’?”
2. Anh Trần Kim Điệp nói về chuối chín hay chuối xanh.
3. Nhiều bằng hữu góp ý vể chia sẻ và chia xẻ.
4. Góc vườn điện trở và ăn khế trả vàng.

HCD 2-Nov-2022
<!>

Nếu các bạn không thấy hình chỉ thấy cái khung trống thì nên dọc Microsoft Word attached.
Đa số email của bằng hữu ở đây được giữ nguyên layout. Hcd bàn bằng chữ màu tím.
------------
Đùa cho vui: phân tách sơ qua một bài viết càng, chữ tím là của tôi viết vào.

From: ĐÌNH BỬU TRẦN <td u40 @ mail,.com>

Date: mer. 2 nov. 2022 à 10:43
To: Thay Phung Son ...............
Subject: Fwd: Tại sao bắp cải được ví như ‘người công nhân thu gom rác thải cho mạch máu’?

Tại sao bắp cải được ví như ‘người công nhân thu gom rác thải cho mạch máu’?

Bắp cải làm sạch mạch máu

Có câu nói rằng “Tuổi thọ của con người đồng hành với tuổi thọ của động mạch”, tức là nếu động mạch của cơ thể chúng ta bị tắc nghẽn, xơ vữa, mạng sống của chúng ta đang bị đe dọa... May mắn thay, vẫn còn có những vị thuốc tự nhiên giúp chúng ta hàng ngày trợ giúp cho mạch máu.

Các bộ phận trong cơ thể đáng lý ra đều phải có cùng tuổi thọ, nhưng thực tế thường thế này: Bộ xương có thể dùng được khoảng 200 năm, nhưng trung bình hệ tim mạch có lẽ chỉ có thời hạn sử dụng khoảng 75 năm. Mặc dù số năm chính xác chưa được khảo sát kỹ lưỡng, nhưng muốn nói rằng, nếu muốn khỏe mạnh sống thọ, việc quan trọng đầu tiên cần thiết là làm cho động mạch máu có thể sử dụng thêm một vài năm nữa.

HCD: Những con số năm trên đây tác giả viết bừa, chẳng có bằng chứng (reference), thí dụ 70 tuổi có người đã loãng xương, có người đã gãy xương rồi, làm chi bền tới 200 năm.

Mạch máu của cơ thể có khỏe mạnh hay không, theo đó mà thọ mệnh của chúng ta sẽ dài hay ngắn. Trong các loại rau mà chúng ta ăn hằng ngày có một loại rau được mệnh danh là “người công nhân dọn dẹp huyết khối và mảng bám trong thành mạch máu”, giúp kéo dài thọ mệnh cho các mạch máu. Đó chính là bắp cải.

Tất cả mọi người đều có thể ăn bắp cải, ngay cả những trường hợp đặc biệt như phụ nữ đang mang thai và người bị loét dạ dày đại tràng. Bắp cải là thực phẩm tốt thứ 3 trong danh sách thực phẩm được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng, nó chứa tới 90 % là nước, nước này hòa tan các vitamin của bắp cải, khác hẳn nước thông thường.

HCD: Mèn ơi bắp cải chứa 90% nước nên tốt cho cơ thể (?) vậy thì nước lã chứa 100% nước hẵn lá tốt hơn phải không. Còn vitamin sẽ bàn tiếp sau đây.

Bắp cải rất giàu chất xơ, carotene… giúp làm giảm cholesterol, ổn định huyết áp và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Đây là món ăn bổ sung đối với bệnh nhân xơ cứng động mạch, béo phì… Vì vậy, người ta ví bắp cải như là người đi thu gom rác thải trong thành mạch máu.

Lợi ích của bắp cải có thể tóm lại như sau:

1. Món ăn bồi bổ dạ dày, sửa chữa niêm mạc dạ dày

Theo y học cổ truyền Trung Hoa, bắp cải có vị ngọt, tính bình, không độc, có thể đi vào hai kinh lạc của dạ dày và thận. Bắp cải có chứa một lượng lớn vitamin B1, B2, C, U, chất xơ, carbohydrate và chất khoáng, trong đó có vitamin U có thể điều trị bệnh viêm loét dạ dày và tổn thương tá tràng.

Bắp cải được mệnh danh là “loại rau nuôi dưỡng dạ dày của tự nhiên”, không chỉ có thể ngăn ngừa viêm loét dạ dày, bảo vệ và điều trị niêm mạc dạ dày, mà còn giúp duy trì tính bình thường của các tế bào trong dạ dày, làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

HCD: Không có cái vitamin U đâu (nó không phải vitamin, người ta gọi đại đó). Nói bắp cải chứa carbohydrate (tinh bột, đường) nên trị bịnh dạ dầy thì sao không ăn cơm, ăn nếp, ăn bắp, ăn mía ... những thứ nầy nhiều carbohydrate hơn bắp cải cả chục lần.
Mà có ai chứng minh ăn carbohydrate vào nhiều thì hết bịnh dạ dày đâu. Còn vitamin B1 B2 C ra sao sẽ nói tiếp ở đoạn sau.

2. Chứa hàm lượng vitamin phong phú

Bắp cải rất giàu vitamin C, vitamin E, carotene… tổng hàm lượng vitamin cao gấp 3 lần so với cà chua, do đó, nó có công dụng chống ô xy hóa và chống lão hóa hiệu quả.

Theo các nhà khoa học Nhật Bản, hiệu quả chống lão hóa, chống ô xy hóa của bắp cải, cũng cao tương đương như khả năng chống lão hóa, chống ô xy hóa của măng, và bông cải.

HCD: Vitamine C của bắp cải đâu nhiều bằng Citrus (oranges, kiwi, lemon, grapefruit), Bell peppers, Strawberries, Tomatoes (cà chua có nhiều vitamin C hơn cải)
Còn vitamine E thì bắp cải có ít hơn Sunflower Seeds, Almonds, Hazelnut Oil, Pine Nuts, Peanuts, Atlantic Salmon. Còn caroten thì đâu bằng củ cà rốt.
Nói bắp cải chứa hàm lượng vitamin phong phú là nói bừa. Còn tác giả nói nhiều vitamine thì quét sạch mạch máu thì do tác giả bịa, nếu quả đúng vậy thì uống một viên multivitamine cũng có đầy đủ vitamin hơn là ăn nguyên cái bắp cải mỗi ngày.

3. Giàu axit folic

Bắp cải rất giàu axit folic, axit folic có tác dụng rất tốt đối với những người thiếu máu và phòng tránh dị tật thai nhi cho phụ nữ mang thai, do đó, với những phụ nữ đang mang thai, những người thiếu máu và phụ nữ sau sinh, trẻ em trong giai đoạn phát triển trưởng thành, thanh thiếu niên đều nên ăn nhiều.

................... giởn chơi tí xíu, bỏ đoạn sau...........


HCD: Cái kiểu để cao món ăn nầy rau cải nọ của người Việt Nam chúng ta đểu tương tợ như bài viết nầy. Thực phẩm chúng ta ăn vào đều cần thiết cho cơ thể, nhưng cho rằng một thứ nào đó có dược tính trị bịnh như thần thì không.
Người Trung Hoa từ nhiều ngàn năm chuyên dùng cây cỏ trị bịnh, thế mà họ có coi bắp cải là một vị thuốc có giá trị cao đâu. Các bạn vào tiệm thước Bắc hỏi mua vị thuốc bắp cải chắc là không tiệm nào có sẳn hết vì nó đâu phải là vị thuốc quí và phổ thông.
Cao huyết áp vì sơ vữa mạch máu là căn bịnh phổ thông. Nếu có món ăn nào, phương thuốc nào trị được thì ông bà chúng ta biết rồi. Tới nay các nhà bảo chế, các nhà nghiên cứu còn đang vật lộn với nó thì làm sao con người ăn mấy trăm năm nay không thấy ra.

Kết luận : Ăn bắp cải rất tốt, nhưng bắp cải xịt nước chùi rửa mạch máu bị nghẹt thì chưa chắc. Tâng bốc quá đáng, lý luận càng. Tin vui là bắp cải (cabbage) chứa ít thuốc trừ sâu trừ nấm :
( trích - >) About 86% of cabbages sampled had no detectable pesticide residues, and only 0.3% showed more than one kind of pesticide (6, 16) .(<- hết trích)

Ngoài ra bắp cải chứa nhiều vitamin K không thấy tác giả nói tới.

Ghi thêm chữ bắp cải ở phần chữ màu tím là cái nầy:



------------------
From: kim tran <kimtr 2006 @ hotmail r>
Sent: Tuesday, November 1, 2022 10:38 CH
To: Undisclosed-recipients:
Subject: chuoi chin hay xanh

Sư Huynh HCĐ ơi ,

Do bổ dưỡng , dễ ăn nên hàng năm thế giới tiêu thụ hơn 22 triệu tấn chuối .
Chuối mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho những nước nghèo vùng nhiệt đới , do đó các nhà khai thác đẻ ra chuyện " chuối xanh , chuối chín mùi " để hốt thêm ( quảng cáo chuối xanh , nếu bán không kịp thì quảng cáo chuối chín mùi ) .

HQ.tkdngười Châu Phi đen sống ở Pháp hổng biết có đọc bài " chuối xanh trị và ngừa được ung thư " Không mà thấy họ từ lâu hàng ngày dùng chuối xanh như thức ăn chánh ?.
Xin gửi lại bài " TMVC" để SH đọc chơi .


HCD: Cám ơn anh Trần Kim Điệp (trụ trì chùa Bà Đanh, Paris)


From: minh au94 00 <mi 4400 @ mail,.com>
Sent: Tuesday, November 1, 2022 3:42 SA
To:
Subject: CHIA XẺ- Xin viết đúng chính tả như tại miền Nam trước 30/4/1975

Kính thưa GS,
Tôi là một độc giả ái mộ Giáo sư qua các bài [quanvenduong]
- Xin cám ơn GS đã bỏ công sức để chia xẻ với độc giả xa gần những thông tin có giá trị, hữu ích và thú vị cho đời sống và sức khỏe con người.
- Hôm nay xin phép GS cho tôi được trình bày đôi điều cùng GS và các bạn độc giả khác.

Thưa, tôi là người miền Nam, đã may mắn được đi học tại các trường miền Nam VNCH từ Tiểu học, Trung học và Đại học.
▪1) Thời Tiểu học, giờ Ngữ vựng và Chính tả, thầy giáo giải thích và cho ví dụ để học sinh phân biệt "xẻ, sẻ và sẽ".
- xẻ : mổ xẻ, chia xẻ, xẻ gỗ, chia năm xẻ bảy, chia ngọt xẻ bùi, nhường cơm xẻ áo, băng rừng xẻ núi, banh da xẻ thịt, xẻ mương đưa nước vào ruộng, áo dài xẻ eo cao...
- sẻ : chim sẻ (chim se sẻ), san sẻ (san sớt) cho nhau.
- sẽ : - nói về thời tương lai, chưa xảy ra trong hiện tại : "Ngày mai tôi sẽ đi xa".
-- hoặc "nói se sẽ" (nói khe khẻ), "bước đi se sẽ" (đi rón rén) để không gây tiếng động.
---- ---- ----
▪"Chia xẻ" là 1 động từ, đồng nghĩa với to share (tiếng Anh), partager (tiếng Pháp).

Thời đó, chưa có Internet và các thứ mạng xã hội như Facebook (từ năm 2004), Youtube (từ năm 2005), động từ này ít được dùng đến trong đời thường, thỉnh thoảng mới thấy trên trang 4 các nhật báo, phần dành cho các Cáo phó, Phân ưu, "... xin chia xẻ nỗi buồn mất mát này cùng gia đình bạn X..."
▪"Chia xẻ" là một động từ đơn giản, bất cứ ai mới biết đọc biết viết là có thể viết đúng chính tả dễ dàng.

Tuy vậy, đọc sách, báo đôi khi thấy có người viết sai chính tả, "chia sẻ".---- Đó là những người gốc Bắc di cư vào Nam năm 1954 hoặc trước đó nữa, trong đó có những người hành nghề viết báo, viết truyện ở Sài Gòn.
---- ---- ----- Còn khá dài, các bạn có quan tâm xin đọc Microsoft Word attached.......

HCD: Cám ơn anh Minh, xin gởi các bạn cùng đọc.


From: Dat Nguyen <nguyen dat @ mail,.com>
Sent: Wednesday, November 2, 2022 4:34 SA

To:
Subject: San Sẻ & Mổ Xẻ

Thưa anh Đẳng,

Trong cái email rất dài mà ông Minh Australia gửi cho anh ngày hôm qua, em nghĩ có vài điểm không đúng.

Nhiều tự điển tiếng Việt (xuất bản trước năm 1975) có cả hai chữ:
Sẻ (có nghĩa là chia sớt, thí dụ như San Sẻ)
Xẻ (có nghĩa là bổ dọc hay chẻ đôi, thí dụ như như Mổ Xẻ)

Dưới đây là các hình chụp từ Việt-Nam Tự-Điển của Hội Khai-Trí-Tiến-Đức, xuất bản trong thập niên 1930s. Trang 488 nói về chữ “Sẻ” và trang 651 nói về chữ “Xẻ”.



Vì chữ “Chia Sẻ” thường thường được dùng có cùng ý nghĩa với các chữ “Chia Sớt” và “San Sẻ” nên viết chữ “Chia Sẻ” là đúng chính tả, không sai như nhiều người tưởng.

Rất hiếm khi chữ “Chia Xẻ” được dùng với ý nghĩa “Chẻ Đôi”, vì thế viết chữ “Chia Xẻ” thường được xem là sai chính tả.
Chúc anh và gia đình được bình an, nhiều sức khỏe, và nhiều niềm vui,

Em Đạt

HCD: Cám ơn Đạt đã góp ý xin gởi các bạn cùng tham khảo.
Xin trích lại phần anh minhchau viết về tham khảo tự điển:


Tóm tắt: Anh minhchau nói rằng trong các tự điển xưa không có chữ “chia sẻ”

Anh Đạt cho rằng: “Vì chữ “Chia Sẻ” thường thường được dùng có cùng ý nghĩa với các chữ “Chia Sớt” và “San Sẻ” nên viết chữ “Chia Sẻ” là đúng chính tả, không sai như nhiều người tưởng”.

Xin quí bạn độc giả góp ý thêm. Ngày xưa viết “quí”, ngày nay nhất địng viết “quý”, còn tôi Hcd nhất địng viết theo ngày xưa là quí thì cái computer cứ sửa lưng tôi hoài, nó bảo tôi viết sai.

Nhân đây nói thêm, tôi viết sai chánh tả là vì: Thứ nhất là tôi quên (ô hay dốt nói dốt còn làm bộ nói quên) thứ hai là không dò lại vì viết một hơi rồi gởi đại đi. Còn như muốn đúng từ chữ thì dễ ợt, tôi để computer check lại, chữ nào sai nó chỉ tôi sửa, nhưng mất thì giờ lắm, chuyện chơi có chi quan trọng đâu. Thời computer không cần thầy cò như ngày xưa đâu.

From: Huong Nam <hgna 789 @ g ail.com>
Sent: Wednesday, November 2, 2022 1:17 CH

To: huy017-g
Subject: Re: về chia sẻ và chia xẻ

Thầy kính mến,
Rất cảm ơn Thầy vì lâu nay em vẫn theo dõi những Email rất hữu ích của Thầy!
Sau Covid thì công việc dồn dập quá nên không dám đọc những câu đố của Thầy gởi
(ngày càng khó thì càng phải mất nhiều thì giờ) dù em rất thích!

Hôm nay thấy có Vị nói về 2 chữ chia sẻ và chia xẻ nên em xin đóng góp thêm vì không đồng ý là khi viết chia sẻ là trật chính tả.

Em xin trích 1 phần sau đây, nếu ai muốn tham khảo thêm thì vào link sau hoặc search thêm những tài liệu có nguồn gốc khả tín ở Google.

Vậy, khi nào thì dùng “chia sẻ”, khi nào thì dùng “chia xẻ”? Cách đơn giản để phân biệt giữa “chia sẻ” và “chia xẻ” như thế nào?
-CHIA SẺ: Khi chúng ta diễn tả việc chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu thì dùng CHIA SẺ. Sự CHIA SẺ này thường mang ý nghĩa tích cực.Ta hãy nhớ một cách đơn giản rằng: SẺ đây là SAN SẺ, SAN SỚT. Vì SAN SẺ, SAN SỚT không thể viết thành XAN XẺ, XAN XỚT, nên CHIA SẺ cũng không thể viết thành CHIA XẺ. Cũng có thể liên hệ với SHARE tiếng Anh có nghĩa là CHIA SẺ (VD: chia sẻ bài viết, lượt chia sẻ). Từ share được bắt đầu bằng chữ S, bởi vậy, ta luôn viết “Xin được CHIA SẺ” |

-CHIA XẺ: Khi diễn tả sự gì bị chia cắt, bị xé lẻ thành nhiều phần, làm cho một chỉnh thể nào đó không còn nguyên một mảnh, một khối nữa, thì dùng CHIA XẺ. Sự CHIA XẺ này thường mang nghĩa tiêu cực. Ví dụ: Lãnh thổ bị chia năm xẻ bảy; Mảnh đất bị chia xẻ ra làm nhiều miếng; Lực lượng bị chia xẻ ra nhiều nơi.

Ta chỉ cần nhớ: CHIA XẺ đây là CẮT XẺ, XÉ LẺ ra từng mảnh, nên phải viết giống XẺ trong XẺ GỖ.

Như vậy, CHIA SẺ và CHIA XẺ là hai từ mang hai nghĩa khác nhau, không thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp.


HCD: Cám ơn cô Hương Nam, xin gởi các bạn cùng đọc.

----------

Câu đố mới của anh Năng
From: nang huynh <nlehuynh @ mail,..com>

Sent: Wednesday, November 2, 2022 6:30 SA
To: dang chieu huynh <huy017 @ mail,.com>

Subject: Bài toán R ; Need Help!

Kinh các anh Đẳng, Quang, Hoài và chư bằng hữu .

Nhờ các anh xem giùm, Tại sao ?

Tôi dùng bảo toàn điện lượng ( Tổng cường độ dòng điện đến bằng tổng cường độ dòng điện đi) thì có nhiều kết quả cho R ( tùy theo r: điện trở có dòng điện 10mA chạy qua ). Trong đó có 1 kết quả theo Thevenin khi r=0 ohm. Va=4.8v R= 6000/13. = 461.5 ohms

Theo Thevenin thì có 1 kết quả duy nhất ở trên
Không lẽ Thevenin đã sống trong thời kỳ r=0 ( T = 0 Kelvin )


Ngày xưa tôi có dạy Lý Hóa rồi vượt biên, tới Mỹ thì làm đầu bếp cằm dao hơn 30 năm nên đôi khi cũng nghi ngờ về kiến thức còn lại của mình. Tuy nhiên tôi luôn nhớ ơn các Thầy Cô thời VNCH đã dạy dỗ mình. Cảm thấy mình may mắn vì có thời gian thảo luận trong QVD

Cảm ơn các Anh và chức các Anh củng gia đình mạnh khỏe

Năng
Sent from Mail,. Mail on Android
-------------------
From: Quang Nguyen <quan 2117 @ mail,.com>
Sent: Wednesday, November 2, 2022 12:35 CH
To: HCD j
Subject: Kết thúc câu đố tìm R phần 2

Thưa anh,

Để kết thúc câu đố tìm R phần 2, xin gởi tiếp anh email sau đây về dòng điện qua M và N và kiểm lại đáp số 461.5 Ohm.

Dòng điện qua M và N

Nhìn vào mạch điện tương đương, muốn dòng điện I qua M và N bằng 0 thì chỉ cần 2 điện thế Thévenin V1 và V2 bằng nhau để tính R. Còn các điện trở khác không cần để ý đến kể cả 2 điện trở Thévenin R1 và R2. Giả sử ta nối thêm 1 điện trở R3 giữa M và N bằng bất cứ trị số nào, nếu V1 = V2, ta vẫn có dòng điện I = 0 ( tương tự cầu Wheatstone cân bằng). Mạch điện anh Đẳng ra với I = 0 nằm trong trường hơp này. Phần bên trái và bên phải mạch điện này coi như biệt lập với I = 0. Phép tính được cho phép tính riêng ra cho phần bên trái và bên phải. Anh Đẳng đã cho phép giải tính nhẩm rất nhanh và đúng trong trường hợp này.

Bây giờ muốn dòng điện I = 10 mA chạy qua từ N qua M (như trong câu hỏi tính R phần 2) thì trong mạch tương đương, V2 phải lớn hơn V1. Áp dụng định luật Ohm để tìm đáp số:
V2 – V1 = (R1 + R2) I
Trong trường hợp này, 2 đầu của điện trở R1 = 80 Ohm có hiệu thế là:
80 Ohm x 10 mA = 0.8 V.
Theo chiều dòng điện chạy, ta có dấu + và – như trên hình vẽ và hiệu thế giữa GM hay GN bằng:
4 V + 0.8 V = 4.8 V.
Ghi chú:
Nếu câu hỏi với dòng điện I = 10 mA chạy qua theo chiều từ M qua N thì hiệu thế giữa GM hay GN bằng 4 V - 0.8 V = 3.2 V

Kiểm lại xem đáp số R = 361.5 Ohm có đúng không?

Trước khi email gởi cho anh trước đây, tôi thấy anh Hoài tìm ra cùng trị số R = 361.5 Ohm cùng đáp số với tôi thì mừng. Nhưng tôi có kiểm lại cho chắc ăn trước khi gởi vì với sức khỏe tôi bây giờ hay gõ lộn tùng phèo. Một tương lai rất gần sẽ không chơi được.
Trong email này anh sẽ cảm thấy vui vì tôi vẽ hình mạch điện gởi anh trong các email trước, tôi vẽ bằng tay. Nay gõ chữ và hình mũi tên ellipse trên đó là do sư phụ HCD dạy. Như vậy sư phụ có công bỏ ra vác ngà voi không uổng.

Trong hình đố vui, ta tính cường độ i1, i2, ỉ3, và i4 xem giải đáp có đúng với định luật về cường độ của dòng điện không?

(1) Bên trái
i1 = 4.8 V / 400 Ohm = 12 mA .
i2 = (5 V – 4.8 V) / 100 Ohm = 2 mA.
Ở điểm M, 10 mA = 12 mA – 2 mA = 10 mA.
Như vậy đúng với định luật về cường độ dòng điện.

(2) Bên phải:
i3 = 4.8 V / 361.5 Ohm = 10.4 mA .
i4 = (15 V – 4.8 V) / 500 Ohm = 20.4 mA.
Ở điểm N, 10 mA = 20.4 mA – 10.4 mA = 10 mA.
Như vậy đúng với định luật về cường độ dòng điện.


From: Cheri Webb <cherimeg webb @ mai l.com>
Sent: Wednesday, November 2, 2022 6:46 SA
Subject: Re: Bài toán “Ăn Khế Trả Vàng”

Anh Hoài kính,
Để giúp chúng tôi học hỏi thêm,

xin anh cho thí dụ một cách chọn lựa khác, có cùng một giá trị cực đại ($760K).
Cám ơn anh,

CMW

From: Hoai Vu <hoai @ g ai l.com>
Sent: Wednesday, November 2, 2022 12:02 CH

Chi. CMW,

Xin lỗi chị mấy hôm nay bận quá không có thì giờ làm chuyện gì cho kỹ càng. Thường thường đại đa số các bài toán này không có đáp số duy nhất khi số vật mà ta có thể chọn là một số lớn với "random distribution". Khi tôi xem đáp số của chị, biết là chị biết cách giải, nhưng khi liếc qua xem có còn cách nào khác nữa hay không thì tôi lẫn lộn hàng số 1 và hàng số 2 của bảng số (cùng đánh số từ 1 đến 15, nhưng hàng đầu là item markings, không phải là trọng lượng). Do đó tôi mới nghĩ là có đáp số khác. Tuy nhiên, khi tôi chú ý kỹ và dùng hàng thứ hai trong bảng làm trọng lượng thì bài toán chỉ có một đáp số duy nhất như là chị đã đưa ra.

Hoài


--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Tình Thân".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến tinh-than+unsubscribe@googlegroups.com.
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/tinh-than/010101d8ef29%245c0f16e0%24142d44a0%24%40gmail.com.


Dua cho vui, chuoi xanh chuoi chin, chia xe chia se, goc vuon dien tro.doc


Chia xe.doc

image001.gif

image004.jpg

image002.jpg

image003.jpg

image005.jpg

image006.jpg

image007.jpg

image008.jpg

image009.jpg

image010.jpg

image011.jpg

image012.jpg

image013.jpg

image014.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét