Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

NGHỀ NUÔI CUA LỘT (SOFT SHELL CRAB) - Báo Trẻ


Soft-Shell Blue Crab
Theo trí nhớ cá nhân.. thời trước 1975. ở Saigon.. có những nông gia miền Tây.. mang cua lột  bắt.. tự nhiên lên bán..; họ dùng cái thúng có chứa cỏ <tươi> ẩm .. nước.. để giữ cua lột... Ngày nay.. vùng Cà Mau... phát triển nghề nuôi cua biển... không biết có sản xuất cua "lột" hay không ?...Cua lột là món ăn ngon.;;.ở Hoa Kỳ.. giá một con cua "lột" vào khoảng $5 MK/ con [ hộp 12 con cua lột=2 pounds .. giá $60 MK..]; Một người gốc Việt.. lập trại nuôi cua  ghẹ>..[ không phải cua biển "xanh" Mud crab....].. ở Louisiana.. bán sản phẩm ..cua lột  mời đọc bài.. bên dưới Cua lột.. thường tẩm bột.. chiên rán
<!>

Soft-shell crabs are a term for crabs that have recently molted their old exoskeleton and are still soft. Unlike other crabs and shellfish, they are unique in that they can be eaten whole with shell and all. Our jumbo crabs are are carefully monitored and harvested immediately after molting before being cleaned and flash-frozen to yield tender crabs that are meaty and full of flavor. These crabs are fully cleaned (gills and abdomen removed) and ready-to-cook.

Mời đọc.. ..trại nuôi cua của người gốc Việt.. ở Louisiana.US.. sản xuất kinh doanh thủy sản..

NGHỀ NUÔI CUA LỘT (SOFT SHELL CRAB).


Thành phố New Iberia.. góc Tây Nam trên bản đồ,,,Louisiana


Công ty phân phối Tôm khô Saki tại Lafayette thuộc tiểu bang Louisiana, một trang trại nhỏ nuôi cua lột (soft shell Crab) của vợ chồng anh Toàn và chị Oanh của tại thành phố nhỏ New Iberia cũng thuộc Louisiana, để tận mắt thấy cách nuôi cua lột, thu hoạch loại cua đặc sản này.
Đây là loài cua xanh (blue crab) theo cách gọi của người Mỹ nhưng bà con người Việt mình vẫn quen gọi là con ghẹ. Loài cua này có vỏ cứng hơn con ghẹ một chút, thịt lấy ra chỉ khoảng bốn mươi phần trăm, chỉ khi nào gặp đúng thời điểm cua lột xác để tăng trưởng vòng đời, người sành ăn mới thưởng thức được trọn vẹn con cua.

Trang trại nuôi cua lột của anh Toàn
Phóng viên Trẻ: Chào anh Toàn. Xin lỗi đến trễ vì bị lạc đường. GPS trên xe đang chỉ đường ngon lành bỗng mất sóng, máy bảo vòng lại nhưng tôi biết vòng lại là đi lạc thêm lần nữa. Cứ tiếp tục hướng ra vùng duyên hải của thị trấn nhỏ New Iberia, có gì gọi anh ra dẫn đường là chắc ăn.
Anh Toàn: Không sao. Sáng nay tôi cũng có cái hẹn với khách hàng nhưng đã hẹn với báo Trẻ thì phải dời lịch hẹn. Hân hạnh được làm quen với quý báo lặn lội đường xa đến một vùng duyên hải thưa thớt dân cư để thăm trại cua lột của tụi tui.

Anh Toàn chủ trang trại đang giới thiệu chu trình nuôi cua lột
Phóng viên Trẻ: Chung quanh đây toàn trồng mía đường, chỉ nơi anh ở là khu gia cư, lại nuôi cua lột. Các ruộng nuôi cua đâu chẳng thấy mà chỉ có cái nhà giống trại nuôi gà công nghiệp thế này?
Anh Toàn: Ðó là trại nuôi cua. Làm ăn nhỏ mới được bốn năm nay thôi. Lúc trước vợ chồng tôi sống ở New Jersey làm công việc chia bài. Bây giờ tuổi sắp qua lục tuần rồi, chuẩn bị cho cuộc sống tuổi già, tạo cuộc sống nhẹ nhàng nên về đây chăn nuôi cua lột.
Chẳng qua ở đây tôi có mấy người bà con nên quyết định về vùng này. Nói là chuẩn bị cho tuổi già nhưng làm sao có được những điều mình mong muốn. Còn sống là còn làm việc, mà làm việc là để… kiếm tiền, chỉ khác là mình làm chủ lấy mình.
Con cái lớn rồi, lập gia đình sống ở thành phố lớn, tụi nó đâu có chịu về nơi khỉ ho cò gáy này. Hai vợ chồng tôi mua mảnh đất rộng hơn một mẫu tây, khai phá làm trại nuôi cua lột.
Tuy là vùng thôn quê nhưng ở đây là khu gia cư do vậy chuyện chăn nuôi sản xuất tôi phải xin phép thành phố. Ðược thành phố chấp thuận nên tiến hành nhanh xây dựng trang trại.
Ðống cát đá kia đang chuẩn bị xây dựng một phòng trữ lạnh lớn cho kế hoạch mở rộng trong tương lai sắp tới.


Cua chuẩn bị lột có vòng chân ở mái chèo màu đỏ
Phóng Viên trẻ: Anh nói khai phá mảnh đất là như thế nào?
Anh Toàn: Là vì nơi đây nguyên là một mảnh đất toàn cây cổ thụ, cỏ voi đầy cả, ngoại trừ căn nhà mobile nằm trơ trọi phía trước. Một mình tôi cùng vài ba anh em phụ giúp cưa đốn cây, dọn dẹp mảnh đất này để sắp xếp dựng lên các khu vực chăn nuôi sản xuất kinh doanh và tận dụng phế phẩm xác cua lột làm thức ăn chăn nuôi gà vịt thả chuồng để làm thực phẩm cho gia đình.
Phóng viên trẻ: Nhìn bên ngoài trại cua thì tôi mới thấy mình “bé cái lầm” cứ nghĩ theo kiểu nuôi truyền thống trên ao ruộng đất tự nhiên như nhiều người nuôi cua lột ở quê nhà trước đây.
Anh Toàn: Tôi nuôi theo dạng công nghiệp khép kín, sản xuất cua lột bán ngay, vòng quay nhanh vì mùa cua đánh bắt từ biển ngư dân mang về chỉ trong vòng 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10). Do đó những tháng còn lại xem như thời gian ngư nhàn. Tôi cũng vậy, làm gì trong thời gian nhàn rỗi đó. Mấy cái lồng bẫy cua tôi làm thử ở đằng kia kìa thấy không.
Kiếm không bao nhiêu nhưng làm thêm được đồng nào hay đồng nấy. Bây giờ mình vào xem cua.

Hai con cua đang thi nhau lột, chỉ 3 phút thôi sẽ trút bỏ lớp xác cũ để lớn thêm khoảng 1 inch.
Phóng viên Trẻ: Nhìn sơ qua có chừng 24 khay. À còn dàn khay bên trong sao không nuôi luôn cho nhiều?
Anh Toàn: Bao nhiêu đây, hai vợ chồng tôi chăm sóc cũng đủ phờ người. Nuôi cua lột phải thức canh chúng hai mươi bốn trên hai mươi bốn. Hai người chia ca, kẹt nhất là buổi tối, chợp mắt được chừng tiếng đồng hồ là phải ra lượm cua mới lột để riêng một khay chờ đưa vào phòng lạnh để trữ, lơ đễnh không lượm kịp cua có thể chết vì bị mấy con cua chưa lột va chạm chân càng làm nó bị thương tích. Toàn bộ cua trong khay đều là cua sẽ lột trong tuần. Một khay như vầy có thể nuôi được trên 150 con.

Cua đã lột vỏ ở phía trước nhỏ hơn con cua mới hình thành sau khi thoát xác.
Phóng viên Trẻ: Cua đực cua cái, cua lớn cua nhỏ đều lột được hết sao hay là phải nuôi chúng từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành?
Anh Toàn: Nuôi kiểu thủ công vậy làm sao kiếm được lợi tức. Mình chuyên sản xuất cua lột chứ không nuôi cua cứng (vỏ đã cứng). Cua sau khi lột trong vòng 48 tiếng đồng hồ là vỏ cua hình thành chất vôi làm cho vỏ bắt đầu trở nên cứng. Cho nên phải lượm ra để riêng chừng một ngày rồi đem cất bảo quản. Chút nữa mình vào phòng bảo quản xem cho biết.
Nuôi cua lột kiểu công nghiệp như vậy, nguồn thu mua từ các ngư dân từ biển đem về. Cua phải mạnh khoẻ và chuẩn bị lột, mình lựa ra, mua đem về thả nuôi trong khay chừng hai ngày sau là chúng bắt đầu lột. Chậm nhất là sau năm ngày số cua còn lại phải lột hết. Sau đó, quy trình chăn nuôi cứ tiếp tục như vậy. Xem có bấy nhiêu khay vậy thôi, tính ra sáu tháng trại tôi cũng xuất ra bán quay vòng được chừng 60,000 con.


Cua sau khi lột đem trữ phòng lạnh có thể giữ được cua sống 7 ngày, sau khi tiêu thụ không hết thì đem đông lạnh.
Phóng viên Trẻ: Ồ, một con số không nhỏ. Thế làm sao biết trong đám cua tàu đánh mang về con nào sẽ lột con nào không. Cua thương phẩm bình thường bán ra thị trường cũng chỉ có ba cỡ: nhỏ, vừa, lớn. Vậy cua lột cũng có các kích cỡ như vậy hay sao. Và nuôi cua lột chẳng cần phải cho chúng ăn vì khi lột xong một ngày là đã bắt bán rồi?
Anh Toàn: Ðúng. Từ khi cua còn nhỏ xíu cho đến khi lớn trải qua năm bảy lần lột xác. Khi đánh bắt vào bờ thường là trưởng thành. Nhưng trong giai đoạn này cua còn lột đến ba lần.
Từ nhỏ đến lớn, đặc biệt là “X-large”. Nuôi cua lột chẳng cần tốn thức ăn vì mình đâu có nuôi cua cứng. Ðể nhận biết những cua sẽ lột trong nay mai thì hãy nhìn vào chân cuối (mái chèo) của con cua. Ở đốt chân cùng có chấm màu đỏ và vòng quanh đốt chuyển màu đỏ là biết cua sẽ lột. Cho nên khi tàu cua về họ cho mình lựa trước để mua về nuôi. Vì vậy giá một con trung bình khoảng $1.40. Khi nuôi thành cua lột bán ra từ 3 đến 4 đô mỗi con mà chỉ mất thời gian năm ba ngày là thành cua lột.


Chị Oanh đang trổ tài chiên cua lột đãi khách.
Phóng viên Trẻ: Như vậy công việc nuôi cua lột có dễ không. Thấy đám cua lặng lẽ ngo ngoe trong khay chờ bắt ra bán lấy tiền thấy dễ như ăn cua lột.
Anh Toàn: Thấy dễ nhưng không dễ ăn chút nào. Lần đầu tôi gặp thất bại, cua chết vì nhiều nguyên do. Tôi tự mày mò tìm hiểu để cuối cùng có được như hôm nay. Ðây này, xem con cua đang lột, trong vòng hai ba phút nữa thôi nó sẽ thoát xác. Cua thoát xác bình thường thôi nhưng cũng có khi trục trặc vì khi thoát mình ra khỏi xác có khi bị vướng càng, mình sẽ làm động tác giống như bà đỡ đẻ, dùng tay gỡ giúp cua thoát xác nhanh. Riêng chuyện để cua thoát xác tự nhiên cũng là điều tôi rút ra được khi nhìn con rắn đang lột xác quấn trên cây.
Nhưng cho phép tôi giữ “bí mật” nghề nghiệp này. Chuyện nguồn nước muối, xây dựng khay nuôi, xịt khí oxy, bảo quản thành phẩm thì công thức, phương pháp đã nhiều người biết.


Tỷ lệ sao cho cua thoát xác sống 100% mới là chìa khoá thành công. Bây giờ sang kho lạnh xem cua chờ mối lái nhà hàng đến thu gom. Một con cua nhà hàng chế biến lên dĩa trưng bày cho thực khách có giá đến 25 đô một con. Con cua lột cỡ lớn nhất tôi bán có hơn 4 đô thì thấy nhà hàng lời ngon hơn người chăn nuôi như tụi tôi.
Sẵn kêu bà xã tôi chiên một mớ để cả nhà ăn thử món cua lột. Ðặc biệt, cua thành phẩm trang trại sản xuất không mặn vì tỷ lệ nước muối thả nuôi cua vừa phải, vì thế mà mối lái nhà hàng của tôi rất thích.


Hai vợ chồng rạng rỡ sau bốn năm xây dựng thành công trang trại nuôi cua lột và ấp ủ dự định mở rộng cơ sở.
Phóng viên Trẻ: Anh có dự định phát triển nào khác ngoài cua lột?
Anh Toàn: Dự định thì có nhưng liệu sức làm được bao nhiêu. Trước mắt xây kho lạnh thu mua cá đù đen loại lớn bán cho nhà hàng xẻ phi lê, làm lồng cua,… và đặc biệt là nuôi crawfish lột. Tôi đã thử nghiệm nuôi thành công con crawfish lột. Loại này thịt chỉ ăn được có cái mình. Crawfish lột xơi trọn ngon không thua gì cua lột. Khi nào tôi thực hiện nuôi crawfish lột xin mời báo Trẻ đến xem..
Phóng viên Trẻ: Cám ơn anh Toàn và chị Oanh chiêu đãi món cua lột. Rất ngon không mặn chút nào, thịt ngọt.
Quý vị có nhu cầu liên lạc số phôn: 609-350-4180 hoặc website: T&L Softshell Crab INC. Xin chúc cơ sở của anh chị làm ăn luôn thành công.

Ngọc Linh.

...
Crawfish < ta.. gọi là tôm hùm .."đất" > ..ở Hoa Kỳ.. Louisiana có nhiều crawfish..Hiện tại Trung cộng có trang trại nuôi crawfish... ở VN.. có nuôi thử nghiệm.. nhưng nông gia bảo chúng.cắn lúa... nên dẹp bỏ.!!


Once You Learn What Soft-Shell Crabs Are, It's Hard to Un-Know It

Molt, batter, fry -- that's the order that gets soft-shell crab from the ocean to our plates.


Video clip.. GHẸ.. ..lột vỏ< để tăng trưởng >


H21< lượm trên Internet> 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét