Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

ản tin ngày Thứ năm 25 tháng 11 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 Tưởng Năng Tiến – Xin Được Tạ Ơn

https://docs.google.com/document/d/10EM3zWm-qDH1I7u4pYWpMnufE6K3ZY3o/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tôi nghe tiếng ông Nghè Mạc Văn Trang đã lâu nhưng mãi đến hôm rồi mới có dịp vào xem trang FB của vị thức giả này, và đọc được một cái tút (“Biết Cảm Ơn Ai?”) với hơi nhiều gia vị đắng cay:

Sáng nay thấy VTV1 mời các chuyên gia luận bàn về cái MỚI, TIẾN BỘ của Luật Lao động vừa được Quốc hội thông qua. Thấy chuyên gia nói: Cái mới là Luật tiệm cận với Luật các nước tiên tiến; Trước kia người lao động chỉ có TRÁCH NHIỆM, nay người lao động CÓ QUYỀN tự quyết; quyền lập TỔ CHỨC ĐẠI DIÊN; có quyền THƯƠNG NGHỊ, v.v…

<!>

Nhớ lại, mươi năm trước, ai đòi công nhân có Nghiệp đoàn độc lập, có quyền nọ quyền kia là bị quy là “kích động, chống phá”, có người bị đi tù…

Giáo sư  Vũ Quốc Thúc và bài phỏng vấn của Mặc Lâm năm 2015

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
28/4/2015

https://docs.google.com/document/d/1hn53UUIUXZuLDr3Cqc-LX8F9Sanw_dIh/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mặc Lâm phỏng vấn Gs. Vũ Quốc Thúc  trên trang RFA :

Trong 40 năm qua, người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới với đủ thành phần xã hội trong đó không hiếm những tinh hoa của Miền Nam Việt Nam. Trong chuyên đề Ký ức 40 năm chúng tôi xin giới thiệu Giáo sư Kinh tế Vũ Quốc Thúc, từ năm 1954 cho đến 1975 ông từng là Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Cố vấn phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đến Đệ nhị Cộng hòa khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp chính ông giữ chức Quốc vụ khanh đặc trách kinh tế hậu chiến và là Khoa trưởng của Đại học Luật khoa Sài Gòn trong thập niên 60. 

Mặc Lâm: Thưa Giáo sư, trong vài ngày tới là đúng 40 năm ngày cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Thời điểm này hàng triệu người từng vượt biên tìm cái sống trong cái chết thì hình ảnh cuối cùng của chiếc xe tank húc đổ dinh Độc lập không thể phai nhạt trong tâm trí của họ được. Giáo sư có ký ức gì cho riêng mình trong ngày này thưa ông?

Vũ Quốc Thúc : Tìm hiểu danh từ Pháp trong “pháp trị” và “pháp quyền”.

GS Vũ Quốc Thúc trả lời RFI

Paris tháng 11 năm 2012

https://docs.google.com/document/d/1Pgv9H5nfOUDIwxpjPuEKllXboYPxPdvO/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu có một danh từ rất thông dụng trong giới Luật gia cùng người học luật, đó chính là danh từ “Pháp”. Cũng vì nó đã trở nên quá quen thuộc nên ít ai, hiếu kỳ, thấy cần phải tra cứu từ điển xem từ “pháp” được định nghĩa ra sao. Vả chăng từ “Pháp” ít khi được dùng đơn lẻ mà luôn luôn gắn với một từ khác, hoặc đặt trước (thí dụ: Hiến pháp, Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp v.v..) hoặc đặt sau (thí dụ: Pháp chế, Pháp luật, Pháp lý, Pháp nhân v.v..). Nhờ sự “gắn bó” này, kẻ nói cũng như người nghe, kẻ viết cũng như người đọc , hiểu ngay khái niệm được đề cập. Hậu quả là từ “pháp” mất một phần lớn ý nghĩa tự tại của nó và bị coi như một phụ từ. Sở dĩ tác giả bài tiểu luận này đã “lẩm cẩm” tìm hiểu từ “pháp”, chính vì qua mạng internet, được biết là tại quốc nội, đã có một cuộc tranh luận hào hứng về danh xưng nên đặt cho thể chế: “Pháp quyền hay Pháp trị?”. Chúng tôi không muốn tham gia cuộc tranh luận đầy hứa hẹn này: tuy nhiên cái tin ấy đã kích thích ký ức tôi: tôi hồi tưởng thời kỳ đã qua, xét xem khái niệm “pháp” đã đến với tâm trí tôi như thế nào? Đã biến chuyển như thế nào qua sự học tập của tôi ở cấp tiểu học, rồi trung học, rồi Đại học Luật khoa? Khái niệm này đã lớn mạnh ra sao do kinh nghiệm hoạt động của tôi trong mấy chục năm vừa qua? Đây quả thực là một cuộc “du ngoạn dĩ vãng” có thể mang lại những khám phá bất ngờ.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 25 tháng 11 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1sTLxk7nFpQEpmoFMlzyUDwBy0mR6dXr8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét