Nguyễn Đình Ngọc – Phải sống chứ không phải sẽ sống
04/9/2021
Ranh giới giữa tiếu lâm - hài hước và ngoa ngôn - lộng ngôn đã bị xóa nhòa. Quá trình biến cả xã hội Việt Nam trở thành "Vua Nói Dóc" trên thế giới, được khởi đầu bằng lịch sử ngụy tạo của ĐCSVN về lãnh tụ của mình, với chuyến hải hành từ chàng trai Nguyễn Tất Thành, trốn trên tàu Đô đốc Latouche-Tréville, vào cái ngày định mệnh cách đây tròn 110 năm về trước.
<!>
Sự khác biệt của người Việt Nam trong mắt thế giới, được biến thành những bảng chữ khuyến cáo cảnh giác và cảnh cáo về thói hư tật xấu xuất hiện tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore v.v... đã bị chê bai, lên án từ lâu. Mặc dù, người Việt Nam chưa bao giờ có tự do nói chung và tự do về quyền bầu cử - ứng cử nói riêng nhưng buộc phải chịu chung, dưới tên gọi "quốc nhục". Nhân cách người Việt Nam cũng từ đó mài mòn và tụt dốc thê thảm!
Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa thứ năm mươi tám
04/9/2021
Mấy hôm nay, nhiều bạn già nhắn tin, điện thoại hỏi tôi về mũi vaccine thứ 2. Tất cả đều quá ngày hạn định đã một hoặc hai tuần. Tôi cũng nằm trong hoàn cảnh đó, đã quá một tuần rồi. Đau khớp dữ dội không ngồi dậy được mà không dám uống thuốc vì trong quy định chích vaccine là không được uống thuốc có Corticoid, mà thuốc kháng viêm, giảm đau hiệu quả nhanh nhất mà tôi thường dùng là Medrol 16mg lại chứa đầy corticoid nên dùng dằng mãi mà chưa uống vì đợi được gọi chích mũi 2 Moderna. Tôi trả lời với các bạn là thành phố đang có kế hoạch tiêm mũi 2 nhưng hiện thời Moderna CHƯA CÓ THUỐC đành chờ. Sáng nay đọc báo thì thấy báo cáo của Sở Y tế TP.HCM đến ngày 3.9, tổng số liều vắc xin mà thành phố nhận được từ phân bổ là 10.349.200 liều, trong đó có 4.456.490 liều vắc xin AstraZeneca, 571.200 liều vắc xin Moderna, 312.510 liều Pfizer và 5.009.000 liều Vero-cell.
Trần Hữu Sơn - MẬT THƯ TỘI ÁC CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
TÀN SÁT, KHỦNG BỐ VÀ ĐÀN ÁP
Nghịch biện và sự hiểu lầm về cuộc cách mạng Tháng Mười
Sau khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, cái huyền thoại về cuộc Đại cách mạng được coi là một sự kiện lịch sử không thể tránh được không còn giá trị gì cả. Cái mốc thời điểm 1917 nay chỉ còn là một sự kiện lịch sử bình thường. Rất tiếc là xã hội chúng ta chưa có sử gia nào sẵn sàng đứng lên phá vỡ cái huyền thoại của năm khởi đầu cho tương lai của dân Nga: Sống trong hạnh phúc hay nhận lấy thảm họa.
Một sử gia đương thời người Nga nhận định rằng các cuộc bút chiến về cuộc cách mạng 1917 sau 80 năm vẫn còn diễn ra.
Theo quan điểm của nhóm chủ trương tự do, cuộc cách mạng tháng 10 chỉ là cuộc đảo chánh. Một nhóm người cuồng tín, mặc dù không có cơ chế căn bản nào trong xã hội Nga vào thời đó, nhưng có tổ chức, đã khéo léo dùng bạo lực trấn áp một xã hội thụ động. Vì không hiểu được chiều sâu của xã hội và lịch sử, nhiều người, trong đó có các sử gia, giới trí thức và những người lãnh đạo nước Nga hậu Cộng sản đã đánh giá cuộc cách mạng tháng 10 như là một bước đi lạc hướng của một xã hội Nga phong phú, cần cù và đang tiến trên con đường dân chủ.
Ts. Vũ Minh Khương - Chống đại dịch COVID-19: Vấn đề logistics khi phong tỏa đại đô thị
Tháng 8/2021
Lockdown nhưng phải chú ý không để tổn thất quá lớn.
Hệ thống logistics phải bảo đảm, những người làm trong mạng lưới logistics như lực lượng giao hàng (shippers) được tiêm vaccine và đối xử không kém gì với bác sỹ ở tuyến đầu chống dịch.
Logistics là vấn đề chuyên nghiệp, phải để lực lượng chuyên nghiệp làm. Sử dụng quân đội, một lực lượng hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, vào việc đi chợ cho từng hộ dân, là sai lầm. (Quân đội có thể hỗ trợ ở vấn đề khác. Phải chọn đúng thế mạnh cho từng lực lượng mình có).
Việt Nam vẫn thường gặp vấn đề lớn vì bị cuốn theo “xúc cảm” (ý chí, mong ước…) mà không đi theo sự khai sáng (lý trí, khoa học…). Singapore là nước nhỏ, hiểu rằng mình không đủ nguồn lực để trả giá cho xúc cảm, nên luôn tuân theo thực tiễn một cách lý trí. Việt Nam thì có quyết tâm cao, nhưng chạy theo cảm xúc, không minh định trước hậu quả trước khi ra quyết định.
Ts. Trần Diệu Chân - Bài Học Về Đồng Minh Từ Cuộc Chiến Việt Nam và Afghanistan
03/9/2021
Bài viết này được nhìn dưới lăng kính của một người Mỹ gốc Việt, về các bài học rút tỉa được từ hai cuộc chiến Việt Nam và A Phú Hãn mà Hoa Kỳ - cường quốc số 1 thế giới đã lãnh đạo và thua trận, rút lui, để lại những vết tích u buồn trong lịch sử và hình ảnh mất uy tín trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bài viết không nhằm phân tích về những thất bại quân sự, hệ lụy hay bối cảnh chính trị của cuộc chiến, cũng không so sánh những tương đồng hay dị biệt giữa hai cuộc chiến, hoặc nhận định của một người Mỹ, mà là cái nhìn thực tế của một người tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam, đã có cơ hội sống và hiểu rõ hơn bối cảnh chính trị của Hoa Kỳ, mong rút ra những bài học hữu ích cho cuộc đấu tranh của dân tộc.
Lang Linh - Các ghi chép về đền thờ hai bà Trưng trong vùng nam Đông Á
Lược Sử Tộc Việt
Tháng 8/2021
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng lẫy lừng một thời trong lịch sử Việt Nam, là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên của người Việt trong suốt thời gian dài bị đô hộ bởi các triều đại Trung Hoa, đây là cuộc khởi nghĩa vĩ đại cả về quy mô, giá trị, và cả về sự đặc biệt của nó. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi quân Hán ra khỏi bờ cõi đất Việt, không chỉ đất Việt trong vùng miền Bắc Việt Nam, mà còn bao gồm cả lãnh thổ Việt cũ đó là vùng Lĩnh Nam và cả vùng Hồ Nam. Người dân Việt tại các vùng đất Việt cũ đã thương mến và lập đền thờ Hai Bà Trưng cũng như các lĩnh tướng của hai bà, những ghi chép thơ văn, lịch sử cho chúng ta thấy điều đó. Tư liệu điền dã và ghi chép thực tế đã được một số người Việt như Trần Đại Sỹ, Phạm Hồng thực hiện, ở bài viết này, chúng tôi sẽ đi tìm các tư liệu trong chính sử, thơ văn, để chúng ta có thể có cơ sở chắc chắn về việc trong vùng đất Việt cũ cũng tồn tại các đền thờ Hai Bà Trưng.
Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Khẩu trang có hiệu quả ngăn chận virus?
03/9/2021
Đây là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi, và nghiên cứu mới nhứt (cách đây 2 ngày) lại châm ngòi thêm cho tranh luận. Báo chí thì nói đây là chứng cớ tốt nhứt về hiệu quả của khẩu trang, nhưng thật ra không phải vậy. Cái note này trình bày kết quả nghiên cứu mới nhứt và ý nghĩa của nó trong thực tế.
1. Nghiên cứu Bangladesh
Nghiên cứu mới nhứt là từ Bangladesh [1], và họ dùng mô hình RCT theo cụm (cluster randomized clinical trial). Nghiên cứu có đến 351,292 người tham gia, và số người trong mỗi nhóm y chang nhau (175,646). Họ làm nghiên cứu trên 1104 làng xã: 552 làng được phát khẩu trang miễn phí và khuyến khích đeo khẩu trang, và 552 làng không được phát khẩu trang, dân tự chọn đeo hay không đeo tuỳ ý.
Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 04 tháng 9 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Nguyễn Thế Phương - Việt Nam đối diện với Hoa Kỳ và Trung Hoa
04/9/2021
Chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamara Harris tới Việt Nam được đánh giá là một phần trong nỗ lực nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, và tạo đà để nâng “chất” quan hệ trong tương lai.
Quan trọng hơn hết, chuyến thăm này thể hiện rằng “lòng tin chiến lược” giữa hai quốc gia đang ngày càng được củng cố và tăng cường. Mỹ đang thực lòng mong muốn Việt Nam bớt khắt khe hơn và xem Mỹ như là một người bạn thực chất.
Những chuyến viếng thăm dồn dập của các quan chức cấp cao trong chính quyền mới của Mỹ, từ Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho tới bà Phó Tổng thống, là minh chứng cho thấy nước này coi Việt Nam là một trong những đối tác rất quan trọng ở khu vực.
Báo Quốc Dân : https://www.baoquocdan.org/
Nguồn : https://diemnhan.blogspot.com/2021/09/ban-tin-ngay-thu-bay-04-thang-9-nam-2021.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét