Việt Nam nên làm gì trước quyết định gia nhập CPTPP của Đài Loan
Vậy Việt Nam nên đưa quyết định như thế nào trong trường hợp Đài Loan? Nên nhớ Đài Loan và Việt Nam có rất nhiều liên hệ từ văn hoá đến kinh tế. Nhiều doanh nghiệp Đài Loan đã đến Việt Nam đầu tư từ rất sớm, ngay khi Việt Nam mới mở cửa. Công ty Phú Mỹ Hưng là một ví dụ cụ thể. Chưa kể có rất nhiều người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại hòn đảo này.
<!>
Giáo sư Trần Văn Thọ - chuyên gia kinh tế lớn từ Nhật Bản đưa ra lời khuyên cho Việt Nam: “Nếu hầu hết các nước trong CPTPP đều đồng ý cho Đài Loan tham gia mà chỉ có Việt Nam phản đối thì rất không hay. Đài Loan có quan hệ kinh tế (đầu tư và mậu dịch) khá mật thiết với Việt Nam. Nếu phản đối Đài Loan, Việt Nam sẽ phải giải thích với cộng đồng quốc tế như thế nào? Nếu nói là muốn tôn trọng chủ trương chỉ có một Trung Quốc thì trong trường hợp này không có sức thuyết phục lắm và gây ấn tượng là bị Trung Quốc tác động.
Trần Đông A - AUKUS hay dở thế nào với ASEAN và Việt Nam?
27/09/2021
Nhưng kịch bản xấu nhất vẫn còn ở phía trước. Ngày 25/9 mới đây, báo chí Mỹ đã củng cố các tin tức chồng chéo và phức tạp nhưng theo hướng “Joe Biden và Trung Quốc đang trên một tiến trình dẫn tới thông đồng và thoả hiệp”. Mẩu tin trích dẫn, nếu đặt trong bối cảnh Việt Nam vẫn chung chiêng như một câu hỏi trong bài viết trên RFA, thật không khỏi giật mình: “Khước từ nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam ngả về hướng nào?” Hỏi là trả lời: Trên thực tế, sự cân bằng của Việt Nam chỉ thể hiện trên lời nói, còn thật sự, Việt Nam đang nghiêng về phía Trung Quốc. Liệu “Ngoại giao con tin” trong vụ trả tự do cho “công chúa” Huawei những ngày này có lặp lại quỹ đạo “Ngoại giao bóng bàn” cách đây 40 năm có lẻ? Và điều gì sẽ xẩy ra nếu Mỹ và Trung Quốc sẽ bắt tay nhau sớm hơn dự kiến? Lúc bấy giờ Mỹ có còn tha thiết cử Phó Tổng thống Harris sang Hà Nội lần thứ hai để thuyết phục Việt Nam nâng cấp quan hệ? Cơ hội để Việt Nam trở thành một “toa tàu” trong đoàn tàu khu vực dường như xa dần. Trong khi hình ảnh người nông dân loay hoay với chiếc thuyền thúng trên Indo-Pacific trông thật cám cảnh.
Đỗ Duy Ngọc – Lan man lắm chuyện 12
28/9/2021
Sao vậy hở các ông? Trong khi dân nghèo đói ăn trông chờ mấy tháng mới có được triệu bạc trợ cấp sau khi làm biết bao thủ tục. Trong khi những đứa bé còi cọc vì suy dinh dưỡng bởi cha mẹ thất nghiệp đã mấy tháng nay. Trong khi hàng chục ngàn người lặng lẽ lìa đời không một lời đưa tiễn. Trong khi biết bao nhân viên y tế kiệt sức trên tuyến đầu chống dịch, chứng kiến bao nỗi đau của đồng bào mà chưa có chút đãi ngộ xứng đáng nào. Thế mà sao lại có kẻ nhẫn tâm đến độ kiếm cách bỏ tiền thêm đầy túi? Lương tâm của con người đã quăng cho chó ăn rồi. Dù là tiền của ngân sách hay tiền túi của dân, tất cả đều từ tiền thuế của dân mà có. Ngày xưa người ta bảo bọn thực dân, phong kiến "Bòn khố rách sắm dù sơn kiệu, Hút máu dân làm rượu làm trà" nghe cũng đã ác nhơn lắm rồi. Nhưng cũng chỉ sắm dù, sơn kiệu, uống rượu, uống trà. Còn bây giờ xây cả biệt phủ, mua cả lâu đài, hột xoàn đô la nhiều như đại gia tư bản.
Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn
Sử Việt
28/9/2021
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 28 tháng 9 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
Cộng Hòa chặn luật ngân sách, chính phủ có thể đóng cửa và vỡ nợ
Bình Phương
27 tháng 9, 2021
Các nghị sĩ đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện đã phản đối một dự luật chi tiêu ngân sách cần thiết để ngăn chính phủ đóng cửa trong tuần này và vụ vỡ nợ vào tháng tới, đưa Hoa Kỳ đến gần bờ vực của một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng.
Như tin đã đưa, ngân sách hoạt động chính phủ liên bang Hoa Kỳ cần phải được Quốc Hội phê chuẩn trước ngày 30 tháng Mười, nếu không chính phủ sẽ bị đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần. Đồng thời, trần nợ – tức khoản tiền tối đa mà chính phủ được phép vay mượn – sẽ bị “đụng” vào giữa tháng Mười; nếu trần nợ không được Quốc Hội nâng lên, chính phủ sẽ không thể tiếp tục vay mượn và bị vỡ nợ (default) do không có tiền trả tiền lời và tiền vốn cho những khoản nợ đã vay trước đây.
Khủng hoảng tầu ngầm và những lỗ hổng trong bộ máy Nhà nước Pháp
Minh Anh
28/9/2021
Việc Úc phá vỡ hợp đồng mua tầu ngầm của Pháp làm lộ rõ tầm mức sự phản bội của ba nước đồng minh Anh, Úc và Mỹ. Sự việc còn đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức vận hành của bộ máy Nhà nước Pháp. Nhiều tín hiệu tiêu cực trước đó đã được đưa ra phủ bóng « hợp đồng thế kỷ ». Liệu rằng những tín hiệu đó có được Pháp xem xét đúng mực ? Le Figaro trong số báo ngày hôm nay điểm ra « những điều mà Pháp đã không muốn nghe ».
Tầu ngầm Pháp, kế hoạch B của Úc
Ít nhất có ba tín hiệu đáng chú ý mà Pháp có thể đã xem thường : Thứ nhất, những lời đồn đãi về khả năng hủy hơp đồng được truyền thông Úc loan tải hồi tháng Giêng năm 2021, buộc Pierre Eric Pommellet – tổng giám đốc Naval Group phải có chuyến công du Úc, cho dù phải chịu cách ly 14 ngày vì dịch bệnh Covid-19.
TQ 'thả' hai anh em người Mỹ gốc Hoa sau ba năm cầm giữ
28/9/2021
Các thượng nghị sĩ cho biết họ đang làm việc với chính phủ Mỹ để đảm bảo việc trả tự do cho bà.
Năm 2018, ba mẹ con họ sang Trung Quốc thăm thân nhân. Khi đó, cô Liu là nhà tư vấn 27 tuổi và anh Liu là sinh viên đại học 19 tuổi.
Vài ngày sau, mẹ họ bị giới chức Trung Quốc giam giữ và đưa đến "nhà tù đen", một trung tâm giam giữ bí mật, theo lời họ kể. Hai anh em nhận ra rằng họ cũng không thể rời khỏi Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc biện minh cho việc giữ ba người này lại Trung Quốc với việc nói họ vẫn còn giấy tờ cho thấy họ là các công dân Trung Quốc và bị "tình nghi là phạm tội kinh tế".
Nhưng hai anh em nhà họ Liu khi đó nói với tờ The New York Times rằng giới chức Trung Quốc đang dùng họ làm mồi nhử để khiến cha họ, một cựu quan chức cao cấp trong một ngân hàng quốc doanh, quay trở lại Trung Quốc đối mặt với cáo buộc gian lận hình sự, mặc dù ông này được cho là đã cắt đứt quan hệ với gia đình vào năm 2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét