- Trong cuộc tấn công, cưỡng chiếm và xâm lăng miền Nam Việt Nam (VNCH), Cộng Sản Bắc Việt đã dùng mọi thủ đoạn gian xảo, dã man, tàn ác ... bất chấp và hoàn toàn không bao giờ tôn trọng các thỏa thuận, hiệp định và các quy định quốc tế đã ký kết.- Cộng Sản Bắc Việt đã thành lập các tổ chức tay sai trá hình mang tên MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM và CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM, cùng các tổ chức tay sai NẰM VÙNG đội lớp Tôn Giáo, Ký Giả, Sinh Viên ... và những tên tay sai nằm vùng nầy đã LẶN SÂU, TRÈO CAO trong mọi lãnh vực, mọi cơ cấu của chính quyền và quân đội của VNCH.
- Quân Cộng Sản Bắc Việt đã công khai xâm nhập người và vũ khí từ miền Bắc qua ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH, dọc theo biên giới Việt, Miên, Lào vào miền Nam Việt Nam cho cuộc chiến xâm lăng ... quân Cộng Sản Bắc Việt đã trú đóng, ẩn náu với các đại đơn vị trên lãnh thổ hai quốc gia Lào và Cao Miên ... và còn đưa những vũ khí chiến cụ tối tân, hạng nặng (đặc biệt là Pháo Binh và Chiến Xa) do ĐẾ QUỐC LIÊN SÔ và TRUNG CỘNG ồ ạt viện trợ bằng KHÔNG VẬN và HẢI VẬN vào lãnh thổ quốc gia Cao Miên. (Tổng Bí Thư Lê Duẩn của Cộng Sản Bắc Việt đã từng tuyên bố : TA ĐÁNH MỸ, ĐÁNH NGỤY LÀ ĐÁNH CHO LIÊN SÔ, CHO TRUNG QUỐC. Lời tuyên bố nầy đã nói lên BẢN CHẤT TAY SAI của CỘNG SẢN BẮC VIỆT đối với ĐẾ QUỐC LIÊN SÔ và TRUNG QUỐC).
- Miền Nam Việt Nam, chính quyền VNCH ... Quân, Dân, Cán Chính VNCH đã TỰ VỆ CHIẾN ĐẤU chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt và tay sai trong một cuộc chiến cực kỳ gian nan nguy khốn ... vừa chiến đấu trên chiến trường, vừa phải bảo vệ lãnh thổ, dân chúng, bảo vệ các công thự, cơ quan hành chánh của quốc gia, vừa phải xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội ... với muôn ngàn khó khăn chồng chất trong trách nhiệm BẢO QUỐC AN DÂN.
- Hậu phương thì hỗn loạn, xáo trộn bị phá hoại bởi bọn Cộng Sản tay sai nằm vùng, trong khi đó, trên khắp các chiến trường thì Cộng Quân gia tăng quân số tối đa (kể cả các LỰC LƯỢNG CHỦ LỰC MIỀN và DU KÍCH ĐỊA PHƯƠNG) với những vũ khí tối tân hiện đại, nhất là các lực lượng PHÁO BINH, PHÒNG KHÔNG và ĐÀI QUAN SÁT PHÁO BINH ... rồi tập trung các đơn vị thật đông, thật hùng hậu tấn công ngay vào các Cứ Điểm Quân Sự, các Đơn Vị Quân Sự lẻ tẻ, cố định, hạn chế ít quân của QL/VNCH (vì nhu cầu bảo vệ lãnh thổ và dân chúng). Cộng Quân áp dụng chiến thuật Tiền Pháo Hậu Xung và Công Đồn Đả Viện để tấn công và đè bẹp các đơn vị quân sự nhỏ bé của QL/VNCH ... xong mục tiêu nầy, Cộng Quân lại tập trung quân tiếp tục tấn công vào những đơn vị nhỏ bé kế tiếp của QL/VNCH như những vết dầu loang.
- Cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt với những trận đánh lớn trên khắp lãnh thổ ... Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, rồi sau Hiệp Định Ba-Lê (27.01.1973) và đặc biệt vào thời điểm Cuối Năm 1974 và Đầu Năm 1975, Cộng Quân đã triệt để áp dụng chiến thuật " Tập trung quân số thật đông đảo, hùng hậu với những vũ khí tối tân hiện đại, nhất là PHÁO BINH HẠNG NẶNG cùng PHÒNG KHÔNG, ĐÀI QUAN SÁT PHÁO BINH rồi tấn công vào các đơn vị quân sự cố định, lẻ tẻ ít quân của QL/VNCH theo chiến thuật TIỀN PHÁO HẬU XUNG và CÔNG ĐỒN ĐẢ VIỆN ... Các đơn vị của QL/VNCH thì phải trải rộng trên toàn lãnh thổ quá rộng lớn của VNCH, nhất là Vùng 2 Chiến Thuật, Quân Đoàn 2, Quân Khu 2 ... đã anh dũng kiên cường chống lại NHỮNG TRẬN ĐỊA PHÁO và TẤN CÔNG BIỂN NGƯỜI NHIỀU ĐỢT với QUÂN SỐ ĐÔNG GẤP NHIỀU LẦN so với quân trú phòng …
-Từ khi bắt đầu khởi động mục đích tấn công cưỡng chiếm và xâm lược miền Nam Việt Nam (VNCH), quân CSBV và đạo quân tay sai, chúng tôi xin phép được gọi chung là CỘNG QUÂN ... từ năm 1961 cho đến khoảng giữa năm 1974, Cộng Quân đã hoàn toàn thất bại trong các cuộc giao tranh lớn, nhỏ với QL/VNCH. Quân, Dân, Cán Chính VNCH nói chung và QL/VNCH nói riêng đã ANH DŨNG KIÊN CƯỜNG CHIẾN ĐẤU trong cuộc chiến TỰ VỆ của miền Nam ... đã gây cho Cộng quân thiệt hại thật nặng nề ... và đặc biệt là KHÔNG MỘT NƠI NÀO MÀ CỘNG QUÂN TẤN CÔNG CHIẾM ĐÓNG MÀ QL/VNCH KHÔNG TÁI CHIẾM LẠI ĐƯỢC.
- Nhưng từ sau Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, rồi sau Hiệp Định Paris (27.1.1973) và bước qua thời điểm đầu năm 1975, quân CSBV gia tăng xâm nhập tối đa người và vũ khí vào chiến trường miền Nam. Về quân số, có những binh lính ở lứa tuổi còn quá nhỏ 14, 15 tuổi.
- Tính đến khoảng cuối năm 1974 và đầu năm 1975, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QL/VNCH), ngoài Bộ Tổng Tham Mưu (cùng các đơn vị phòng, sở trực thuộc), và các Bộ Tư Lệnh, Bộ Chỉ Huy của các đại đơn vị thuộc Hải, Lục, Không Quân, các đơn vị Tổng Trừ Bị và các vùng lãnh thổ quân sự của 4 Vùng Chiến Thuật (Quân Đoàn, Quân Khu) và Biệt Khu Thủ Đô.
- Ngoài Bộ Tổng Tham Mưu thì các đại đơn vị khác của QL/VNCH được ghi nhận một cách tổng quát như sau :
1). TỔNG CỤC TIẾP VẬN với các đơn vị trực thuộc như sau : Cục công binh, cục truyền tin, cục quân nhu, cục quân cụ, cục quân vận, cục quân tiếp vụ, cục mãi dịch, lục quân công xưởng, tổng kho Long Bình, trung tâm điện toán tiếp vận, và ...
2). TỔNG CỤC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ với các đơn vị trực thuộc như sau : Cục chính huấn, cục tâm lý chiến, cục xã hội, cục an ninh quân đội, các nha tuyên úy công giáo, phật giáo, tin lành, và ...
3). TỔNG CỤC QUÂN HUẤN với các đơn vị trực thuộc (về huấn luyện), gồm có các quân trường và trung tâm huấn luyện như sau : Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (Võ Bị Đà-Lạt), Trường Bộ Binh (Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức), Trường Hạ Sĩ Quan QL/VNCH (Nha Trang), Trường Chỉ Huy Tham Mưu, Trường Quân Y, Trường Tổng Quản Trị, Trường Thiết Giáp, Trường Truyền Tin (Vũng Tàu), Trường Pháo Binh (Nha Trang), Trường Tiếp Vận, Trường Công Binh (Bình Dương), Trường Sinh Ngữ Quân Đội, Trường Nữ Quân Nhân, Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, Trường Thiếu Sinh Quân Cao Nguyên (Pleiku), Trường Quân Vận, Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị (Đà-Lạt), Trường Cán Bộ Chiến Tranh Chính Trị Sài-Gòn, Trường Quân Cảnh (Vũng Tàu), Trường Tình Báo Cây Mai, Trường Quân Nhu, Trường Quân Bưu, Trường Quân Chánh, Trường Anh Ngữ Không Quân, và ..., Trung Tâm Huấn Luyên (TTHL) Quang Trung, TTHL Không Quân Nha Trang, TTHL Hải Quân Nha Trang, TTHL Hải Quân Sài-Gòn, TTHL Biệt Động Quân Dục Mỹ, TTHL Nữ Trợ Tá Xã Hội, TTHL Nhảy Dù (Hoàng Hoa Thám), TTHL Thủy Quân Lục Chiến Rừng Cấm, Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia (TTHL/QG) Đống Đa (Huế), TTHL/QG Lam Sơn (Nha Trang), TTHL/QG Vạn Kiếp (Phước Tuy), TTHL/QG Thất Sơn (Châu Đốc), TTHL Hòa Cầm (Huế), TTHL Phù Cát (Qui Nhơn), TTHL Pleiku, TTHL Cao Lãnh, và ...
4).Bộ Tư Lệnh Không Quân với các đơn vị trực thuộc và Sư Đoàn 5 Không Quân, đồn trú tại Căn Cứ Tân Sơn Nhất (Sài-Gòn).
5). Bộ Tư Lệnh Hải Quân với các đơn vị trực thuộc, đồn trú tại Bến Bạch Đằng (Sài-Gòn).
6). Các Đại Đơn Vị Quân Sự và các Bộ Tư Lệnh, Bộ Chỉ Huy đồn trú tại thủ đô Sài-Gòn như sau : Tổng Thanh Tra QL/VNCH, Bộ Tư Lệnh Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, Đoàn Nữ Quân Nhân, Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp, Bộ Chỉ Huy Quân Cảnh, Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân với các đơn vị trực thuộc BCH Trung Ương và các Liên Đoàn BĐQ Tổng Trừ Bị (4, 6, 7, 8 và 9), và ...
7). Các Đơn Vị Tổng Trừ Bị :
* Sư Đoàn Nhảy Dù :
- Với một Bộ Tư Lệnh có các đơn vị yểm trợ trực thuộc, và 4 Lữ Đoàn Tác Chiến và 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của SĐ/Nhảy Dù :
* Tư Lệnh : Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng.
* Tư Lệnh Phó : Đại Tá Trương Vĩnh Phước.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Văn Bá Ninh.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Đại Tá Nguyễn Văn Tường.
* Các Lữ Đoàn Trưởng : 1 (Trung Tá Nguyễn Văn Đĩnh), 2 (Đại Tá Nguyễn Thu Lương), 3 (Trung Tá Lê Văn Phát, rồi Trung Tá Trần Đăng Khôi), 4 (Trung Tá Lê Minh Ngọc).
* Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến :
- Với một Bộ Tư Lệnh có các đơn vị yểm trợ trực thuộc, và 4 Lữ Đoàn Tác Chiến và 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của SĐ/TQLC :
* Tư Lệnh : Thiếu Tướng Bùi Thế Lân.
* Tư Lệnh Phó : Đại Tá Nguyễn Thành Trí.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Lê Đình Quế.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Trung Tá Đặng Bá Đạt.
* Các Lữ Đoàn Trưởng : 369 (Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc), 258 (Đại Tá Nguyễn Năng Bảo), 147 (Đại Tá Nguyễn Thế Lương!, 468 (Đại Tá Ngô Văn Định).
* Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù : Với 1 Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn và 3 Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật (BCH/CT). Mỗi BCH/CT có 4 Biệt Đội và mỗi Biệt Đội có quân số khoảng 200 người. Tính đến tháng 2 năm 1975, Liên Đoàn 81BCND có quân số là 3350 người.
- Liên Đoàn Trưởng : Đại Tá Phan Văn Huấn.
- Liên Đoàn Phó : Trung Tá Nguyễn Văn Lân.
- Chỉ Huy Trưởng BCH/CT1 : Trung Tá Vũ Xuân Thông.
- Chỉ Huy Trưởng BCH/CT2 : Thiếu Tá Nguyễn Sơn.
- Chỉ Huy Trưởng BCH/CT3 : Thiếu Tá Phạm Châu Tài.
8). Về CÁC VÙNG LÃNH THỔ QUÂN SỰ TÁC CHIẾN thì được ghi nhận tổng quát như sau :
A. BIỆT KHU THỦ ĐÔ (BKTĐ) :
- Lãnh thổ của BKTĐ gồm có Phân Khu Đô Thành (tức lãnh thổ của Thủ Đô Sài Gòn), Đặc Khu Rừng Sát và Đặc Khu Côn Sơn.
- Riêng tỉnh (tiểu khu) Gia Định, với một vị trí quân sự đặc biệt thuộc lãnh thổ quân sự của Quân Đoàn 3, Quân Khu 3, nhưng vì bao quanh Thủ Đô Sài Gòn, cho nên trong những công tác chung, nhất là về quân sự, có những cuộc hành quân phối hợp trong vùng trách nhiệm, thỉnh thoảng có liên quan đến lãnh thổ giáp ranh với BKTĐ ... vì vậy, trong những trường hợp cấp thời, tiểu khu Gia Định đặt dưới quyền chỉ huy của BKTĐ.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của BKTĐ :
* Tư Lệnh BKTĐ : Trung Tướng Nguyễn Văn Minh.
* Tư Lệnh Phó : Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Ngô Văn Minh.
* Chánh Sở An Ninh Quân Đội : Đại Tá Phạm Tài Điệt.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Trung Tá Nguyễn Đạt Sinh.
* Đô Trưởng kiêm Phân Khu Trưởng Đô Thành Sài Gòn : Chuẩn Tướng Đỗ Kiến Nhiễu.
* Đặc Khu Trưởng Đặc Khu Rừng Sát : Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu.
* Đặc Khu Trưởng Đặc Khu Côn Sơn : Đại Tá Nguyễn Văn Viên.
- Lực Lượng Pháo Binh của BKTĐ gồm có : 4 Tiểu Đoàn PB : 1 Tiểu Đoàn (TĐ) 105 ly + 1TĐ/155ly + 1TĐ/175 ly + 1TĐ/Phòng Không.
- Lực Lượng Thiết Giáp của BKTĐ : 1 Thiết Đoàn Kỵ Binh (M.113) + 1 Thiết Đoàn Chiến Xa (M.48) + 2 Chi Đội V.100 (10 chiếc).
B. VÙNG 1 CHIẾN THUẬT & QUÂN ĐOÀN 1 và QUÂN KHU 1 :
- Bộ Tư Lệnh (BTL) đặt tại Đà Nẵng cùng các đơn vị trực thuộc BTL và có các đơn vị yểm trợ nằm trong cùng lãnh thổ quân sự trách nhiệm như : Không Quân, Hải Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp, Biệt Động Quân, Tiếp Vận, các Sư Đoàn Bộ Binh, các Tỉnh (tiểu khu), Thị Xã (đặc khu), và ...
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của QĐ1&QK1 :
* Tư Lệnh QĐ1, QK1 : Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.
* Tư Lệnh Phó QĐ kiêm Tư Lệnh Tiền Phương : Trung Tướng Lâm Quang Thi.
* Tư Lệnh Phó QK1 : Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Hoàng Mạnh Đáng.
* Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 1 Tiếp Vận : Đại Tá Ngô Minh Châu.
* Chánh Sở 1 An Ninh Quân Đội : Đại Tá Lê Quang Nhơn.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Đại Tá Phạm Kim Chung.
(Lực Lượng Pháo Binh : 7 Tìểu Đoàn PB : 2 Tiểu Đoàn (TĐ)/105 ly + 2TĐ/155 ly + 2TĐ/175 ly + 1TĐ/Phòng Không.
* Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh : Đại Tá Nguyễn Xuân Hường.
(Lực Lượng Thiết Giáp : Có 2 Thiết Đoàn : Thiết Đoàn 17 Kỵ Binh và Thiết Đoàn 20 Chiến Xa.
* Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân (BĐQ) Quân Khu 1 : Đại Tá Nguyễn Đức Khoái.
(Lực Lượng BĐQ có 4 Liên Đoàn với các Liên Đoàn Trưởng : 11 (Trung Tá Phạm Khắc Ấn), 12 (Trung Tá Trần Kim Đại), 14 (Trung Tá Chung Thanh Tòng), 15 (Trung Tá Nguyễn Văn Thiệt).
* Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân : Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh.
* Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải : Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.
- Các Sư Đoàn Bộ Binh :
1). SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH :
- Với 1 Bộ Tư Lệnh (BTL) và các đơn vị trực thuộc BTL đồn trú tại Huế. Và còn có 4 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (1, 3, 51 và 54) và Thiết Đoàn 7 Kỵ Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của Sư Đoàn 1 Bộ Binh :
* Tư Lệnh : Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm.
* Tư Lệnh Phó : Đại Tá Trương Tấn Thục.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Ngô Văn Lợi.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Trung Tá Phan Văn Phúc.
( Có 5 Tiểu Đoàn (TĐ) PB : 3TĐ/105 ly + 2TĐ/155 ly.)
* Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 7 Kỵ Binh : Trung Tá Hồ Dân.
* Các Trung Đoàn Trưởng : 1 (Đại Tá Võ Toàn), 3 (Trung Tá Hoàng Mão), 51 (Đại Tá Nguyễn Bùi Quan), 54 (Trung Tá Nguyễn Bình).
2). SƯ ĐOÀN 2 BỘ BINH :
- Với 1 Bộ Tư Lệnh (BTL) và các đơn vị trực thuộc BTL đồn trú tại Đà Nẵng. Và còn có 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (4, 5, 6) và Thiết Đoàn 4 Kỵ Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của Sư Đoàn 2 Bộ Binh :
* Tư Lệnh : Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt.
* Tư Lệnh Phó : Đại Tá Hoàng Tích Thông.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Nguyễn Khoa Bảo.
* Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 4 Kỵ Binh : Trung Tá Trần Văn Minh.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Trung Tá Lê Thương.
( Có 4 Tiểu Đoàn PB : 3 Tiểu Đoàn 105 ly + 1 Tiểu Đoàn 155 ly.
* Các Trung Đoàn Trưởng : 4 (Đại Tá Trương Đăng Liêm), 5 (Đại Tá Cẩm Ngọc Huân), 6 (Đại Tá Nguyễn Thới Lai).
3). SƯ ĐOÀN 3 BỘ BINH :
- Với 1 Bộ Tư Lệnh (BTL) và các đơn vị trực thuộc đồn trú tại Quảng Trị. Và còn có 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (2, 56, 57) và Thiết Đoàn 11 Kỵ Binh.
- Các vị chỉ huy cao cấp của Sư Đoàn 3 Bộ Binh :
* Tư Lệnh : Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh.
* Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Nguyễn Huấn.
* Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 11 Kỵ Binh : Trung Tá Nguyễn Hữu Lý.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Trung Tá Nguyễn Hữu Cam.
(Có 4 Tiểu Đoàn PB : 3 TĐ/105 ly + 1 TĐ/155 ly).
* Các Trung Đoàn Trưởng : 2 (Trung Tá Phạm Văn Tân), 56 (Đại Tá Vũ Ngọc Hướng), 57 (Đại Tá Phạm Thế Vinh).
4). Các Tỉnh (tiểu khu), Thị Xã (đặc khu) và các Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng, các Thị Trưởng kiêm Đặc Khu Trưởng :
Quảng Trị (Đại Tá Đỗ Kỳ), Thừa Thiên và Thị Xã Huế (Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ), Quảng Nam (Đại Tá Phạm Văn Chung), Quảng Tín (Đại Tá Đào Mộng Xuân), Quảng Ngãi (Đại Tá Lê Văn Ngọc), Thị Xã Đà Nẵng (Đại Tá Đào Trọng Tường).
C. VÙNG 2 CHIẾN THUẬT & QUÂN ĐOÀN 2 và QUÂN KHU 2 :
- Bộ Tư Lệnh (BTL) đặt tại Pleiku cùng với các đơn vị trực thuộc BTL và các đơn vị yểm trợ nằm trong vùng lãnh thổ quân sự trách nhiệm của QĐ2, QK2 như sau : Không Quân, Hải Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp, Tiếp Vận, Biệt Động Quân (BĐQ), các Sư Đoàn Bộ Binh, các Tỉnh (tiểu khu), Thị Xã (đặc khu), và ...
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của QĐ2, QK2 :
* Tư Lệnh : Thiếu Tướng Phạm Văn Phú.
* Phụ Tá Hành Quân : Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm.
* Tư Lệnh Phó Quân Khu : Chuẩn Tướng Lê Văn Thân.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Lê Khắc Lý.
* Chánh Sở 2 An Ninh Quân Đội : Đại Tá Nguyễn Văn Hãn.
* Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận : Đại Tá Phạm Thanh Nghị.
* Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận : Đại Tá Mai Duy Thưởng.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Đại Tá Phạm Trọng Phùng.
(Lực Lượng PB : 7 Tiểu Đoàn (TĐ) : 2 TĐ/105 ly + 2 TĐ/155 ly + 2 TĐ/175 ly + 1 TĐ/Phòng Không.
* Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh : Đại Tá Nguyễn Văn Đồng.
(Lực Lượng Thiết Giáp : Có 3 Thiết Đoàn : Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh, Thiết Đoàn 19 Kỵ Binh và Thiết Đoàn 21 Chiến Xa.
* Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân (BĐQ) Quân Khu 2 : Đại Tá Phạm Duy Tất. (Ông được thăng cấp Chuẩn Tướng ngày 14.3.1975).
(Có 5 Liên Đoàn BĐQ với các Liên Đoàn Trưởng : 21 (Trung Tá Lê Quý Dậu, 22 (Trung Tá Bùi Văn Huấn), 23 (Trung Tá Lê Tất Biên), 24 (Trung Tá Hoàng Kim Thanh), 25 (Trung Tá Đặng Hưng Long).
* Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Không Quân : Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng.
* Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân : Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang.
* Tư Lệnh Hải Quân Vùng 2 Duyên Hải : Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh.
- Các Sư Đoàn Bộ Binh :
1). SƯ ĐOÀN 22 BỘ BINH :
- Với 1 Bộ Tư Lệnh và các đơn vị trực thuộc BTL đồn trú tại Qui Nhơn tỉnh Bình Định. Và còn có 4 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (40, 41, 42, 47) và Thiết Đoàn 14 Kỵ Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của Sư Đoàn 22 Bộ Binh :
* Tư Lệnh : Chuẩn Tướng Phan Đình Niệm. (Ông được thăng cấp Thiếu Tướng ngày 24.4.1975).
* Tư Lệnh Phó : Đại Tá Lều Thọ Cường.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Vũ Đình Chung.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Trung Tá Lê Đình Ninh.
(Có 5 Tiểu Đoàn (TĐ) Pháo Binh : 3 TĐ/105 ly + 2 TĐ/155 ly).
* Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 14 Kỵ Binh : Đại Tá Lương Chi.
* Các Trung Đoàn Trưởng : 40 (Trung Tá Nguyễn Thành Danh), 41 (Đại Tá Nguyễn Thiều), 42 (Đại Tá Nguyễn Hữu Thông), 47 (Trung Tá Lê Cầu).
2). SƯ ĐOÀN 23 BỘ BINH :
- Với 1 Bộ Tư Lệnh (BTL) và các đơn vị trực thuộc BTL đồn trú tại Thị Xã Ban Mê Thuột tỉnh Darlac. Và còn có 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (44, 45, 53) và Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của Sư Đoàn 23 Bộ Binh :
* Tư Lệnh : Chuẩn Tướng Lê Trung Tường và sau đó là Đại Tá Lê Hữu Đức từ ngày 14.3.1975.
* Tư Lệnh Phó : Đại Tá Vũ Thế Quang.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Hà Thức Từ.
* Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh : Trung Tá Nguyễn Văn Đêm.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Trung Tá Đặng Nguyên Phả.
( Có 4 Tiểu Đoàn PB : 3 Tiểu Đoàn 105 ly + 1 Tiểu Đoàn 155 ly.
* Các Trung Đoàn Trưởng : 44 (Trung Tá Ngô Văn Xuân), 45 (Đại Tá Phùng Văn Quang), 53 (Đại Tá Võ Ân).
3). Các Tỉnh (tiểu khu), Thị Xã (Đặc Khu) và Các Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng, các Thị Trưởng kiêm Đặc Khu Trưởng :
Kontum (Đại Tá Phan Đình Hùng), Pleiku (Đại Tá Hoàng Thọ Nhu), Bình Định (Đại Tá Trần Đình Vỵ), Phú Bổn (Trung Tá Lò Văn Bảo), Darlac (Đại Tá Nguyễn Trọng Luật), Phú Yên (Đại Tá Vũ Quốc Gia), Khánh Hòa (Đại Tá Lý Bá Phẩm), Tuyên Đức và Thị Xã Đà-Lạt (Đại Tá Nguyễn Hợp Đoàn), Quảng Đức (Đại Tá Phạm Văn Nghìn), Lâm Đồng (Trung Tá Vương Đăng Phong), Ninh Thuận (Đại Tá Trần Văn Tự rồi Đại Tá Trương Đăng Liêm), Bình Thuận (Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa), Cam Ranh (Trung Tá Nguyễn Văn Quan rồi Đại Tá Trần Công Liễu).
D. VÙNG 3 CHIẾN THUẬT & QUÂN ĐOÀN 3 và QUÂN KHU 3 :
- Bộ Tư Lệnh (BTL) đặt tại Biên Hòa cùng các đơn vị trực thuộc BTL và còn có các đơn vị yểm trợ trong vùng lãnh thổ quân sự trách nhiệm của QĐ3, QK3 như : Không Quân, Hải Quân, Thiết Giáp, Pháo Binh, Tiếp Vận, Biệt Động Quân (BĐQ), các Sư Đoàn Bộ Binh, các Tỉnh (tiểu khu), Thị Xã (đặc khu), và ...
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của QĐ3, QK3 :
* Tư Lệnh : Trung Tướng Dư Quốc Đống. (từ 07.11.1974 đến 05.01.1975).
Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn. (từ 06.01.1975 đến 30.04.1975).
* Tư Lệnh Phó Quân Đoàn : Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. (chết ngày 08.04.1975).
* Tư Lệnh Phó Quân Khu : Thiếu Tướng Đào Duy Ân.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Ngô Văn Minh rồi đến Chuẩn Tướng Lê Trung Tường. (vào giữa tháng 4 năm 1975).
* Chánh Sở 3 An Ninh Quân Đội : Đại Tá Nguyễn Văn Khuyến.
* Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận : Đại Tá Trần Quốc Khang.
* Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh : Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi.
( Có 3 Thiết Đoàn : Thiết Đoàn (TĐ) 15 Kỵ Binh, TĐ/18 Kỵ Binh và TĐ/22 Chiến Xa).
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Đại Tá Lê Văn Trang.
(Có 7 Tiểu Đoàn (TĐ) Pháo Binh : 2 TĐ/105 ly + 2 TĐ/155 ly + 2 TĐ/175 ly + 1 TĐ/Phòng Không).
* Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 3 : Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn.
(Có 3 Liên Đoàn BĐQ với các Liên Đoàn Trưởng : 31 (Đại Tá Nguyễn Văn Biết), 32 (Trung Tá Lê Bảo Toàn), 33 (Trung Tá Nguyễn Văn Sáu)
* Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính : Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân.
* Phó Đề Đốc Vũ Đình Đào : Tư Lệnh Hải Quân Vùng 3 Duyên Hải.
* Hải Quân Đại Tá Trịnh Quang Xuân : Tư Lệnh Hải Quân Vùng 3 Sông Ngòi
- Các Sư Đoàn Bộ Binh :
1). SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH :
- Với 1 Bộ Tư Lệnh (BTL) và các đơn vị trực thuộc BTL đồn trú tại Căn Cứ Lai Khê thuộc quận Bến Cát tỉnh Bình Dương và còn có 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (7, 8, 9) và Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của Sư Đoàn 5 Bộ Binh :
* Tư Lệnh : Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ.
* Tư Lệnh Phó : Đại Tá Trần Văn Thoàn.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Từ Vấn.
* Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh : Trung Tá Nguyễn Văn Tánh. (???).
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Trung Tá Tống Mạnh Hùng.
(Có 4 Tiểu Đoàn (TĐ) Pháo Binh : 3 TĐPB/105 ly + 1 TĐPB/155 ly).
* Các Trung Đoàn Trưởng : 7 (Đại Tá Nguyễn Văn Vượng), 8 (Trung Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng), 9 (Đại Tá Trần Phương Quế).
2). SƯ ĐOÀN 18 BỘ BINH :
- Với 1 Bộ Tư Lệnh (BTL) và các đơn vị trực thuộc BTL đồn trú tại tỉnh lỵ Long Khánh và còn có 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (43, 48, 52) và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của Sư Đoàn 18 Bộ Binh :
* Tư Lệnh : Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo. (Ông được thăng cấp Thiếu Tướng ngày 24.04.1975).
* Tư Lệnh Phó : Đại Tá Lê Xuân Mai.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Hoàng Thao Lược.
* Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh : Trung Tá Trần Văn Nô.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Đại Tá Ngô Văn Hưng.
(Có 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh (TĐPB) : 3 TĐPB/105 ly + 1 TĐPB/155 ly.
* Các Trung Đoàn Trưởng : 43 (Đại Tá Lê Xuân Hiếu), 48 (Trung Tá Trần Minh Công), 52 (Đại Tá Ngô Kỳ Dũng).
3). SƯ ĐOÀN 25 BỘ BINH :
- Với 1 Bộ Tư Lệnh (BTL) và các đơn vị trực thuộc BTL đồn trú tại quận Củ Chi tỉnh lỵ Hậu Nghĩa và còn có 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (46, 49, 50) và Thiết Đoàn 10 Kỵ Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của Sư Đoàn 25 Bộ Binh :
* Tư Lệnh : Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá.
* Tư Lệnh Phó : Đại Tá Trương Thăng Chức.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Bùi Hữu Khiêm.
* Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 10 Kỵ Binh : Trung Tá Trần Văn Thuận.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Trung Tá Phạm Hữu Nghĩa.
(Có 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh (TĐPB) : 3 TĐPB/105 ly + 1 TĐPB/155 ly.
* Các Trung Đoàn Trưởng : 46 (Trung Tá Phạm Văn Nghiêm), 49 (Trung Tá Trần Thanh Liêm), 50 (Đại Tá Vũ Lộ).
- Các Tỉnh (tiểu khu), Thị Xã (đặc khu) và các Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng, các Thị Trưởng kiêm Đặc Khu Trưởng :
Phước Long (Đại Tá Nguyễn Thống Thành), Bình Long + Long Khánh (Đại Tá Phạm Văn Phúc), Bình Dương (Đại Tá Nguyễn Văn Của), Biên Hòa (Đại Tá Lưu Yểm), Bình Tuy (Đại Tá Trần Bá Thành), Phước Tuy (Đại Tá Phạm Ngọc Lân), Vũng Tàu (Đại Tá Vũ Duy Tạo), Hậu Nghĩa (Đại Tá Tôn Thất Soạn), Tây Ninh (Đại Tá Bùi Văn Tài), Long An (Đại Tá Trần Vĩnh Huyến), Gia Định (Đại Tá Châu Văn Tiên).
E. VÙNG 4 CHIẾN THUẬT & QUÂN ĐOÀN 4 và QUÂN KHU 4 :
- Bộ Tư Lệnh (BTL) đặt tại Cần Thơ tỉnh Phong Dinh cùng các đơn vị trực thuộc BTL. Và còn có các đơn vị yểm trợ trong vùng lãnh thổ quân sự trách nhiệm như Không Quân, Hải Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp, Tiếp Vận, các Sư Đoàn Bộ Binh, các Tỉnh (tiểu khu), Thị Xã (đặc khu), và ... ( Riêng Quân Đoàn 4, Quân Khu 4 không có những Lực Lượng Biệt Động Quân trực thuộc cố định và không có Thiết Đoàn Thiết Giáp Chiến Xa như các Quân Đoàn, Quân Khu 1, 2 và 3).
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4 :
* Tư Lệnh : Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam.
* Tư Lệnh Phó : Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng.
* Tham Mưu Trưởng : Chuẩn Tướng Chương Dzềnh Quây.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Đại Tá Nguyễn Văn Thọ.
(Có 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh (TĐPB) : 1 TĐPB/105 ly + 1TĐPB/155 ly + 1TĐPB/175 ly + 1TĐPB/Phòng Không.).
* Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh : Đại Tá Trần Ngọc Trúc.
(Có 2 Thiết Đoàn Kỵ Binh : Thiết Đoàn 16KB và Thiết Đoàn 12KB.
* Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận : Đại Tá Nguyễn Văn Nhờ.
* Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Tần : Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Không Quân.
* Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng : Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi.
* Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn Thiện : Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Duyên Hải.
* Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn May :Tư Lệnh Hải Quân Vùng 5 Duyên Hải.
* Chánh Sở 4 An Ninh Quân Đội : Đại Tá Trần Duy Bính.
- Các Sư Đoàn Bộ Binh :
1). SƯ ĐOÀN 7 BỘ BINH :
- Với 1 Bộ Tư Lệnh (BTL) và các đơn vị trực thuộc BTL đồn trú tại Căn Cứ Đồng Tâm tỉnh Định Tường. Và còn có 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (10, 11, 12) và Thiết Đoàn 6 Kỵ Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của Sư Đoàn 7 Bộ Binh :
* Tư Lệnh : Chuẩn Tướng Trần Văn Hai.
* Tư Lệnh Phó : Đại Tá Phạm Đình Chi.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Bùi Văn Sảnh.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Đại Tá Nguyễn Khắc Hiện.
(Có 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh (TĐPB) : 3 TĐPB/105 ly + 1 TĐPB/155 ly).
* Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 6 Kỵ Binh : Trung Tá Ngô Đức Lâm.
* Các Trung Đoàn Trưởng : 10 (Trung Tá Hoàng Văn Định), 11 (Trung Tá Lê Văn Tập), 12 (Đại Tá Đặng Phương Thành).
2). SƯ ĐOÀN 9 BỘ BINH :
- Với 1 Bộ Tư Lệnh (BTL) và các đơn vị trực thuộc BTL đồn trú tại tỉnh Sa Đéc. Và còn có 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (14, 15, 16) và Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của Sư Đoàn 9 Bộ Binh :
* Tư Lệnh : Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc.
* Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Phặm Văn Ven.
* Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh : Trung Tá Nguyễn Văn Việt Tân.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Trung Tá Võ Văn Sáng.
(Có 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh (TĐPB) : 3 TĐPB/105 ly + 1 TĐPB/155 ly).
* Các Trung Đoàn Trưởng : 14 (Đại Tá Lê Trung Thành), 15 (Đại Tá Trần Văn Đính ???), 16 (Trung Tá Lê Xuân Hải).
3). SƯ ĐOÀN 21 BỘ BINH :
- Bộ Tư Lệnh và các đơn vị trực thuộc đồn trú tại tỉnh Bạc Liêu. Và còn có 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (31, 32, 33) và Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh.
- Các vị chỉ huy quân sự cao cấp của Sư Đoàn 21 Bộ Binh :
* Tư Lệnh : Đại Tá Mạch Văn Trường. (Ông được thăng cấp Chuẩn Tướng ngày 26.04.1975).
* Tư Lệnh Phó : Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm.
* Tham Mưu Trưởng : Đại Tá Lâm Chánh Ngôn.
* Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh : Trung Tá Trần Hữu Thành.
* Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh : Trung Tá Nguyễn Bá Nhẫn.
(Có 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh (TĐPB) : 3 TĐPB/105 ly + 1 TĐPB/155 ly).
* Các Trung Đoàn Trưởng : 31 (Đại Tá Nguyễn Văn Biết), 32 (Trung Tá Hồ Văn Lượng), 33 (Đại Tá Phạm Huy Sảnh).
- Các Tỉnh (tiểu khu) và các Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng của QĐ4 và QK4 :
Định Tường (Đại Tá Nguyễn Văn Hay), Vĩnh Bình ( Trung Tá Nguyễn Văn Sơn), Gò Công (Đại Tá Phạm Văn Lê), Phong Dinh (Đại Tá Huỳnh Ngọc Diệp), Sa Đéc (Đại Tá Lê Khánh), Kiên Giang (Trung Tá Vương Văn Trổ), An Giang (Đại Tá Khiếu Hữu Diêu), An Xuyên (Đại Tá Nhan Nhật Chương), Chương Thiện (Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn), Ba Xuyên (Đại Tá Liêu Quang Nghĩa), Bạc Liêu (Đại Tá Nguyễn Ngọc Điệp), Kiến Phong (Đại Tá Nguyễn Văn Minh), Kiến Tường (Đại Tá Nguyễn Văn Huy), Châu Đốc (Đại Tá Nguyễn Đăng Phương), Vĩnh Long (Đại Tá Lê Trung Thành kiêm Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 14 của Sư Đoàn 9 Bộ Binh).
CÁC DIỄN BIẾN QUÂN SỰ và CÁC TRẬN ĐÁNH QUAN TRỌNG GIỮA QL/VIỆT NAM CỘNG HÒA và QUÂN CỘNG SẢN BẮC VIỆT :
*** TRẬN PHƯỚC LONG (từ ngày 13 tháng 12 năm 1974 đến ngày 7 tháng 1 năm 1975) :
****************************************************************************
- Tỉnh, tiểu khu Phước Long thuộc Vùng 3 Chiến Thuật, Quân Đoàn 3, Quân Khu 3, là một tỉnh ven biên của Việt Nam và Cam Bốt, nằm cách thủ đô Sài-Gòn khoảng 110 cây số về hướng Đông Bắc và gồm có 4 quận lỵ, chi khu, đó là : Đức Phong, Bố Đức, Đôn Luân và Phước Bình. Phước Bình được xem là Thị Xã Châu Thành của tỉnh Phước Long. Dân số khoảng 30.000 người, đa số là đồng bào Thượng thuộc 2 sắc tộc Stiêng và Mnong làm gỗ và dân phu đồn điền cao su cùng một số ít người Kinh sống bằng nghề thương mại, chủ đồn điền cao su và công chức cư trú tại Thị Xã Phước Bình.
- Thị Xã Phước Bình có 1 phi trường có khả năng nhận vận tải cơ C.130. Thời tiết ở đây thường có sương mù bao phủ từ sáng sớm đến 8, 9 giờ sáng, có khi đến 10, 11 giờ sáng nhất là trong mùa mưa ... và có một ngọn núi mang tên Bà-Rá (ngọn núi nầy Cộng Quân chiếm đóng và thành lập các Đài Quan Sát Pháo Binh để chỉ điểm tác xạ cho Pháo Binh của Cộng Quân vào các địa điểm quân sự của QL/VNCH đồn trú tại tỉnh Phước Long).
- Quân đồn trú tại tỉnh, tiểu khu Phước Long gồm có Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu với các đơn vị trực thuộc, còn có 5 tiểu đoàn Địa Phương Quân, 48 trung đội Nghĩa Quân và Cảnh Sát Quốc Gia ...Đơn vị yểm trợ có 4 pháo đội pháo binh cơ hữu (105 và 155 ly). Trong khi trận chiến đang tiếp diễn thì lực lượng trú phòng được tăng viện tiểu đoàn 2 trung đoàn 7 của sư đoàn 5BB và 2 pháo đội pháo binh, 3 đại đội trinh sát của 3 sư đoàn 5, 18 và 25 cùng 2 biệt đội của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù.
- Để tiến chiếm tỉnh, tiểu khu Phước Long, Cộng Quân huy động 2 sư đoàn 3 và 7 quân CSBV cùng 2 trung đoàn biệt lập, 2 trung đoàn pháo binh, phòng không, 1 trung đoàn thiết giáp, tổng cộng quân số tương đương với khoảng 3 sư đoàn.
-Khi mở cuộc tấn công vào Phước Long, Cộng Quân áp dụng chiến thuật " Tiền Pháo Hậu Xung, Công Đồn Đả Viện ", theo phương thức " Tam Thức Đồng Hành «
(Pháo Binh, Phòng Không và Đài Quan Sát Pháo Binh), và tập trung quân số thật đông đảo, hùng hậu để xung phong tấn công biển người và các đơn vị trú phòng cố định, lẻ tẻ, ít quân số.
- Ngày 13 tháng 12 năm 1974 : Cộng Quân mở TRẬN ĐỊA PHÁO vào Phước Long, rồi mở cuộc tấn công xung phong biển người vào quận, chi khu Đôn Luân nhưng bị tiểu đoàn ĐPQ đồn trú anh dũng đẩy lui và gây thiệt hại nặng nề cho Cộng Quân.
- Ngày 14 tháng 12 năm 1974 : Cộng Quân mở Trận Địa Pháo khủng khiếp và ác liệt vào Phước Long và sau đó mở cuộc tấn công biển người vào 2 chi khu Đức Phong và Bố Đức và đến đêm thì chiếm được 2 chi khu nầy.
-Đêm 15 tháng 12 năm 1974 : Cộng Quân mở trận Địa Pháo vào Căn Cứ Hỏa Lực Bunard (nằm về phía Tây Nam của Thị Xã Phước Bình), rồi mở cuộc tấn công biển người và chiếm được căn cứ nầy.
- Ngày 16 tháng 12 năm 1974 : QL/VNCH tái chiếm lại được chi khu Bố Đức và gây thiệt hại nặng nề cho Cộng Quân.
- Cộng Quân chỉnh đốn lại hàng ngủ sau 1 tuần lễ, vào ngày 22 tháng 12 năm 1975, Cộng Quân mở lại trận Địa Pháo, rồi tấn công biển người có chiến xa yểm trợ và chiếm được quận Bố Đức. Tính đến thời điểm nầy, Phước Long chỉ còn lại chi khu Đôn Luân, thị xã Phước Bình và khu vực phi trường.
- Ngày 26 tháng 12 năm 1974 : Cộng Quân mở trận địa pháo rồi tấn công biển người vào chi khu Đôn Luân. Sau nửa ngày giao tranh, chi khu Đôn Luân bị thất thủ ... một số quân nhân còn sống sót, rút lui về thị xã Phước Bình.
- Ngày 30 tháng 12 năm 1974 : Sau trận địa pháo, sư đoàn 3 và sư đoàn 7 quân CSBV đồng loạt tấn công biển người vào chi khu Phước Bình. Đến chiều thì BCH của chi khu bị tràn ngập, lực lượng trú phòng rút lui ra đóng ở khu vực phi trường và tiếp tục chiến đấu và bắn hạ được 4 chiến xa của Cộng Quân ở vòng đai phi trường ... cuộc chiến vẫn xảy ra ác liệt.
- Trên núi Bà-Rá, Cộng Quân đặt các đài quan sát pháo binh, điều chỉnh đại pháo 130 ly và 122 ly làm tê liệt hầu hết các pháo đội của lực lượng phòng thủ Phước Long và các súng phòng không của Cộng Quân bắn như đan lưới vào các phi cơ QL/VNCH trên vòm trời Phước Long ...
- Trong các cuộc tấn công của Cộng Quân vào ngày 02 tháng 01 năm 1975, lực lượng trú phòng còn lại anh dũng kiên cường chiến đấu và bắn hạ được 15 chiến xa của Cộng Quân và cầm cự chờ quân tiếp viện ...
- Ngày 05 tháng 01 năm 1975 : Hai biệt đội của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù được thả xuống phía Đông của Phước Long với mục đích làm giảm áp lực của Cộng Quân, nhưng đã gặp phải các TRẬN ĐỊA PHÁO của Cộng Quân liên tiếp nhiều đợt và thật khủng khiếp và bị thiệt hại nặng mà chưa kịp giao tranh với Cộng Quân ... và đến khuya ngày 05/01/1975 thì được báo là tình hình nguy ngập ... các đơn vị Địa Phương Quân trú phòng đã bị tan rả dần dưới áp lực trận địa pháo và bị tấn công bằng chiến xa của Cộng Quân.
- Sáng ngày 06 tháng 01 năm 1975 : Sau một trận địa pháo thì bộ binh của Cộng Quân có chiến xa đi kèm đã có mặt khắp nơi và tiến đánh những đơn vị cuối cùng của quân trú phòng ... vẫn còn anh dũng chiến đấu chống lại Cộng Quân trong tình thế tuyệt vọng và đến 23 giờ đêm thì mọi liên lạc với Phước Long coi như chấm dứt hoàn toàn và Cộng Quân đã chiếm được tỉnh, tiểu khu Phước Long.
- Từ ngày 07 tháng 01 năm 1975 : Các trực thăng của Không Lực VNCH được lệnh tìm cứu các quân nhân thuộc các đơn vị chiến đấu tại Phước Long. Sau 4 ngày hoạt động tìm cứu, có khoảng 121 quân nhân thuộc 2 biệt đội của Liên Đoàn 81 BCND được cứu thoát. Chỉ còn có 850 người sống sót trong số 4500 người thuộc các đơn vị đồn trú và tăng phái cho mặt trận Phước Long ... Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Phước Long (Đại Tá Nguyễn Thống Thành) và Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng Phước Bình được ghi nhận bị mất tích.
- Có khoảng 3000 dân trong số 30.000 dân của tỉnh Phước Long đã trốn thoát được khỏi vòng vây của Cộng Quân. Đa số các viên chức hành chánh địa phương, Cảnh Sát Quốc Gia và quân nhân bị bắt đã bị Cộng Quân sát hại, hành quyết dã man sau đó.
Sau khi chiếm xong tỉnh lỵ Phước Long của VNCH, và đồng thời, sau đó thấy QL/VNCH quyết định rút bỏ tỉnh (tiểu khu) Bình Long, nằm cạnh tỉnh Phước Long ... Và thấy QL/VNCH hoàn toàn không có ý định tái chiếm lại 2 tỉnh (tiểu khu) nầy, thì vào cuối tháng 02 năm 1975, theo tin tình báo mà QL/VNCH thu thập và ghi nhận được : "Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản VN tại Hà Nội họp khẩn cấp và ra lệnh cho các đơn vị quân Cộng Sản Bắc Việt tại miền Nam thực hiện gấp rút CHIẾN DỊCH 275 với mục tiêu đánh mạnh trên toàn lãnh thổ miền Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên (Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột) của Vùng 2CT, QĐ2, QK2 của VNCH và tỉnh lỵ Quảng Trị ở vùng địa đầu giới tuyến. Trong Chiến Dịch 275 còn nhấn mạnh thêm là bằng mọi giá phải chiếm cho bằng được tỉnh Quảng Trị để Quân CSBV từ miền Bắc sẽ công khai vượt sông Bến Hải tràn vào miền Nam TRONG CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CƯỠNG CHIẾM MIỀN NAM VIỆT NAM (VNCH) ".
Ở vào thời điểm đầu tháng 03 năm 1975, tình trạng bố trí lãnh thổ quân sự của QL/VNCH (ở các Vùng Chiến Thuật ) được ghi nhận như sau :
A. VÙNG 4 CHIẾN THUẬT & QUÂN ĐOÀN 4 và QUÂN KHU 4 :
- Bộ Tư Lệnh đặt tại Cần Thơ tỉnh Phong Dinh, ngoài các đơn vị yểm trợ chuyên môn cùng các đại đơn vị yểm trợ tác chiến trong vùng trách nhiệm như Không Quân, Hải Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp ... còn có 3 Sư Đoàn Bộ Binh (7, 9 và 21) và 15 tỉnh (tiểu khu) với các đơn vị trực thuộc như Địa Phương Quân + Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Nhân Dân Tự Vệ ...
- Trong thời điểm nầy, QL/VNCH tại Vùng 4CT & QĐ4, QK4 đã hoàn toàn vững mạnh, ổn định, kiên cường và làm chủ về quân sự trên mọi chiến trường. Cộng Quân rất yếu, đa số là các đơn vị quân Du Kích và các đơn vị Trung Đoàn Chủ Lực Miền nên không có khả năng thực hiện được các trận đánh lớn trong vùng lãnh thổ quân sự nầy.
B. VÙNG 3 CHIẾN THUẬT & QUÂN ĐOÀN 3 và QUÂN KHU 3 :
- Đây là vùng lãnh thổ quân sự quan trọng, bao quanh và bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn và Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH (nơi có các cơ quan đầu nảo của Chính Phủ và QL/VNCH).
- Bộ Tư Lệnh đặt tại tỉnh Biên Hòa với các đơn vị yểm trợ chuyên môn và các đại đơn vị yểm trợ tác chiến như Không Quân, Hải Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp, Biệt Động Quân ...
- Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh (với 3 Thiết Đoàn Thiết Giáp : 15KB, 18KB và 22CX) có nhiệm vụ yểm trợ về Thiết Giáp cho toàn Vùng Chiến Thuật. Các Tiểu Đoàn Pháo Binh (trực thuộc BTL) có nhiệm vụ yểm trợ Pháo Binh cho toàn Vùng Chiến Thuật. BCH/BĐQ/QK3 với 3 Liên Đoàn BĐQ 31, 32 và 33 có nhiệm vụ yểm trợ, phối hợp, tăng phái hành quân cho toàn Vùng Chiến Thuật.
- Và đặc biệt, trong thời gian nầy, Vùng 3CT & QĐ3, QK3 còn được sự yểm trợ của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù và Liên Đoàn 8, Liên Đoàn 9 Biệt Động Quân là những Đơn Vị Tổng Trừ Bị cho Bộ TTM/QLVNCH.
- Bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn, với vòng đai Trong và Gần là Biệt Khu Thủ Đô (BKTĐ) và tiểu khu Gia Định ... và vòng đai Ngoài và Xa là Quân Đoàn 3, Quân Khu 3 với 3 Sư Đoàn Bộ Binh (5, 18 và 25) và 10 tỉnh (tiểu khu) với ĐPQ + NQ + CSQG + XDNT + NDTV ...
- Nếu không kể đến các lực lượng CSQG, XDNT và NDTV thì quân số bao quanh và bảo vệ Thủ Đô Sài Gòn (BKTĐ + QĐ3,QK3) có được khoảng hơn 200.000 quân và được bố trí như sau :
1). Biệt Khu Thủ Đô (gồm Phân Khu Đô Thành + Đặc Khu Rừng Sát + Tiểu Khu Gia Định) : Có nhiệm vụ thiết lập an ninh trật tự và ổn định cuộc sống tột đẹp cho Thủ Đô Sài Gòn và vùng trách nhiệm qua các cuộc hành quân, tảo thanh trong vùng quân sự trách nhiệm để truy lùng và tiêu diệt Cộng Quân.
2). Các tỉnh (tiểu khu) của Vùng 3CT, QĐ3 và QK3, có nhiệm vụ bảo đảm, ổn định an ninh trật tự và cuộc sống tốt đẹp trong trách nhiệm Bảo Quốc An Dân qua các cuộc hành quân, tảo thanh truy lùng và tiêu diệt Cộng Quân trong lãnh thổ trách nhiệm.
3). SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH : Với 1 Bộ Tư Lệnh (có các đơn vị trực thuộc), Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh và 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (7,8 và 9).
- Các Tiểu Đoàn Pháo Binh có nhiệm vụ yểm trợ Pháo Binh trực tiếp từ BTL cho các cuộc hành quân hoặc tăng phái cho các trung đoàn.
- Thiết Đoàn 1 KB có nhiệm vụ yểm trợ, phối hợp, tăng phái cho các trung đoàn trong các cuộc hành quân.
- Trung Đoàn 7 Bộ Binh gồm Bộ Chỉ Huy (BCH) Trung Đoàn + Đại Đội 7 Trinh Sát + 3 Tiểu Đoàn Tác Chiến (1, 2 và 3) :
* Trung Đoàn 7BB có nhiệm vụ bảo vệ BTL Sư Đoàn (tại Căn Cứ Lai Khê thuộc quận Bến Cát tỉnh Bình Dương), và thành lập một Tuyến Quân phòng thủ kéo dài từ Xã Bầu Bàng ( quận Bến Cát), trải dài đến xã Thới Hòa (quận Bến Cát), đến khu vực quận Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) và mở rộng đến ranh giới khu vực quận Tân Uyên của tỉnh Biên Hòa.
* Trung Đoàn 7BB có nhiệm vụ An Ninh Trục Lộ (Quốc Lộ 13 từ Lai Khê đến tỉnh Bình Dương).
* BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 7 Trinh Sát + Pháo Binh : đóng tại quận Bến Cát tỉnh Bình Dương.
- Trung Đoàn 9 Bộ Binh gồm BCH/Trung Đoàn + Đại Đội 9 TS + 3 Tiểu Đoàn Tác Chiến (1, 2 và 3).
* Trung Đoàn 9 BB có nhiệm vụ thực hiện một Tuyến Quân phòng thủ kéo dài từ khu vực xã Long Cầu (quận Bến Cát), trải dài qua xã An Điền (quận Bến Cát), Căn Cứ 82, Rạch Bắp, Bến Súc, quận Trị Tâm (Dầu Tiếng) và tiếp giáp với khu vực Cầu Khởi thuộc tỉnh Tây Ninh.
* BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 9 TS + Pháo Binh : đóng quân tại Rạch Bắp.
- Trung Đoàn 8 Bộ Binh gồm BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 8 TS + 3 Tiểu Đoàn Tác Chiến (1, 2 và 3).
* Trung Đoàn 8 BB có nhiệm vụ bảo vệ trung tâm tỉnh lỵ Bình Dương và thực hiện một Tuyến Quân phòng thủ kéo dài từ xã Phú An (quận Bến Cát) đến xã Bến Thế (quận Châu Thành tỉnh Bình Dương), qua quận Phú Hòa (tỉnh Bình Dương) và giáp đến xã Tân Phú Trung, quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa.
* BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 8 TS + Pháo Binh : đóng quân tại quận Phú Hòa tỉnh Bình Dương.
4). SƯ ĐOÀN 18 BỘ BINH :Với 1 Bộ Tư Lệnh (có các đơn vị trực thuộc) đóng quân tại tỉnh lỵ Long Khánh, và Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, và 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh, và 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (43. 48 và 52).
- Các Tiểu Đoàn Pháo Binh có nhiệm vụ yểm trợ Pháo Binh trực tiếp từ BTL cho các cuộc hành quân và tăng phái cho các Trung Đoàn Bộ Binh trong các cuộc hành quân trong vùng trách nhiệm.
- Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh có nhiệm vụ yểm trợ, phối hợp, tăng phái cho các Trung Đoàn Bộ Binh trong các cuộc hành quân trong vùng trách nhiệm.
- Trung Đoàn 43 Bộ Binh : BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 43 Trinh Sát + 3 Tiểu Đoàn Tác Chiến (1, 2 và 3).
* Trung Đoàn 43 BB có nhiệm vụ bảo vệ BTL/ Sư Đoàn và tỉnh lỵ Long Khánh ( các quận, chi khu Xuân Lộc, Kiệm Tân và Định Quán)
* Đặt Trung Đội Viễn Thám (thuộc Đại Đội 43 TS đóng quân trên đỉnh núi Chứa Chan ở Gia Rai).
* An Ninh trục Lộ (Quốc Lộ 1 từ khu vực Rừng Lá, thuộc tỉnh Bình Tuy về đến Xuân Lộc, Ngã Ba Dầu Giây, kéo dài đến Ngã Ba Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa và Quốc Lộ 20 từ quận Định Quán đến Ngã Ba Dầu Giây).
* BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 43 Trinh Sát (-) và Pháo Binh đóng quân tại Ngã Ba Dầu Giây.
- Trung Đoàn 48 Bộ Binh : BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 48 TS + 3 Tiểu Đoàn Tác Chiến (1, 2 và 3).
* Trung Đoàn 48BB có nhiệm vụ bảo vệ tỉnh Phước Tuy và Thị Xã Vũng Tàu.
* An Ninh Trục Lộ (Quốc Lộ 15 từ Vũng Tàu, xuyên qua Phước Tuy, Long Thành kéo dài đến giao điểm với Quốc Lộ 1 ở phạm vi quận Đức Tu tỉnh Biên Hòa (khu vực gần Nghĩa Trang Quân Đội).
* BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 48TS + Pháo Binh đóng quân ở xã Long Hải thuộc quận Long Điền tỉnh Phước Tuy.
- Trung Đoàn 52 Bộ Binh : BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 52TS + 3 Tiểu Đoàn Tác Chiến (1, 2 và 3).
* Trung Đoàn 52 BB có nhiệm vụ bảo vệ tỉnh Biên Hòa ( đặc biệt là khu vực 2 quận Tân Phú và Tân Uyên).
* An Ninh Trục Lộ (Quốc Lộ 1 từ Ngã Ba Tam Hiệp, Long Bình Biên Hòa về đến Cầu Tân Cảng Xa Lộ cạnh khu vực Hảng Xi-Măng Hà Tiên và Ngã Ba Giồng Ông Tố.
* BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 52 TS + Pháo Binh, đóng quân ở khu vực Núi Bửu Long tỉnh Biên Hòa.
5). SƯ ĐOÀN 25 BỘ BINH : Với 1 Bộ Tư Lệnh (có các đơn vị trực thuộc) đóng quân tại quận Củ Chi tỉnh Hậu Nghĩa, và Thiết Đoàn 10 Kỵ Binh, và 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh, và 3 Trung Đoàn Tác Chiến Bộ Binh (46, 49 và 50).
- Các Tiểu Đoàn Pháo Binh có nhiệm vụ yểm trợ Pháo Binh trực tiếp từ BTL cho các cuộc hành quân và tăng phái cho các Trung Đoàn Bộ Binh trong các cuộc hành quân trong vùng trách nhiệm.
- Thiết Đoàn 10 Kỵ Binh có nhiệm vụ yểm trợ, phối hợp, tăng phái cho các Trung Đoàn BB trong các cuộc hành quân trong vùng trách nhiệm.
- Trung Đoàn 46 Bộ Binh : BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 46TS + 3 Tiểu Đoàn Tác Chiến (1, 2 và 3).
* Trung Đoàn 46 BB có nhiệm vụ bảo vệ BTL/ Sư Đoàn và tỉnh Hậu Nghĩa.
* BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 46TS + Pháo Binh : đóng quân tại quận Trảng Bàng tỉnh Hậu Nghĩa.
- Trung Đoàn 50 Bộ Binh : BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 50TS + 3 Tiểu Đoàn Tác Chiến (1, 2 và 3).
* Trung Đoàn 50 BB có nhiệm vụ bảo vệ tỉnh Tây Ninh
* Đại Đội 1 của Tiểu Đoàn 3/50 đóng quân trên đỉnh Núi Bà Đen.
* Thiết lập một Tuyến Quân phòng thủ kéo dài từ khu vực Cầu Khởi qua Ka-Tum, Xa-Mát đến Lò-Gò.
* Đại Đội 50 TS đóng quân tại khu vực Cầu Khởi.
* BCH/ Trung Đoàn + Tiểu Đoàn 3/50 (-) + Pháo Binh : đóng quân tại khu vực Bến Cầu tỉnh Tây Ninh.
- Trung Đoàn 49 Bộ Binh : BCH/ Trung Đoàn + Đại Đội 49TS + 3 Tiểu Đoàn Tác Chiến (1, 2 và 3).
* Trung Đoàn 49BB có nhiệm vụ bảo vệ tỉnh Long An.
* An Ninh Trục Lộ (Quốc Lộ 4 từ quận Thủ Thừa tới ranh giới quận Bình Chánh của tỉnh Gia Định).
- Tại Vùng 3 Chiến Thuật & Quân Đoàn 3, Quân Khu 3, tình trạng chiến sự ở vào thời điểm đầu tháng 3 năm 1975 được ghi nhận như sau : Sau khi đánh chiếm được tỉnh (tiểu khu) Phước Long thì Cộng Quân hoàn toàn không mở những trận đánh lớn (ngay cả cấp Đại Đội hoặc Tiểu Đoàn cũng không có được), mà chỉ chú trọng đến việc pháo kích, tấn công lẻ tẻ mang tính cách quấy rối vào các vị trí đồn, bót Địa Phương Quân, Nghĩa Quân xa xôi, nhất là ở phạm vi tiểu khu Bình Dương và Tây Ninh với "Chiến Thuật Nghi Binh" để chứng tỏ rằng Cộng Quân vẫn còn có mặt đông đảo ở 2 tỉnh (tiểu khu) Phước Long và Bình Long (các nơi nầy được xem như đã hoàn toàn lọt vào tay của Cộng Quân), mà thực chất là các đại đơn vị của Cộng Quân đã âm thầm di chuyển lên Vùng Tây Nguyên thuộc Vùng 2 CT của QL/VNCH để chuẩn bị cho những trận đánh lớn trong Chiến Dịch 275 của Cộng Quân.
C. VÙNG 2 CHIẾN THUẬT & QUÂN ĐOÀN 2 và QUÂN KHU 2 :
- Đây là Vùng lãnh thổ quân sự rộng lớn nhất trong các Vùng Chiến Thuật của QL/VNCH và luôn luôn phải đối phó với 2 mặt trận Duyên Hải và Cao Nguyên.
Theo tin tình báo của QL/VNCH thì Cộng Quân sẽ mở những trận đánh lớn trong Vùng Chiến Thuật nầy cho nên Bộ TTM/QLVNCH đã tăng cường cho Vùng 2 CT thêm 3 Liên Đoàn Biệt Động Quân Tổng Trừ Bị của QL/VNCH, đó là các Liên Đoàn 4 BĐQ (với 3 Tiểu Đoàn 42, 43, 44), Liên Đoàn 6 BĐQ (với các Tiểu Đoàn 35, 36, 51) ở đợt 1 và Liên Đoàn 7 BĐQ ở đợt 2 trong mức độ Ưu Tiên 1.
- Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2, QK2 đặt tại tỉnh lỵ Pleiku với các đơn vị yểm trợ chuyên môn và chiến đấu như Tiếp Vận, Không Quân, Hải Quân (cho vùng Duyên Hải), Pháo Binh, Thiết Giáp, Biệt Động Quân ...
- Lãnh thổ Qk2 với 12 tỉnh (tiểu khu) và 1 Thị Xã (Đặc Khu) có các lực lượng Địa Phương Quân (ĐPQ), Nghĩa Quân (NQ), Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG), Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn (CB/XDNT) và Nhân Dân Tự Vệ (NDTV), trực tiếp chiến đấu bảo vệ vùng lãnh thổ trách nhiệm cùng sự hỗ trợ của các đơn vị Chủ Lực Quân của QĐ2, QK2.
- Các Tiểu Đoàn Pháo Binh (của BTL/QĐoàn, của các Sư Đoàn Bộ Binh và của các Tiểu Khu), Sư Đoàn 2 Không Quân (ở Nha Trang), Sư Đoàn 6 Không Quân (ở Pleiku), Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh (với các Thiết Đoàn 3 KB, 19 KB và 21 CXa), Hải Quân Vùng 2 Duyên Hải, Sư Đoàn 22 Bộ Binh (với 4 Trung Đoàn 40, 41, 42, 47 và Thiết Đoàn 14 KB), Sư Đoàn 23 BB (với 3 Trung Đoàn 44, 45, 53 và Thiết Đoàn 8 KB), BCH/Biệt Động Quân QK2 với 5 Liên Đoàn BĐQ : LĐ21BĐQ (với các Tiểu Đoàn 96, 72, 89), LĐ22BĐQ (95, 88, 62), LĐ23BĐQ (11, 22, 23), LĐ24BĐQ (63, 81, 82), LĐ25BĐQ (67, 76, 90) và 3 Liên Đoàn BĐQ Tổng Trừ Bị tăng phái 4, 6 và 7.
- Vào thời điểm đầu tháng 03 năm 1975, Vùng 2 CT, QĐ2, QK2 có khoảng 180.000 quân, dân chiến đấu (Chủ Lực Quân + ĐPQ + NQ + CSQG + CB/XDNT + NDTV) với 480 Thiết Giáp đủ loại, 382 khẩu pháo binh và 140 phi cơ của Sư Đoàn 2 và 6 Không Quân (chưa kể sự tăng phái yểm trợ của các Sư Đoàn 3, 4 và 5 Không Quân).
- Sư Đoàn 22BB chiến đấu và yểm trợ cho 2 tỉnh (tiểu khu) Bình Định và Phú Yên ở vùng Duyên Hải gọi là Mặt Trận Bình Định-Phú Yên. Chuẩn Tướng Phan Đình Niệm Tư Lệnh SĐ22BB là Tư Lệnh mặt trận nầy. Tại đây, SĐ22BB và các đơn vị ĐPQ + NQ + CSQG +CB/XDNT + NDTV của 2 tỉnh (tiểu khu) Bình Định và Phú Yên đã kiên cường, anh dũng chiến đấu chống trả mãnh liệt các cuộc tấn công của Sư Đoàn 3 Sao Vàng của quân CSBV và các đơn vị Chủ Lực Miền và Du Kích của Cộng Quân.
- Sư Đoàn 23BB và các Liên Đoàn Biệt Động Quân trực tiếp chiến đấu và yểm trợ quân sự cho các tỉnh (tiểu khu) ở Vùng Tây Nguyên, đặc biệt là Kontum, Pleiku, Darlac (Ban Mê Thuột) và Quảng Đức.
- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú là Tư Lệnh Vùng 2 QĐ2, QK2, Đại Tá Phạm Duy Tất, Tư Lệnh Mặt Trận Bắc Kontum, Chuẩn Trướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh SĐ23BB, Tư Lệnh Mặt Trận Nam Kontum, Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó SĐ23BB, Tư Lệnh Mặt Trận Ban Mê Thuột.
- Trong thời gian nầy, ngoài các lực lượng Du Kích và Chủ Lực Miền, thì tại Vùng 2CT, QĐ2, QK2 có sự hiện diện của 5 Sư Đoàn Quân CSBV như : SĐ3 Sao Vàng, SĐ/F.10, SĐ320, SĐ968 và SĐ316 cùng với 15 Trung Đoàn (Thiết Giáp + Pháo Binh + Phòng Không + Công Binh + Đặc Công) ... quân số vào khoảng từ 75.000 đến 80.000 quân ( không kể Du Kích và Chủ Lực Miền).
D. VÙNG 1 CHIẾN THUẬT & QUÂN ĐOÀN 1 và QUÂN KHU 1 :
- Lãnh thổ quân sự của Vùng 1 QĐ1, QK1 gồm có 5 tỉnh (tiểu khu) : Quảng Trị, Thừa Thiên (Huế), Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và Thị Xã Đà Nẵng. Để thích ứng với nhu cầu chiến trường, QĐ1, QK1 chia thành 2 vùng với 2 Bộ Tư Lệnh : Phía Bắc, BTL/ Tiền Phương với Quảng Trị và Thừa Thiên và Tư Lệnh là Trung Tướng Lâm Quang Thi. Phía Nam, vùng đất còn lại, BTL/QĐ1, QK1 đặt tại Đà Nẵng và Tư Lệnh là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng.
- Các đơn vị Chủ Lực Quân được bố trí như sau :
* Sư Đoàn Nhảy Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến cùng Lữ Đoàn 1 KB đóng từ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên đến phía Nam của sông Thạch Hãn và kéo dài sang đến phía Tây của tỉnh Quảng Trị.
* Sư Đoàn 1BB với 4 Trung Đoàn 1, 3, 51, 54 + Thiết Đoàn 7 KB + 5 Tiểu Đoàn Pháo Binh và Liên Đoàn 15 BĐQ đóng quân và bảo vệ tỉnh Thừa Thiên và Thị Xã Huế.
* Sư Đoàn 3BB với 3 Trung Đoàn 2, 56, 57 + Thiết Đoàn 11 KB + 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh và Liên Đoàn 14 BĐQ trách nhiệm bảo vệ BTL/Quân Đoàn tại Đà Nẵng và Chi Khu Thăng Bình của tiểu khu Quảng Tín.
* Sư Đoàn 2BB với 3 Trung Đoàn 4, 5, 6 + Thiết Đoàn 4KB + 4 Tiểu Đoàn Pháo Binh và 2 Liên Đoàn BĐQ 11 và 12 bảo vệ tiểu khu Quảng Nam,Quảng Ngãi và Quảng Tín (trừ chi khu Thăng Bình).
- Giữa tháng 03 năm 1975, Sư Đoàn Nhảy Dù được điều động về Sài Gòn, Lữ Đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến đến thế vị trí của Sư Đoàn Dù và Liên Đoàn 14 BĐQ đến thế Lữ Đoàn 369TQLC.
- Yểm trợ cho QĐ1, QK1 còn có Sư Đoàn 1 Không Quân và Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải.
- Đầu tháng 3 năm 1975, quân số của QĐ1, QK1, tổng cộng vào khoảng 165.000 quân, gồm 90.000 chủ lực quân và 75.000 quân ĐPQ + NQ ( không kể CSQG + CB/XDNT +NDTV).
- Trong khi đó, quân số của Cộng Quân tại đây (không kể Du Kích và Chủ Lực Miền) thì có các Sư Đoàn của quân CSBV như sau : Sư Đoàn 304, SĐ324, SĐ324B, SĐ312, SĐ325 + 1 Trung Đoàn Pháo Binh 675B + 2 Lữ Đoàn Thiết Giám 202 và 203 + 1 Tiểu Đoàn Đặc Công. Quân số của các đơn vị Chủ Lực của CSBV vào khoảng 71.000 quân.
*** MẶT TRẬN BAN MÊ THUỘT (từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 3 năm 1975) :
******************************************************************************************
- Thị Xã Ban Mê Thuột là trung tâm của tỉnh lỵ, tiểu khu Darlac và được xem là 1 thành phố lớn nhất của vùng Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1975, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Darlac là Đại Tá Nguyễn Trọng Luật (là một sĩ quan cao cấp thuộc gốc Binh Chủng Thiết Giáp của QL/VNCH).
- Tháng 11 năm 1974, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Vùng 2 Chiến Thuật kiêm Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2. Lãnh thổ của Vùng 2 CT rất rộng lớn với 2 mặt trận Cao Nguyên và Duyên Hải gồm 12 tỉnh (tiểu khu quân sự), gồm 2/3 lãnh thổ đất nước và gồm các tỉnh, tiểu khu như sau : Bình Định, Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Phú Yên, Darlac, Khánh Hòa, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Bộ Tư Lệnh QĐ2 và QK2 đặt tại tỉnh Pleiku.
- Đầu tháng 03 năm 1975, quân CSBV tập trung 3 sư đoàn quân chính quy cùng các đơn vị pháo binh, chiến xa, đặc công bao quanh Thị Xã Ban Mê Thuột của tỉnh Darlac với quyết tâm ĐÁNH LẤY BAN MÊ THUỘT để lập thủ đô cho Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (một tổ chức bù nhìn, tay sai trá hình của CSBV), sau đó sẽ chiếm toàn Cao Nguyên cắt đôi lãnh thổ VNCH.
- Vào lúc 9 giờ 45 phút sáng ngày 9.3.1975, Tướng Phạm Văn Phú đến Ban Mê Thuột, đó cũng là lúc tình hình tỉnh, tiểu khu Quảng Đức đang nguy ngập với cuộc tấn công của 1 sư đoàn quân CSBV có chiến xa và pháo binh yểm trợ đánh vào quận Đức Lập của Quảng Đức và sau đó được biết chi khu Đức Lập đã thất thủ.
- Từ 2 giờ sáng ngày 10.3.1975, ba sư đoàn 316, F.10 và 320 của quân CSBV có pháo binh, phòng không, chiến xa và đặc công với 3 mũi tiến quân tấn công vào Thị Xã Ban Mê Thuột : Mũi thứ 1 từ phía Tây đánh vào trại Mai Hắc Đế. Mũi thứ 2 đánh vào phi trường Phụng Dực và mũi thứ 3 là mũi chánh và chủ lực đánh vào phi trường L.19 để tiến vào thị xã BMT với mục tiêu là BCH/TK Darlac. Và điểm quan trọng là trước khi mở 3 mũi tấn công thì Cộng Quân đã thực hiện MỘT TRẬN ĐỊA PHÁO với các đại pháo 130 ly, 122 ly và cả hỏa tiển AT3 SAGGER ... rồi sau đó XUNG PHONG TẤN CÔNG BIỂN NGƯỜI CÓ CHIẾN XA YỂM TRỢ.
- Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23BB kiêm Tư Lệnh Mặt Trận BMT báo cáo cho Tướng Phú biết : " Từ 2 giờ sáng ngày 20.03.1975, Cộng Quân đã mở TRẬN ĐỊA PHÁO vào BMT. Cộng Quân đã xử dụng đại bác 130 ly, pháo thật chính xác vào nhiều nơi trong đó có BTL/SĐ23BB, sân bay L.19, các kho xăng, kho đạn ... ".
- Tướng Phú ra lệnh cho Đại Tá Quang : " Anh ra lệnh ngay cho các đơn vị trưởng phải sẳn sàng chuẩn bị chiến đấu. Có thể Địch tấn công ngay sau TRẬN MƯA PHÁO ".
- Trên chiến trường BMT, từ ngày khởi đầu (10.03.1975) cho đến ngày kết thúc, lực lượng phòng thủ BMT chỉ có những pháo đội đại bác 105 ly chống trả với Trung Đoàn Pháo Nặng của Cộng Quân gồm những đại bác 130 ly, 122 ly và những súng Phòng Không 37 ly, hỏa tiển SA.7, hỏa tiển AT3 SAGGER.
- Một sự kiện quan trọng được trình báo làm cho Tướng Phú thật lo ngại : " Kho đạn chính của BMT ở trại Mai Hắc Đế đã bị trúng pháo của Cộng Quân ... đã nổ nhiều giờ liên tiếp, đồng thời kho đạn nầy đã bị 1 đơn vị Đặc Công của Cộng Quân xâm nhập và vị Đại Úy Chỉ Huy Trưởng của kho đạn đã bị tử thương ". Và những trận đánh ác liệt vẫn đang tiếp diễn ở BMT.
- Vào lúc 23 giờ đêm ngày 10.3.1975, Tướng Phú ra 1 lệnh chót sau cùng cho Đại Tá Vũ Thế Quang : " Ngay khi các đơn vị tiếp viện có mặt tại BMT phải bằng mọi cách chiếm lại những đơn vị trọng yếu đã bị Cộng Quân chiếm đóng ... quan trọng nhất là kho đạn Mai Hắc Đế và BCH/TK Darlac ... ".
- Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân (được tăng viện cho BMT ngày 10.03.1975), Hai trung đoàn 44 và 45BB thuộc Sư Đoàn 23BB được trực thăng vận đổ xuống Phước An trong 2 ngày 12 và 13.03.1975 tăng cường cho BMT và đã anh dũng chiến đấu cho đến ngày 19.03.1975 ... rồi tan hàng ... và ngày nầy được xem như CHIẾN TRƯỜNG BMT ĐÃ CHẤM DỨT và BMT COI NHƯ ĐÃ THẤT THỦ.
* LỰC LƯỢNG CỦA QL/VNCH tại MẶT TRẬN BAN MÊ THUỘT :
- Sư Đoàn 23 Bộ Binh với các trung đoàn 44, 45 và 53BB (trung đoàn 53BB có mặt từ đầu 10.3.75 với 1 tiểu đoàn (+) và BCH/trung đoàn.
- Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân.
- Lực Lượng Không Yểm của Sư Đoàn 2KQ và Sư Đoàn 6KQ.
- Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh.
- Các đơn vị Pháo Binh 105 ly của Sư Đoàn 23BB.
- Tiểu Khu Darlac với các tiểu đoàn ĐPQ và các trung đội Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia, Xây Dựng Nông Thôn, Nhân Dân Tự Vệ ...
- Các quân nhân cơ hữu canh gác, phòng thủ các vị trí quân sự tại BMT như kho xăng, kho đạn ...
* LỰC LƯỢNG CỦA QUÂN CSBV tại MẶT TRẬN BAN MÊ THUỘT :
- 4 sư đoàn quân chính quy của CSBV : Sư Đoàn F.10, sư đoàn 320, sư đoàn 316 và sư đoàn 968 tăng cường thêm vào giờ chót.
- 1 trung đoàn Chiến Xa.
- 2 trung đoàn Pháo Binh.
- 1 trung đoàn Phòng Không (37ly + SA.7 + hỏa tiển AT3 SAGGER).
- 1 tiểu đoàn Đặc Công.
- 2 trung đoàn Công Binh.
* CÁC DIỄN BIẾN TỔNG QUÁT của MẶT TRẬN BAN MÊ THUỘT :
- Theo các tin tức Tình Báo Quân Sự thì Cộng Quân sẽ tập trung một quân số thật lớn để đánh chiếm BMT (3 sư đoàn lúc đầu và sễ tăng cường 1 sư đoàn sau đó), có pháo binh, phòng không, chiến xa, đặc công và công binh yểm trợ. Nhưng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh QĐ2 & QK2 thì KHÔNG TIN RẰNG CỘNG QUÂN SẼ ĐÁNH BMT mà CQ SẼ ĐÁNH PLEIKU. Vì thế, Tướng Phú ra lệnh tập trung quân ở Pleiku mà ông không lưu tâm đến BMT. Tuy nhiên, Tướng Phú có ra lệnh cho Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, tăng cường Pháo Binh loại khẩu pháo 155 ly cho BMT.
- Chuẩn Tướng Tường, Tư Lệnh Sư Đoàn 23BB có ra lệnh kéo pháo 155 ly từ Pheiku về tăng cường cho BMT, nhưng trên đường di chuyển về BMT, đoàn quân kéo pháo đã bị Cộng Quân phục kích chận đánh, một số quân nhân pháo binh bị tử thương, một số bị bắt làm tù binh, tất cả các khẩu pháo 155 ly đều bị Cộng Quân tịch thu.
- Biến cố bị mất Pháo Binh 155 ly, Tướng Phú HOÀN TOÀN KHÔNG BIẾT, không được trình báo của các giới chức trách nhiệm liên hệ, đó là Chuẩn Tướng Lê Trung Tường và Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2.
* MẶT TRẬN tại BCH/TIỂU KHU DARLAC :
- Từ 9 giờ 30 phút sáng ngày 10.3.1975, sau CÁC TRẬN ĐỊA PHÁO, các mũi tiến quân của Cộng Quân từ hướng Bắc và hướng Tây Bắc đã tràn vào trung tâm thành phố và tập trung nổ lực tấn công BCH/Tiểu Khu với bộ đội và chiến xa T.54. Lượng trú phòng anh dũng chống trả mãnh liệt, 1 chiếc T.54 bị bắn cháy ... mặc dù với chiến thuận BIỂN NGƯỜI và có đại bác 150 ly trang bị cho chiến xa T.54 bắn trực xạ không ngừng nhưng Cộng Quân vẫn chưa tiến sát được vào hệ thống giao thông hào phòng thủ vì lực lượng trú phòng với đại liên, M.79, M.72, M.16 ... từ các vị trí phòng thủ phản kích tối đa làm cho Cộng Quân phải rút lui và thiệt hại nặng với hàng trăm xác chết tại trận.
- Cộng Quân rút lui và chỉnh đốn lại hàng ngũ ... sau đó mở trận địa pháo và tấn công trở lại và lần nầy mãnh liệt hơn, nhưng quân trú phòng vẫn anh dũng chống trả. Vào lúc 10 giờ 45, 2 chiếc thiết giáp Commando Car bảo vệ BCH/Tiểu Khu đánh bọc hậu vào Công Quân đang công hãm BCH/TK và gây thiệt hại không nhỏ cho Cộng Quân ... nhưng sau đó, 2 thiết giáp nầy đã bị bắn cháy vì B.40, B.41 và hỏa tiển AT3 của Cộng Quân.
- Lực lượng Biệt Động Quân tại Buôn Hô được điều động về tiếp viện cho BCH/TK nhưng bị Cộng Quân chận đánh nên không về được và cũng bị tan hàng. Một lượng thiết giáp và ĐPQ đang hành quân tại Budrang cũng được lệnh trở về tiếp cứu BMT nhưng cũng bị lực lượng Cộng Quân thật đông chận đánh ở phía Nam cách BMT khoảng 10 cây số.
- Tính đến 11 giờ 50, các chiến sĩ anh hùng của TK/Darlac vẫn cố thủ và giao tranh với Cộng Quân ... Rồi Cộng Quân từ 2 mặt Bắc và mặt tiền của BCH/TK đã bám sát được vào hệ thống công sự phòng thủ ... những trận đánh xáp lá cà thật ác liệt đẫm máu xảy ra dọc theo các hệ thống công sự phòng thủ.
- Vào lúc 13 giờ 15 trưa, Trung Tâm Hành Quân của TK/Darlac bị trúng pháo thật nặng, mọi liên lạc truyền tin bị phá hủy và coi như hoàn toàn chấm dứt mọi liên lạc. Và lúc 14 giờ 20 thì BCH/TK Darlac thất thủ sau hơn 7 giờ giao tranh một cách anh dũng mà không có được quân tăng viện tiếp cứu ... Quân trú phòng phải rút lui di tản và sát nhập với quân trú phòng của BTL/Sư Đoàn 23BB. Đại Tá Nguyễn Trọng Luật Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Darlac xem như bị mất tích (sau nầy được biết ông bị Cộng Quân bắt làm Tù Binh trên đường rút lui)
* MẶT TRẬN PHÍA BẮC của THỊ XÃ BAN MÊ THUỘT (những trận đánh oanh liệt của các chiến sĩ thuộc BCH/Cảnh Sát Quốc Gia) :
- Trong kế hoạch phòng thủ Thị Xã BMT của tỉnh, tiểu khu Darlac, Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac là một trong những đơn vị chịu trách nhiệm về 1 khu vực phòng thủ nặng nề nhất, từ nội vi của Thị Xã BMT đến cả một mặt Bắc, bao gồm phi trường trực thăng và phi trường L.19. Phòng thủ phi trường L.19, ngoài một đơn vị ĐPQ, còn có một đơn vị Thám Sát Tỉnh (PRU) trực thuộc BCH/Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Darlac.
- Chỉ Huy Trưởng CSQG tỉnh Darlac là Trung Tá Trần Quang Vĩnh, người chỉ huy và chịu trách nhiệm khu vực phòng thủ nầy. Ông bổ nhiệm Đại Úy Nguyễn Ngọc Tuấn, Đại Đội Trưởng Cảnh Sát Dã Chiến 206 làm Phụ Tá Đặc Trách Hành Quân.
- Vào lúc 2 giờ 20 phút khuya sáng ngày 10.3.1975, Cộng Quân mở TRẬN ĐỊA PHÁO (130ly + 122 ly) ... và đến 4 giờ sáng thì Cộng Quân bắt đầu TẤN CÔNG XUNG PHONG BIỂN NGƯỜI có CHIẾN XA YỂM TRỢ vào phi trường L.19. Đơn vị trú phòng (trong đó có lực lượng Thám Sát Tỉnh) chống trả quyết liệt ... vì quân số Cộng Quân tấn công quá đông, quân trú phòng liên lạc với BCH/TK Darlac xin viện binh nhưng không có được viện binh.
- Vào lúc 6 giờ 20 phút, Cộng Quân tràn ngập khu vực nầy, Lực Lượng Thám Sát Tỉnh rút lui về phía sau và tiếp tục phòng thủ và chiến đấu và bị thiệt hại khá nặng nề vì đạn pháo của Cộng Quân ... Một lúc sau đó thì Cộng Quân mở Trận Địa Pháo rồi tấn công trực tiếp vào BCH/CSQG của tỉnh Darlac ... trong khi đó thì khu vực của Thám Sát Tỉnh đã bị Cộng Quân tràn ngập và giao tranh cận chiến.
- Vào lúc 9 giờ sáng ngày 10.3.1975, các đơn vị CSQG của tỉnh Darlac mặc dù chỉ trang bị súng M.16, M.79 và Lựu đạn nhưng đã anh dũng kiên cường chống lại các cuộc tấn công xung phong biển người của Cộng Quân và không để cho Cộng Quân tiến được sát vào các vị trí giao thông hào phòng thủ.
- Vào lúc 15 giờ 40, Cộng Quân được viện binh ... mở lại cuộc tấn công ác liệt hơn và được các súng hạng nặng và hỏa tiển yểm trở tối đa ... Lần nầy, lực lượng CSQG trú phòng vẫn anh dũng chống trả nhưng bị thiệt hại nặng với nhiều thương vong ... với những vũ khí quá thô sơ so với Địch Quân, e sợ không chịu đựng được những cuộc tấn công kế tiếp, Trung Tá Trần Quang Vĩnh CHT/CSQG tỉnh Darlac ra lệnh cho Thiếu Tá Hà Văn Thành, Chỉ Huy Phó CSQG tỉnh Darlac chỉ huy một đơn vị CSQG mở đường máu cho toàn bộ số quân còn lại rút lui triệt thoái ra khỏi Thị Xã BMT.
- Vào lúc 16 giờ ngày 10.03.1975, Cộng Quân đã làm chủ tình hình tại Thị Xã BMT, ngoại trừ khu vực thuộc BTL/Sư Đoàn 23BB vẫn còn anh dũng chiến đấu chống cự với Cộng Quân.
- Trong gần suốt 14 giồ đồng hồ (từ 2 giờ sáng đến 16 giờ ngày 10.3.1975), các đơn vị quân đội chủ lực quân, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát Quốc Gia, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Nhân Dân Tự Vệ và ... của toàn Thị Xã BMT đã tận lực hết sức mình, anh dũng kiên cường chống trả lại sự TẤN CÔNG BIỂN NGƯỜI có PHÁO BINH, PHÒNG KHÔNG, CHIẾN XA và ĐẶC CÔNG YỂM TRỢ ... và đơn vị trú phòng không có được đơn vị tăng viện tiếp cứ
* MẶT TRẬN TẠI BỘ TƯ LỆNH SƯ ĐOÀN 23BB và TRUNG ĐOÀN 53BB ở PHI TRƯỜNG PHỤNG DỰC :
- Lực lượng phòng thủ BTL/SĐ23BB gồm 2 đại đội và một số các phòng, ban chuyên môn trong đó có Đại Đội Tổng Hành Dinh, chuyên trách về hành chánh và ẩm thực. Lực lượng chủ yếu là các trung đoàn 44 và 45BB đang hành quân vùng Pleiku. Riêng trung đoàn 53BB, chỉ có 2 tiểu đoàn ở BMT và 1 trung đội pháo binh 105 ly ... nhưng trong đó lại có 1 tiểu đoàn đã được điều động đến tiếp cứu chi khu Đức Lập của tiểu khu Quảng Đức, một chi khu đang bị Cộng Quân tràn ngập ngày 9.3.1975. Tiểu Đoàn còn lại phòng thủ phi trường Phụng Dực, cách Thị Xã BMT khoảng 7 cây số về hướng Đông, Đông Bắc.
- Từ 6 giờ 45 phút sáng ngày 11.3.1975, Cộng Quân đã bố trí xong các lực lượng và thắt chặt vòng vây hậu cứ BTL/SĐ23BB và thực hiện TRẬN MƯA PHÁO bằng đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly (từ hướng Bandon), dồn dập đổ xuống BTL/SĐ23BB ... đồng thời sau đó, bộ đội có chiến xa T.54 đi kèm, dàn hàng ngang tấn công bốn mặt vòng đai của BTL. Lực lượng trú phòng chống trả mãnh liệt, và đẩy lui được nhiều đợt tấn công và có lúc phải đánh cận chiến với Cộng Quân.
- Vào lúc 10 giờ 20 phút sáng, một phi vụ A.37 của Không Lực VNCH thả bom nhầm vào Trung Tâm Hành Quân của BTL/SĐ23BB. Mọi liên lạc truyền tin với QĐ2 và Bộ TTM/QLVNCH hoàn toàn bị phá hủy và cắt đứt.
- Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng, một đoạn hệ thống công sự phòng thủ phía Tây và phía Nam của BTL bị chọc thủng ... Cộng Quân cùng chiến xa tràn vào hậu cứ BTL như nước vở bờ. Đại Tá Vũ Thế Quang, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23BB ra lệnh cho quân trú phòng còn lại mở đường máu rút lui, triệt thoái ra khỏi căn cứ ... và BTL/SĐ23BB coi như bỏ ngỏ và thất thủ.
- Thị Xã BMT đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng Quân từ chiều ngày 10.3.1975 và đơn vị cuối cùng triệt thoái khỏi thị xã BMT vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 11.3.1975 là hậu cứ của BTL/SĐ23BB. Nhưng trung đoàn 53BB, phòng thủ phi trường Phụng Dực, nằm cách thị xã BMT khoảng 7 cây số về hướng Đông, Đông Bắc vẫn còn cố thủ và anh dũng chiến đấu.
- Cùng lúc tấn công vào thị xã BMT vào lúc 2 giờ khuya sáng ngày 10.3.1975, Cộng Quân cũng tấn công trung đoàn 53BB ở phi trường Phụng Dực. Sau khi thực hiện TRẬN ĐỊA PHÁO thì Cộng Quân có chiến xa đi kèm cũng XUNG PHONG TẤN CÔNG BIỂN NGƯỜI vào các vị trí đóng quân của trung đoàn 53BB (gọi là trung đoàn chứ thực ra, lúc bấy giờ chỉ là 1 tiểu đoàn (+) mà thôi).
- Khi tấn công trung đoàn 53BB thì Cộng Quân cũng vẫn áp dụng chiến thuật TIỀN PHÁO HẬU XUNG và có CHIẾN XA đi kèm. Nhưng quân trú phòng dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Võ Ân, trung đoàn trưởng trung đoàn 53BB vẫn anh dũng kiên cường chống trả và đẩy lui và gây thiệt hại nặng cho Cộng Quân.
- Một điểm đặc biệt của trung đoàn 53BB là trong 6 ngày đêm chiến đấu, trung đoàn 53BB không những đánh tan nhiều đợt xung phong tấn công biển người của Cộng Quân, gây thương vong cho địch quân mà còn tịch thu các vũ khí của Cộng Quân (vũ khí cá nhân lẫn cộng đồng như B.40, B.4) ... rồi xử dụng vũ khí tịch thu của địch quân bắn cháy các chiến xa của Cộng Quân.
- Từ sáng sớm ngày 10.03.1975 cho đến hết ngày 15.03.1975, trung đoàn 53BB với quân số hơn một tiểu đoàn và pháo đội 105 ly đã anh dũng chiến đấu chống lại một lực lượng Cộng Quân đông hơn gấp chục lần có pháo binh và chiến xa yểm trợ nhưng vẫn giữ vững được phòng tuyến ... buổi chiều ngày 15.03.1975, một phi vụ tiếp tế đạn dược và lương thực cho trung đoàn 53BB đã thả xuống không đúng điểm ấn định mà rơi vào vùng kiểm soát của Cộng Quân ... trong khi đó, trung đoàn 53BB đã cạn kiệt hoàn toàn lương thực và đạn dược...
- Trưa ngày 16.03.1975 : Trung Đoàn 53BB bị pháo và tấn công thật nặng ... liên lạc với QĐ2 hoàn toàn bị cắt đứt. Trung Tá Võ Ân ra lệnh rút lui, triệt thoái ra khỏi phi trường Phụng Dực.
- Hai trung đoàn 44 và 45BB thuộc sư đoàn 23BB được đổ quân xuống tăng viện cho Mặt Tận Ban Mê Thuột ở Phước An ngày 12 và 13 tháng 3 năm 1975 ... và những đơn vị nầy cũng đã anh dũng chiến đấu với Cộng Quân đến ngày 19.3.1975 thì mới tan hàng.
-Trong khi Mặt Trận Ban Mê Thuột chưa hoàn toàn kết thúc thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Tối Cao của QL/VNCH ra lệnh tổ chức một cuộc họp tại Đặc Khu Cam-Ranh (Vùng 2CT & QĐ2,QK2) vào ngày 14.03.1975.
- Cuộc Họp Cam-Ranh bắt đầu từ 11 giờ 32 phút ngày 14.3.1975 và tham dự buổi họp gồm có : Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng Chính Phủ, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH và Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Vùng 2CT & QĐ2, QK2 của QL/VNCH.
* Xin phép được ghi chú : Có một số sách, báo Việt Ngữ viết về Cuộc Họp Cam-Ranh ngày 14.3.1975 ghi rằng : Trong Cuộc Họp Cam-Ranh nầy có 5 người, ngoài 4 người kể trên, có thêm Trung Tướng Đặng Văn Quang, Phụ Tá An Ninh Tổng Thống. Nhưng cũng có một số sách, báo Việt Ngữ và Hoa Kỳ mà chúng tôi đọc được cũng ghi rằng : Trong cuộc họp nầy hoàn toàn không có sự hiện diện của Trung Tướng Đặng Văn Quang. Chúng tôi hiện đang sống tại Pháp Quốc (Paris), chúng tôi có gặp và được Đại Tá Trần Công Liễu (cũng đang sống định cư tại Pháp), cho biết rằng : " Trong Buổi Họp Cam-Ranh ngày 14.03.1975, không có Trung Tướng Đặng Văn Quang, trong thời điểm tháng 03 và ngày 14.03.1975, Đại Tá Liễu đang là Thị Trưởng kiêm Đặc Khu Trưởng Cam-Ranh. (được xem như là Chủ Nhà của căn nhà Cam-Ranh nầy)".
- Và có thêm một điểm đặc biệt nữa cần ghi nhận là tại Hoa Kỳ, cách đây nhiều năm (lúc đó Trung Tướng Quang còn sống), trong một cuộc phỏng vấn, Trung Tướng Quang có xác nhận là Ông không có mặt trong Cuộc Họp Cam-Ranh ngày 14. 03.1975.
- Sau Cuộc Họp Cam-Ranh, sau khi phái đoàn trở về Sài-Gòn, sau đó Tướng Phú rời Nha Trang bay lên Pleiku và vào lúc 17 giờ 10 thì Tướng Phú ra lệnh một Cuộc Họp Tham Mưu Quân Đoàn Thu Hẹp và buổi họp gồm có : Tướng Phú, Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm, Phụ Tá Hành Quân, Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân, Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn, Đại Tá Phạm Duy Tất, CHT/BĐQ/QK2 kiêm Tư Lệnh Mặt Trận Kontum.
- Trong buổi họp nầy, Tướng Phú tuyên bố : " Thừa ủy nhiệm Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh Tối Cao QL/VNCH, tôi đặc cách thăng cấp Chuẩn Tướng Nhiệm Chức cho Đại Tá Phạm Duy Tất, Tư Lệnh Mặt Trận Kontum ".
- Sau đó, Tướng Phú gắn Sao lên cổ áo Đại Tá Phạm Duy Tất.
- Tiếp theo đó, Tướng Phú trình bày cho biết tình hình cực kỳ khẩn trương khắp 4 Quân Khu. Mặt Trận Ban Mê Thuột hoặc bất cứ một mặt trận lớn nào xảy ra cũng sẽ không có quân tăng viện vì tất cả các lực lượng Tổng Trừ Bị của QL/VNCH đã được xử dụng. Tổng Thống và Hội Đồng Tướng Lãnh quyết định và ra lệnh rút hết Quân Chủ Lực, Pháo Binh, Thiết Giáp, Không Quân của QĐ2,QK2 từ Pleiku, Kontum về Nha Trang để phòng thủ Mặt Trận Duyên Hải, những vùng đông dân cư. Cấp Tỉnh Trưởng, Tiểu Khu Trưởng trở xuống không được biết về lệnh nầy. Các đơn vị Địa Phương Quân tiếp tục chiến đấu tại chỗ, các cơ sở hành chánh vẫn làm việc như thường lệ. Cuộc rút quân được tổ chức như một cuộc hành quân cấp Quân Đoàn. Lộ trình được lựa chọn là Liên Tỉnh Lộ 7B nối liền Pleiku-Phú Bổn-Phú Yên. Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất được đề cử Chỉ Huy Tổng Quát cuộc rút quân. Các Liên Đoàn Biệt Động Quân đi tiền phong và đoạn hậu cùng những đơn vị Thiết Giáp để mở đường, bảo vệ đoàn xe và cuộc rút quân. Ngày N của cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên là ngày 17 tháng 03 năm 1975.
* * CUỘC LUI QUÂN VỚI 9 NGÀY ĐÊM TRÊN 300 CÂY SỐ ĐƯỜNG MÁU CỦA LIÊN TỈNH LỘ 7B PLEIKU-PHÚ BỔN-PHÚ YÊN.
***************************************************************************************************************************************************
- Lệnh rút các lực lượng Chủ Lực Quân của QĐ2, QK2 từ Pleiku về Nha Trang vào chiều ngày 14.03.1975 được xem như là " Một Quân Lệnh Tối Mật ". Nhưng sáng sớm ngày hôm sau, tức là ngày 15.03.1975 thì hầu như tất cả dân chúng, quân, cán chính các cấp của các tỉnh vùng Cao Nguyên và kể cả các tỉnh miền Duyên Hải của Vùng 2CT & QĐ2, QK2 đều biết tin nầy.
- Toàn thể dân chúng ở vào tình trạng hoảng loạn, tìm cách thu xếp gia đình rời bỏ vùng Cao Nguyên để rút về miền Duyên Hải và các tỉnh phía Nam. Một số lớn quân nhân (kể cả sĩ quan) ở các đơn vị phòng sở chuyên môn, không tác chiến, đã rời bỏ đơn vị, thu xếp gia đình rời bỏ các tỉnh đang cư ngụ (đặc biệt là Pleiku, Kontum, Darlac ...).
- Các quân nhân ở các đơn vị tác chiến thì tỏ ra bất mãn, thất vọng, tức giận và tinh thần chiến đấu xuống dốc thê thảm ... Ở một số đơn vị Biệt Động Quân, có một số sĩ quan cấp nhỏ như Chuẩn Úy, Thiếu Úy, Trung Úy với các chức vụ Trung Đội Trưởng, Đại Đội Trưởng, tức giận, thất vọng cực độ đã la hét tỏ rõ thái độ gần như " Bất Tuân Thượng Lệnh ". Có một Trung Úy Đại Đội Trưởng đã rút khẩu súng colt đập mạnh xuống bàn và la hét to : " ĐM, sao lại có một cái lệnh vô lý, kỳ quái như vậy. Mấy thằng cha chỉ huy cao cấp của mình điên hết rồi sao, Ban Mê Thuột còn đang đánh, Pleiku, Kontum, Việt Cộng chưa tới mà mình tự động lui quân. ĐM, như vậy là mình đầu hàng Việt Cộng rồi sao ? Có một Thiếu Úy thì nói : " ĐM, mấy thằng cha chỉ huy của mình là Cộng Sản Nằm Vùng hay sao mà ra lệnh Lui Quân một cách vô lý như thế ... có một lúc nghe nói có cả Cộng Sản Nằm Vùng nằm ngay ở trong Dinh Độc Lập ... sau đó bị khám phá ra và đem nhốt ở Côn Đảo. ĐM, đối với tôi, không có vụ Lui Binh, Triệt Thoái, Rút Quân gì cả. Tôi sẽ ở lại chiến đấu tới cùng và chấp nhận chết ở đây ... mấy thằng Việt Cộng ở đây gặp mình là trốn và bỏ chạy, bây giờ mình lại phải bỏ chạy khi tụi nó chưa tới ... ĐM, chỉ huy cao cấp kiểu gì mà kỳ vậy ?
- Qua 9 ngày đêm triệt thoái lui binh trên 300 cây số ở Liên Tỉnh Lộ 7B từ Pleiku về Phú Yên, đoàn quân di tản của QĐ2, QK2 và hàng trăm ngàn dân chúng đi cùng đã phải hứng chịu một thảm cảnh chết chóc, máu chảy thịt rơi ... bị tàn sát dã man tàn bạo không thể nào tưởng tượng được.
- Cộng Quân dồn mọi nổ lực để tấn công đoàn quân di tản : pháo kích với các trận địa pháo kinh hồn, phục kích, tấn công, đóng chốt, chặn đầu, truy kích đoạn hậu, chặt cắt đoàn quân ra thành nhiều đoạn ... đoàn quân di tản trong hổn loạn, vừa lui binh vừa đánh vừa bảo vệ đoàn quân vừa mở đường tiến lên trong những điều kiện vô vàn khó khăn, ngặt nghèo nghiệt ngã.
- Các lực lượng quân sự chủ lực của BTL/QĐ2, QK2 (BĐQ + TG + PB), quân dân cán chính của 3 tỉnh Pleiku, Kontum, Darlac đã di chuyển trên Liên Tỉnh Lộ 7B trong rối loạn, sợ hãi, thương vong ... và LIÊN TỈNH LỘ 7B đã được gọi là HÀNH LANG MÁU hay là CON ĐƯỜNG NƯỚC MẮT. Hơn 70% khí cụ như Chiến Xa, Pháo Binh nặng đã bị tàn phá, bỏ lại, bị tịch thu và coi như BẤT KHIỂN DỤNG. Khoảng 60.000 quân Chủ Lực khi về đến Phú Yên chỉ còn lại 20.000 quân và 400.000 dân cùng chạy loạn theo đoàn quân có được 100.000 dân an toàn về đến Phú Yên.
- Sự thiệt hại của QĐ2, QK2 là một ám ảnh hải hùng khủng khiếp ảnh hưởng trên cả 2 phương diện tâm lý và chính trị cho dân chúng cũng như cho binh sĩ của toàn thể QL/VNCH ... đã làm cho tinh thần chiến đấu của toàn quân toàn dân thêm xao xuyến cùng cực.
- Sau khi chiếm xong thị xã Ban Mê Thuột và tỉnh, tiểu khu Darlac vào ngày 19.03.1975. Cộng Quân tiến đánh Pleiku, Kontum. Nhưng khi biết Pleiku và Kontum đã di tản về Vùng Duyên Hải thì Cộng Quân cấp tốc mở ngay các cuộc tấn công về Vùng Duyên Hải qua 3 hướng tiến quân : Quốc Lộ 19 (Pleiku - Qui Nhơn), Liên Tỉnh Lộ 7B (có đoàn quân đang di tản), Quốc Lộ 21 (nối liền Cao Nguyên và Vùng Duyên Hải ngang qua Khánh Dương tiến về Nha Trang).
- Tuyến Quân Khánh Dương được thành lập để cản bước tiến quân của Cộng Quân về Vùng Duyên Hải tại khu vực Quốc Lộ 21 được ghi nhận ác liệt ... Bằng mọi giá phải chiếm cho bằng được Vùng Duyên Hải để cắt đôi lãnh thổ VNCH cho nên Cộng Quân đã dồn một số quân bộ binh thật đông đảo có pháo binh và thiết giáp yểm trợ ... và sau 10 ngày giao tranh thì Tuyến Quân Khánh Dương bị vỡ và thất thủ.
- Trong khi đó thì tại tỉnh, tiểu khu Bình Định thì Sư Đoàn 22 Bộ Binh (với 3 trung đoàn 41, 42 và 47, trung đoàn 40 đã tăng cường cho Mặt Trận Khánh Dương), cùng các lực lượng ĐPQ + NQ + CSQG + XDNT + NDTV của tỉnh, tiểu khu Bình Định đã anh dũng chống trả lại các cuộc tấn công ác liệt của Sư Đoàn 3 Sao Vàng của quân CSBV cùng các đơn vị Chủ Lực Miền và Du Kích có Thiết Giáp và Pháo Binh yểm trợ.
- Kể từ sáng sớm ngày 27.03.1975 thì Mặt Trận Bình Định bắt đầu trở nên khốc liệt trên toàn lãnh thổ tiểu khu Bình Định với các cuộc tấn công và các trận địa pháo ... các quận Tam Quan, Bình Khê bị tràn ngập và thất thủ ... và những ngày kế tiếp thì Cộng Quân đã tiến gần đến Thị Xã Qui Nhơn với đại quân và chiến xa, pháo binh. Thêm vào đó, các đơn vị ĐPQ và NQ của một số quận đã rã ngũ và bỏ chạy ...
- Ngày 31.03.1975, phi trường Phù Cát bị pháo kích và tấn công. Các đơn vị chủ lực của Sư Đoàn 22BB được lệnh rút toàn bộ về phòng thủ Thị Xã Qui Nhơn và đặc biệt là Quân Cảng Qui Nhơn và sẽ được triệt thoái khỏi Bình Định khi có lệnh.
- Ngày 01.04.1975, Cộng Quân chiếm toàn thể thị xã Qui Nhơn. Tàu Hải Quân được lệnh bốc quân của Sư Đoàn 22BB tại Quân Cảng Qui Nhơn ... và có một sự việc thật đặc biệt đã xảy ra : Đại Tá Nguyễn Hữu Thông (khóa 16 Võ Bị Đà-Lạt), Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42/SĐ22BB, sau khi đưa các quân nhân dưới quyền lên tàu Hải Quân, Ông ở lại Qui Nhơn và TỰ SÁT. Sư Đoàn 22BB được di tản bằng tàu Hãi Quân về tỉnh Long An của Vùng 3 CT & QĐ3, QK3 cũa QL/VNCH.
- Kể từ chiều ngày 01.04.1975 thì các mặt trận lớn của QĐ2, QK2 được xem như chấm dứt và 2 tỉnh, tiểu khu sau cùng của QĐ2, QK2 là 2 tỉnh, tiểu khu Ninh Thuận (Phan-Rang) và Bình Thuận (Phan-Thiết) sẽ được bàn giao và sát nhập vào QĐ3, QK3 của QL/VNCH.
- Vào lúc 13 giờ 45 trưa ngày 02.04.1975, trên ngay đồi " Lầu Ông Hoàng " tại Phan Thiết, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh QĐ2, QK2 đã bàn giao phần lãnh thổ còn lại của Vùng 2 CT cho Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3, Quân Khu 3 và kể từ giờ phút nầy thì Vùng 2 CT & Quân Đoàn 2, Quân Khu 2 của QL/VNCH coi như không còn nữa.
*** CÁC TRẬN ĐÁNH và CUỘC LUI BINH của QUÂN ĐOÀN 1 & QUÂN KHU 1 :
****************************************************************************************
- Thị Xã Ban Mê Thuột và tỉnh, tiểu khu Darlac đã hoàn toàn lọt vào tay Cộng Quân và Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên của QĐ2, QK2 với những sự thiệt hại vô cùng nặng nề và Sư Đoàn Nhảy Dù được lệnh điều động về Sài-Gòn (từ Vùng Giới Tuyến QĐ1, QK1) ... đã làm cho toàn thể dân chúng ở các tỉnh của Vùng 1 CT hoảng sợ và rối loạn ... và đặc biệt là tinh thần chiến đấu của các binh sĩ thuộc mọi đơn vị của QĐ1, QK1 đã dao động và xuống thấp một cách thê thảm.
- Dân chúng thì tìm cách rời bỏ vùng đất địa đầu giới tuyến. Một số lớn binh sĩ (kể cả sĩ quan) đã rời bỏ nhiệm sở, đơn vị cùng gia đình bỏ trốn và tìm mọi phương tiện để Xuôi Nam.
- Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Vùng 1 và QĐ1, QK1 đã được triệu hồi về Sài-Gòn để gặp và họp khẩn cấp với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Hội Đồng Tướng Lãnh 2 lần (lần đầu vào ngày 13.03.1975 và lần thứ nhì vào ngày 19.03.1975). và sau đó với những cái lệnh " BẤT NHẤT THAY TRƯỚC ĐỔI SAU " trong đó có lệnh " BỎ HUẾ RỒI TỬ THỦ HUẾ RỒI BỎ HUẾ " đã làm cho Tướng Trưởng và quân nhân các cấp của QĐ1, QK1 hoang mang, tuyệt vọng tột cùng ... sống trong tâm trạng " VÙNG 1 CHIẾN THUẬT SẼ BỊ BỎ RƠI ".
- Cộng Quân biết được những nguồn tin quan trọng tối mật về sự rút bỏ các đơn vị quân sự của QĐ1, QK1 từ lúc đầu là Sư Đoàn Nhảy Dù, một đơn vị thiện chiến Tổng Trừ Bị của QL/VNCH, cho nên Cộng Quân gấp rút xâm nhập và đánh phá các nơi ... lúc đầu là các xã, quận xa xôi để thăm dò phản ứng của các đơn vị QL/VNCH. Và sau đó thì tập trung quân đông đảo có pháo binh và thiết giáp yểm trợ đánh ngay vào các thành phố lớn (Quảng Trị, Huế, Quảng Tín) và pháo kích thật mạnh vào Thị Xã Đà-Nẵng.
- Các đơn vị quân sự của QL/VNCH ở Vùng 1 Chiến Thuật đã chống trả lại các cuộc tấn công và pháo kích của Cộng Quân trong thế yếu và hoảng loạn, mất tinh thần chiến đấu ... Ngày 20.03.1975, Quảng Trị coi như bỏ ngỏ và rơi vào tay Cộng Quân ... và liền ngay sau đó, các sư đoàn của quân CSBV, công khai vượt sông Bến Hải tiến vào Quảng Trị ... và cùng ngày 20.03.1975, một số lớn các đơn vị của QL/VNCH bỏ Huế rút quân về phòng thủ Đà-Nẵng, nhưng lúc nầy lệnh " chính thức bỏ Huế chưa được ban ra " ... và ngày 23.03.1975 thì lệnh chính thức bỏ Huế mới được ban ra, nhưng chỉ có một số giới chức quân sự cao cấp của QĐ1, QK1 mới được biết.
- Người chịu trách nhiệm nặng nề nhất đối với Huế, Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, Thị Trưởng Huế kiêm Tiểu Khu Trưởng Thừa Thiên, cho đến giờ phút chót không biết mình phải làm sao, đi hay ở, và làm sao giải thích với mấy trăm ngàn dân chúng Huế về sự tháo chạy nầy vì mới ngày hôm qua trên hệ thống truyền thanh, còn phát đi phát lại LỆNH TỬ THỦ BẢO VỆ HUẾ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
- Tuy vậy, mặt trận phía Bắc của Huế vẫn chưa bị vỡ hoàn toàn. Những đơn vị cấp nhỏ, các đại đội của Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân và các Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, vì không nhận được lệnh của Thượng Cấp và vì không rút kịp nên vẫn tiếp tục " đánh vùi " với các đơn vị Chủ Lực Miền và Du Kích của Cộng Quân suốt ngày 24.03.1975 cho đến khi hết đạn và tan hàng. Đến 12 giờ đêm 24.03.1975 vẫn chưa thấy bóng dáng 1 chiếc xe tăng hay 1 đơn vị chính quy nào của quân CSBV vào tới.
- Tại mặt trận Tây Nam của Huế, cho đến đêm 23.3.1975, có lệnh rút bỏ Huế, các đơn vị của Sư Đoàn 1 BB trên các tuyến quân vùng Núi Nghệ, Núi Bồng, tỉnh lộ 12 vẫn chưa bị đe dọa hay gặp một sự thiệt hại nặng nề nào đáng kể .. nhưng rồi cái lệnh Rút Quân được ban hành. Một cái lệnh thật bất ngờ ngắn ngủi đã làm cho toàn thể binh sĩ ngỡ ngàng thất vọng xót xa ... và ngày hôm sau 24.03.1975, phi cơ của Tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư Lệnh SĐ1BB bị trúng đạn và ông bị tử thương (cùng bị tử thương với Tướng Điềm có Đại Tá Võ Toàn, khóa 17 VB Đà-Lạt, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 1/SĐ1BB, vị Đại Tá trẻ tuổi nhất của QL/VNCH, 27 tuổi).
- Cuộc rút quân bỏ Huế đã rối loạn, hổn độn và thất bại ngay từ đầu. Hệ thống chỉ huy, phối hợp giữa các đơn vị, vấn đề an ninh, tổ chức rất tồi tệ và hoàn toàn tê liệt ... các cấp chỉ huy cao cấp, vô trách nhiệm, không thành thật, dối trá và phản bội, bỏ rơi thuộc cấp. Về kế hoạch rút quân bằng đường biển, với hơn 20.000 quân chủ lực, hàng mấy trăm chiến xa, đại bác cùng mấy trăm ngàn dân chúng, các lực lượng ĐPQ,NQ cùng công chức và gia đình họ đi kèm ... Hai cửa biển đón quân, dân Thuận An và Tư Hiền không được bảo vệ, phòng thủ ... các đơn vị quân đội và dân chúng trở thành BIỂN MÁU, chết chồng chất lên nhau vì các cuộc tấn công và pháo kích của Cộng Quân.
- Rồi những ngày kế tiếp sau đó, thành phố Đà Nẵng là ĐIỂM TỰA CUỐI CÙNG của Vùng 1CT & Quân Đoàn1, Quân Khu1 dành cho tất cả dân chúng cũng như các đơn vị quân đội tìm cách rút về đây ... Thật là hỗn loạn và nguy hiểm vì các họng súng đại pháo và các cuộc tấn công của Cộng Quân sẽ tập trung mãnh liệtvào đây.
- Tối ngày 28.03.1975, lệnh RÚT KHỎI ĐÀ-NẴNG được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Vùng 1CT kiêm Tư Lệnh QĐ1, QK1 nói tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải với Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Phó QĐ1, QK1, Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải, sau một cuộc điện đàm ngắn ngủi với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ... Như vậy, coi như kể từ tối ngày 28.03.1975 và sáng ngày 29.03.1975, Đà-Nẵng được lệnh rút quân tức là Bộ Tư Lệnh QĐ1, QK1 của QL/VNCH được lệnh rút quân khỏi Vùng Hỏa Tuyến bằng các chiến hạm Hải Quân của QL/VNCH.
- Cửa biển Thuận An, Tư Hiền, vùng bờ biển Đà-Nẵng đã là NHỮNG BIỂN MÁU với những xác người vừa Chết vừa Bị Thương ... Thật là một Thảm Trạng không thể tưởng tượng được. Các Quân, Dân, Cán Chính của Vùng 1 Chiến Thuật và gia đình, có những người đã chết trong oan khiên, nghiệt ngã, có những người đã bị tàn sát, xử tử dã man trước những họng súng dã man, tàn bạo của Cộng Quân ... nhưng cũng có những người đã anh dũng oai hùng TỰ SÁT để giữ tròn khí tiết của anh hùng quốc gia dân tộc.
- Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, người Chỉ Huy Quân Sự Cao Cấp Nhất của Vùng Hỏa Tuyến đã phải lội xuống biển ra tàu Hải Quân cứu vớt, ông đã hụt hơi, ngất xỉu khi vừa được vớt lên tàu.
- Trong cuộc rút quân của Vùng Hỏa Tuyến cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1975, Sư Đoàn 2 BB là một đại đơn vị duy nhất không bị tổn thất nặng nề, được tàu Hải Quân VN đưa về tỉnh, tiểu khu Bình Tuy thuộc Quân Đoàn 3, Quân Khu 3/QLVNCH. Sư Đoàn 3 BB được đưa về tỉnh, tiểu khu Phước Tuy (Vùng 3CT), một phần của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến được đưa về Vũng Tàu (Vùng 3CT) ... Lữ Đoàn 369 của SĐ/TQLC bị kẹt lại và bị tổn thất nặng nề. Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc (khóa 16VB/Đà-Lạt) coi như bị chết, mất tích ... một số quân nhân TQLC bị bắn chết, bị bắt làm tù binh, bị xử tử dã man ... và cũng có một số đã TỰ SÁT TẬP THỂ tại các bờ biển của Huế và Đà-Nẵng. Còn Sư Đoàn 1BB coi như bị tan hàng không còn khả năng chiến đấu ...
*** THỦ ĐÔ SÀI-GÒN, NHỮNG NGÀY THÁNG 4 và GIỜ THỨ 25 !!!
*************************************************************************
- Vào đầu tháng 04 năm 1975, lãnh thổ của VNCH chỉ còn lại Thủ Đô Sài-Gòn (tức Phân Khu Đô Thành) nằm trong lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô và còn 2 vùng quân sự chiến thuật, đó là Vùng 3CT và Vùng 4CT của QL/VNCH.
- Hai tỉnh, tiểu khu sau cùng của QĐ2, QK2 bàn giao và sát nhập vào QĐ3, QK3 là Ninh Thuận (Phan-Rang) và Bình Thuận (Phan-Thiết). Và Phòng Tuyến Phan-Rang được thành lập để chống lại quân CSBV từ Vùng 2CT tiến về Sài-Gòn và trong 12 ngày giao tranh chống trả lại (từ 04.04.1975 đến 16.04.1975) sức tiến quân của Cộng Quân thì Phòng Tuyến Phan-Rang bị phá vỡ.
- Rồi PHÒNG TUYẾN XUÂN LỘC là Phòng Tuyến Quân Sự Cuối Cùng của QL/VNCH chống lại quân CSBV để bảo vệ Thủ Đô Sài-Gòn và được mệnh danh là PHÒNG TUYẾN THÉP XUÂN LỘC với Sư Đoàn 18 Bộ Binh, các lực lượng ĐPQ, NQ, CSQG, XDNT, NDTV của tỉnh, tiểu khu Long Khánh, các lực lượng yểm trợ như Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Pháo Binh, Thiết Giáp, Không Quân ... Lực lượng Cộng Quân với 7 Sư Đoàn với mục tiêu chọc thủng Phòng Tuyến Xuân Lộc và tiến quân về Thủ Đô Sài-Gòn.
- Các chiến sĩ anh hùng của QL/VNCH tại Phòng Tuyến Thép Xuân Lộc đã anh dũng chống trả và ngăn chận được bước tiến của Cộng Quân và gây cho Cộng Quân thiệt hại nặng nề về con số thương vong.
- Không phá thủng được Phòng Tuyến Thép Xuân Lộc sau 12 ngày giao tranh thì Cộng Quân đành phải lui quân, tái tổ chức và thay đổi hướng tiến quân tấn công Sài-Gòn.
- QL/VNCH cũng tái phối trí với những Phòng Tuyến Quân Sự để bảo vệ Thủ Đô Sài-Gòn trước các hướng tiến quân mới của Cộng Quân đánh vào Sài-Gòn : Thủ Đô Sài-Gòn với trung tâm và vòng đai gần là Biệt Khu Thủ Đô có Đặc Khu Rừng Sát và tiểu khu Gia Định.
- Bảo vệ xa là Vùng 3CT & QĐ3, QK3 : Sư Đoàn 18 BB (và các đơn vị trực thuộc) bảo vệ vùng Tổng Kho Long Bình, bảo vệ và an ninh trục lộ một phần Quốc Lộ 15, bảo vệ và an ninh Quốc Lộ 1 (từ Ngã Ba Tam Hiệp đến địa phận tỉnh Long Khánh).
- Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh Xung Kích, các lực lượng quân sự của tiểu khu Biên Hòa, lực lượng Biệt Động Quân (thuộc BĐQ/QK3), bảo vệ và án ngữ Phòng Tuyến Biên Hòa.
- Sư Đoàn 5 Bộ Binh, các lực lượng quân sự của tiểu khu Bình Dương, lực lượng Biệt Động Quân (thuộc BĐQ/QK3), bảo vệ và án ngữ Phòng Tuyến Bình Dương.
- Sư Đoàn 25 BB, các lực lượng quân sự của 2 tiểu khu Tây Ninh và hậu Nghĩa, lực lượng Biệt Động Quân (thuộc BĐQ/QK3), bảo vệ và án ngữ Phòng Tuyến Tây Ninh-Hậu Nghĩa.
- Sư Đoàn 22 BB, các lực lượng quân sự của tiểu khu Long An, bảo vệ và án ngữ Phòng Tuyến Long An.
- Sư Đoàn 2 BB tăng cường cho 2 tiểu khu Bình Tuy và Long Khánh và bảo vệ và án ngữ Phòng Tuyến Long Khánh-Bình Tuy.
- Sư Đoàn 3 BB với Trung Đoàn 56 tăng cường cho tiểu khu Phước Tuy, Trung Đoàn 2 và Bộ Tư Lệnh tăng cường cho chi khu Long Điền, tỉnh Phước Tuy, Trung Đoàn 57 tăng cường cho Đặc Khu Rừng Sát.
- Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến bảo vệ Thị Xã Vũng Tàu.
- Sư Đoàn Nhảy Dù bảo vệ Căn Cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt và khu Vực BTL/Dù và trại Hoàng Hoa Thám.
- Liên Đoàn 81 BCND và 2 Liên Đoàn 8, 9 Biệt Động Quân là Lực Lượng Tổng Trừ Bị
NGÀY CUỐI CÙNG CỦA DƯƠNG VĂN MINH
Kể từ ngày 10/3/1975, khi Ban Mê Thuột thất thủ, tiếp đến là lệnh “di tản chiến thuật” ra khỏi cao nguyên Trung phần, Tổng Thống Thiệu « cố tình » không hiểu Quân Hình, Địa Hình, hay Kế Sách Tác Chiến cấp Quân Đoàn : « Di Tản, Rút Quân, Lui Binh phải có kế họach, mưu lược. Lui Binh là hành quân đánh địch, tấn công địch, lập phòng tuyến chặn đoạn hậu vững chắc rồi lúc đó mới nghĩ đến chuyện Lui Binh. Nhưng « Di Tản » theo công thức Cắm Đầu Bỏ Chạỵ, không hề có trong binh pháp. Vì thế, ông Thiệu đã để mất cả Quân đoàn I và Quân đoàn II, tức là một nửa quân đội VNCH bị tan rã trong chớp nhoáng ». (Trích Hồi Ký Decent Interval, xuất bản năm 1977, của Thiếu Tá CIA Prank Snepp)
Trong phiên họp ngày 2/4/1975, Thượng Nghị Viện đa số VC nằm vùng, do Thích Trí Quang, tức Trung Tướng Phạm Văn Bồng, đứng sau lưng chỉ thị, áp lực ông Thiệu thành lập một tân nội các, đại diện cho thành phần Thứ Ba, Trung Lập, thay thế chính phủ của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm. Trước sức ép từ nhiều phía, Tổng thống Thiệu đã ủy nhiệm Chủ Tịch Hạ Nghị Viện là ông Nguyễn Bá Cẩn thành lập tân nội các. Tân chính phủ ra mắt ngày 14/4/1975 và hoạt động chỉ có 15 ngày.
Trong Hồi Ký của mình, ông Nguyễn bá Cẩn viết : « Hoa Kỳ là kẻ chủ mưu sắp xếp mọi kế hoạch bỏ rơi đồng minh giữa đường và tháo chạy một mình » ̣
Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, tóm tắt về việc cắt giảm quân viện của Hoa Kỳ như sau (trong cuốn : Những ngày cuối của VNCH ): « Quốc Hội Hoa Kỳ phủ quyết tất cả các ngân sách phụ trội và trong tài khóa 1975, họ chỉ cho 1 tỷ Mỹ kim, nhưng sau đó, con số 1 tỷ lại bị cắt đi chỉ còn 700 triệu. Phần này lại còn tính luôn cả chi phí cho Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự Mỹ (DAO). VNCH lâm vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng quân trang, quân dụng, vũ khí, đạn dược, nhiên liệu, pháo binh, 1 khẩu chỉ được lệnh bắn 4 quả đạn 105 ly trong một ngày, khi quân bạn bị địch tràn ngập căn cứ. Ngày 2/1/1975, Ngũ Giác Đài xin Quốc Hội một ngân khoản phụ trội 300 triệu dollars, sau đó, Tổng thống Gerald Ford nâng lên thành 722 triệu khi chuyển qua Quốc Hội ngày 11.4.1975. Quốc Hội Mỹ đã bác bỏ đề nghị của phía Hành Pháp, và thế là tình hình miền VNCH xem như đã được quyết định. Rõ ràng Hoa Kỳ bỏ rơi chúng ta ».
Trong khi đó, qua Bản Báo Cáo, mang bí số « 702/H/C/Report » (Con số 7, là con số, trong 3 năm với tư cách Trưởng Trạm CIA tại Sàigòn, Thomas Polgar đã đã báo cáo lên cấp trên là Đại Sứ Graham Martin (1912-1990)
và Giám Đốc CIA tổng cộng 700 văn bản), giải mã ngày 20-2-2021, của Thiếu Tướng Thomas Polgar, Trưởng Trạm CIA tại Sàigòn (1972-1975-), trình lên Giám Đốc CIA, Richard Helms (1913-2002), hoàn toàn trái ngược lại những gì ông Thiệu, các Tướng Lãnh của ông, và các chính trị gia VNCH từng xướng lên cùng một « điệp khúc » y hệt nhau, từ hàng chục năm qua : « VNCH mất, là do Mỹ cúp vịên trợ, trong mưu đồ bán đứng miền Nam cho CS ».
Theo Thomas Polgar, viết từ trang 3 đến trang 11:
(« Thoạt đầu, chúng tôi cứ nghĩ Tổng Thống Thiệu tung ra chiến dịch « Di Tản Chiến Thuật » là để « Nghi Binh », nhữ địch rút ra khỏi núi rừng, kéo hết về thành phố. Địch bị lộ diện, giúp ông dễ dàng tiêu diệt. Nhưng, mọi người đều lầm. Ông Thiệu đã tính sai nước cờ khi ra lệnh Tướng Phú rút bỏ Quân Đoàn II. Lúc ấy, ông rơi vào trạng thái bấn lọan, lúng túng, mất bình tỉnh. Ông họp báo liên miên. Buổi sáng tuyên tuyên bố tử thủ Huế. Buổi chiều tuyên bố bỏ Huế. Ngày hôm sau lại đính chánh không Di Tản Quân Đoàn 2. Lệnh lạc bất nhất. Dân chúng náo lọan. Nhiều cấp chỉ huy bỏ chạy trước. Sau đó là binh sĩ và gia đình vợ con binh sĩ. Quân đội sa vào tình trạng rắn mất đầu, loạn quan, loạn quân. Mạnh ai nấy chạy. Quân CS tha hồ pháo kích, phục kích, truy kích tứ phía, thoải mái tàn sát dân chúng và binh sĩ VNCH. Binh sĩ VNCH không chịu đứng lại trong đội hình, trong hàng ngũ để chống giặc. Họ tự ý quăng súng, tự ý bỏ chạy và bỏ chạy, khi biết được cấp chỉ huy của họ đã bỏ chạy trước từ lâu.
Riêng về vấn đề « thiếu hụt vũ khí ». Điều này, Đại Tướng Cao Văn Viên nói sai. Từ tháng 1-1973 đến đầu tháng 1- 1975, Cơ Quan CIA chúng tôi đã mở cầu không vận ban đêm, 1 phi đoàn C5 vận chuyển trên 3 triệu tấn đạn đủ loại. Số đạn dược tồn kho này ở Okinawa là của VNCH, con số viện trợ thặng dư của năm 1972. Đạn chở tới Biên Hòa rồi chuyển đến dự trữ ở Tổng Kho Long Bình. Tuy nhiên, cuối năm 1973, trong Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, không biết ai đó, tung tin rằng. «Chúng ta sắp hết đạn, hãy tiết kiệm tối đa ». Tin đồn có ác ý này, tai hại vô cùng, đã khiến cho binh sĩ VNCH, tinh thần chiến đấu giảm sút một cách đáng lo ngại. Những ngày cuối cùng, chúng tôi đề nghị Tướng Lê Minh Đảo, đưa Sư Đoàn 18 về bảo vệ Tổng Kho Long Bình. Bởi vì, tại đây, là kho vũ khí đủ loại, lớn nhất vùng Đông Nam Á.
Bom Chiến Lược CBU - 55 :
Trong chiến tranh VN, Hoa Kỳ có chứa ở Tổng Kho Long Bình 8 trái bom Chiến Lược CBU-55. CBU-55 còn gọi là Bom Chùm Nhiệt Áp (cluster bomb incendiary device). Bom Chùm CBU-55 gồm có 1 trái bom Mẹ SUU-49B, 7 trái bom con BLU-73B. 1 loại bom SUU-49B có hình trụ thon dài 2,3m, đường kính 0,36m, cánh và đuôi 0,72m, khối lượng 235 kg, và chứa thêm 3 bom con BLU 73, dọc thân từ lỗ lắp ngòi nổ đúng giờ tới nắp đáy, có gắn một dây nổ, bảo đảm sẽ mở « kích chốt » ở trên không. Mỗi trái bom con có khối lượng 45kg, nạp 32,6kg Oxyde d'éthylène lỏng, có 2 cây dù hãm để giảm tốc độ rơi xuống còn 33m/s. Bom CBU - 55 được bố trí trên các loại phi cơ tốc độ chậm : A-37, OV-10 và trực thăng UH-1 ở độ cao bay 600m, tốc độ bay 120 km/giờ, có mục đích phải rơi chính xác mục tiêu, không được rơi nhằm vào quân bạn hoặc khu vực đông dân cư.
Trong khi hầu hết các loại bom cháy khác chứa Napalm hoặc Phosphor. Một trái bom CBU-55 nặng trên 480 kg, chứa nhiên liệu chủ yếu là Propane. Bom Chùm CBU-55 có tác dụng tạo ra nhiệt áp, nóng 1000 độ, phá hủy đường hô hấp và não bộ do phản ứng đốt cháy hoàn toàn Oxyde trong phạm vi 3 cây số vuông. Khi chạm đất, ngòi nổ hoạt động gây nổ ống thuốc đặt giữa trục bom, phá vỡ vỏ bom, làm văng Oxyde tạo thành đám mây xon khí (nhiên liệu - không khí), người hoặc thú vật sẽ nghẹt thở chết trong 2 giây đồng hồ.
Ngày 2-4-1975, 3 Sư Đoàn CS, chia ra làm 3 mũi tấn công.
(Ghi chú: Tài liệu CS ghi trận Xuân Lộc diễn ra bắt đầu ngày 9 đến ngày 20-4-1975. Người viết không tin tài liệu hay sử liệu của người CS ghi chép. Thí dụ. Cuộc chiến giờ chót tấn công chiếm miền Nam là do Lê Duẫn Tổng Chỉ Huy, Lê Đức Thọ, Phó Tổng Chỉ Huy, những viên tướng phụ tá cho Lê Duẫn là Đoàn Khuê, Lê Trọng Tấn, Văn Tiến Dũng, Trần Tử Bình, Chu Huy Mân, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Đinh Đức Thiện... Võ Nguyên Giáp thuở đó (1961-1974) trên danh nghĩa là Tổng Chỉ Huy Quân Đội, nhưng trên thực tế là Bộ Trưởng Kế Họach Cai Đẻ, một hình thức bị phe thân Nga giam lỏng. Vậy mà ngày nay, trên Intenet, các nhà viết sử CS bóp méo sự thật từ đầu đến cuối. Viết rằng, Võ Nguyên Giáp là Tổng Chỉ Huy Chiến Dịch Hồ Chí Minh. Còn Lê Duẫn đâu? Lê Duẫn là người trực tiếp lãnh đạo cuộc tranh chống Tàu năm 1979. Lịch sử đã xóa mất tên Lê Duẫn, CS phe thân Tàu ngày nay sợ mích lòng với Tàu nếu nhắc đến tên Lê Duẫn)
1- Sư Đoàn 7 BV, từ sông La Ngà tiến về Bảo Định đánh thọc sâu vào hậu tuyến Sư Đoàn 18 VNCH.
2- Sư Đoàn 341 BV, xuất phát từ Định Quán tiến về tràn ngập các tiền đồn Địa Phương Quân, Biệt Động Quân ở núi Sốc Lu, Đồi Đồng Nghĩa, Cáp Răng.
3- Sư Đoàn 6 BV, từ Đồn Điền Ông Quế, tiến về chiếm Ấp Hưng Lộc, Đèo Mẹ Bồng Con. 3 Sư Đoàn CS áp dụng cách hành binh « 3 Mũi Giáp Công », đánh thẳng vào Long Khánh, phòng tuyến cuối cùng của Tướng Lê Minh Đảo. Ngay đêm đầu tiên chạm địch (5-4-1975), Sư Đoàn 18 VNCH bị thiệt hại mất 1 Trung Đoàn. CS tiến quá nhanh, với quân số đông gấp 3 lần Sư Đoàn 18, nếu kéo dài thêm 1 ngày nữa, Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh sẽ lọt và tay địch. Tôi hội kiến với Tướng Charles Times và với sự chấp thuận của Đại Sứ Graham Martin, tôi cho Không Quân VNCH thả xuống mỗi Sư Đoàn CS 2 trái bom CBU-55.
14h ngày 7-4-1975, 3 Sư Đoàn 6, 7, 341 của BV coi như bị xóa sổ trên chiến trường VN vào những ngày cuối cùng. Giờ chót, tôi nhận được tin trong hàng ngũ phi công VNCH, có một số làm nội tuyến cho CS. Tôi không tin họ. Cho nên, hai trái CBU-55 còn lại, tôi ra lệnh tiếp tục giữ ở Tổng Kho Long Bình, không di tản ra khỏi VN.
Điều kiện mà chúng tôi thương thuyết với ông Lê Đức Thọ, qua trung gian Đại Sứ Hung Gia Lợi tại Hà Nội vào ngày 30-4-1975, là phía CSVN có quyền xử dụng toàn bộ kho vũ khí khổng lồ của Long Bình. Nhưng, không được phá hủy dưới mọi hình thức. VN phải giữ « nguyên hiện trạng » Tổng Kho Long Bình, Phi Trường Biên Hòa, Bán Đảo Cam Ranh trong thời hạn 60 năm.
(Đến nay đã 46 năm, CSVN vẫn giữ sự cam kết này với người Mỹ, mặc dầu Trung Cộng rất thèm Bán Đảo Chiến Lược Cam Ranh (lời người viết).
6 giờ chiều ngày 21-4-1975, Tổng Thống Thiệu, lên Đài Truyền hình thông báo từ chức sau khi bàn giao chức vụ Tổng Thống VNCH cho ông Trần Văn Hương. Nội dung bài diễn văn ông chia ra làm hai phần. Phần một, tất cả trách nhiệm mất nước, ông trút hết lên đầu nước Mỹ. « Mỹ nuốt lời hứa bảo vệ VNCH. Mỹ cúp viện trợ. Mỹ đưa tiền không đủ. Không có tiền làm sao tôi giữ được miền Nam. Ba hồi 700 triệu. Ba hồi 500 triệu (dollars) giống như trả giá lên xuống ngoài chợ cá Trần Quốc Toản. Bây giờ, xin có 300 triệu họ cũng không cho ».
Hình như trong đầu ông, ông nghĩ rằng, nước VN là một tiểu bang của Mỹ, chứ không phải Tổ Quốc của ông. Mỹ còn đưa tiền, ông còn đánh CS. Nếu Mỹ không tiếp tục chi tiền, ông phủi tay ra đi, không thèm đánh giặc nữa !
Đoạn kết, ông hùng hồn tuyên thệ trước quốc dân đồng bào, rằng : « Mất một Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, chúng ta còn 1 Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu. Tôi sẽ trở về với Quân Đội và phục vụ đến hơi thở cuối cùng ».
Tuy nhiên, 4 ngày sau đó, tức là đêm 25-4-1975, theo lệnh Tổng Thống Gerald Ford (1913-2006), CIA đưa ông và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm « chuồn » ra khỏi VN, trong lúc Sàigòn đang trong cơn hấp hối. Ông coi như « sứ mạng » của ông đến đây đã hoàn tất. Ông yên lòng và thanh thản bỏ xứ ra đi.
Ông Thiệu nguyền rủa chúng tôi là kẻ phản bội. Không. Chúng tôi không phản bội. Chúng tôi ra đi là vì quyền lợi của chúng tôi. Sau 15 năm Hoa Kỳ đổ biết bao nhiêu tiền bạc, chết và bị thương biết bao nhiêu sinh mạng người Mỹ. Suốt 15 năm dài đó, các tướng lãnh VNCH đã bất lực, không đủ khả năng thắng cuộc chiến này với CS Bắc Việt. Chúng tôi có viện trợ, có giúp thêm 15 năm nữa, các tướng lãnh VNCH cũng vẫn thua. Lý do, các tướng lãnh VNCH không thật lòng yêu nước, không nhiệt tình chống Cộng, và cũng không có thực tài cầm binh. Hơn nữa, nước VN là của người VN, các tướng lãnh VNCH phải nhận trách nhiệm, thua trận là lỗi do mình mà không chịu nhận lỗi để làm lại trang sữ mới. Cả cuộc đời cứ ỷ lại vào người Mỹ và đổ thừa tại người Mỹ đã làm cho VNCH mất nước.
Ông Thiệu bảo chúng tôi phản bội. Nhưng ông Thịêu cũng là một đồng minh phản phúc. Ngày 10-3-1975, Ban Mê Thuột thất thủ. 4 ngày sau, ông Thiệu cùng hai nhân vật thân tín nhất của ông là Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên bay ra Cam Ranh gặp Tướng phú ra lệnh Di Tản. Tại sao không họp ở Sàigòn mà phải bay ra tới Cam Ranh gặp Tướng Phú có 6 phút, để ra lệnh. Ông lén lút ra Cam Ranh Họp Kín là sợ chúng tôi biết kế hoạch sai trái của ông. Tôi có hỏi nhân viên CIA của chúng tôi trong Dinh Độc Lập là Trung Tướng Đặng Văn Quang thì được ông ta trả lời rằng. Ông không hề biết bất cứ điều gì ông Thiệu đã và đang làm. Những tháng cuối cùng của năm 1975, Tướng Thiệu tránh xa Tướng Quang, và giấu kín mọi bí mật kế hoạch hành quân, mặc dầu Tướng Quang là Cố Vấn Quân Sự của Tổng Thống và từng là người bạn rất thân với ông Thiệu khi cả hai còn mang cấp bậc Đại Úy. Tuy vậy, 48 giờ sau, hàng trăm đường dây của CIA hoạt động trên toàn cõi Đông Dương báo cho chúng tôi biết đầy đủ chi tiết về cuộc Lui Binh điên khùng của ông Thiệu. Đến độ, các tướng lãnh Hà Nội cũng ngơ ngác và hoang mang, không biết ông Thiệu đang dùng chiêu thức gì, bỗng dưng ra lệnh hai Quân Đoàn bỏ chạy ? Các nhà quân sự Đồng Minh Hoa Kỳ như Úc, Tân Tây Lan, Gia Nã Đại… đều có chung một cảm nghĩ, hình như ông Thiệu đang cố làm hết sức mình để Giải Tán Quân Đội của ông càng nhanh càng tốt.
Phải chi cuối tháng 3-1954, giữa lúc trên 10 sư đoàn CS bao vây, cô lập căn cứ Điện Biên Phủ của Đại Tá Christian Marie Ferdinand de la Croix de Castries (1902 –1991), và thực thi theo lời yêu cầu của Tướng Toàn Quyền Đông Dương Henri Eugène Navarre (1898 - 1983), Tổng Thống Dwight David Eisenhower (1890-1969) đừng chủ trương hất cẳng người Pháp ra khỏi VN, hạ lệnh dùng pháo đài bay chiến lược san bằng quân đội CS ở Điện Biên Phủ thì chiến tranh VN đã chấm dứt từ lâu rồi. Nước VN sẽ nằm trong Liên Hiệp Pháp, với sự bảo vệ lãnh thổ của người Pháp và sẽ trở thành một quốc gia độc lập bằng giải pháp hòa bình).
(Phải chi ngay từ buổi đầu, chúng ta đừng đặt chân tới đây, đừng can thiệp vào VN, chắc chắn ngày nay chúng ta sẽ không đau lòng chứng kiến những thảm kịch bất hạnh, những nghịch cảnh tang tóc sẽ phủ trùm lên dân tộc dễ thương này sau ngày chúng ta ra đi).
Langley, Virginia, ngày 17-5-1975
Thomas Polgar
Đôi lời giới thiệu về Thomas Polgar : Thomas Polgar was the last CIA station chief in Saigon during the Vietnam War; he helped direct the frantic airborne evacuation of US citizens and Vietnamese leaders during the final days. A Hungarian who had served in a US espionage agency during the Second World War, he joined the CIA when it was founded in 1947 and spent years working in Europe and Latin America before going to Saigon in 1972.
When he took over in Saigon, the CIA director was Richard Helms, an old friend from the Office of Strategic Services during the war. “If somebody were to assign Tom Polgar to go after me,” Helms said in 1988, “I would really be worried about it. He gets his man.”
Polgar had command over a network of 550 CIA officers, including 200 who worked undercover. By the time he arrived, support for the war back home was in free fall. Polgar was instructed by the White House to “preserve a non-communist Vietnam”, but as that became increasingly unlikely, he sent a message to Washington: “We are a rudderless ship.”
South Vietnam’s president, Nguyen Van Thieu, resigned on 21 April 1975, and Polgar was in charge of spiriting him and other officials out of the country. Thieu was driven to the airport at night in a car with the headlights turned off.
By 29 April, Saigon was under siege. The US armed forces radio station ran a coded message to begin evacuation: “The temperature in Saigon is 105 degrees and rising,” followed by 30 seconds of Bing Crosby singing “White Christmas”.
On 30 April the North Vietnamese entered Saigon, and the Americans were ordered to leave by nightfall. Polgar stayed behind, his final job to burn the CIA’s files, telegrams, code books, pictures and anything hinting at an employee’s identity. After midnight, he sent his last telegram, a sharply worded message that has entered CIA lore: “It has been a long fight and we have lost... Those who fail to learn from history are forced to repeat it. Let us hope that we will not have another Vietnam experience and that we have learned our lesson.” He then destroyed the machine on which he had sent the telegram and boarded a helicopter.
Polgar retired in 1981. In later years he was an analyst for the Senate select committee investigating the Iran-Contra scandal and worked as a consultant on defence and counter-terrorism. He was often consulted by historians and journalists writing about the CIA and the last days of Saigon.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975, Đại Tướng Dương Văn Minh thay thế ông Trần Văn Hương, chính thức nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. 8h sáng, Đại Tướng Paul Fidèle Félicien Vanuxem (sinh năm 1904, mất tại Paris 5e năm 1979, hưởng thọ 74 tuổi), thay mặt Đại Sứ Pháp Jean Marie Merillon, đến gặp Dương Văn Minh để chuyển lời của Đại Sứ Trung Cộng tại Hà Nội, đề nghị chính phủ Dương Văn Minh lên tiếng kêu gọi Trung Cộng đem quân tấn công vào Hà Nội để cứu VNCH. Lúc đó cũng có mặt ông Lê Quốc Túy, Đại Diện cho cựu Thủ Tướng Trần Văn Hữu, cố vấn ông Dương Văn Minh nhờ Trung Cộng tấn công vào VN và rút hết quân ở Sàigòn về cố thủ Quân Đoàn 4. (Được biết, ông Trần Văn Hữu có sự liên lạc rất thân mật với Thủ Tướng TC Chu Ân Lai. Riêng ông Lê Quốc Túy, coi như là người Quản Gia của ông Trần Văn Hữu. Ông Túy, Tướng Vanuxem, Đại Sứ Jean Marie Merillon trở về Pháp chung một chuyến bay sáng ngày 1-5-1975).
Ông Dương Văn Minh tuyệt đối từ chối. Bởi vì, ông đã làm việc cho Cục R từ năm 1962, dưới sự chỉ đạo của ông Võ Văn Kiệt qua sự giao liên của người em ruột ông là Đại Tá Bộ Đội Dương Thanh Nhựt, bí danh Mười Ty.
Tại Tư Dinh Hoa Lan Tướng Minh (số 98, đường Hồng Thập Tự, Sàigòn, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai. Dinh Hoa Lan trước kia là một biệt thự tuyệt đẹp, Bảo Đại mua tặng bà Thứ Phi Phi Ánh. Năm 1955, Tổng Thống Diệm tịch thu tất cả nhà cửa, tài sản, địa ốc của Bảo Đại. Bà Phi Ánh bị đuổi ra khỏi biệt thự này. Bà không nơi nương tựa, phải lấy chồng khác và sống rất vất vả. Sau 1975 bà bị đưa đi Vùng Kinh Tế Mới 4 năm ở Ban Mê Thuột. Bà sinh năm 1925, qua đời năm 1986, hưởng thọ 61 tuổi. Ngôi biệt thự này ông Diệm cấp cho Dương Văn Minh năm 1959. Sau ngày đảo chánh 1963, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cấp cho ông thêm một biệt thự nữa ở số 3, đường Trần Quý Cáp, Sàigòn. Biệt thự này ông dùng làm Tổng Hành Dinh, tức nơi đặt Bộ Chỉ Huy làm Việc. Còn Dinh Hoa Lan gọi là Tư Dinh, nơi gia đình, gia nhân, thân nhân ông sinh sống. Nơi đây ông thường đãi tiệc, tiếp khách quý người ngoại quốc. Sau năm 1975, CS tịch thu Tổng Hành Dinh đường Trần Quý Cáp. Năm 2011, tịch thu luôn Dinh Hoa Lan, chỉ chừa một căn phòng nhỏ cho 2 người con trai ông là Dương Minh Đức và Dương Minh Tâm từ Pháp về cư ngụ), người ta nhận thấy đầy đủ các khuôn mặt VC lẫn nằm vùng CS : Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Minh Châu, Trịnh Công Sơn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Hữu Thúy, Phạm Xuân Ẩn, Đinh Văn Đệ, Võ Hàm, Võ Long Triều, Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý Chung, Nguyễn Văn Trung, Linh Mục Chân Tín, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Phước Đại, Dương Văn Đầy, Huỳnh Bá Thành tức Họa Sĩ Ớt, Kiều Mộng Thu, Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Vũ Quang Hùng, Lê Văn Châu, Nguyễn Hữu Thái.
Ghi Chú : Vũ Quang Hùng (sinh viên năm thứ 3 Đại Học Khoa Học), Lê Văn Châu (Trung Úy Cảnh Sát VNCH), Nguyễn Hữu Thái (cựu Tổng Hội Sinh Viên Sàigòn, và cũng là Trung Úy của Cục Tâm Lý Chiến VNCH). Những người này thuộc Tổ Ám Sát T4 dưới quyền chỉ huy của Tướng Trần Văn Hương, tức Mười Hương. 12 giờ trưa ngày 10/11/1971, chiếc xe chở Giáo Sư Nguyễn Văn Bông vừa từ đường Trần Quốc Toản quẹo phải vào đường Cao Thắng, chạy chậm lại để ngừng đèn đỏ ngay ngã tư trước khi quẹo trái vô đường Phan Thanh Giản. Xe Giáo Sư Bông vừa ngừng, Nguyễn Hữu Thái ngồi trên xe Honda 90 do Lê Văn Châu lái chạy đến gần và ném dưới gầm xe của Giáo sư Bông một chiếc cặp bên trong đựng 1 trái mìn chống tăng MK6. Mìn nổ, Giáo Sư Bông và người cận vệ của ông chết tại chỗ. (Trích Seth Jacob, America’s Miracle In Việt Nam).
9h sáng ngày 30-4-1975, Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền cùng Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đưa ra quyết định bàn giao chính quyền VNCH lại CS. Ông Mẫu là người soạn lời công bố. Đến 9h, giao cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm. Kế đó, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh nhân danh Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, gọi điện cho Tư lệnh Quân đoàn IV là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam và yêu cầu tướng Nam triệt để thi hành lệnh Tổng Thống Dương Văn Minh sẽ phát trên Đài Phát Thanh Sàigòn (Số 3 đường Phan Đình Phùng, Quận 1, Sàigòn, nay đổi thành đường Nguyễn Đình Chiểu). Tướng Hạnh cũng đến Đài Phát Thanh để đọc nhật lệnh kêu gọi Quân Đội VNCH buông súng thi hành lệnh của Tổng Thống Dương Văn Minh. Nhật lệnh của Tướng Nguyễn Hữu Hạnh được truyền đi trên Đài Phát Thanh Sàigòn lúc 9h30.
10h15 phút, ngày 30-04-1975, bản thu âm của Dương Văn Minh được phát đi với nội dung như sau :
Tôi, Tổng thống Dương Văn Minh. Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng và ở đâu (thì) ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chánh quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào.
11 giờ 30 phút ngày 30- 4-1975, Trung Úy Thiết Giáp VC Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ trên nóc Dinh Độc Lập xuống, rồi treo lá cờ Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam lên.
Phạm Xuân Thệ đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu đến Đài Phát Thanh. Cùng lúc này, Đại Úy Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng Biệt Động Đội VC tiến vào Dinh Độc Lập bắt ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt trong Nội các chính quyền Dương Văn Minh nhốt vào một chỗ. Dương Văn Minh nhã nhặn nói:
"Tôi chờ các ông tới để bàn giao chính quyền".
Phạm Xuân Thệ hách dịch ngắt lời Dương Văn Minh:
"Các ông đã không còn gì để bàn giao. Thay mặt Cách Mạng, tôi đề nghị ông ra lệnh đầu hàng vô điều kiện".
12h trưa, Đại úy Phạm Xuân Thệ đưa Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep chạy đến Đài Phát Thanh. Chiếc xe thứ hai chở Trung Tá Chính Ủy Lữ Đoàn Xe tăng 203 Bùi Văn Tùng, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cùng nhà báo Beories Gallasch (người Đức, báo Der Spiegel).
Đến Đài Phát Thanh, tất cả lên phòng ghi âm khoảng 20m vuông. Đại Úy Thệ trấn an Dương Văn Minh:
« Ông Minh, ông yên tâm! Chúng tôi chiến đấu cho dân tộc, vì vậy chúng tôi buộc phải đánh bại những kẻ cam tâm bán nước. Nhưng bây giờ chúng tôi đã vào đây, không ai dám làm làm gì ông đâu và cũng không ai dám xử tội ông ».
Chính Ủy Bùi Văn Tùng Tùng muốn Tướng Minh đọc qua những lời thảo trước khi ghi âm. Song không tìm thấy một chiếc máy ghi âm nào trong Đài Phát Thanh do Đài vừa trải qua một trận hôi của. Chỉ còn chiếc máy ghi âm nhỏ của nhà báo Spiegel. Việc thu âm tiến hành đến ba lần. Lần thứ nhất ông Minh không đọc tiếp khi đến dòng chữ "Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống Chính quyền Sài Gòn...". Ông chỉ muốn đọc tắt là "Tướng Minh", không muốn nhắc đến chức vụ Tổng Thống. Cuối cùng mọi người đồng ý với lời văn:
"Tôi, Tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho tất cả binh sĩ hạ vũ khí đầu hàng..."
Trung Tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp chấp nhận đầu hàng của Dương Văn Minh.
Lúc 12h30, Dương Văn Minh ra khỏi Đài Phát Thanh, cùng với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh lên xe jeep, đi về Tư Dinh của ông Minh. Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền, đi riêng, trên chiếc xe Traction đời 1957, màu đen. Nhân viên Nội Các đa số đi về bằng xe gắn máy. Nguyễn Hữu Thái chở Lê Văn Châu trên chiếc Honda 67, chạy theo đoàn xe Trung Tá VC Bùi Văn Tùng, về hướng Dinh Độc lập.
*** PHẦN GHI CHÚ ĐẶC BIỆT và QUAN TRỌNG :
- Vào lúc 12 giờ 40 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, Biệt Đội Xung Kích của Biệt Khu Thủ Đô, bao vây, tấn công Đài Phát Thanh Sài-Gòn, bắn hạ DƯƠNG VĂN MINH, NGUYỄN HỮU HẠNH, NGUYỄN HỮU THÁI, chiếm đóng và bắt sống toàn bộ những người trong Phái Đoàn của Dương Văn Minh. Và liền ngay sau đó, Thiếu Tá Trần Kiên Cường, Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Xung Kích, cùng Bộ Chỉ Huy, Trung Đội Trinh Sát và Toán Chuyên Viên Truyền Thanh, đột nhập vào bên trong Đài Phát Thanh và cho phát thanh ngay " LỜI HIỆU TRIỆU của MẶT TRẬN DÂN, QUÂN CỨU NGUY TỔ QUỐC "
LỜI HIỆU TRIỆU
CỦA MẶT TRẬN DÂN, QUÂN CỨU NGUY TỔ QUỐC
Kính thưa đồng bào,
Kính thưa quý vị lãnh đạo Tôn Giáo
Kính thưa quý vị lãnh đạo Đảng Phái
Và, anh em quân nhân các cấp thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Trước đây, người Mỹ đến VN vì quyền lợi. Ngày hôm nay, người Mỹ ra đi cũng vì quyền lợi. Người Mỹ ra đi. Là vì, đất nước này không phải của họ. Đất nước này của người VN. Chúng ta phải gánh vác lấy. Chúng ta phải trực tiếp chịu trách nhiệm với đồng bào, với Tổ Quốc của mình.
Cho nên, đứng trước cơn nguy biến của Quốc Gia. Trước sự tồn vong của Dân Tộc. Trước sự sống còn của đồng bào cả nước. Không hẳn chỉ hôm nay, mà nhiều thế hệ mai sau, sẽ bị trả thù, bị tiêu diệt, bị kỳ thị Nam Bắc, bị xử bắn, tù đày nơi các trại tâp trung, tài sản, nhà cửa, ruộng vườn bị tịch thu, vợ xa chồng, con xa cha, sinh ly tử biệt, hàng triệu gia đình sẽ sống thiếu ăn, đói khát dưới bàn tay ác độc của CS, nếu ngay từ bây, giờ chúng ta không đứng lên giải phóng Dân Tộc, không đuổi CS ra khỏi Sàigòn, không tống khứ Chủ Nghĩa CS tàn bạo, vô thần, bất nhân ra khỏi bờ cõi Việt Nam.
Đảng CS VN, là một tập thể đánh thuê, giết mướn cho đế quốc Nga, đế quốc Tàu núp dưới chiêu bài « yêu nước » Dưới cái nhìn của Tôn Giáo, họ là Ngạ Quỷ. Đối với người Việt, họ là Lục Súc, Thảo Khấu. Bè lũ vô văn hóa, vô tổ quốc, vô nhân đạo, không có lý trí, lương tâm, không nhân cách, một loài động vật hạ đẳng, sống bằng nghề giết người, cướp của, cướp đất, cướp chính quyền, và bán nước, để sống giàu sang cho cả dòng họ, gia tộc, gia phả. Họ giữ chính quyền bằng thể thức độc tôn, độc tài, độc đảng từ đời này qua đời khác. Họ cai trị bằng các chính sách bắt bớ, tống giam, bắn giết, khủng bố, kiểm soát hộ khẩu, ngăn sông cấm chợ, bỏ đói, tận diệt mọi ý kiến phản kháng, mọi hành động phản đối, dù chỉ phản đối bằng lời nói.
Phó Tổng Thống Trần Văn Hương giao Quyền cho Dương Văn Minh là bất hợp Hiến. Quốc Hội không đủ số phiếu thành lập tân chính phủ. Dương Văn Minh nắm chính quyền là bất hợp pháp. Dương Văn Minh tự ý tuyên bố đầu hàng giặc. Đó là chuỵên riêng của Dương Văn Minh. Không liên can gì đến Quốc Gia. Một tên VC nằm vùng đội lốt tướng lãnh VNCH từ năm 1962. Dương Văn Minh đã bị Tòa Án Mặt Trận Quân Sự xử tử hình cách đây 20 phút. MTDQCNTQ tạm thời đảm nhận vai trò Chính Phủ, tiếp tục chiến đấu bảo vệ Chính Thể VNCH, bảo vệ Hiến Pháp, bảo vệ sinh mạng, tài sản đồng bào, tái chiếm lại những vùng đất vừa mất vào tay giặc. Chúng ta chỉ bị địch tạm chiếm Quân Đoàn 1, Quân Đoàn 2. Chúng ta còn Quân Đoàn 3, Quân Đoàn 4 với quân số nguyên vẹn. Chúng ta còn 80 nước trên thế giới vẫn nhìn nhận VNCH. Chúng ta còn lòng dân. Chúng ta còn ý chí can trường chiến đấu. Chúng ta còn đầy đủ vũ khí đánh đuổi kẻ thù phải đầu hàng hoặc bỏ chạy về bên kia vĩ tuyến 17. Tại Sàigòn, chúng ta có 5 ngày đánh tan 3 sư đoàn CS, thời hạn không cần kéo dài thêm ngày thứ sáu.
MTDQCNTQ chân thành kêu gọi các Tôn Giáo, các Chính Đảng Quốc Gia kể từ giờ phút này, hãy tổ chức các lực lượng vũ trang, tự chiến đấu tại địa phương của mình để bảo vệ đồng bào mình. MTDQCNTQ sẽ khẩn cấp tiếp tế, tiếp viện trong những ngày sắp tới. Các anh em quân nhân VNCH lỡ nghe lời Dương Văn Minh mà buông súng, tất cả sẽ được tha thứ, được phục hồi cấp bậc, danh dự, nếu các bạn cầm súng chiến đấu trở lại.
Trong tinh thần đại đoàn kết, đại hòa giải, nhằm hàn gắn vết thương dân tộc, bộ đội, cán bộ, thành phần nằm vùng, những người thuộc hàng ngũ CS nếu thức tỉnh, biết mình lầm đường lạc lối, quay về với đồng bào, với nhân dân, với Tổ Quốc, chúng tôi mở rộng vòng tay chào đón các bạn.
MTDQCNTQ tha thiết kêu gọi toàn dân, toàn quân, không phân bịêt tôn giáo, đảng phái, chánh kiến, trong giờ phút Tổ Quốc lâm nguy, hãy cùng nắm tay, cùng một lòng, DÂN QUÂN sát cánh bên nhau, cùng lên đường tham dự cuộc chiến một mất một còn với CS, để bảo vệ Chính Nghĩa Quốc Gia, Chính Thể Cộng Hòa, Tự Do, Dân Chủ, Pháp Trị, Nhân Bản.
Kính thưa toàn thể Đồng Bào.
Kính thưa quý vị lãnh đạo các Tôn Giáo.
Kính thưa quý vị lãnh đạo các Đảng Phái Chính Trị.
Cùng toàn thể anh em quân nhân các cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Căn cứ theo Lời Hiệu Triệu của Mặt Trận Dân, Quân Cứu Nguy Tổ Quốc, toàn thể dân, quân miền Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa, xin long trọng tuyên bố : " KHÔNG CHẤP NHẬN LỜI ĐẦU HÀNG CỘNG SẢN CỦA TÊN PHẢN BỘI BÁN NƯỚC DƯƠNG VĂN MINH ". Ngay từ giờ phút nầy, toàn thể dân, quân miền Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa, tiếp tục cầm súng chiến đấu để dành lại QUYỀN LÃNH ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH QUỐC GIA, tái chiếm lại những vùng đất đã mất ở Vùng 1, Vùng 2 Chiến Thuật, và đặc biệt tại Thủ Đô Sài-Gòn, trong vòng 5 ngày, kể từ ngày hôm nay, CHIẾN ĐOÀN ĐẶC NHIỆM TÁI CHIẾM THỦ ĐÔ cùng sự hỗ trợ của các lực lượng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, các lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia và của các Dân Chúng tại Thủ Đô Sài-Gòn và các vùng phụ cận quanh Sài-Gòn ... SẼ CHIẾM LẠI THỦ ĐÔ SÀI-GÒN.
Trân trọng kính chào Đoàn Kết và Quyết Thắng.
Sài-Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975
Ủy Ban Lãnh Đạo của
Mặt Trận Dân, Quân Cứu Nguy Tổ Quốc.
- Chủ Tịch : Luật Sư Trần Văn Thuyên.
- Phó Chủ Tịch đặc trách Ngoại Giao và Thông Tin : Luật Sư Trần Chánh Thuần.
- Phó Chủ Tịch đặc trách Kế Hoạch và Nội Vụ : Giáo Sư Phan Như Sảnh.
- Phó Chủ Tịch đặc trách Quân Sự kiêm Tư Lệnh Quân Sự Mặt Trận Dân, Quân Cứu Nguy Tổ Quốc và Tổng TMT/QLVNCH. : Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Lâm
- Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật kiêm Quân Đoàn 3 Quân Khu 3 : Thiếu Tướng Lê Minh Đẩu.
- Tư Lệnh Vùng 4 Chiến Thuật kiêm Quân Đoàn 4 Quân Khu 4 : Chuẩn Tướng Lê Văn Huyên.
- Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia, Bảo Vệ An Ninh và Trật Tự Thủ Đô Sài-Gòn : Chuẩn Tướng Bùi Văn Thu.
- Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tái Chiếm Thủ Đô Sài-Gòn : Đại Tá Phan Văn Tuấn.
- Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Xung Kích/Biệt Khu Thủ Đô : Thiếu Tá Trần Kiên Cường.
- Sau LỜI HIỆU TRIỆU của MT/DQCNTQ được phát thanh trên Đài Phát Thanh Sài-Gòn thì CUỘC HÀNH QUÂN TÁI CHIẾM THỦ ĐÔ SÀI-GÒN được các lực lượng Quân Sự của MT/DQCNTQ và QL/VNCH khai triển ngay như sau :
- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Lâm cùng Bộ Tham Mưu và các đơn vị yễm trợ nhẹ được Sư Đoàn 4 Không Quân, không vận từ Cần Thơ về ngay Bộ TTM/QLVNCH ở Sài-Gòn với sự bảo vệ của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật 3 thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù.
- Toàn bộ Sư Đoàn 9 Bộ Binh dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lộc, được không vận từ Vùng 4CT về tăng cường ngay cho 2 tiểu khu Biên Hòa và Bình Dương. (Vùng 3 Chiến Thuật).
- Toàn bộ Sư Đoàn 7 Bộ Binh dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Trần Văn Huân, di chuyển bộ cấp tốc bằng quân xa và thiết giáp đến tăng cường cho 2 tiểu khu Tây Ninh và hậu Nghĩa. (Vùng 3 Chiến Thuật).
- Thiết tưởng cũng cần phải được nhấn mạnh và nêu lên MỘT SỰ KIỆN LỊCH SỬ RẤT CỰC KỲ QUAN TRỌNG NHƯ SAU : " Vào thời điểm giữa và gần cuối tháng 4 năm 1975, tình hình chính trị, xã hội và nhất là quân sự của miền Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa đã trở nên vô cùng xáo trộn, bấn loạn , thất lợi trong cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lăng của quân Cộng Sản Bắc Việt ... dân chúng hoảng sợ, hoang mang, binh sĩ của QL/VNCH thì thất vọng, không còn tinh thần chiến đấu, không còn tin tưởng ở các cấp chỉ huy cao cấp, nhất là việc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bỏ 2 Vùng Chiến Thuật Quân Sự quan trọng của QL/VNCH là Vùng 1 và Vùng 2 Chiến Thuật ... Sự rút lui, bỏ chạy nầy đã ảnh hưởng tai hại trầm trọng đến tinh thần chiến đấu của quân, dân miền Nam VN ở những phần đất còn lại của VNCH, miền Nam VN như " chuông treo chỉ mành " có nguy cơ sẽ lọt vào tay Cộng Sản Bắc Việt.
- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lên đài vô tuyến truyền hình ban bố TÌNH TRẠNG KHẨN TRƯƠNG của đất nước trước quân, dân miền Nam VN, đồng thời lên án Hoa Kỳ bỏ rơi Đồng Minh VNCH và có những áp lực chính trị buộc ông phải từ chức Tổng Thống và ông hiên ngang cương quyết tuyên bố : " Miền Nam VN không còn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nhưng QL/VNCH sẽ còn một trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, còn một quân nhân Nguyễn Văn Thiệu sẽ sát cánh bên tất cả binh sĩ QL/VNCH tiếp tục chiến đấu chống Cộng tới viên đạn cuối cùng ".
- Rồi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chính thức từ chức ,bàn giao chức vụ Tổng Thống VNCH lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Và rồi sau đó, ông Thiệu cùng ông Trần Thiện Khiêm âm thầm rời khỏi Việt Nam đi ra nước ngoài do chính Hoa Kỳ thu xếp đưa đi và bảo vệ ... ra đi như những kẻ bỏ trốn, bỏ chạy và vô trách nhiệm với quân, dân miền Nam và với VNCH ... thật cay đắng và tủi nhục.
- Tổng Thống Trần Văn Hương, một vị Tổng Thống hiền từ, đạo đức, nhưng già nua, yếu ớt, bệnh tật và " không có bản lãnh chính trị " , đang tiếp tục điếu hành Con Thuyền Quốc Gia đang trong cơn nguy biến với nhiều áp lực chính trị thất lợi tứ phía và quân Cộng Sản Bắc Việt thì đang ồ-ạt tiến về Sài-Gòn.
- Nhưng, nhưng ... " Trời Không Dung Đất Không Tha " ... Ngày 25.4.1975, tại Thủ Đô Sài-Gòn, những người dân Việt Nam thực sự yêu nước, những lãnh tụ của các đảng phái chính trị, những vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo, những trí thức, những nhân sĩ yêu nước, những quân nhân của QL/VNCH, những đơn vị quân sự VNCH quanh Sài-Gòn, vì sự sống còn của đất nước, đã bí mật ngồi lại với nhau và thành lập MẶT TRẬN DÂN, QUÂN CỨU NGUY TỔ QUỐC để đáp ứng với tình hình nguy khốn của đất nước có thể xảy ra. Và ngày hôm nay, MTDQCNTQ đang có mặt và Lời Hiệu Triệu củaMTDQCNTQ đang là tiếng nói, là quyết tâm cứu nước của toàn thể Quân, Dân miền Nam Việt Nam
- Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tái Chiếm Thủ Đô dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Phan Văn Tuấn gồm có : Liên Đoàn 81 BCND, Liên Đoàn 8 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 9 Biệt Động Quân, các đơn vị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến đang có mặt quanh thủ đô Sài-Gòn, các lực lượng quân sự của Biệt Khu Thủ Đô và Phân Khu Đô Thành.
- Bao quanh Thủ Đô Sài-Gòn là Vùng 3CT,QĐ3 và QK3 dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lê Minh Đẩu. Ngoài các tiểu khu với các đơn vị ĐPQ và NQ, các Liên Đoàn 31, 32, 33 Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ... còn có thêm 8 Sư Đoàn Bộ Binh : Sư Đoàn 5BB (Bình Dương), Sư Đoàn 18BB (Biên Hòa và Long Khánh), Sư Đoàn 25BB (Tây Ninh và Hậu Nghĩa), Sư Đoàn 22BB (Long An), Sư Đoàn 2 BB (Bình Tuy), Sư Đoàn 3 BB (Phước Tuy và Vũng Tàu) ... và có thêm 2 Sư Đoàn 7 và 9 BB đến từ Vùng 4 Chiến Thuật.
- Trong khi Chiến Đoàn Đặc Nhiệm có nhiệm vụ hành quân tái chiếm Thủ Đô thì các đơn vị quân sự của Quân Đoàn 3, QK3 có nhiệm vụ hành quân ngăn chặn, truy lùng và tiêu diệt quân CSBV ở Vùng 3 CT ( đặc biệt là tiêu diệt Pháo Binh, Phòng Không, Thiết Giáp và Tiền Sát Viên Pháo Binh của quân CSBV). Đồng thời, chặn đánh và không cho quân CSBV thoát chạy ra khỏi vòng đai xa của Thủ Đô Sài-Gòn trước sự hành quân tấn công trong Thủ Đô Sài-Gòn của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tái Chiếm Thủ Đô.
TÁI CHIẾM THỦ ĐÔ SÀIGÒN
Nhận lệnh MTDQCNTQ, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tái Chiếm Thủ Đô Sài-Gòn, Đại Tá Phan Văn Tuấn bắt đầu mở cuộc hành quân phản công tái chiếm Sàigòn.
ĐIỂM QUA TÌNH HÌNH QUÂN SỐ ĐỊCH
Khởi đầu cuộc chiến (1960) cho tới năm 1966, tổng hợp các sư đoàn Bộ Đội xâm nhập từ Bắc vào Nam, các Trung Đoàn độc lập Chủ Lực Miền, các Tiểu Đoàn, Đại Đội, Trung Đôi Du Kích địa phương tại miền Nam, quân số của VC lên đến 50 Quân Đoàn (những năm cuối, Hà Nội tổng động viên từ 15 đến 45 tuổi). Mỗi Quân đoàn có hai sư đoàn. Mỗi sư đoàn có 12.000 quân (tức 24.000 quân). Tổng cộng là 1 triệu 200.000 quân. Sau 15 năm tấn công miền Nam, qua các chiến trường đầy máu lửa như : Ấp Bắc, Đồng Xoài, Bình Giã, Mậu Thân, Khe Sanh, Hạ Lào, Dakto, Tân Cảnh, Bình Long – An Lộc, Quảng Trị, trúng bom trải thảm B52, và hàng ngàn chiến trận khác diễn ra mỗi ngày, mỗi đêm. Đặc biệt là ngày 7-4-1975, 3 Sư Đoàn 6, 7, 341 đã bị tan xác do những trái bom chùm CBU-55. Con số tử thương của quân CS tính đến ngày 26-4-1975 là hơn 1 triệu quân. Bốn ngày cuối cùng của chiến tranh VN (27, 28, 29, 30-1975), CSVN chỉ còn sống sót có 4 Quân Đoàn. (Quân Đoàn trực thuộc Quân Khu). Đó là các Quân Đoàn 1, 2, 3, 4. Nghĩa là, chỉ còn có 8 Sư Đoàn chính Quy : 3, 304, 316, 320A, 10, 320B, 312, 232, cùng với 2 sư đoàn tân lập: 325 và lấy 4 Trung Đoàn Chủ Lực Miền nhập lại nâng lên sư đoàn.
Lúc đó, ở miền Bắc, ngoài dân quân du kích, không còn 1 sư đoàn chính quy nào để phòng thủ Hà Nội. Sau năm 1973, Trung Cộng cắt đứt mọi vịên trợ và đang chuẩn bị đánh VN, do cái tội Lê Duẫn dựa lưng bọn « Sô Viết Xét Lại », công khai ra mặt chống Tàu. Lý do, Tàu không muốn Lê Duẫn chiếm miền Nam. Nga Sô kiệt quệ, năm 1974 không còn viện trợ nữa. Hà Nội đuối sức. Sắp sửa đứt hơi. Bỗng dưng ông Thiệu ra lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 bỏ chạy. Của từ trên trời rớt xuống. Hay nói cho đúng hơn, « chó ngáp phải ruồi », Lê Duẫn tiếp thu 2 Quân Đoàn VNCH như một « món quà tặng Sinh Nhật cho ông».
Các tướng lãnh CS chỉ huy quân sự trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam gồm có : Văn Tiến Dũng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà, Trần Nam Trung, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Quyết, Chu Huy Mân, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Đoàn Khuê, Huỳnh Văn Nghệ, Nguyễn Hữu An, Nguyễn Chơn, Hoàng Cầm, Đàm Quang Trung, Phùng Thế Tài, Thân Trọng Một, Tô Ký, Trần Độ, Đồng Văn Cống, Đinh Đức Thiện. Lãnh đạo chính trị cao cấp. Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Mai Chí Thọ. Tất cả, dưới quyền thống lãnh tối cao của Lê Duẫn và Lê Đức Thọ. (Trích THE VIETNAM WAR: WE DON´T UNDERSTAND – 1988 - General Charles Times).
1- Sáng ngày 29-4-1975, Sư Đoàn 10 từ hướng Quốc Lộ 1 tiến qua hãng dệt VINATEXCO. 1 cánh đóng quân tại Ngã Ba Bà Quẹo, Tân Bình, Gò Vấp, Ngã Tư Bình Hòa. Một cánh bao vây Tân Sơn Nhất, Bộ TTMQLVNCH, đồng thời, chiếm giữ các khu vực Phú Nhuận, Tân Định.
2- Sư Đoàn 320A, Đêm 29-4-1975, tiến về Tân Quy, chiếm Quận 7, Quận 8, quận 4.
3- Sư Đoàn 320B từ khu vực Bà Lác, xa lộ Đại Hàn, cách Bà Hom 2 cây số, chia làm 2 cánh. Một cánh di chuyển về Phú Lâm, chiếm Quận 6, Quận 11. Một cánh tiến về Cần Giuộc.
4- Sư Đoàn 312 vượt cầu Bình Triệu, tiến trên đường Bạch Đằng – Chi Lăng, rồi chia quân tủa ra khắp tỉnh Gia Định.
5- Năm giờ sáng ngày 30-4-1975, Sư Đoàn 325 đã tiến vào trung tâm thành phố, bao vây Biệt Khu Thủ Đô Sàigòn và chiếm Quận 10.
6- Hai Lữ Đoàn Thiết Giáp 202, 203 lúc 10h40 sáng ngày 30-4-1975 bao vây Dinh Độc Lập.
Như vậy, ngày 30-4-1975, CS đã vào chiếm Sàigòn với 5 Sư Đoàn Chính Quy và 2 Lữ Đoàn Thiết Giáp.
KẾ HOẠCH PHẢN CÔNG :
Biết rõ quân số địch, biết rõ vị trí địch đóng quân địch, biết rõ vũ khí địch đã không còn nguồn tiếp tế. Bốn điều biết rõ về địch, là nắm phần thắng 80%. Địch hiện đã trở thành một thứ « điệu hổ ly sơn » (cọp ra khỏi rừng), đang ngơ ngác, lạc đường, lạc hướng, không biết ngõ nào vô, ngõ nào ra. Thêm vào đó, vòng đai Sàigòn, MTDQCNTQ vừa thành lập một Phòng Tuyến phối hợp các Quân, Binh Chủng trên 10 Sư Đoàn của QLVNCH. Phòng Tuyến vĩ đại này có vai trò « khóa chốt » Sàigòn, không cho VC bên trong tháo chạy ra ngoài. Mặt khác, đánh bật các đạo quân CS từ bên ngoài tiến vào tiếp viện cho quân CS bên trong thành phố. Lần đầu tiên trong chiến tranh VN, chúng ta không còn tốn hao sinh mạng mỗi khi mở cuộc hành quân Truy Lùng địch, thường bị địch phục kích. Địch không còn là bóng ma ở trong rừng nữa. Địch đã lộ dịên, đã hiện nguyên hình giữa phố phường. Đối với anh em binh sĩ QVNCH, trận đánh này với địch, ngay trong lòng Thủ Đô Sàigòn, trận đánh « đẹp » nhất từ trước đến nay.
Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tái Chiếm Thủ Đô Sàigòn dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Phan Văn Tuấn gồm có : Liên Đoàn 81 BCND, Liên Đoàn 8 Biệt Động Quân, Liên Đoàn 9 Biệt Động Quân, các đơn vị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến đang có mặt quanh thủ đô Sài-Gòn, các lực lượng quân sự của Biệt Khu Thủ Đô và Phân Khu Đô Thành Sàigòn, và tỉnh Gia Định.
Đại Tá Phan Văn Tuấn, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 81 Bịêt Cách Nhảy Dù, vẽ sơ đồ hành quân, phân chia nhịêm vụ cho từng đơn vị như sau :
1- Hai Tiểu Đoàn Dù tái chiếm Phi Trường Tân Nhất, sau đó bung ra giải tỏa các khu vực Tân Sơn Hòa, Ngã Tư Bảy Hiền, Bà Quẹo.
2- Hai Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến có nhiệm vụ bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu và chịu trách nhiệm an ninh khu vực Tân Bình, Phú Nhuận.
3- Liên Đoàn 8, và 9 Biệt Động Quân, trước năm 1970, xuất thân từ Biệt Kích chuyển qua Biệt Động Quân. Nay trả họ về sở trường Biệt Kích, tức trả lại cái nghề chuyên môn của họ. Đánh giặc theo chiến thuật “Ta Thấy Địch Mà Địch Không Thấy Ta”. Nói cách khác, quân số phân tán mỏng ra cấp Trung Đội. Chuyên nghiệp là Đánh Đột Kích, đánh Bất Ngờ vào giữa lòng địch.
Một Liên Đoàn BĐQ có 3 Tiểu Đoàn. Một Tiểu Đoàn có 630 người. 4 Đại Đội. Mỗi Đại Đội có 4 Trung Đội. Vũ khí trang bị gồm có: 4 đại liên. 22 trung liên. 30 khẩu M79. 45 khẩu M72. 549 tiểu liên M16. 2 súng cối 60 ly. 2 súng cối 81 ly. Một Tiểu Đoàn BĐQ có 16 Trung Đội. Một Liên Đoàn có 48 Trung Đội. 3 Liên Đoàn có 144 Trung Đội.
144 Trung Đội của BĐQ rải đều theo « Quân Hình Đan Lưới”. Xen kẽ, lẫn lộn trong hàng ngũ quân địch. Một Trung Đội tấn công, một Trung Đội “Chặn Chốt”, cắt đứt những cánh quân của địch không cho tiếp ứng lẫn nhau. Mỗi Trung Đội giữ khoảng cách 500 thước, tản quân càng mỏng càng tốt. Đánh Đột Kích và Du Kích, có nghĩa là độc lâp, tự chiến đấu, tự yểm trợ lấy. Hết súng đạn thì cướp súng đạn địch mà đánh tiếp. BĐQ chịu trách nhiệm tấn công từ: Quận 3, Quận 1, Quận 2, Bến Bạch Đằng, Thị Nghè, Lăng Ông, Xa Cảng, Cầu Sơn, lên tới khu vực Thạnh Mỹ Tây.
Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù dưới quyền Chỉ Huy của Đại Tá Phan Văn Tuấn, gồm: 1 Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn. 3 Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật : 1, 2, 3. Một Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật có 4 Biệt Đội. Một Biệt Đội có 200 người. Như đã trình bày ở trên, quân số Liên Đoàn 81 BCND là: 3350 người. Trang bị: 30 khẩu đại liên. 160 khẩu trung liên. 750 khẩu M79. 620 khẩu M72. 18 súng cối 60 ly. (không có súng cối 81 ly) 30.000 trái lựu đạn Grenade Mini V40. Mỗi người lính BCND mang trung bình 15 trái lựu đạn Mini V40. 46 khẩu súng bắn tỉa Remington 700. 2860 tiểu liên M16.
BCND có lối đánh: Biệt lệ, ngoại hạng, không theo nguyên tắc chiến tranh qui ước, cách xa hậu phương, đơn độc, chết sống một mình, không được yểm trợ, không được công khai tuyên dương công trạng. Sở trường là : Phục Kích, Xung Kích, Truy Kích, Đặc Công, Cận Chiến, Phá Chốt, Phản Phục Kích, bắt sống cán binh CS trên Đường Mòn Hồ Chí Minh khai thác tin tức. Tuy là các toán quân ít ỏi, cấp số 6 người, nhưng họ có khả năng đánh cấp tiểu đoàn của địch, lấy 1 chọi 10 dù là ở các địa hình trở ngại, khó đánh như: Trên đỉnh núi, rừng già, đồng trống, sình lầy, sông ngòi, làng mạc, thành phố đông dân. Nói cách khác, họ là những chiến binh Du Kích ưu tú, giỏi nhất của QLVNCH, bậc thầy của CS về chiến tranh Du Kích. Liên Đoàn 81BCND đặt dưới quyền sử dụng trực tiếp của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Họ không phải là lực lượng Tổng Trừ Bị như mọi người lầm tưởng. BCND chỉ làm lực lượng Tổng Trừ Bị cho các Lực Lượng Tổng Trừ Bị:Sư Đoàn Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân.
3350 của Liên Đoàn 81 BCND được “tán nhuyễn » ra thành 500 toán. Mỗi toán 6 người, rải mỏng như rải trấu khắp Sàigòn, Chợ Lớn, Gia Định. Ở đâu có địch, ở đó có BCND. Địch và BCND trộn lộn lẫn nhau. 46 tay súng bắn tỉa tinh nhuệ của BCND chiếm hầu hết cao ốc, các điểm bắn tỉa “thông thoáng xạ trường”, trong thành phố. Nơi nào cũng có hạ sĩ quan bắn tỉa, ngụy trang, ẩn mình, nằm mai phục sẵn.
Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 350 người, Đại Tá Tuấn trực tiếp điều động, có nhiệm vụ làm Tổng Trừ Bị, đóng quân tại Sân Vận Động Cộng Hòa, ứng chiến, tiếp viện cho tất cả các lực lượng bạn tham dự trong Chiến Dịch Phản Công Tái Chiếm Sàigòn.
Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật 1: Phụ trách hành quân các khu vực. Quận 10, Quận 11, Quận 6, tới Xa Cảng Phú Lâm, qua Bình Trị Đông, Phú Thọ Hòa.
Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật 2: Quận 5, Quận 8, Quận 7, Quận 4, tới An Lạc, Tân Kiên, An Phú Đông.
Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật 3: Hai Biệt Đội chịu trách nhiệm Quận 9 (Thủ Thiêm) Giồng Ông Tố. Hai Biệt Đội “bao vùng” các khu Tân Thuận Đông, Tân Quí Đông, Bình Hưng, Phong Đước, An Phú Tây, chặn địch vượt sông Sàigòn chạy thoát về hướng này.
Các lực lượng cơ hữu tất cả căn cứ, cơ sở quân sự, kể cả Cảnh Sát của Sàigòn, Gia Định, tử thủ tại chỗ, địch tràn vào thì đánh văng ra, và BCND sẽ được gửi đến tiếp viện tức khắc.
Lệnh nổ súng phản công, khắp nơi tấn công cùng một lượt, là giờ N, tức 15h chiều ngày 30-4-1975. CS vô Sàgòn buổi sáng, trong cơn men say chiến thắng, còn đang mê man chiêm ngưỡng Sàigòn. Bộ đội đứng, ngồi, đi lễnh ngễnh, lè phè, lang thang dạo phố. Quân hình vô trật tự, cấp chỉ huy chưa nghĩ đến chuyện bố trí đóng quân.
Chớp thời cơ, khiến địch trở tay không kịp, lúc 15h, Chiến Đoàn Đặc Nhiệm của Đại Tá Phan Văn Tuấn đồng loạt nổ súng. Hàng ngàn tiếng nổ lớn nhỏ với hàng chục vũ khí đủ loại của QLVNCH thi nhau khạc đạn. Bất chợt, Sàigòn chìm trong khói lửa. Dân chúng hốt hoảng, chạy ùa về nhà đóng cửa kín mít. 7 phút đầu tiên sau khi khai hỏa, 2 Lữ Đoàn Thiết Giáp CS bị M72 của BĐQ, Dù, BCND « thổi” cháy ra tro. Quá bất ngờ, quân CS kinh hoàng ôm súng chạy tán loạn. Chạy mà không biết đường xá, nên không biết chạy về đâu. Như một đàn vịt lạc bầy, chạy tứ tung. Quân không có đội hình tác chiến, đương nhiên sẽ trở thành một đạo quân ô hợp, mất hỏa lực phản công, mất luôn tinh thần chiến đấu. Cứ biết cắm đầu chạy. Nhưng chạy đi đâu cũng trúng đạn của BĐQ, Dù, Thủy Quân Lục Chiến, BCND, các tay súng bắn tỉa nhà nghề. Đứng trên phương diện chiến lược, 5 Sư Đoàn CS, phút chốc, bỗng lọt trọn ổ vào « kế sách” phục kích của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm. CS không kịp hoàn hồn, không kịp định thần, không kịp tái phối trí, tái lập đội hình thì BCND đã ra tay “làm thịt” trước.
Mặc dù không kịp chiếm trường học, ngân hàng, các công sở VNCH để làm điểm tựa phòng thủ và chống trả, nhưng CS cũng gom được quân, từng tiểu đoàn, co cụm lại, cố gắng chống trả quân VNCH trên các đường phố.
Màn đêm buông xuống. Chẳng hiểu vì sao, tự dưng Sàigòn bị cúp điện tối thui. Đây là cơ hội ngàn vàng, giúp BCND dễ “mần ăn” hơn. Đánh giặc trong bóng tối là nghề của họ. Lối đánh của BCND chia ra làm 3 phương thức tác chiến : « Nhữ » khúc đầu, « chém » khúc đuôi, « chặt » khúc giữa.
Phân ra từng toán nhỏ, nhưng khi tấn công, họ kết hợp 3 Toán thành một Liên Toán.
Toán 1: Trang bị 1 đại liên. 1 xạ thủ, một phụ tá xạ thủ, mang đạn và giúp xạ thủ nạp đạn. 4 Toán viên còn lại mang tiểu liên M16 có nhiệm vụ bắn che khẩu đại liên.
Toán 2: Trang bị 1 trung liên, 2 M79, 2 M72, 1 M16.
Toán 3: Trang bị mỗi toán viên 15 quả lựu đạn Mini V40 và 1 khẩu M16. Tổng cộng, Toán 3 có 90 quả lựu đạn Mini V40. Toán này, súng vắt sau lưng, không bắn, chuyên đánh cận chiến bằng lựu đạn.
1- Dùng hỏa lực mạnh nhất đánh vào chỗ yếu nhất của địch. Chiến trận diễn ra trên đường phố. Chiến thuật tấn công được thay đổi như sau. Toán 1, khẩu đại liên bố trí phía sau lưng địch (Hậu Quân).
2- Toán 2, súng trung liên, súng phóng lựu M79, súng chống tăng, chống xung phong M72 bố trí trực diện « Tiền Quân” địch.
3- Toán 3: Áp dụng chiến pháp “Giấu trời qua biển”. Tức là núp trên nóc nhà, hoặc nếu căn phố có lầu 1, ẩn trốn ở lan can tầng lầu 1, tung lựu đạn tới tấp và chính xác vào vị trí “Trung Quân” địch.
BÍ QUYẾT TÁC CHIẾN:
Đợi chuyên viên bắn tỉa hạ gục các bộ đội thủ đại liên, B40, B41 nằm dài trên mặt đất. Tức khắc, Toán 2 “phóng” M79, “thổi” M72 và trung liên “nhả” đạn liên tục, những tiếng nổ long trời lở đất vào quân địch. Phản ứng tự nhiên là địch lui dần về phía sau. Như đã nói, BCND khi nổ súng không bao giờ để cho địch thấy mình trước. Cùng lúc đó, Toán 1, từ phía sau lưng địch, “khạc” đại liên không dứt. Địch dồn cục lại. Bắn trả loạn cào cào, vô định hướng, tìm đường thoát thân. Trong giờ phút đó, Toán 3, từ trên lầu 1 hay nóc nhà, liên tục ném lựu đạn vào « Trung Quân” địch. Da thịt nào chịu nổi với sức tàn phá của 90 quả lựu đạn trong diện tích 100 thước vuông.
Liên Toán này gần hết đạn, lui ra. Liên Toán khác nhảy vào thay thế, « nhồi” tiếp, cho đến khi địch tan hàng mới chịu ngưng nổ súng.
Hàng trăm Toán BCND bằng lối đánh “Biệt Kích” đó, có tác dụng “chẻ” Trung Đoàn địch ra từng Tiểu Đoàn, rồi “chặt” ra từng Đại Đội, Tiểu Đội. Hỏa lực cấp sư đoàn, trung đoàn, Tiểu Đoàn tan rã dần dần. Sư đoàn CS là con cá Ong khổng lồ, nằm bất lực, không chống trả được, vì bị phục kích bất ngờ, bị tấn công « đột xuất”. BCND là những con cá mập, nhỏ con, từng đàn, từng đàn, bu lại « rỉa” ngày, “rỉa” đêm, trước sau gì con cá Ong cũng phải chết.
Cũng nên phân tích vài nhược điểm của 5 Sư Đoàn CS.
1- Từ Quân Đoàn 2, Cao Nguyên, các Sư Đoàn CS về tới đây, sau khi trải qua hàng chục trận đánh chặn của QLVNCH. Vì thế, quân số không còn nguyên vẹn. Mỗi Sư Đoàn mất hết một Trung Đoàn.
2- Đi đường xa, vào tới Sàigòn, lương khô không còn, đạn dược thiếu hụt. Không có hậu phương tiếp tế, yểm trợ. Các lực lượng tiếp ứng bị quân VNCH thuộc Tuyến Phòng Thủ Vòng Đai Sàigòn đánh tháo lui trở lại. Đạn dược không có. Lương thực không có. Tiếp viện không có.
3- Kinh nghiệm năm Mậu Thân (1968), lần này, dân chúng Sàigòn cửa đóng then cài kín như bưng. CS không có chỗ ẩn trú, không được dân cho ăn.
4- Mới vừa đặt chân tới Sàigòn chưa kịp ăn uống, chưa kịp nghỉ ngơi, đã bị Chiến Đoàn Tái Chiếm Thủ Đô của Đại Tá Phan Văn Tuấn tấn công bất thình lình, toàn diện, khắp nơi, không kịp bố trí, không kịp phòng thủ. Chỉ biết đưa đầu ra đỡ đạn.
5- Sau khi biết được quân VNCH nổ súng phản công, tất cả các Phường Trưởng Sàigòn Chợ Lớn, 80% cựu sĩ quan QLVNCH, 20% cựu sĩ quan Cảnh Sát Quốc Gia, hướng dẫn gần 60.000 Nhân Dân Tự Vệ được trang bị súng Carbine M1, M2, suốt đêm bắn sẻ CS. Ở đâu cũng có Nhân Dân Tự Vệ. Do đó, CS lui binh tới đâu cũng bị NDTV bắn sẻ.
6- Quân nhân mọi binh chủng, nghe Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, buổi sáng quăng súng, bỏ đơn vị. Buổi chiều, được tin quân ta phản công, tự động lượm súng quăng đầy hai bên lề đường, chưa có ai thu dọn, tập hợp các anh em cùng đơn vị, bắn sẻ CS. Họ là những quân nhân kinh nghiệm chiến trường, mỗi khi bóp cò, không thể nào trật mục tiêu. Hai lực lượng này, cùng với sự tẩy chay của dân Sàigòn, đã giúp cho chiến dịch tái chiếm Sàigòn không khó khăn như bao nhiêu người đã nghĩ. CS chỉ còn con đường duy nhất là tự tử hoặc đầu hàng hoặc bỏ chạy. Nhưng, dẫu có muốn chạy, cũng không được. Các lối ra vào Sàigòn: Đông, Tây, Nam Bắc, bốn hướng, đều bị VNCH bao vây.
Thứ Năm, ngày 1-5-1975. Bộ Chỉ Huy 2 Chiến Thuật BCND, hai Biệt Đội cánh quân tay mặt, “ủi” Sư Đoàn 320A từ các con đường: Đồng Khánh, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Văn Thăng, Hậu Giang, Bình Tiên, văng ra khỏi Phú Lâm, một số tàn quân rút về hướng An Lạc.
Hai Biệt Đội cánh quân tay trái, giao chiến ác liệt với địch, Sư Đoàn 320A, tại các khu vực: Hưng Phú, Xóm Củi, Bến Bình Đông... Cuối cùng, truy kích chúng chạy về Rạch Cát, Quận 7. Đoàn quân này tả tơi, tan tác. Vả lại, tới đây là đường cùn, hơn ba Tiểu Đoàn đồng ý buông súng đầu hàng tại chỗ.
Thứ Sáu, ngày 2-5-1975, Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật 1: Mở đầu cuộc phản công, chạm súng kịch liệt với Sư Đoàn 325 CS tại các địa điểm: Phường Chí Hòa, Tô Hiến Thành, Trần Quốc Toản. Khi địch rút lui tới Phường Bình Qưới, Phú Thọ Hòa, bị hai Liên Toán BCND chặn đánh, cắt quân CS ra làm đôi và cô lập chúng co rút lại một chỗ. Cánh quân thứ nhì của địch bị truy đuổi ra tới Phường Cầu Tre, định thoát chạy về phía Hương Lộ 14, lại bị 2 Liên Toán BCND phục kích từ ngày hôm trước, đánh tan tan tác. Đã ba ngày rồi, không ăn uống, mỗi bộ đội chỉ còn hai, ba băng đạn AK đủ để tự sát. Nhưng đói quá, không còn sức tự sát. 40% buông súng bước ra xin chiêu hồi. 30% đầu hàng. 30% bỏ xác tại trận địa.
Giờ chót thay đổi chiến thuật. Biệt Động Quân được Đại Tá Phan Văn Tuấn bố trí theo đội hình “Da Beo”, trộn lộn địch và ta ở chung một chiến tuyến, đánh bằng kỹ thuật “Hoa Nở Về Đêm”. “Hoa Nở” từ trong lòng địch nở ra. Lối tác chiến này nhằm mục đích “cưa” lực lượng địch ra từng mảnh vụn. Nói rõ hơn, đánh « Đặc Công” từ trong đánh ra. Đánh tấn công, tấn công bốn hướng, cùng một lúc, đánh từ ngoài đánh vô. Có lúc cận chiến. Có lúc “xáp lá cà” dùng lưỡi lê. Có lúc dùng lựu đạn. Các sư đoàn này của CS, mới thành lập vào những năm 1971-1974, cho nên, chưa hiểu lối đánh táo bạo, có tính cách cảm tử của Biệt Kích Biên Phòng. Lối đánh chấp nhận, một là địch tử thương, hai là ta tử trận. Một trong hai, phải có một đứa “không còn”. Chưa từng gặp thứ BĐQ xuất thân Biệt Kích Biên Phòng, đánh giặc theo “binh pháp” liều mạng kiểu này. Liều mạng theo Học “Thuyết Du Kích” của Biệt Kích. Bộ đội Sư Đoàn 312, mặt thằng nào thằng nấy tái mét, xanh như tàu lá, tay chân run bần bật, cắm đầu cắm cổ tủa ra bỏ chạy như đàn ong vỡ tổ.
Thứ Sáu, ngày 3-5-1975 : Liên Đoàn 8 BĐQ “rượt” 1 Trung Đoàn què giò gẫy cẳng của SĐ 312 vừa lui, vừa chạy từ Quận 3, Sàigòn, phóng qua Cầu Bông, Cầu Phan Thanh Giản, “dông” về hướng Bình Hòa. Sau đó, bị Địa Phương Quân, Cảnh Sát Dã Chiến, Nhân Dân Tự Vệ tỉnh Gia Định đánh tan hàng. Liên Đoàn 9 BĐQ « tống cổ” 1 Trung Đoàn, cũng của SĐ 312, phân nửa bị thương, phân nửa vừa lết vừa bò vượt Cầu Thị Nghè, chạy qua Xa Cảng, lên tới Thạnh Mỹ Tây, bị các đơn vị cơ hữu tỉnh Gia Định “hốt” trọn gói, không có một đứa chạy thoát.
Thứ Bảy, ngày 4-5-1975, hai Trung Đoàn Chủ Lực Miền sau 5 ngày giao tranh đói rã ruột, sức cùn lực tận, bèn dùng ghe, thuyền vượt Sông Sàigòn, qua Thủ Thiêm, tính vọt về hướng Giồng Ông Tố, không ngờ bị hai Biệt Đội của Bộ Chỉ Huy 3 Chiến Thuật BCND phục kích 4 ngày trước đó, đánh cho tả tơi, không kịp buông súng đầu hàng.
Hai Biệt Đội còn lại của Bộ Chỉ Huy 3 Chiến Thuật, mở cuộc hành quân càn quét tàn quân địch từ Tân Thuận Đông, Tới Tân Qui Đông và Bình Hưng.
Đến chiều ngày 4-5-1975, Sàigòn im tiếng súng, không còn bóng dáng CS, Thủ Đô Sàigòn hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc.
- Vào lúc 19 giờ 30 phút tức 7 giờ 30 phút tối ngày 4 tháng 5 năm 1975, sau 5 ngày đêm giao tranh đẩm máu của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm với sự hỗ trợ của các lực lượng CSQG và đặc biệt là Nhân Dân Tự Vệ và Dân Chúng tại Thủ Đô Sài-Gòn, toàn thể lãnh thổ của Sài-Gòn, Chợ Lớn, Gia Định HOÀN TOÀN NGƯNG TIẾNG SÚNG. Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Tái Chiếm Thủ Đô đã HOÀN TOÀN LÀM CHỦ TÌNH HÌNH và HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ TÁI CHIẾM LẠI THỦ ĐÔ SÀI-GÒN.
- Và cũng cùng lúc nầy, 2 LÁ CỜ VÀNG 3 SỌC ĐỎ VNCH đã được treo hiên ngang trên nóc DINH ĐỘC LẬP và treo tại tiền đình của TÒA ĐÔ CHÁNH SÀI-GÒN ... 2 BẢN QUỐC CA VNCH cũng được phát ra trong sự vui mừng của toàn thể dân, quân miền Nam VN tại Thủ Đô Sài-Gòn và trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà.
Qua ngày hôm sau, 5-5-1975, Chiến Đoàn của Đại Tá Phan Văn Tuấn được lệnh hành quân tiếp tục, rời Sàigòn lên tái chiếm Long Khánh, mở đường cho các sư đoàn chủ lực của VNCH, tiến lên chiếm lại các tỉnh thuộc Vùng 2 Chiến Thuật. Kế tiếp là chiếm lại Vùng 1 Chiến Thuật. Mấy ngày vừa qua, các đảng phái, các tôn giáo, binh sĩ, sĩ quan VNCH ở hai Vùng Chiến Thuật này tổ chức nhiều lực lượng vũ trang hùng mạnh, nổi lên đánh VC khắp nơi, chờ quân Sàigòn ra tiếp hơi thì việc lấy lại Quân Đoàn 1, và 2 dễ như trở bàn tay. Bởi vì, trong thời gian, như chúng tôi đã nói nhiều lần, quân CS đã kiệt quệ về mọi mặt, còn sức lực đâu nữa mà đánh với đấm.
Ba-Lê, ngày 20 tháng 8 năm 2021.
NGUYỄN VÂN XUYÊN và TRẦN TRUNG QUÂN
*** LỜI THÔNG BÁO của NGƯỜI VIẾT :
****************************************************
Kính thưa quý vị, quý anh chị bạn bè, thân hữu và quý bạn trẻ thân mến.
Trong bài viết trên, có phần GHI CHÚ ĐẶC BIỆT và QUAN TRỌNG. Chúng tôi xin được nhấn mạnh và thưa rằng : " ĐÂY LÀ PHẦN VIẾT CÓ TÍNH CÁCH DÃ SỬ ". Nếu có sự trùng hợp tên, họ, địa chỉ và sự kiện thực tế ngoài đời ... thì điều đó HOÀN TOÀN NGOÀI Ý MUỐN của chúng tôi và chúng tôi " HOÀN TOÀN KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM ". Xin được mời đọc theo diện DÃ SỬ"
Trân Trọng Kính Chào.
Nguyễn Vân Xuyên và Trần Trung Quân.
****************************************************************************************************************************************************************
* TB : NHỬNG LỜI TÂM SỰ và XIN THƯA SAU CÙNG của NGƯỜI VIẾT :
Kính thưa quý vị, quý anh chị và quý bạn.
Chúng tôi xin gửi đến quý vị, quý anh chị và quý bạn một chữ "NẾU" và chúng tôi cũng xin ở quý vị, quý anh chị và quý bạn một chữ "NẾU" dành cho chúng tôi :
* Nếu chuyện «DÃ SỬ có thể trở thành CHÍNH SỬ, trở thành SỰ THẬT" như chúng tôi đã viết và đã nghĩ ... mà quý vị, quý anh chị và quý bạn cũng nghĩ như chúng tôi thì xin quý vị, quý anh chị và quý bạn hiện đang sống định cư tại Pháp Quốc, vui lòng MỜI (hay đúng ra là ĐÃI là THƯỞNG) cho chúng tôi, mỗi người MỘT LY CÀ-PHÊ ở Restaurant LE FOUQUET, Avenue des Champs Élysées . PARIS 8.
* Nếu chuyện «DÃ SỬ có thể trở thành CHÍNH SỬ, trở thành SỰ THẬT" như chúng tôi đã viết và đã nghĩ ... mà quý vị quý anh chị và quý bạn hiện đang sống định cư khắp nơi trên Thế Giới (kể cả Việt Nam và ngoại trừ nước Pháp) cũng nghĩ như chúng tôi ... nếu có dịp đến thăm viếng nước Pháp (nhất là tại Thủ Đô Paris), thì chúng tôi xin hân hạnh mời, mỗi người MỘT TÔ PHỞ VN (ở bất cứ nhà hàng VN nào tại Paris mà quý vị lựa chọn) và sau đó là MỘT LY CÀ-PHÊ ở Restaurant LE FOUQUET, Avenue des Champs Élysées. PARIS 8. (quý vị có bao nhiêu người chúng tôi cũng hân hạnh mời hết tất cả).
Trân trọng kính chào quý vị, quý anh chị và quý bạn trong một mối tình cảm thân thiết nhất.
Nguyễn Vân Xuyên và Trần Trung Quân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét