Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Những ngôi làng bí ẩn nhất Trung Quốc. - Han Ly

Ngôi làng nằm trên một tảng đá (Vân Nam)
Những thị trấn và làng cổ ở Trung Quốc luôn thu hút được rất đông du khách, không chỉ bởi lối sống yên bình, kiến trúc cổ xưa và những cảnh quan duyên dáng mà bởi những điều bí ẩn cất giấu ở nơi đó. Ở tỉnh Vân Nam, thành phố Lệ Giang, có một ngôi làng gồm 108 gia đình sinh sống trên một tảng đá hình nấm khổng lồ. Nằm sâu trong khe núi bên sông Kim Sa, làng đá Bảo Sơn được xây dựng vào đầu triều đại nhà Tống.
<!>


Vị trí được chọn để chống lại sự xâm lăng của bọn cướp, và điều này đã vượt thử thách của thời gian qua hơn 1000 năm tồn tại, ngôi làng đã chống lại mọi nỗ lực xâm lược. Bạn chỉ có thể tiến vào ngôi làng bằng cách đi qua hai cổng đá. Thiết kế của mỗi ngôi nhà được căn cứ theo địa hình của tảng đá và kết quả là một tác phẩm nghệ thuật ngoạn mục.
Ngôi làng hóa thạch (Vân Nam)


Làng hóa thạch nằm ở tỉnh Vân Nam rất ấn tượng đối với các du khách. Theo các chuyên gia khảo cổ học, những ngôi nhà trong làng được xây dựng bằng một loại hóa thạch từ xa xưa.

Ngôi làng trên vách đá (Quý Châu)


Ga xe lửa gần ngôi làng này nhất là nhà ga Mao Thảo Bình, chỉ cách đó 1,2 km. Ngôi làng không phải là quá xa và giao thông đến đây thực sự khá thuận lợi.

Tuy nhiên, giữa làng và nhà ga có một hẻm núi tên là Wu Meng, dân làng thường gọi là đường gãy. Hẻm núi có các cạnh thẳng đứng gần 90 độ vì thế để đến nhà ga, người dân phải ngồi trên một cái "cáp treo" tự chế và mất ít nhất 2 giờ để vượt qua địa hình đầy thách thức này.

Làng Giả Lai Trại (Cam Túc)


Ngôi làng này nằm ở tỉnh Cam Túc, huyện Vĩnh Xương. Các cư dân có ngoại hình rất khác lạ với mũi to, làn da săn chắc màu đỏ và đôi mắt trũng sâu màu xanh lá. Có một quân đoàn La Mã chiến đấu ở Trung Á trong triều đại Đông Hán (năm 53 trước Công nguyên) đã biến mất một cách bí ẩn.

Các học giả người Anh đã suy đoán rằng, quân đoàn La Mã này có thể đã được đưa đến thành phố này. DNA của 93 dân làng đã được phân tích và 91 trong số những người được thử nghiệm cho thấy hồ sơ DNA của họ giống hệt với người Tây Á.

Làng trong hang (Quý Châu)


Làng Đông Miêu Trại ở tỉnh Quý Châu được cho là cộng đồng cư trú trong hang động cuối cùng ở châu Á. Ngôi làng có dân số 73 người từ 18 gia đình sống trong một hang động rộng 100m và sâu 200m. Người ta tin rằng, tổ tiên của dân làng này đã di chuyển đến đó để tránh bị bọn cướp tấn công.

Làng chài nổi (Phúc Kiến)


Trên vùng biển phía đông nam tỉnh Phúc Kiến có một dãy nhà nổi, trải dài hàng trăm km2. Đây là ngôi làng nổi trên biển lớn nhất Trung Quốc với hơn 10.000 cư dân. Mọi sinh hoạt của người dân diễn ra ngay trên mặt biển. Cư dân của làng sinh sống hoàn toàn phụ thuộc vào nuôi trồng thủy sản.

Ngôi làng ngầm (Đảo Hải Nam)


Dưới vùng biển gồ ghề gần đảo Hải Nam là phần còn lại của 72 ngôi làng đã được phát hiện dưới đáy đại dương. Người ta tin rằng các ngôi làng đã bị phá hủy bởi một trận động đất lớn hiếm hoi từ hơn 300 năm trước.

Những ngôi làng chìm này là tàn tích ngầm duy nhất được tìm thấy ở Trung Quốc. Ở độ sâu khoảng 9m, nhiều ngôi nhà và sân trong vẫn được bảo tồn rất tốt.

Làng sấm sét (Nam Xương)


Ở vùng nội địa miền núi xinh đẹp của thành phố Nam Xương có một ngôi làng nhỏ xa xôi được gọi là "làng Sấm", nơi mà mọi người tránh xa như bệnh dịch hạch. Làng bị bao vây bởi sét đánh quanh năm. Hàng chục dân làng đã bị sét đánh và 4 người chết trong 20 năm qua.

Làng tròn (Giang Tây)


Làng Jujing là một ngôi làng có kiến trúc theo phong cách Hui điển hình nằm ở tỉnh Giang Tây. Ngôi làng được thiết kế và xây dựng bởi bậc thầy phong thủy nổi tiếng He Pu trong thời kỳ đầu của nhà Tống.

Làng Jujing được gọi là ngôi làng tròn nhất ở Trung Quốc. Có rất nhiều di tích văn hóa đặc trưng tại đây, bao gồm một tấm ván ngang được khắc bởi Hoàng đế Minh Tư Tông của triều đại nhà Minh (1627-44).

Hàn Ly (Theo visiontimes)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét