Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 31 tháng 5 năm 2021 - Hà Trung Liêm

a.JPG

Hải Bằng.HDB  -Lễ Chiến Sĩ Trận Vong – Memorial Day Monday, May 31, 2021

31/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1r22l4vd3kBGNVPI7iPT6GJzHsuoZze5F/view?usp=sharing

Tiếc thay bài học lịch sử này chẳng được Ðảng Cộng Sản VN học để đối xử nhân đạo với những quân cán chính của Việt Nam Cộng Hòa trước đây; và ngay cả bây giờ, đối với nắm xương tàn của đồng bào máu mủ con Hồng, cháu Lạc còn nằm rải rác trong các nghĩa trang, họ cũng không hề đếm xỉa tới. Như thế, hỏi làm sao có thể tin họ khi họ kêu gọi tới hòa hợp, hòa giải?

Trong quá khứ, Cộng Sản VN đã không thực hiện cuộc tắm máu, nhưng họ đã làm cho hàng trăm ngàn người của chế độ cũ chết dần mòn trong các trại tù lao động khổ sai với cái tên “Trại Cải Tạo”.

Cần phải hiểu rằng cái chết của người chiến sĩ giữa mũi tên, hòn đạn ở chiến trường có lẽ còn ít đau đớn hơn cái sống của những người lính phải buông súng và chịu đày đọa trong trại cải tạo?

<!>

Trà Đóa - Một Cuộc Chiến Khác

Dành riêng để tặng những người lính vô danh

30/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1q4mtYzPYZDirxKZeXMVZbF8Xdj1rYNnZ/view?usp=sharing

Ông mỉm cười nói với tôi:

“Hồi đó, tụi tui cũng tuổi như cậu bây giờ. Mà thật kỳ lạ, trông cậu chẳng khác gì anh ấy. Hôm đầu tiên trông thấy cậu, tui không tin vào mắt mình nữa. Trên đời sao lại có người giống nhau đến vậy…”

Ông ấy nói đúng. Sao tôi lại có thể giống một người xa lạ mà tôi chưa từng gặp đến vậy. Đây chỉ là một sự ngẫu nhiên, một tình cờ của tạo hoá, hay là một bí nhiệm nào đó mà tôi chưa ngộ ra?

Tôi không biết.

Đêm đó, trong giấc ngủ, tôi đã mơ một giấc mơ kỳ lạ. Tôi thấy mình đang băng qua một khu rừng trong bộ đồ chiến binh bết đầy bùn đất. Tiếng trực thăng quần thảo điên loạn trên đầu, rồi từng tràng đạn rít chói tai qua những khóm cây, làm những chiếc lá xanh rụng xuống lả tả như mưa. Và cứ thế, tôi miệt mài bước đi như bị thôi miên. Cuối cùng, tôi rơi vào một vùng sáng chói loà, rồi mất hút…

Mỹ Hòa - Đảng phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trong ngày bầu cử?!

31/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1sXaLDqf4o_ZwccCDDIl4uizxlYwFaXQy/view?usp=sharing

Phần đầu của bài báo thể loại phỏng vấn, Bộ trưởng Y tế có dè dặt: “Chúng tôi hy vọng trong vài ngày tới sẽ kiểm soát tốt tình hình dịch ở hai địa phương này. Nếu kiểm soát tốt 2 tỉnh này thì chúng ta sẽ yên tâm hơn với tình hình chung trên cả nước”.

Hai địa phương mà ông Nguyễn Thanh Long nhắc đến chính là Bắc Giang và Bắc Ninh. Từ đó đến nay, Bắc Giang và Bắc Ninh tình hình ngày càng xấu xí đi, đến mức mà như một thông báo mới đây cũng từ chính Bộ trưởng Y tế, là đang xuất hiện một biến chủng mới ‘lai’ giữa biến chủng Covid tại Ấn Độ với biến chủng Covid tại Anh. Biến chủng ‘lai’ này được cho là lây lan nhanh hơn, thời gian ủ bệnh ngắn hơn rất nhiều…

Domino vẫn đang đổ. Sài Gòn bắt đầu ‘phong thành’/ ‘lockdown’.

Ai sẽ là địa chỉ chịu trách nhiệm cuối cùng của việc tự cho mình quyền đứng trên luật pháp, cụ thể là không màng cả đến tuân thủ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, phiên bản tu chỉnh 2018 ngay giữa làn sóng bùng dịch lần thứ 4 tại Việt Nam?.

Điều 4.2, Hiến pháp 2013 ghi rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

'Bản chất' của lũ lụt sinh lợi của sông Mekong

(The ‘Nature’ of Beneficial Flooding of the Mekong River)

Carl Middleton – Bình Yên Đông lược dịch

30/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1SKWZyBQBPgPu86VgPkQZ83D73PZT9lCL/view?usp=sharing

Phần giới thiệu

Lũ lụt là một sự kiện phổ biến ở lục địa Đông Nam Á (ĐNA) do ảnh hưởng của mưa mùa.  Trong nhiều thế kỷ qua, mưa mùa tây-nam, có thể đoán trước một cách hạn chế, cùng với hệ thống thời tiết xích đạo kể cả bão tố, đã hình thành xã hội và cuộc sống của người dân trong khu vực (Lebel and Sinh 2007).  Mặc dù nhiều vùng rộng lớn của khu vực vẫn duy trì đặc tính nông thôn và nông nghiệp, xã hội và lối sống cũng đang thay đổi khi khu vực trải qua các tiến trình kết hợp kinh tế, kỹ nghệ hóa, và đô thị hóa trong khung cảnh đào sâu và mở rộng mối quan hệ của thị trường tư bản (Kaosa-ard and Dore 2003).  Những biến đổi xã hội nầy làm thay đổi mối quan hệ của khu vực với mưa mùa, mặc dù thay đổi khí hậu cũng làm cho tương lai của khí hậu bấp bênh thêm (Rayanakorn 2011).

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 31 tháng 5 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/157JSsEToTxblNe_COilMy4BGoKRTpQH3/view?usp=sharing

30/05/1868: Ngày Tưởng niệm được tổ chức tại Mỹ

Nguồn: Civil War dead honored on Decoration Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Song ngữ Việt Anh

https://drive.google.com/file/d/1hjLfDjbqMZq_9aPEdluJdVqIFFXGc9tY/view?usp=sharing

Ngày nay, Ngày Tưởng niệm được tổ chức thành một buổi lễ chính thức tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, khi đó một lá cờ Mỹ nhỏ sẽ được cắm trên mỗi ngôi mộ. Theo thông lệ, tổng thống hoặc phó tổng thống sẽ có bài phát biểu tôn vinh đóng góp của những người đã khuất và đặt vòng hoa tại Mộ của các Chiến sĩ Vô danh. Hàng năm, có hơn 5.000 người tham dự buổi lễ. Ngoài ra, một số bang miền Nam còn tiếp tục dành một ngày đặc biệt để tôn vinh những người thiệt mạng thuộc phe Hợp bang miền Nam, thường được gọi là Ngày Tưởng niệm Hợp bang (Confederate Memorial Day).

Đỗ Hoàng -  Những nét mới trong Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 năm 2021

31/5/2021

https://drive.google.com/file/d/11FNnvOMR36GUXeEOMIDQN9GGKj9PinST/view?usp=sharing

Tuyên bố 2021 cũng là tuyên bố G7 dài nhất và chi tiết nhất trong một thập kỷ qua, với 40 vấn đề được nêu ra, với nhiều ưu tiên mang tính thời sự mà các năm khác không có.

Vấn đề Myanmar được dành một phần riêng, trong đó các nước G7 lên án đảo chính bằng “ngôn từ mạnh mẽ nhất”, khẳng định G7 sẵn sàng có các biện pháp tiếp theo (như chặn nguồn vũ khí, kĩ thuật, hỗ trợ phát triển, quan hệ kinh tế… với chế độ quân sự) và khuyến khích các nước khác có hành động tương tự. Ngoài ra, G7 tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ người Rohingya như đã làm từ năm 2018.

Bên cạnh đó, G7 lần đầu dành một phần riêng trong Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao cho vấn đề COVID-19. Ngoài các nội dung về y tế như đảm bảo tiếp cận vắc-xin hay cam kết tài trợ cho COVAX, các nước G7 cũng quan tâm đến các khía cạnh kinh tế - xã hội liên quan đến dịch bệnh như chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, bình đẳng giới hay phục hồi kinh tế hậu COVID-19...

2021 cũng là năm đầu tiên G7 nhắc đến việc các chính phủ chặn Internet (Internet shutdown), coi đây là vi phạm quyền công dân và quyền tự do cá nhân và khẳng định sẽ đối xử với các động thái của các quốc gia trên không gian mạng tương tự như trong các không gian khác dựa trên luật quốc tế.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung nhìn từ khía cạnh nhân khẩu học

Nguồn: Nicholas Eberstadt, “America Hasn’t Lost Its Demographic Advantage”, Foreign Affairs, 24/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

30/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1lK9GxQ37LgLdtlvXXAILy32rbpR2lnmf/view?usp=sharing

Ưu thế toàn cầu của Hoa Kỳ dựa rất nhiều vào yếu tố nhân khẩu học. Sau sự sụp đổ và tan rã của Liên Xô, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đông dân thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. So với các nước phát triển khác, Hoa Kỳ duy trì mức sinh và nhập cư cao bất thường — một hiện tượng mà tôi gọi là “chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ về nhân khẩu học” trong một bài trên tạp chí này hồi năm 2019. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tổng dân số Hoa Kỳ và số lượng những người trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 64 tuổi) đã tăng nhanh hơn so với các nước phát triển khác — và cũng nhanh hơn so với các đối thủ là Trung Quốc và Nga. Dân số trong độ tuổi lao động gia tăng thúc đẩy năng suất quốc gia ở các nền kinh tế nơi chính phủ có thể phát triển và khai thác thành công nguồn nhân lực. Đối với các quốc gia phúc lợi hiện đại, tốc độ già hóa dân số chậm hơn cũng giúp kéo dãn gánh nặng tài chính vốn được gây ra bởi các dàn xếp hiện tại.

Nguồn : https://diemnhan.blogspot.com/2021/05/ban-tin-ngay-thu-hai-31-thang-5-nam-2021.html 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét