Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

Những là cờ vàng của bác Tánh - Giao Chỉ San Jose

 Cộng đồng người Việt hải ngoại vừa mất đi một chiến sĩ đấu tranh rất hiền lành nhưng vô cùng hữu hiệu. Khóc thương cho người đi nhưng cũng nên biết ra bác Tánh của chúng ta đã để lại những gì.- 

Nữu Ước với tinh thần văn hóa quốc tế - Thủ đô Hoa Kỳ ai cũng biết là đô thị lịch sử Hoa Thịnh Đốn nhưng kinh đô thương mại của nước Mỹ chính là Nữu Ước. Khi còn học về lịch sử thế giới chúng ta thường làm quen với thành phố miền Đông là San Fransico và đô thị miền Tây là New York. Ngày xưa hỏi tòa nhà cao nhất thế giới ai cũng biết là Rockefelller và tượng nữ thần tự do đứng đón di dân ngay tại hải cảng. Hình ảnh bà đầm vĩ đại vốn cũng là một di dân Hoa Kỳ gốc Pháp trở thành kỳ quan của nhân loại mở đường cho sự hiện diện của trụ sở Liên Hiệp Quốc. Với những tính chất quốc tế như vậy nên vào năm 1986 Cơ Quan Văn Hóa Di Dân LHQ tổ chức ngày diễn hành văn hóa quốc tế.  

 <!> 

Những người di dân ty nạn Việt Nam đến Nữu Ước 1975 vẫn còn loay hoay chưa an cư lạc nghiệp nên chỉ đứng bên đường xem cuộc diễn hanh đầu tiên năm 86.

Đến Năm 2000 khi kỳ diễn hành văn hóa quốc tế được 15 tuổi Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại mới tham dự. Lý do rất quan trọng và đơn giản là vì ngọn cờ Vàng. Năm đó một người Việt ty nạn định cư tại Nữu Ước mới 55 tuổi đã sớm nhìn thấy con đường đấu tranh thực tế và vô cùng quan trọng. Người di dân Việt Nam tự nhủ thầm, nếu mình không đem cờ Vàng tham dự thì rồi đây cả cộng đồng sẽ đứng trơ mắt nhìn cờ Đỏ tung hoành. Người đó là chiến hữu Nguyễn Hu Tánh. 


Ông  là người Phan Thiết Bình Thuận, từng tham gia trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và đi tù cải tạo.Khi được tự do vượt biên cùng gia đình và sang Mỹ năm 1987. Đên năm 1989 bắt đầu tham gia hoạt động chính trị với   cộng đồng người Việt quốc gia New York và các đoàn thể khác .Gia đình có vợ , 7 con trai và gái và 3 cháu . Thực vậy, ông Tánh và bà con ta nhảy vào tham dự diễn hành lần đầu và ông ở lại suốt 20 năm dài. Ông trở thành người trách nhiệm rước cờ Vàng mỗi năm. Dù ông cũng hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhưng nhiệm vụ chính luôn luôn là cuộc diễn hành c Vàng trong giòng văn hóa Liên Hiệp Quốc. Dù cho chính quyền Hà Nội là quốc gia hội viên chính thức và đôi khi còn ngồi luân phiên trong hội đồng bảo an LHQ nhưng không ai dành được công tác đem cờ quốc gia VNCH xuống đường tại Nữu Ước.


Trong cuộc đấu tranh chính trị tại Hoa Kỳ phải giương cao lá cờ Vàng để nói rằng Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây. Chúng ta chỉ có giải pháp hữu hiệu nhất là nhập cuộc trong các kỳ diễn hành chung với thiên hạ. Bao năm qua cộng đồng Việt Nam tổ chức Hội Tết thực sự chỉ là đến với nhau. Nam Bắc Cali tổ chức diễn hành cũng chỉ là ta lại đến với ta. Hội nhập vào các cuộc diễn hành của thiên hạ mới thực là chiến dịch Đồng Minh Vận.

 

Hai mươi năm đem cờ vàng diễn hành. Đồng bào ta đi diễn hành trên tại kinh đô thương mại biển Đông Hoa Kỳ mà không biết những người trong ban tổ chức phải đi những bước chuẩn bị trên con đường gai góc. Trước tiên là hãy tìm đề tài cho mỗi năm. Lần đầu tiên với chủ đề Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Đoàn diễn hành Người Việt đoạt được 3 giải nhất ,   Giải đẹp nhất ,  ý nghĩa nhất , và thứ ba là đông nhất . Qua hai mươi lần tham dự với nhiều chủ đề như Hưng Đạo Vương phá quân Nguyên , Vua Quang Trung đại phá quân Thanh ,Con Rồng Cháu Tiên , Thánh Gióng, Đinh Bộ Lĩnh , Lý Thường Kiệt , Anh Thư Triệu Thị Trinh , Trần Quốc Toản , Hoàng Sa và Trường Sa , Ngư Dân và Biển Cả. Lịch sử tiền nhân Việt Nam nhan năm giữ nước và mở nước. 


Đề tài biết bao giờ cho hết. Đáng kể hơn hết là ban tổ chức vận động được đồng bào Việt từ bốn phương về Nữu Ước. Từ Úc Cháu và Âu châu xa xôi cho đến Canada và các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Năm nào cũng trên 1 ngàn người, đông nhất là 3 ngàn. Nữu Ươc vơi hàng triệu dân có trăm ngàn người coi. Đại đô thị này không phải là nơi dễ dàng để tìm nơi cư trú và di chuyển. Những đồng bào nhiệt thành thường không quen du lịch. Ban tổ chức phải đưa đón bất cứ giờ giấc nào từ phi trường. Tập hợp để chuẩn bị diễn hành là cả một vấn đề. Xe hoa và những biểu ngữ. Trang phục ra sao và âm nhạc thế nào để còn hy vọng nhận giải.

 

Nhưng vấn để quan trọng nhất là chi phí hàng năm. Đồng bào ở xa về đã tốn kém tiền máy bay và ngay cả tiền khách sạn. Ban tổ chức phải đãi khách phương xa vào đêm văn nghệ hội ngộ. Tất cả đều phải trông cậy vào tay bác Tánh gây quỹ. Cộng đồng địa phương nhỏ bé không thể đóng góp đủ. Chuyện cờ Vàng ở Nữu Ước phải là nghĩa vụ của tất cả mọi người. Mỗi năm ông Nguyễn Hữu Tánh phải đi khắp các nơi cng đồng ta qun tụ. Một lần bác Tánh ngi nói chuyện với chúng tôi tại Việt Museum San Jose. Con người hiền hậu kể lể tâm sự mà không hề có một lời khoe khoang thành tích.


Ông luôn luôn đóng b chng chạc lịch sự với cà vạt đầy đủ lễ bộ. Tôi cũng là người cả đời xin tiền bạn bè để làm phúc nên rất thông cảm. Anh em ta là những tên đi ăn mày đeo cà vạt. Bác Tánh nói rằng việc gây quỹ phương xa rất vất vả và đôi khi cũng rất tủi thân. Đã mang lấy nghiệp vào thân, Sao còn oán trách trời gần hay xa. Tôi hỏi thăm gia thế. Bác nói rằng rất nhờ có người vợ đảm đang và yểm trợ hết mình.Tôi lại nhắc câu châm ngôn thế gian thường nói. Đằng sau người đàn ông thành công luôn luôn có một người đàn bà. Vui chuyện tôi hỏi bác Tánh rằng ông có biết cái gì đằng sau một người đã ông thất bại. Tánh Nguyễn chịu thua. Câu trả lời là hai người đàn bà. Bác Tánh thân của anh em. Phía sau ông luôn luôn chỉ có một người đàn bà. Anh bỏ đi theo hoàn cảnh thì xem ra còn rất trẻ. Báo Mỹ nói rằng tuổi thọ trung bình của đàn ông Hoa Kỳ phải là 76. Trải qua một năm Covid 19 thống kê tạm thời hạ xuống còn 74. Thời gian qua cơn dịch đánh phá nặng nề ở miền Hỏa Tuyến New York những tưởng đã tạm yên.


Nào ngờ định mệnh khắc nghiệt không tha bác Tánh cờ Vàng của chúng tôi. Người thiện chí và tử tế như anh phải sống lâu dài. Viết những lời chia buồn trong niềm khắc khoải và giận dỗi. Biết lấy lời gì để thưa gửi với gia đình tang gia. Thôi thế từ đây người vợ hiền sẽ không còn trông ngóng những lần điện thoại từ xa của người chinh phu gọi về hàng tuần. Khi anh không đi xa, anh ở gần em thì tiếng chuông điện không còn rung nữa. Rồi đây ai sẽ là những người tiếp tục đem những lá cờ Vàng lịch sử xuống đường.


Ngàn năm vĩnh biệt, Xin chia buồn cùng tang quyến.                      

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét