Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Giới hoạt động: Đàn áp nhân quyền Việt Nam 2020 gia tăng - VOA

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) được vinh danh tại lễ trao giải của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam 2020, ngày 21/11/2020. Năm 2020 chính quyền Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền, đặc biệt là nhắm vào các tổ chức dân sự không được nhà nước công nhận và các blogger, nhà báo độc lập lên tiếng chỉ trích giới lãnh đạo Hà Nội, các nhà hoạt động cho biết. Từ Hà Nội, nhà hoạt động Trần Bang, nói với VOA về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2020: “Năm 2020 chính quyền gia tăng đàn áp, ví dụ như Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập, các thành viên bị bắt như Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Chí Thành; hay trường hợp của bà Phạm Đoan Trang, Đinh Thị Thu Thủy, và rất nhiều các trường hợp khác nữa.

<!>

“Nhưng trong năm 2020 nổi cộm nhất là vụ Hội Nhà báo Việt Nam Độc lập, Nhà Xuất bản Tự do, và các blogger bị bắt khá nhiều, từ Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, đến Hậu Giang, Cần Thơ và các tỉnh miền tây.”

Ông Trần Bang nhận định:

“Đàn áp nhân quyền ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều người bị bắt vì viết bài trên Facebook. Họ chỉ nói lên sự thật.

“Nhưng có ai đó nghĩ rằng uy tín của họ bị ảnh hưởng thì họ phải tự sửa đổi, chứ không thể dùng bạo lực hay công an để bắt giam những blogger này.”

Nhà báo Phạm Chí Dũng sẽ bị xét xử ngày 5/1/2021

No media source currently available

0:000:01:540:00
 Đường dẫn trực tiếp 

Ông Vũ Quốc Ngữ, người đứng đầu tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền (Defense The Defenders) nói với báo Người Việt vào dịp cuối năm 2020 rằng “tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam trái ngược hẳn với các lời tuyên truyền của chế độ.”

Theo tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền, trong năm 2020, chính quyền Việt Nam bắt giữ 31 người hoạt động và 29 người hoạt động về quyền đất đai, đồng thời Việt Nam kết án 22 nhà hoạt động với mức án từ 9 tháng đến 12 năm tù.

“Một điểm đáng lưu ý là án tù trừng phạt người hoạt động ngày càng nặng hơn,” ông Vũ Quốc Ngữ nói, đồng thời dẫn chứng các trường hợp như ông Nguyễn Trung Lĩnh, 12 năm tù giam so với mức cao nhất vào năm ngoái của ông Nguyễn Năng Tĩnh, 11 năm tù giam, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước,” hay trường hợp của nhà thơ Trần Đức Thạch bị phạt 12 năm tù giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Quan chức Mỹ kêu gọi phóng thích Phạm Đoan Trang

No media source currently available

0:000:01:390:00
 Đường dẫn trực tiếp 

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Á Châu (HRW) nhận định với đài RFA rằng tình hình nhân quyền Việt Nam 2020 tiếp tục tồi tệ.

Ông Robertson nói: “Quả là một năm rất tồi tệ đối với nhân quyền ở Việt Nam. Chắc chắn chúng ta sẽ thấy nhiều vụ bắt bớ và truy tố nữa diễn ra trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam.”

“Tình trạng xấu đi rất là tồi tệ, đặc biệt tình trạng bắt bớ. Hàng loạt các nhà hoạt động nổi tiếng mà người ta nghĩ có thể không bị bắt, đã bị bắt, như anh Phạm Chí Dũng, anh Nguyễn Tường Thụy, và nhà báo Phạm Đoan Trang,” ông Robertson nói. “Việc bắt những người này cho thấy chỉ dấu là Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà cầm quyền Việt Nam, đã bất chấp pháp luật và dư luận quốc tế có xu hướng dùng bạo lực rất là rõ nét.”

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh bị bắt vì ‘lợi dụng tự do dân chủ’

No media source currently available

0:000:01:200:00
 Đường dẫn trực tiếp 

Vào giữa tháng 12/2020, Tổ chức Bảo vệ Ký Giả (CPJ) cho biết Việt Nam là một trong các quốc gia “đặc biệt thành thạo” trong việc “tống giam và sách nhiễu các ký giả và gia đình họ” cũng như “tham gia vào việc kiểm duyệt Internet và mạng xã hội”.

CPJ cho biết đến nay có 15 nhà báo bị giam giữ tại Việt Nam và nhiều nhà hoạt động vì các quyền tự do khác, như quyền tự do tín ngưỡng, đã bị bắt, tuyên phạt với các bản án khắt khe, phải chịu chế độ quấy rối có hệ thống và kể cả bị ép cung, tra tấn.

Thêm một nhà bất đồng chính kiến bị tuyên án 12 năm tù

No media source currently available

0:000:01:000:00
 Đường dẫn trực tiếp 

Tổ chức Ân xá Quốc tế trong báo cáo công bố ngày 1/12, ghi nhận Việt Nam đang giam giữ ít nhất 170 tù nhân lương tâm, con số kỷ lục kể từ khi tổ chức này bắt đầu theo dõi tình trạng tù nhân lương tâm tại Việt Nam từ năm 1996.

Từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam luôn cho rằng “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét