Kính thưa các bạn
Lâu rồi không gặp các bạn, nay ngồi vào quán cà phê ảo cùng các bạn với một tin đời thường lè tè như xó bếp.
Ghi chú: Yahoo báo tin sẽ đóng cửa các groups, các bạn nằm trong nhóm Yahoo groups của Quán Ven Đường chớ lo, tôi sẽ chuyển các bạn qua nhóm khác….có nghĩa là các bạn sẽ nhận được email bình thường. Bạn nào không muốn nhận email xin cho biết tôi sẽ nhân dịp nầy rút tên ra khỏi list.
<!>
Nhờ bản tin hôm nay và hình chụp dân chúng Đài Loan biểu tình phản đối việc nhập cảng thịt heo Mỹ mà chúng ta mới biết được tin là tháng giêng tới Mỹ cho phép dùng chất tạo nạc để nuôi heo.
(Nói đùa cho vui, không đúng đâu, như vậy các viện thẩm Mỹ sẽ mất đi một phần khách hàng đi hút mở bụng, quí bà cứ ăn thịt heo vào thì sẽ không còn mở nữa)
Nguồn tin: Thousands of people took to the streets of the Taiwan capital Taipei on Sunday demanding that a decision to allow U.S. pork imports be reversed, according to the Associated Press. The long-standing … View the article. https://flip.it/ykHBxT
Dưới đây là tin rất cũ của đài RFI hồi tháng 5 năm 2012 (cách nay 8 năm hơn)
(Bắt đầu trích - >)
Bê bối thịt heo có chất tạo nạc : người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay
Đăng ngày: 02/05/2012 - 04:00
Sửa đổi ngày: 02/05/2012 - 20:13
Từ giữa tháng Ba 2012 đến nay, thị trường thịt lợn ở Việt Nam bị chao đảo bởi một biến cố: một bộ phận lớn người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn nói chung, vì nghi ngờ thịt có các chứa chất tạo nạc gây nguy hiểm cho sức khỏe được bán rộng rãi trên thị trường. Vì sao thịt heo nhiễm các chất tạo nạc lại phổ biến trong xã hội, gây lo sợ cho người tiêu dùng, và thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, bất chấp các chất này bị đưa vào danh sách cấm từ lâu ? Đâu là những giải pháp thực sự căn bản cho bê bối thịt lợn có chất tạo nạc ?
Sự tẩy chay của người tiêu dùng khiến giá thịt hơi giảm mạnh, thấp hơn cả giá thành, gây thiệt hại nặng cho những người nuôi lợn, ước tính tổng cộng lên đến hàng trăm triệu đô la. Chất cấm tạo nạc có thể giết chết ngành chăn nuôi Việt Nam là thông điệp được nhiều phương tiện truyền thông cảnh báo.
Trong thời gian từ cuối tháng Ba đến giữa tháng Tư, nhiều cuộc hội thảo do các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất thuộc xã hội dân sự phối hợp với các tổ chức khoa học – kỹ thuật và giới hữu trách đã được tổ chức. Một số ghi nhận đã được rút ra, trong đó nhấn mạnh đến phần trách nhiệm lớn của hai bộ trực tiếp phụ trách an toàn thực phẩm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế, cũng như một số điều cần được làm ngay để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng.
Cơn sốt tẩy chay thịt heo có chứa chất tạo nạc có vẻ đang dịu xuống từ khoảng mươi hôm nay, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều điều cần được được thông tin cặn kẽ tới công chúng, để vấn đề này trở nên sáng tỏ hơn, bởi nhiều người cho rằng, nếu không có các biện pháp thực sự thích ứng, thì không loại trừ trong một thời gian nữa, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ lại phải hứng chịu một bê bối tương tự.
Theo đánh giá của một số nhà quan sát, vấn đề thịt heo nhiễm độc tố là một trong các vấn đề nóng bỏng ở Việt Nam trong thời gian sau Tết trước hè. Thịt heo hạ giá là một trong vài yếu tố tham gia vào việc kéo chỉ số giá tiêu dùng CPI đi xuống mạnh, khiến một số nhà kinh tế lo ngại.
Khách mời của tạp chí Khoa học của RFI hôm nay, là ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Vang, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ - Môi trường Quốc hội và ông Lã Văn Kính, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
Các chất cấm, nhưng được thả nổi
Từ nhiều năm nay, các chất Clenbuterol và Salbutamol (thuộc nhóm Beta-agonist) vốn được sử dụng trong thuốc chữa bệnh, nhưng vì có tác dụng kích thích tăng trưởng, làm lợn không tích mỡ mà phát triển phần thịt nạc, gây nên hiệu ứng của một thứ « thần dược », mang lại lợi nhuận đáng kể cho người chăn nuôi, nên mặc dù bị cấm, Clenbuterol và Salbutamol vẫn được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam, dưới dạng pha trực tiếp vào thức ăn cho gia sức hoặc được trộn lẫn với thực phẩm chế biến sẵn.
Theo các nghiên cứu y khoa, người tiêu dùng ăn phải thịt lợn có nhiều chất thuộc nhóm Beta-agonist sẽ bị các triệu chứng cấp tính của sự ngộ độc. Về dài hạn, các chất Clenbuterol và Salbutamol có thể làm tổn hại các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, thậm chí có thể làm chết những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, và gây ung thư. Các chất cấm này thường tồn dư chủ yếu ở thận và gan của lợn, khiến việc sử dụng nội tạng lợn làm tăng nguy cơ nhiễm các chất độc này.
Tại Châu Âu, các chất thuộc nhóm Beta Agoniste như Clenbuterol và Salbutamol đã bị cấm sử dụng từ năm 1988, khi mới xuất hiện làn sóng sử dụng hooc môn tăng trưởng trong chăn nuôi. Quy định này được Châu Âu tái khẳng định vào năm 1996.
Tại Việt Nam, Clenbuterol và Salbutamol đã bị cấm nhập từ năm 2002, tuy nhiên các chất này đã bị thả nổi, do nhiều nguyên nhân.
Phản ứng quyết liệt của người tiêu dùng
Về mức độ sử dụng các chất độc này, có hai luồng quan điểm. Luồng thứ nhất cho rằng lượng heo bị nhiễm độc chất chỉ ảnh hưởng trên một quy mô hẹp, trong khi đó các quan điểm khác thì lại ghi nhận, có một làn sóng sử dụng chất cấm trên quy mô rộng.
Tuy nhiên, nhìn chung phản ứng của một bộ phận lớn người tiêu dùng tại Việt Nam trong thời gian qua là rất dứt khoát : chuyển sang dùng loại thịt khác, hay nói cách khác tẩy chay thịt lớn. Riêng ở Đồng Nai – điểm nóng của hiện tượng dùng chất tạo nạc – theo điều tra nhanh của Hội bảo vệ người tiêu dùng vào thời điểm cuối tháng Ba, khi được hỏi, đã có 1/3 số người khẳng định sẽ tẩy chay thịt heo chợ và chỉ mua hàng có thương hiệu, còn 1/5 nói sẽ không ăn thịt heo và chuyển sang các loại thực phẩm khác. (< - hết trích)
Xin đọc hết bài rất dài (kể cả âm thanh) ở link dưới
Nguồn tin: Bê bối thịt heo có chất tạo nạc : người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay - Tạp chí khoa học (rfi.fr)
Kết luận: Chắc các bạn hỏi chất nầy ăn vào có hại gì? Thưa tôi không rành lắm đâu, thấy tin thì bảo các bạn hay thôi. Lạ là một chuyện quan trọng ít ra với dân chúng như vậy mà hình như chẳng ai ở Mỹ biết gì cả.
Tình cờ thấy một nhóm email nhắc chuyện Đạo Phật và ngành khoa học String nên tôi gởi các bạn đọc chơi bài viết cho MTC gởi ra cách nay trên 8 năm.
2012-03-28_ Ngành Khoa Học String Theory Và Phật Giáo Gặp Nhau (Microsoft Word attached)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét