Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

LHQ: Việt Nam thuộc diện ‘đáng lo ngại’ về đe dọa và trả thù giới hoạt động


Bà Ilze Brands Kehris, Trợ lý Tổng thư ký LHQ về Nhân quyền, trình bày báo cáo về đe dọa và trả thù năm nay tại kỳ họp thứ 45 của Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 30-9-2020. Photo Web UN TV. Hôm 30/9, bà Ilze Brands Kehris, Trợ lý Tổng thư ký LHQ về Nhân quyền, trình bày báo cáo về đe dọa và trả thù năm nay tại kỳ họp thứ 45 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, nói rằng Việt Nam nằm trong số các nước “có tình trạng vi phạm đáng lo ngại và kéo dài trong nhiều năm”. Tại phiên họp được LHQ phát trực tiếp từ Geneva, Thụy Sĩ, bà Kehris phát biểu: “Nhiều báo cáo viên của LHQ đã đưa ra các cáo buộc về các cá nhân trong môi trường đàn áp kéo dài trong nhiều năm, được đưa vào báo cáo năm nay, ví dụ như ở Bahrain, Burundi, Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Myanmar, Ả-rập Xê-út, Uzbekistan và Việt Nam, và những nước khác”.
<!>
Bà đưa ra khuyến nghị: “Trước nhiều tình huống đáng lo ngại này, chúng ta phải làm việc cùng nhau để bảo tồn và mở rộng các không gian tương tác và sự can thiệp của LHQ”.

 Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Nhân quyền LHQ hôm 30/9, Việt Nam nằm trong số 45 quốc gia có trường hợp bị đe dọa và trả thù trong báo cáo chính và các phụ lục năm nay.

Tính về số trường hợp bị đe dọa và trả thù trong báo cáo năm nay, Việt Nam có 16 trường hợp, chỉ đứng sau Trung Quốc, theo tổ chức BPSOS.

Trong số 16 trường hợp ở Việt Nam, 12 trường hợp là “thành viên của các cộng đồng tôn giáo độc lập và những người bảo vệ nhân quyền" đã tham gia hoặc cố gắng tham gia hội nghị quốc tế thường niên năm 2019 tại Bangkok về Tự do Tôn giáo hay Đức tin ở Đông Nam Á, bao gồm hội thoại và huấn luyện bởi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR), cũng theo BPSOS.

Trước phiên thảo luận của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong kỳ họp 45 diễn ra từ ngày 14/9 đến 6/10, hội đồng này đã công bố bản báo cáo năm 2020 về các hồ sơ bị chính quyền hăm doạ và trả thù tại Việt Nam, theo đó có ít nhất 16 trường hợp liên quan đến việc chính quyền giam cầm, thu giữ giấy tờ tùy thân, thẩm vấn hoặc theo dõi từ năm 2019.

Cũng hôm 30/9, sau phát biểu của bà Kehris, đại diện phái đoàn Việt Nam tại LHQ ở Gevena, Thụy Sĩ, nói rằng chính quyền Việt Nam đã cung cấp thông tin về các trường hợp mà quan chức LHQ đề cập nhưng “lấy làm tiếc” vì báo cáo “không phản ảnh đầy đủ” thông tin do Việt Nam đưa ra.


Ông Lê Đình Bá, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ phát biểu ngày 30-09-2020. Photo UN Web TV.

Ông Lê Đình Bá, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam, nói:

“Việt Nam đã cung cấp thông tin thực chất về tất cả các trường hợp được đưa ra trong báo cáo của Tổng Thư ký. Rất tiếc, thông tin do chính phủ của chúng tôi cung cấp đã không được phản ánh chính xác trong báo cáo. Do đó, chúng tôi trân trọng yêu cầu các báo cáo trong tương lai của Tổng Thư ký nên sử dụng các chứng cứ và thông tin do chính phủ của chúng tôi cung cấp một cách nghiêm túc và khách quan”.

Ngoài ra, ông Lê Đình Bá nói rằng Việt Nam “cực lực lên án và phản đối mọi hành vi trả thù và đe dọa đối với những người hợp tác với LHQ và các cơ chế của LHQ trong lĩnh vực nhân quyền”.

Không có nhận xét nào: