Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Bệnh Quên - Sương Lam



Đây là bài số năm trăm ba mươi sáu (536) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon. 

Nhiều người ai cũng sợ có bệnh Alzheimer với hơn 4,5 triệu người Mỹ mắc bệnh hiện nay và dự đoán tăng lên 15 triệu vào năm 2050. Theo nghiên cứu thì bệnh mất trí nhớ này là kết quả của sự chết của những tế bào thần kinh trong não bộ. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa tìm đưọc nguyên nhân của sự kiện mất mát này.  Yếu tố  di truyn và môi trường đang được khảo sát có phải là nguyên nhân của chứng bệnh mất trí nhớ này hay chăng?  Đa số các trường hợp mắc bệnh xãy ra sau 65 tuổi nhưng đôi khi độ tuổi 30, 40 , 50 cũng bi mc bệnh. 

<!>

 Tuy nhiên đôi khi  người bị  bệnh quên lại càng cảm thấy sung sướng hơn như người bệnh trong mẫu chuyện dưới đây. Lạ nhỉ?  Xin mời bạn cùng đọc với người viết mẫu chuyện dưới đây:

Bệnh Quên

Nước Tống có người đứng tuổi, tự nhiên mắc phải bệnh quên: buổi sáng lấy gì của ai, buổi chiều quên; ngày nay cho ai cái gì, ngày mai quên; ra đường quên cả đi, ở nhà quên cả ngi; trước đã làm g , bây giờ quên hết; bây giờ đang làm gì, sau này quên hết.

Cả nhà rất lo, xem bói không tốt, đi cúng không đỡ, đón thầy cha thuốc cũng không khỏi. Sau có ông Thầy nước Lỗ đến xin chữa.  Ngưới nhà hứa nếu chữa khỏi, sẽ chia hai gia tài.

Ông thầy nói: Bệnh này bói không ra, cúng không khỏi, thuốc không trị được.  Nay tôi thử hóa tâm tính, biến trí huệ anh ta, may ra khỏi chăng?

Nói xong ông thầy liền sai lột áo để cho lạnh, thì anh ta xin áo; sai cấm ăn để cho đói, thì anh ta xin ăn; sai đem vào chỗ tối, thì anh ta xin đem ra ánh sáng.

Ông thầy hớn hở bảo vợ con anh ta: Bệnh cha được, song thuốc của ta bí truyền, không thể nói cho ai biết được.

Rồi đuổi cả người chung quanh, chỉ một mình ông ở với người bệny trong bảy ngày.  Chẳng biết ông thầy làm gì, mà cái bệnh lâu năm ấy lại khỏi ngay.

Khi anh có bệnh tỉnh như thường, bèn nổi giận, chửi vợ, đánh con, cầm dao đuổi ông thầy.  Người nhà bắt lại, hỏi nguyên do, thì anh ta than:

-       Lúc trước lòng ta thản nhiên, khoan khoái là chừng nào!  Trời đất có cùng không, ta chẳng cần biết.  Nay ta phải nhớ lại cả những việc làm vài mươi năm về trước, việc còn, việc mất, việc được việc thua, việc thương việc ghét, muôn mối ngổn ngang, nổi dậy bời bời…Ta chỉ sợ sau này ta muốn được một phút yên tâm quên đi tất cả, liệu còn có được nữa không ?

Liệt Tử                             

(Nguồn: Cái Cười của Thánh Nhân của Thu Giang Nguyễn Duy Cần)


Nhìn bên ngoài, ai ai cũng thương hại cho người bị bệnh quên vì họ quên quên nhớ nhớ, ngơ ngơ ngác ngác nhưng nhìn một cách thực tế hơn thì người săn sóc cho người bị bệnh quên mới là người đáng thương hơn vì họ mệt nhọc hơn về tinh thần lẫn thể xác. Về tinh thần, họ lúc nào cũng lo lắng cho bệnh tình của người thân của mình khi bị lú lẫn vì không biết người bệnh này sẽ làm những chuyện "quái dị" gì nữa đây ví dụ  như nấu ăn quên tắt bếp, đi ra ngoài thì quên khóa cửa tắt đèn, quên  đeo khẩu trang (đặc biệt ttong cơn dịch COVID 19 hiện tại, lái xe thì quên ngừng trước bảng "stop sign" hay vượt đèn đỏ, hoặc lái vào đường một chiều vì không để ý   v...v…

 Về thể xác, thì người săn sóc người bệnh quên  phải cực nhọc hơn vì  họ phải làm đủ mọi viêc thay cho người bị bệnh,  họ phải nhắc nhở người bệnh nhiều lần khi muốn họ làm một việc gì để rồi bị mang tiếng là  "hay càm ràm”, hay “nói nhiều". Họ đi đâu cũng không an tâm khi để người bệnh ở nhà một mình nên đi đâu cũng vội vội vàng vàng về nhà  hoặc là không dám để người bệnh đi đâu một mình vì sợ họ đi lạc, không nhớ đường về nhà . Người săn sóc cho người bị bnh quên  phải từ bỏ những cuộc vui riêng của cá nhân mình, bỏ đi những sinh hoạt với bạn bè để ở nhà săn sóc người bệnh v…v...

 Nhưng người bệnh đôi khi lại tức giận, la mắng người săn sóc mình vì họ cho rằng họ bị quản thúc, không được làm theo ý mình v..v… mà họ quên rằng vì họ hay quên  nên cần phải được nhắc nhở, cấm đoán như thế, chứ ai mà  lại không biết "không có gì quý hơn độc lập, tự do", phải không bạn?

 

Người viết chỉ là người đọc được những tài liệu nào hay hay có liên quan đến nghệ thuật, văn hóa, sức khỏe  v...v... thì đem về đây chia sẻ với bạn bè cùng đọc với người viết mà thôi cho nên quý bạn cần tham  khảo với các  bác sĩ chuyên môn về các vấn đề y khoa, bạn nhé. Xin cám ơn.

 

Bạn và tôi đang ở vào tuổi U70, U 80 nên cũng đã bắt đầu nhớ nhớ qưên quên rồi nên trí tuệ cũng bắt đầu sa sút.  Buồn năm phút!

 

Vậy chúng ta cũng cần tìm hiểu sa sút trí tuệ là gì nhé.  Xin đọc tài liệu về sa sút trí tuệ  do người viết sưu tầm trên internet mang về đây chia sẻ cùng quý bạn nhé.

 

Sa sút trí tuệ là gì?

Sa sút trí tuệ không phải là bệnh, đây là hội chứng lâm sàng bị gây ra bởi tổn thương não. Biểu hiện đặc trưng là suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, chú ý, định hướng, ngôn ngữ, trí giác, suy luận, điều hành, và khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục. Bên cạnh đó, sa sút trí tuệ có thể bắt gặp ở nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt phổ biến nhất là căn bệnh Alzheimer - bệnh này chiếm 60% - 80% tổng số các bệnh nhân bị sa sút trí tuệ.

2. Triệu chứng của sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ sẽ thường xuất hiện các biểu hiện sau đây:

  • Trí nhớ bị suy giảm, giai đoạn đầu thường là giảm trí nhớ ngắn hạn
  • Giảm khả năng nhận thức về thời gian, không gian
  • Có biểu hiện vong ngôn, khó tìm từ khi nói, nói sai, viết sai
  • Không nhận ra được người thân, người quen, các đồ vật quen thuộc hoặc có thể nhận nhầm
  • Khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân...
  • Ngại tiếp xúc với mọi người, thu mình khỏi công việc và xã hội
  • Có sự thay đổi về cảm xúc
  • Khả năng điều hành bị suy giảm: giảm khả năng tính toán, giảm sự sáng tạo, không có khả năng đưa ra quyết định để điều hành, lập kế hoạch
  • Có sự biến đổi nhân cách, luôn tự coi mình là trung tâm, rất dễ kích động và bệnh sẽ nặng lên khi tiến triển như bị kích động lời nói, hành động, có các hành vi không phù hợp như đi lang thang.

Bên cạnh bị rối loạn về nhận thức, bệnh sa sút trí tuệ còn có triệu chứng rối loạn tâm lý - hành vi và giảm chức năng nặng nề tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh.

3. Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ gây nên gánh nặng lớn cho bản thân người bệnh cũng như người thân và xã hội. Các nguyên nhân chính gây ra sa sút trí tuệ gồm:

  • Do bệnh Alzheimer
  • Do rối loạn thần kinh và chấn thương như chấn thương sọ não...
  • Do bệnh nhồi máu cơ tim, viêm não, xuất huyết não
  • Do sự rối loạn nội tiết như bị mắc đái tháo đường, suy giáp...
  • Do việc lạm dụng các chất kích thích, sử dụng thuốc không hợp lý

4. Cách phòng tránh sa sút trí tuệ

Để phòng ngừa bệnh người cao tuổi cần:

  • Thường xuyên hoạt động trí não như đọc sách báo, tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng.
  • Người cao tuổi phải thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng...

Người cao tuổi phải thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng...

  • Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy
  • Khi sử dụng các thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định và tư vấn của các chuyên gia y tế
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và cần được thăm khám sớm khi có các triệu chứng

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi cần được điều trị càng sớm càng tốt. Chính vì vậy việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh nên thực hiện sớm tại các cơ sở y tế uy tín.

(Nguồn: sưu tầm trên internet - theo www.vinmec.com)



 

 Xin mời đọc những câu danh ngôn hay hay vui vui dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình hôm nay, bạn nhé:

 

*Phụ nữ luôn lo lắng về những gì đàn ông quên; đàn ông luôn lo sợ về những điều phụ nữ nhớ.
– Women always worry about the things that men forget; men always worry about the things women remember.
Khuyết danh

* Đừng ai đặt ra câu hỏi làm thế nào để quên một người mà mình đã từng yêu thương nhất, câu trả lời đó tùy thuộc vào cảm nhận của từng người. Khi nào mà chính bản thân của bạn không còn nhớ đến người đó nữa thì khi đó bạn đã quên.
Khuyết danh

*Ở đời không có chuyện không công bằng, chỉ có tâm không công bằng mà thôi. Hãy sống một cách không hờn, không trách, không hận, mọi chuyện đều không để ý thì tâm sẽ bình yên. Cho dù là say, là mê hay tỉnh cũng đều đã trôi qua, nên hãy quên đi…Quý trọng người trước mắt mới là hạnh phúc.
Weibo – Dịch: Thiên Lam

*Tôi có nhớ đấy chứ, và khi tôi cố nhớ, tôi quên.
– I do remember, and then when I try to remember, I forget.
A. A. Milne

*, Chúng ta thường quên nhiều hơn nhớ.
– We have all forgot more than we remember.
Thomas Fuller

Mời qúy bạn xem youtube Tôi Vẫn Nhớ  Thơ Sưong Lam Trinh Huỳnh thực hiẹn ảnh thơ  Nhạc  Tưởng Rằng Đã Quên qua tiếng hát Lâm Dung 

https://www.youtube.com/watch?v=DNNWkLI2Aj0  

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

 

Sương Lam

 

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 536-ORTB 959-1028-2020)

stock-vector-god-bless-you-213296869.jpg 

Không có nhận xét nào: