Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Tức Giận - Hãy hiểu về Trái Tim - Xuân Nguyên

https://www.youtube.com/watch?v=4RQ-Cb1nQwk
Khi giận năng lượng trong ta bị đốt sạch, cơ thể liên tục phóng thích ra các chất kích thích adrenaline và cortisol gây rối loạn chu trình sinh học của cơ thể, nhất là nhịp tim và hơi thở tăng dồn dập. Ta sẽ rơi vào tình trạng "hôn mê tạm thời", nhìn mọi thứ đều sai lệch, suy nghĩ không sáng suốt và không kiểm soát nổi mọi hành vi của mình.Quyết định khi giận dử giống như đi ra biển khi giông tố nổi lên.Nếu hạt giống giận trong ta không được nuôi dưỡng thường xuyên thì nó không đủ sức làm cho ta khổ. Ta đã vô tình tạo ra nó từ những điều bất như ý nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày mà ta không hay biết như: kẹt xe, xếp hàng mua đồ, gọi điện người thân không nhấc máy ...v...v...
<!>
 Khi nguồn năng lượng giận gần như được mặc định trong tâm thức, chỉ cần một hành động không dễ thương hay một hoàn cảnh trái ý nho nhỏ cũng đủ khiến cho nó bị kích động. Nó sẽ nhanh chóng biến thành cơn giận dữ dội mà chính ta cũng rất bất ngờ. 

Khi phát hiện ra cơn giận đang nổi lên và sắp sửa "bung" ra thành lời nói hay hành động, ta hãy mau chóng tìm cách tách ly ra khỏi căn nhà trọ của đối tượng vừa mới tác động vào cơn giận của mình, trở về an trú tịnh xá tỉnh lặng ở trong ta.
TỰ THIỀN, THIỀN TỰ ở trong

TỰ THIỀN, TỪ THIỆN sáng lòng như nhiên


Inline image


Cũng như khi căn nhà của ta bất ngờ bị cháy thì ta chỉ cần lo chữa cháy để cứu lấy những tài sản quý báu bên trong, chứ đừng vội vã truy cứu hay trừng phạt kẻ mà ta tình nghi đã đốt nhà. Nếu một cái nhà đang cháy thì việc trước nhất phải làm là chữa cháy căn nhà chứ không phải chạy theo đuổi bắt người đốt nhà. Nếu chỉ lo chạy theo người mà ta nghi là đã đốt nhà thì căn nhà sẽ cháy rụi trong khi ta chạy theo đuổi bắt người kia. Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập tắt lửa trước đã. Vậy thì khi giận, nếu tiếp tục đối đầu, tranh cãi với người làm cho ta giận, nếu chỉ muốn trừng phạt người ấy thì ta đã hành động y như người chạy theo người đốt nhà trong khi căn nhà của ta đang bốc lửa.

Bất bạo động chỉ có thể phát sinh từ tuệ giác bất nhị, tuệ giác tương tức. Theo tuệ giác này tất cả mọi sự mọi vật đều có liên hệ với nhau, và không có gì mà có thể tự nó có mặt một mình, do đó  không có ai là kẻ thù.

Vậy thì không cần phải chiến đấu. Chỉ cần ôm ấp và chăm sóc. Trong truyền thống Đạo Bụt, thiền tập không phải là tạo ra một bãi chiến trường để thiện đánh với ác. Đây là một điều rất quan trọng. Đừng tưởng rằng ta phải chiến đấu để tẩy trừ hạt giống tiêu cực ra khỏi tâm ta. Nghĩ như vậy là sai lầm.

Vùng năng lượng thứ nhất là sân hận. Vùng năng lượng thứ hai là chánh niệm. Phương pháp tu tập là dùng năng lượng của chánh niệm để nhận diện và ôm ấp năng lượng của sân hận, với tất cả hiền dịu, không chút bạo động. Đây không phải là đàn áp sân hận. Chánh niệm là ta mà sân hận cũng là ta. Ta không nên trở thành một bãi chiến trường để hai vùng năng lượng đó đánh giặc với nhau. Đừng nên nghĩ rằng chánh niệm là chánh, là tốt và sân hận là tà, là xấu. Không nên nghĩ như vậy. Chúng ta chỉ cần nhận diện sân hận như là một năng lượng tiêu cực và chánh niệm như là một năng lượng tích cực. Rồi chúng ta sử dụng năng lượng tích cực để chăm sóc năng lượng tiêu cực.

Năng lượng tích cực chánh niệm có nghĩa là có mặt, là ý thức những gì đang xẩy ra trong ta và chung quanh ta. Năng lượng này tối ư quan trọng cho việc tu tập. Năng lượng chánh niệm giống như một người anh lớn, một người chị lớn hay một bà mẹ đang ôm ấp và chăm sóc năng lượng tích cực em bé đau khổ, sân hận, tuyệt vọng hay ghen tức trong ta.

Tịnh khẩu, không phê bình khi bị chỉ trích.

Tịnh ý, không trả thù khi bị ám hại.

Tịnh thân, không nóng giận khi bị hạ nhục.

Hãy dành nhiều thời gian để quan sát cơn giận của mình. Hãy chú tâm quan sát tiến trình từ khi cơn giận biểu hiện lên bề mặt ý thức, thôi thúc ra hành động, đến khi nó tan biến. Khi có kinh nghiệm, ta sẽ phát hiện ra cơn giận vốn không có thật. Nó chỉ là nguồn năng lượng được sinh ra từ vài sai sót trong sự vận hành của guồng máy tâm thức như: nhận thức sai lầm, trí tưởng tượng phóng đại, cảm xúc nhạy bén, các giác quan không được phòng hộ cẩn thận. Nên chỉ cần duy trì khả năng quan sát tiến trình ấy lâu bền, bằng thái độ không thành kiến, từ từ ta sẽ thấy rõ những gì đã tạo nên cơn giận và dễ dàng chuyển hóa nó.

Mỗi lần quan sát sẽ cho ta một cái thấy mới về bản chất vô thường của cơn giận. Nhận thức sai lầm trong ta từ đó sẽ rơi rụng.

Khi nào ta vẫn còn quá quan trọng và luôn tìm cách nâng niu cái tôi của mình thì cơn giận sẽ vẫn còn. Trong khi đó, sự chịu đựng, lòng bao dung, tình thương yêu tha thứ chính là nhửng "khắc tinh" của cơn giận.

Nếu họ có đủ nhận thức và hiểu biết thì tư tưởng lời nói hành động của họ đả không như vậy, hảy tha thứ cho họ.
See thing as they are, not the way you want it to be .

Nobody can conceive or imagine all the unknown there are in the world.

Someone knows something, and no one knows everything. We are imperfect assembly tried to help each other. If we are perfect, we are not here.

Mổi người biết một ít, không ai biết hết. Chúng ta là một tập thể không hoàn toàn đang cố gắng giúp đở lẩn nhau. Nếu chúng ta hoàn toàn, chúng ta không có mặt ở đây.

Hảy cho để nhận

Hảy tha thứ để được thứ tha

    Cơn giận cũng vô thường

    Nắng bừng vỡ màn sương

    Mời lên tâm tỉnh thức

    Càng nhìn lại càng thương. 

    Mùa xuân trên cánh đồng tương, hảy thay áo mới.

    Mùa xuân thay áo

    Xích tử chi tâm

    Không đổi bao giờ

    Ở đâu củng có

Để tâm tư mặc nhiên bất nhị tỉnh lặng, cho thức giác chiêm niệm thanh tịnh lắng nghe nhịp vổ của Trống Đồng (Trống rổng hòa Đồng...Trống rổng hòa Đồng...Trống rổng hòa Đồng...như tấm gương Reflect everything, hold nothing...Chuyện đến tâm hiện ra, chuyện qua tâm trống rổng.)

    Trống rổng không phân biệt

    Thái hư gồm ngoài trong

    Hòa đồng nên bất nhị

    Tất cả đều bao dung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét