Quan chức Australia, Trung Quốc ‘đấu khẩu’ về Biển ĐôngCao ủy Úc Barry O’Farrell hôm thứ Sáu (31/7) đã đáp trả sau khi Đại sứ Trung Quốc chỉ trích những bình luận của ông về Biển Đông, theo PTI.Hôm thứ Năm (30/7), ông O’Farrell nói rằng Úc hiện vẫn quan ngại sâu sắc bởi các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm “gây bất ổn và có thể kích động căng thẳng”. Trong một dòng đăng tweet sau đó, ông Tôn đã phản đối những nhận xét của nhà ngoại giao Úc khi chỉ trích ông “coi thường sự thật”.<!>
Ông O’Farrell, trong một phản ứng mạnh mẽ, đã nhắc nhở đặc phái viên Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague năm 2016, theo đó bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Cảm ơn Đại sứ Trung Quốc. Tôi hy vọng kế tiếp ông có thể xem lại phán quyết về Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng tài vốn là kết luận cuối cùng và có tính ràng buộc theo luật pháp quốc tế, đồng thời kiềm chế các hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng”, vị Cao ủy Úc viết trên Twitter.
Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt đối với doanh nghiệp Trung Quốc lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ
Bộ Tài chính Mỹ hôm thứ Sáu cho biết họ đã liệt Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, còn được gọi là XPCC, cùng cựu bí thư Đảng ủy Tôn Kim Long, và phó bí thư Đảng ủy Bành Gia Thụy vào danh sách đen vì các cáo buộc lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở Tân Cương, theo Reuters.
“Các vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương, chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số theo đạo Hồi khác có thể là vết nhơ của thế kỷ”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một tuyên bố.
Một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền đã mô tả công ty này như là “một tổ chức bán quân sự bí mật, thực hiện nhiều chức năng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
“Họ trực tiếp tham dự vào việc giám sát, giam giữ và truyền bá toàn diện các lý thuyết của ĐCSTQ … mà tất cả chúng ta đều biết là người Duy Ngô Nhĩ và các thành viên của các thành viên dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương”, báo cáo chính thức nói.
Trung Quốc thay thuật ngữ trong quy tắc hàng hải trên Biển Đông để mở rộng kiểm soát
Trung Quốc đã thay đổi thuật ngữ trong bản quy tắc hàng hải sửa đổi nhằm ấn định vùng biển giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là “vùng ven biển” thay vì “vùng biển xa bờ”, theo tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng SCMP.
Giới quan sát nhận định hành động này là dấu hiệu cho thấy động thái của Bắc Kinh nhằm tuyên bố chủ quyền đối với càng nhiều vùng biển tranh chấp nhất có thể.
Việc thay đổi thuật ngữ xuất hiện trong một phiên bản sửa đổi của bộ quy tắc kỹ thuật về luật định tàu biển được soạn thảo năm 1974. Quy tắc này sẽ có hiệu lực vào hôm nay.
Quy tắc này – có tiêu đề “Quy tắc kỹ thuật để kiểm tra theo luật định tàu biển trong các chuyến đi nội địa” – sẽ thành lập “Vùng hàng hải Hải Nam – Tây Sa”, kéo dài từ đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hay Tây Sa theo cách gọi trái phép của Trung Quốc.
Bắc Kinh đang đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng trên trường thế giới về các yêu sách lãnh thổ của mình ở Biển Đông. Ảnh: Reuters
Zhang Jie, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết động thái này có thể nhằm thắt chặt quản lý quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
“Ngay cả khi điều này không trực tiếp tăng cường kiểm soát trong khu vực, nó vẫn có thể khởi tác dụng đó”, ông nói.
Collin Koh, một nghiên cứu viên tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, tán đồng với nhận định này.
“Điều này không ngạc nhiên, đặc biệt là sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập các khu hành chính cho Hoàng Sa và Trường Sa, ông nói.
Trung Quốc hồi tháng 4 thông báo thành lập “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa”. Trung Quốc tuyên bố “quận Tây Sa” sẽ quản lý quần đảo Hoàng Sa, Bãi Macclesfield và vùng biển xung quanh, trong khi “quận Nam Sa” quản lý quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh.
Trung Quốc đơn phương vẽ ra “đường chín đoạn” nhằm đòi yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng chỉ trích yêu sách này của Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng gay gắt trên trường quốc tế đối với các yêu sách của mình đối với hầu hết khu vực Biển Đông thông qua cái gọi là “đường chín đoạn” do nước này đơn phương vẽ ra.
Đầu tháng này, Mỹ và Úc đã độc lập bác bỏ phần lớn các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, nói rằng chúng không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư (29/7), Malaysia bác yêu sách của Trung Quốc ở vùng thềm lục địa phía bắc Biển Đông, khu vực tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.
Trung Quốc phản đối quyết định của Đức đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông
Trung Quốc đã phản đối quyết định của Đức đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông sau quyết định trì hoãn bầu cử dân chủ một năm tại thành phố này, theo tờ Bưu điện Nam Hoa buổi sáng (SCMP).
Hôm thứ Sáu (31/7), Đức trở thành quốc gia phương Tây mới nhất có động thái đối với luật an ninh quốc gia, khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas chỉ trích quyết định trì hoãn bỏ phiếu một năm như “một hành vi khác nhằm xâm phạm quyền lợi của người dân Hồng Kông”.
Nhưng đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin đã bày tỏ “sự phẫn nộ mạnh mẽ” trước những bình luận của Maas, khi nói rằng: “Các vấn đề của Hồng Kông là các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Các nhận xét sai lầm của Đức về Hồng Kông và việc đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông là những vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản thiết lập nên mối quan hệ quốc tế và sự vi phạm thô bạo đối với các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.
Hàn Quốc thông qua lệnh bắt giáo chủ Tân Thiên Địa
Chính quyền Hàn Quốc hôm nay đã bắt giữ người sáng lập giáo phái Tân Thiên Địa có liên quan ổ dịch Covid-19 lớn nhất đất nước vì cáo buộc che giấu thông tin quan trọng trước những viên chức truy vết bệnh nhân Covid-19, bên cạnh các cáo buộc khác.
Ông Lee Man-hee – giáo chủ Tân Thiên Địa – có dính líu đến hơn 5.200 ca nhiễm virus corona, hay 36% tổng số ca nhiễm tại Hàn Quốc.
Các công tố viên nghi ngờ Lee, 89 tuổi, đã cấu kết với các nhà lãnh đạo giáo phái khác để che giấu thông tin khỏi giới chức trách vào thời kỳ đỉnh cao của dịch bệnh về hơn 200.000 người tín đồ.
Lee bị cáo buộc che giấu thông tin chi tiết về các thành viên và nơi gặp gỡ của họ khi chính quyền cố gắng truy vết các tuyến lây nhiễm vào tháng 2, hãng tin Yonhap đưa tin.
Lee cũng bị nghi ngờ tham ô khoảng 5,6 tỷ won (4,7 triệu USD) trong các quỹ nhà thờ, bao gồm khoảng 5 tỷ won mà ông bị cáo buộc sử dụng để xây dựng một nơi ẩn dật và tổ chức các buổi lễ tôn giáo trái phép.
Ông Trump nói sẽ cấm TikTok
Tổng thống Trump hôm thứ Sáu (31/7) cho biết ông có kế hoạch cấm nền tảng truyền thông xã hội TikTok hoạt động tại Mỹ, theo The Hill.
“Đối với TikTok, chúng tôi có thể cấm ứng dụng này khỏi Mỹ”, ông Trump trao đổi với các phóng viên trên chiếc Không lực Một.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết ông có thể sử dụng các đặc quyền kinh tế khẩn cấp hoặc quyền hành pháp để chính thức cấm công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc này khỏi Hoa Kỳ. Ông cũng không ủng hộ việc cho phép một công ty Mỹ mua lại TikTok.
Philipines thành điểm nóng khi 1 ngày gần 5.000 người nhiễm Covid-19
Philippines ghi nhận số trường hợp nhiễm và tử vong vì Covid-19 tăng theo cấp số nhân.
Theo Reuters, Philippines hôm thứ Bảy (1/8) báo cáo 4.963 người nhiễm nCoV, mức tăng lớn nhất trong một ngày so với từ trước tới nay. Bộ Y tế Philippines cho biết tổng cộng số ca nhiễm là 98.232, trong khi số người tử vong tăng từ 17 lên 2.039. Trong khu vực, Philippine đứng thứ hai sau Indonesia về số trường hợp nhiễm và tử vong vì virus Vũ Hán.
Trong một lời kêu gọi lớn nhất từ các chuyên gia y tế đang nỗ lực khống chế dịch bệnh, 80 nhóm đại diện cho 80.000 bác sĩ và một triệu y tá đã cảnh báo rằng, hệ thống chăm sóc sức khỏe sẽ sụp đổ do các ca lây nhiễm Covid-19 tăng vọt, trong khi đó ở thủ đô và các tỉnh lân cận chính quyền thiếu các biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Hơn một triệu bác sĩ và y tá Philippines nói rằng đất nước đang thua trong chiến dịch chống Covid-19, và họ kêu gọi Tổng thống Rodrigo Duterte tái áp đặt lệnh phong tỏa Manila và khu vực xung quanh.
Cũng trong thứ Bảy, Nga ghi nhận 95 trường hợp tử vong do virus corona, nâng tổng số ca tử vong trên toàn quốc lên 14.058. Giới chức Nga báo cáo 5.462 ca nhiễm mới Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm lên 845.443. Trong bối cảnh Covid-19 lan nhanh, hàng ngàn người hôm nay tuần hành tại thành phố Khabarovsk thuộc vùng viễn đông Nga cho cuộc biểu tình cuối tuần lần thứ tư liên tiếp, phản đối việc tổng thống Vadimir Putin xử lý một cuộc khủng hoảng chính trị địa phương.
Indonesia báo cáo 1.560 ca nhiễm Covid-19 mới vào ngày 1/8, nâng tổng số ca nhiễm ở quốc gia Đông Nam Á lên tới 109.936, theo dữ liệu từ lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 của nước này. Báo cáo cũng cho biết, 62 trường hợp tử vong có liên quan tới dịch bệnh, đưa tổng số ca tử vong toàn quốc lên tới 5.193.
Hơn 17,7 triệu người nhiễm, 680.000 người chết vì Covid-19
Theo thống kê cập nhật dữ liệu thời gian thực của trang Worldometers, tính đến sáng nay (1/8), có 215 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 17,744,784 ca nhiễm Covid-19 và 682,191 ca tử vong.
Các nước hiện có số ca lây nhiễm cao nhất gồm Mỹ, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Mexico, Chile, Iran, Anh, Nga… Theo VOA Việt ngữ, Wisconsin là bang mới nhất của Mỹ ban hành quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên toàn bang trong bối cảnh các ca nhiễm virus corona ở Mỹ tiếp tục gia tăng và tranh cãi chính trị xung quanh việc đeo khẩu trang vẫn kéo dài. 33 trong tổng số 50 bang của Mỹ đã có lệnh bắt buộc người dân phải che mặt ở nơi công cộng để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của trên 150.000 người ở Mỹ.
Mỹ trừng phạt binh đoàn sản xuất Tân Cương
Bộ Tài chính Mỹ hôm 31/7 ra thông cáo cho biết, Mỹ trừng phạt Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) cùng cựu bí thư đảng ủy XPCC Tôn Kim Long và phó bí thư đảng ủy XPCC Bành Gia Thụy với cáo buộc “vi phạm nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ” ở Tân Cương.
Washington sẽ đóng băng mọi tài sản ở Mỹ của các cơ quan và cá nhân bị trừng phạt cũng như ngăn người Mỹ giao dịch với họ. Quyết định này được đưa ra vài tuần sau khi Mỹ áp trừng phạt với bí thư đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Tin tặc Trung Quốc do thám hãng phát triển vắc xin COVID-19 của Mỹ
Tin tặc do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn đã nhắm mục tiêu vào hãng công nghệ sinh học Moderna có trụ sở ở Mỹ, nhằm đánh cắp các nghiên cứu vắc xin Covid-19 có giá trị gần nửa tỷ đô la.
Thông tin trên được một quan chức an ninh Hoa Kỳ chuyên theo dõi hoạt động của tin tặc Trung Quốc cho biết hôm 31/3, theo Reuters.
Tuần trước, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ khởi tố hai công dân Trung Quốc tên Lý Khiếu Vũ và Đổng Gia Trí với cáo buộc gián điệp 3 mục tiêu tại Mỹ có tham gia nghiên cứu y tế nhằm phòng chống virus corona chủng mới.
Một trong 3 mục tiêu là Moderna, trụ sở ở bang Massachusetts. Hãng này đã nghiên cứu vắc xin ngừa Covid-19 từ tháng Một.
Bản cáo trạng nêu rõ các tin tặc Trung Quốc “đã tiến hành do thám” tấn công hệ thống mạng máy tính của Moderna.
Moderna từng công bố “ứng cử viên” vắc xin Covid-19 của mình vào tháng 1, xác nhận với Reuters rằng hãng đã biết về các “hoạt động do thám thông tin” của nhóm tin tặc nêu trên.
“Ứng cử viên” vắc xin của công ty Moderna được chính phủ Trump hỗ trợ phát triển với ngân sách gần nửa tỷ USD và giúp Moderna triển khai thử nghiệm lâm sàng lên tới 30.00 người vào hồi đầu tháng nay.
3/4 người Mỹ chỉ trích Bắc Kinh lây lan dịch bệnh ra toàn cầu
Hơn ba phần tư người Mỹ chỉ trích chính quyền Trung Quốc khiến dịch COVID-19 lây lan ra toàn cầu, theo một khảo sát mới của Trung tâm nghiên cứu Pew, cho thấy quan điểm bất lợi của người dân Mỹ đối với Trung Quốc đã đạt mức kỷ luật, theo The Epoch Times ngày 30/7.
78% số người được hỏi trong cuộc thăm dò hồi tháng Bảy chia sẻ, họ cho rằng nguyên nhân chính là do sai lầm ngay từ đầu trong việc xử lý dịch bệnh lúc ban đầu của chính quyền Trung Quốc. Một nửa số người được hỏi nghĩ rằng Washington nên buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho việc này, ngay cả khi điều đó có nghĩa là làm xấu đi mối quan hệ với nước này.
Khoảng ba phần tư (73%) cho biết Mỹ nên cố gắng thúc đẩy quyền con người ở Trung Quốc, ngay cả khi điều đó gây tổn hại đến mối quan hệ kinh tế song phương.
Trong khi đó, thái độ đối với Trung Quốc cũng tiếp tục xấu đi, khi 73% số người được hỏi có ý kiến không tán đồng đối với chính quyền này, tăng 7% kể từ cuộc thăm dò trước đó vào tháng 3 và 26% kể từ năm 2018.
Các kết quả, đến từ một cuộc khảo sát trên 1.003 người Mỹ được tiến hành trong khoảng thời gian từ 16/6 đến 14/7, được đưa ra khi chính quyền Trump tiếp tục nỗ lực đối đầu với Bắc Kinh, bao gồm việc che đậy sự bùng phát dịch virus của chính quyền này, các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông, việc trộm cắp công nghệ Mỹ và xâm lược quân sự ở Biển Đông.
Khoảng hai phần ba người Mỹ (63%) cho biết chính quyền Trung Quốc đã xử lý dịch Covid-19 rất kém.
Lòng tin của người dân Mỹ vào việc nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang làm điều đúng đắn đối với các vấn đề trên thế giới cũng tiếp tục suy giảm, với hơn ba phần tư (77%) số người nói rằng họ có ít hoặc hoàn toàn không có sự tin tưởng nào vào ông Tập – gia tăng 27% so với năm ngoái.
Một số nhà lập pháp Mỹ đã đề xuất các biện pháp để buộc chính quyền Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc gây ra đại dịch, bao gồm đề xuất các biện pháp trừng phạt và loại bỏ các biện pháp bảo vệ pháp lý để cho phép người dân Mỹ kiện Trung Quốc ra tòa án Hoa Kỳ.
Washington hồi tuần trước đã ra lệnh cho lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đóng cửa, cáo buộc đây là một cơ sở gián điệp. Đầu tháng này, họ cũng đã áp lệnh trừng phạt một số quan chức Trung Quốc đối với vai trò của họ trong việc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, vàchấm dứt các đặc quyền thương mại của Hồng Kông để đáp trả việc Bắc Kinh siết chặt kiểm soát thành phố.
Phe “diều hâu” chống Trung Quốc thắng thế tại Nhật sau nhiều năm chia rẽ
Những diễn biến ở Hồng Kông và quan hệ ngày càng xấu giữa Bắc Kinh với các nước phương Tây, cũng như việc Trung Quốc khiêu khích trên biển Hoa Đông đã giúp phe diều hâu chống Trung Quốc dần chiếm ưu thế trên chính trường Nhật Bản, phe ôn hòa trong giới bảo thủ Nhật Bản đang dần thất thế, khiến chính phủ Abe đứng trước áp lực phải gia tăng sức ép với Bắc Kinh.
Theo Japan Times, hồi tháng 3, giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành, Thủ tướng Shinzo Abe đã buộc phải hoãn kế hoạch tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm chính thức cấp nhà nước. Bốn tháng sau, chuyến thăm tiếp tục bị hoãn và trở thành chủ đề gây tranh cãi trong nội bộ đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) của ông Abe. Đầu tháng 7, một nhóm nghị sĩ LDP thúc đẩy một nghị quyết yêu cầu chính thức hủy bỏ chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập. Động thái này đẩy Thủ tướng Abe vào thế đối đầu với chính các thành viên trong đảng của mình.
Đức ngừng hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông
Hãng AFP đưa tin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 31/7 thông báo quyết định ngừng hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông, với lý do chính quyền Hồng Kông tuyên bố nhiều ứng cử viên đối lập không đủ tiêu chuẩn tham gia bầu cử và quyết định hoãn cuộc bầu cử vào tháng 9.
Ông Maas nói rằng những hành động này của chính quyền Hồng Kông gây ảnh hưởng đến quyền của công dân Hồng Kông. Như vậy, Đức trở thành nước thuộc Liên minh châu Âu đầu tiên tuyên bố ngừng hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông. Trước đó, các thành viên liên minh chia sẻ tình báo Ngũ Nhãn gồm Anh, Úc, Canada và New Zealand, đã đưa ra quyết định tương tự. Về phần Mỹ đã hủy bỏ chính sách ưu đãi đặc biệt về thương mại và nhiều lĩnh vực khác cho Hồng Kông.
Trung Quốc nói Ấn Độ đừng ‘tách rời’, hai nước cần chung sống không thể thiếu nhau
Reuters cho hay, Trung Quốc vào ngày 30/7 cảnh báo Ấn Độ rằng, việc “ép buộc tách rời” nền kinh tế giữa hai nước sau các cuộc đụng độ biên giới trên dãy núi Himalaya vào tháng trước, sẽ làm tổn thương cả hai bên.
Đại sứ Trung Quốc nói, Trung Quốc không phải là mối đe dọa chiến lược đối với Ấn Độ, và rằng “cấu trúc chung mà trong đó hai nước không thể sống thiếu nhau vẫn không đổi”.
Tuyên bố được đưa ra sau những động thái gần đây của New Delhi nhằm cấm hoặc gạt sang bên lề những lợi ích kinh tế ở một trong những thị trường lớn nhất thế giới, thậm chí còn duy trì căng thẳng biên giới với việc điều thêm nhiều binh sĩ tới khu vực hơn bình thường.
“Trung Quốc ủng hộ hợp tác đôi bên cùng có lợi, và phản đối một trò chơi có tổng bằng không”, Đại sứ Sun Weidong viết trên Twitter.
“Hai nền kinh tế của chúng ta có tính chất bổ sung, đan xen và phụ thuộc lẫn nhau. Việc ép buộc tách rời là trái với xu hướng và sẽ chỉ dẫn đến một kết quả thua thiệt”, ông Sun viết.
Giới chức của hai nước láng giềng vũ trang hạt nhân đã thường xuyên đàm phán để giảm leo thang căng thẳng biên giới sau cuộc đụng độ ngày 15/6 tại thung lũng Galwan thuộc vùng Ladakh của Ấn Độ, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Phía Ấn Độ cho biết các binh sĩ của họ đã bị đánh chết bằng đá và gậy gắn đinh.
Các quan chức Ấn Độ nói rằng quân đội Trung Quốc đã xâm nhập vào lãnh địa của họ ở khu vực phía tây xa xôi, trong khi Trung Quốc nói rằng họ không vi phạm biên giới tranh chấp và đã yêu cầu Ấn Độ kiềm chế quân đội tiền tuyến.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết trong một cuộc họp ngắn trực tuyến rằng, quá trình rút bớt binh lính theo thỏa thuận của hai bên vẫn chưa được hoàn thành, và một vòng đàm phán cấp chỉ huy khác sẽ sớm được tổ chức.
Các nhà phân tích cho rằng cuộc xung đột tồi tệ nhất giữa hai quốc gia khổng lồ này trong nhiều thập niên có khả năng đẩy Ấn Độ đến gần Mỹ hơn, cả về chiến lược và thương mại.
Trung Quốc và Ấn Độ từng xung đột biên giới vào năm 1962, và Trung Quốc là đồng minh thân cận của Pakistan, một kẻ thù lâu đời của Ấn Độ.
Thủ đô Bắc Kinh biến thành biển nước, lái xe như lái thuyền
Ngày 31/7, một trận mưa lớn đã khiến Bắc Kinh và Thiên Tân bỗng chốc trở thành biển nước, úng ngập nghiêm trọng, đường phố biến thành dòng sông, lái xe trở thành lái thuyền. Nhiều khu vực đã thực hiện kiểm soát giao thông do nước đọng quá sâu. Cả Đài quan sát Khí tượng Bắc Kinh và Thiên Tân đều đưa ra tín hiệu cảnh báo màu vàng về mưa lớn .
Người dùng đăng tải một video cho thấy mưa lớn đã khiến đường phố thành phố Bắc Kinh có chỗ nước sâu nửa mét, lái xe như đi thuyền, nhiều xe bị ngập nước.
Tình hình thảm họa ở Thiên Tân nghiêm trọng hơn, với lượng mưa 108,6 mm được ghi nhận ở quận Đông Lệ. Chính quyền đã áp dụng các biện pháp kiểm soát giao thông ở nhiều lĩnh vực.
Ở một số nơi, nước quá sâu để ô tô đi qua.
Cư dân mạng đăng tải trên Internet, đặt câu hỏi về sự lạc hậu nghiêm trọng của thành phố “hiện đại” trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý hệ thống thoát nước đô thị. Một trận mưa lớn đã khiến các vấn đề của hệ thống thoát nước đô thị ngầm nổi lên, thậm chí cả thủ đô Bắc Kinh lẫn thành phố Thiên Tân cũng không phải ngoại lệ.
HOA TỰ DO
Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét