Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Bản tin ngày Thứ bảy 25 tháng 7 năm 2020 - Hà Trung Liêm

Trần Hữu Thục: Đảng tranh ở Hoa Kỳ thời đại dịch (phần 1) 
24/7/2020 
- We don't see things as they are, we see them as we are. 
(Chúng ta không nhìn thấy sự vật như chính sự vật, mà nhìn thấy chúng như chính chúng ta)
Anaïs Nin[1] 
Ở đây có một điều cần nói thêm cho rõ. Khi nói đến chính phủ Mỹ (American Government) tức chính phủ Liên Bang (Federal Government), có người thường nghĩ đó chỉ là nội các của vị tổng thống đương nhiệm. Thực ra chính phủ Mỹ, theo hiến pháp, gồm có “ba thành phần riêng biệt: lập pháp, hành pháp và tư pháp, mà quyền hành mỗi thành phần theo thứ tự được Hiến Pháp Hoa Kỳ trao cho là ở Quốc Hội, Tổng Thống và các Tòa Án Liên Bang.”[12] Như thế, tổng thống và nội các chỉ là một phần của chính quyền Mỹ. Do sự phân chia, và do sự kiểm tra và kềm chế lẫn nhau, cho nên nước Mỹ không bao giờ là “đảng trị”, lại càng không bao giờ có bất cứ một “cha già dân tộc”, hay “minh quân” hay “vị cứu tinh” nào trị vì ở tòa Bạch Ốc cả. 
<!>

Trần Hữu Thục: Đảng tranh ở Hoa Kỳ thời đại dịch (phần 2)


Tôn sùng
Con người đặc biệt này dẫn đến một hiệu quả đặc biệt: hiện tượng tôn sùng. 
Ông Donald Trump được bầu làm tổng thống có thể là vì người Mỹ cần điều chỉnh những gì không đúng trước đó. Nếu ông được bầu lại thì có lẽ nước Mỹ vẫn còn cần ông để tiếp tục công cuộc điều chỉnh. Nhưng nếu ông không còn được tín nhiệm nữa, thì có lẽ nước Mỹ không chấp nhận cái cách điều chỉnh của ông, hoặc điều chỉnh như thế là …quá đủ.  
“It’s time for me to go” (Đây là lúc tôi phải ra đi). Đó là câu kết thúc trong lời tuyên bố chấp nhận thất cử của ứng cử viên Al Gore 20 năm trước đây. Sau đó, ông cựu phó tổng thống này lặng lẽ biến mất khỏi chính trường. 
Cái hơn người của Mỹ là ở chỗ đó: định chế. 
Nước Mỹ không cần “minh quân”, cũng chẳng cần “vị cứu tinh” nào cả.  
Cứu tinh của Mỹ chính là nền dân chủ.
Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ cần được xem lại và đánh giá độc lập toàn bộ
Thanh Trúc RFA
2020-07-24

Xem xét lại và đánh giá độc lập toàn bộ dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là nội dung bản Kiến Nghị, được các chuyên gia, khoa học gia, nhà nghiên cứu độc lập và  các tổ chức dân sự soạn thảo, một ngày sau khi Bộ Tài Nguyên-Môi Trường trả lời báo chí về báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án.
Kiến Nghị xem xét lại và đánh giá độc lập toàn bộ dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, được tải lên các trang mạng trong nước một ngày sau khi Bộ Tài Nguyên - Môi Trường hôm 20/7 trao đổi  với báo giới về việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, gọi tắt là ĐTM, của dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Tô Văn Trường - Bình luận nội dung thư kiến nghị gửi lãnh đạo về dự án Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Tô Văn Trường, Chuyên gia độc lập Tài nguyên nước và môi trường
24/7/2020
Để khách quan và lắng nghe ý kiến đa chiều, hôm qua (17/7) tôi đã trao đổi với bạn đồng nghiệp TS Đào Trọng Tứ là người ký tên trong bản kiến nghị với chức danh Trưởng ban điều hành tổ chức điều phối mạng lưới sông ngòi Việt Nam nhận được phản hồi rất chân tình, đáng suy ngẫm nguyên văn như sau: “Mình chưa có thời gian tìm hiểu đọc hồ sơ tài liệu về dự án đô thị du lịch Cần Giờ nhưng vẫn hưởng ứng lời kêu gọi ký tên để nhắc nhở, khuyến cáo chủ đầu tư cần đặc biệt quan tâm đến bài toán giữa phát triển và bảo vệ môi trường, còn việc quyết định đầu tư dự án là của Chính phủ…”
Dưới góc nhìn của chuyên gia độc lập, đã tiếp cận và đọc hồ sơ tài liệu dự án đô thị du lịch Cần Giờ 2870 ha, tôi mạnh dạn bình luận để chia sẻ với những người quan tâm tham khảo và cùng suy ngẫm.
Trần Văn Chánh – Tản mạn chung quanh cuốn Gia đình của Phan Thuý Hà 
24/7/2020 

Tôi chọn lối “tản mạn” luận bàn về cuốn Gia đình của Phan Thúy Hà là để cho phép mình được tự do nghĩ đâu nói đấy không cần phải có tính hệ thống mạch lạc khoa học. Khi mới lướt qua cái bìa sách, do không được thông tin gì trước, tôi cứ tưởng đây chỉ là một cuốn tiểu thuyết viết về cuộc sống đời thường đầy xáo trộn của các gia đình người Việt Nam trong thời hiện đại, như khá nhiều tác phẩm hiện nay mà chúng ta thường thấy trưng bày trong các hiệu sách hoặc được quảng cáo trên mạng Internet.

Nhưng khi lật vào trong, đọc bài “Những nếp nhà những phận người” của Đại tá-Nhà văn Thái Kế Toại, viết như thay cho lời tựa sách, mới biết đây là một sách viết riêng về cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) vốn có tiếng là kinh thiên động địa và độc ác đã diễn ra ở miền Bắc Việt Nam khởi đầu lai rai từ 1946 và đạt đến cao điểm trong những năm 1954-1956.
Điểm tin báo ngày Thứ bảy 25 tháng 7 năm 2020

Hữu Minh – Trò chơi sứ quán

24/7/2020

FB Nguyen An Dan


... Và như mọi khi thì “phong trào dân chủ Việt Nam chửi Trump” lại lý luận là Trump đang diễn để gom phiếu bầu chứ Mỹ không thực sự muốn ép Trung Quốc. Cái thú vị là lập luận này giống lập luận mới nhất trên Hoàn Cầu Thời Báo của đảng CSTQ.

Trump dĩ nhiên cần phiếu bầu nhưng ông không dại dột để trò chơi sứ quán này kết thúc kiểu đầu voi đuôi chuột vì như thế thì Trump chết trước. “Phong trào dân chủ Việt Nam chửi Trump” nên hạn chế lý luận giống với Thời Báo Hoàn Cầu.

Nhìn tổng quan như vậy thì ta thấy trong “trò chơi sứ quán” này thì Mỹ đang dẫn trước 1-0.
Vũ Linh - Tin vắn Hoa Kỳ trong tuần
Cập nhật thống kê  Corona ngày 24 tháng 7 năm 2020
Đại Dương - Ứng cử viên Joe Biden và đảng Dân Chủ tiếp tục đi mây về gió
23/7/2020
Chỉ còn 3 tháng rưỡi để cử tri Mỹ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống. Tuy nhiên, Đại dịch Virus Vũ Hán hình như có tác động mạnh tới tiến trình tranh cử.
Tổng thống Donald Trump nay đây mai đó để trấn an dân chúng về cuộc khủng hoảng y tế chưa từng xảy ra kể từ khi lập quốc. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện phục hồi nền kinh tế bất chấp nguy cơ có thể bị lây nhiễm. Thái độ dấn thân và sát cánh cùng dân chúng trong hoạn nạn đã bộc lộ tính khí kiên cường của một vị tổng thống yêu nước dù cho có bị chụp vô số chiếc mũ phi lý.
Điểm tin Thế giới ngày Thứ bảy 25 tháng 7 năm 2020
Nguồn Bản tin ngày Thứ bảy 25 tháng 7 năm 2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét