Nguyễn Quang A – Cụ Phan Châu Trinh có triết lý xây dựng dân chủ
7/2020
FB A. Nguyen Quang
Cụ có 5 chính sách nhất quán mà
sau hơn 100 năm thấy rất khớp với các công trình tổng kết của các học giả hàng
đầu thế giới:
1)- Khai dân trí: tạo ra NGUỒN LỰC
TRÍ TUỆ thành phần quan trọng nhất trong 3 nguồn lực hoạt động (trí tuệ, kết nối,
vật chất);
2)- Hậu dân sinh: tạo ra NGUỒN LỰC
VẬT CHẤT;
3) - Cụ chủ trương liên kết (qua mở
trường, mở công ty phục vụ cho 1.) và 2), khuyến khích du lịch, du học, lập hội,...
tất cả tạo ra sự giao tiếp nhiều hơn giữa con người) đó chính là tạo ra hay
nâng cao NGUỒN LỰC KẾT NỐI thành phần thứ 3 của các nguồn lực hoạt động.
<!>
TS Nguyễn Thị Hậu - Bảo tồn di sản
đô thị: Trách nhiệm và chính sách
23/7/2020
Di sản văn hóa nói chung, di sản
đô thị nói riêng, cần được coi là tài sản, nguồn vốn xã hội quan trọng và lâu
dài, không nên coi là một “gánh nặng” khi cần bảo tồn, trùng tu, càng không phải
là sự cản trở quá trình “hiện đại hóa”.
1. Di sản đô thị Sài Gòn - TP Hồ
Chí Minh chỉ trong vài năm gần đây đã bị phá một cách triệt để ở khu trung tâm
thành phố. Dấu vết cảnh quan đô thị xưa biến mất, chen vào đó là những công
trình mới, như đánh giá của nhiều nhà chuyên môn là không độc đáo về kiến trúc
và không hài hòa về cảnh quan, nhất là trên tuyến đường Đồng Khởi.
Nguyễn Ngọc Chu – 21
quan điểm đá tảng của chính quyền TT Donald Trump về Cộng Hoà Nhân Dân Trung
Hoa
FB Nguyen Ngoc Chu
25/7/2020
I. KHÔNG CHỈ LÀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
Với lịch sử hơn 3000 năm, bắt đầu từ cuộc xâm lược của
giặc Ân, Việt Nam phải đối mặt với gần 20 cuộc chiến tranh xâm lược từ Trung Quốc,
thiết tưởng Việt Nam hiểu Trung Quốc hơn bất cứ quốc gia phương Tây nào.
Với lịch sử 71 năm từ khi ra đời (01/10/ 1949) chính thể Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam bị Cộng sản Trung Quốc đâm lén hàng ngàn
mũi dao cho đến khi không thể che đậy phải lộ diện bằng cuộc chiến tranh xâm lược
10 năm 1979-1989, thiết tưởng người Việt Nam hiểu Cộng sản Trung Quốc hơn bất cứ
người phương Tây nào.
Điểm tin báo ngày Chủ nhật 26 tháng 7 năm 2020
Các ngân hàng lớn của Mỹ dành ra hàng chục tỷ USD để xử lý nợ xấu
Dấu hiệu dòng tín dụng chảy vào thị
trường đầu cơ
Thủy Tiên
26/7/2020
Trong quý II, dự trữ của JPMorgan
Chase, Citigroup và Wells Fargo dành riêng để chuẩn bị cho một làn sóng nợ
không trả đúng hạn và phá sản lên tới 28 tỷ USD. Doanh thu từ hoạt động đầu tư
và môi giới và doanh thu của các ngân hàng này đã tăng vọt - dấu hiệu dòng tiền
tín dụng bị chảy vào thị trường đầu cơ. Wells Fargo thông báo lỗ ròng 2,4 tỷ
USD.
Một số ngân hàng lớn của Mỹ, lo lắng
về hậu quả của đại dịch đối với sức khỏe tài chính của khách hàng, đã dành ra
hàng tỷ đô-la để xử lý các khoản nợ không trả đúng hạn, thậm chí một số ngân
hàng còn tranh thủ sự biến động trên thị trường.
Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 26 tháng 7 năm 2020
Đại-Dương : Hoa Kỳ đang sử dụng sức mạnh toàn diện để ngăn chặn chiến
tranh
26/7/2020
Cộng đồng quốc tế hy vọng giới
lãnh đạo Bắc Kinh vứt chiếc áo đại cán thời Mao Trạch Đông mà khoác bộ âu phục
thời trang sẽ có suy nghĩ hội nhập vào số phận chung của nhân loại: độc lập, tự
chủ, tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế.
Nhưng, suốt 40 năm qua, Đảng Cộng
Sản Trung Hoa đã che đậy bản chất độc tài đảng trị và tham vọng thống trị toàn
cầu của Chủ nghĩa Cộng sản được sự đồng lõa của chủ nghĩa xã hội Tây Phương.
Lê Phú Khải - Trung Cộng : Từ Rất
Lâu Tôi Đã Biết
25/7/2020
Sau hoà bình 1954, hiệu trưởng trường
Hoa Văn Việt Bắc Lê Phú Hào (chú ruột của tôi) được cử sang Bắc Kinh làm phóng
viên thường trú cho Việt Nam Thông tấn xã. Ông Hào đã học Hoa văn qua tiếng Anh
từ một giáo sĩ Trung Quốc không biết tiếng Việt.
Biết 4 ngoại ngữ thành thạo (Pháp, Anh, Hoa, Tây Ban Nha), dưới vỏ bọc “phóng viên thường trú”, ông là một điệp viên chiến lược của Việt Nam tại Trung Quốc. Trong hồi ký Đèn Cù của Trần Đĩnh viết: “Phóng viên Việt Nam Thông tấn xã kiêm tình báo Lê Phú Hào đi tham quan đồng lúa kiêm “sân chơi trẻ con”…” [Đèn Cù, trang 140, NXB Người Việt Books 2014].
Biết 4 ngoại ngữ thành thạo (Pháp, Anh, Hoa, Tây Ban Nha), dưới vỏ bọc “phóng viên thường trú”, ông là một điệp viên chiến lược của Việt Nam tại Trung Quốc. Trong hồi ký Đèn Cù của Trần Đĩnh viết: “Phóng viên Việt Nam Thông tấn xã kiêm tình báo Lê Phú Hào đi tham quan đồng lúa kiêm “sân chơi trẻ con”…” [Đèn Cù, trang 140, NXB Người Việt Books 2014].
Tại sao quan hệ Mỹ-Trung đang ở điểm thấp nhất trong nhiều thập niên
Barbara Plett Usher
Phóng viên BBC, Bộ ngoại giao Mỹ
26/7/2020
Hoa Kỳ chủ yếu thúc đẩy chu kỳ đối
đầu mới nhất này giữa hai nước
Chính quyền Trump đã tăng cường sự
đối đầu với Bắc Kinh trong tuần này, yêu cầu lãnh sự quán Trung Quốc tại
Houston đóng cửa vì lo ngại về gián điệp kinh tế.
Đây là bước mới nhất của một vòng
xoáy xuống trong mối quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế, đang chìm xuống mức
thấp nhất trong nhiều thập niên.
Phóng viên Barbara Plett Usher của
BBC xem xét động lực - và hậu quả tiềm tàng - của cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung
Quốc này.
Leo thang căng thẳng nghiêm trọng
thế nào?
Võ Văn Quản - Những điều cần biết về cơ quan ngoại giao trong tranh chấp
Mỹ – Trung
25/7/2020
Đại sứ quán và Lãnh sự quán khác
nhau thế nào?
Đại sứ quán là trụ sở của cơ quan
đại diện ngoại giao của một quốc gia tại một quốc gia khác, do Công ước Vienna
1961 về Quan hệ Ngoại giao (Vienna
Convention on Diplomatic Relations) điều chỉnh.
Cho rằng Hoa Kỳ không có thẩm quyền
yêu cầu đóng cửa một cơ quan ngoại giao lãnh sự nước ngoài, như cách Hoàn Cầu
Thời báo và một số quan chức ngoại giao Trung Quốc mô tả, là không đúng với
tinh thần chung của các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến quan hệ lãnh sự.
Việc yêu cầu các cơ quan lãnh sự tạm
ngừng hoạt động, hay thậm chí đóng cửa hoàn toàn cũng không lạ lẫm gì trong hoạt
động ngoại giao thế giới. Mới đây vào năm 2017, chính quyền Nga bắt buộc Hoa Kỳ
cắt giảm số lượng nhân viên ngoại giao được phép hoạt động trên lãnh thổ nước
này. Để đáp trả, Hoa Kỳ đã yêu cầu đóng cửa Lãnh sự quán Nga tại San
Francisco.
Nguồn Bản tin ngày Chủ nhật 26 tháng 7 năm 2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét