Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Dec 4 at 5:29 PM Quốc hồn đã tỉnh hay chưa? Nỗi đau tủi hổ năm xưa vẫn còn - Thuần Dương


See the source image
(Ảnh động : Andy)


Andy Sau hơn một thế kỷ Phan Chu Trinh kêu gọi quốc hồn thức tỉnh, đọc lại những vần thơ ẩn chứa nụ cười chua xót, tủi hổ đã từng khiến nhiều người choáng váng choàng tỉnh… bỗng giật mình, dường như đâu đó vẫn còn những điều chưa hề đổi thay. Tỉnh quốc hồn ca I đã vẽ nên bức tranh u ám về những thói hư tật xấu của người Việt trong bối cảnh đất nước lâm nguy. Đứng trước dòng chảy dữ dội trong và ngoài nước, đứng trước đòi hỏi phải vươn mình “xốc vác cựu giang san”, đời đã mới mà người vẫn chưa đổi mới, Phan Chu Trinh cũng như nhiều nhân sĩ khác cùng thời đã nhận thấy người Việt vẫn đang ở trong mê mộng mà sống từng ngày: “mộng khoa cử, mộng quan trường, mộng xôi thịt,…”.<!>

Từ quan tới dân chỉ cốt thỏa cái lòng dục về danh lợi, tiền tài, hưởng thụ bản thân mà chà đạp lên người khác, lên lợi ích dân tộc. Quốc hồn đã ngủ say, nên cần phải đánh thức nó dậy để giang sơn thay màu áo mới tươi sáng hơn, nhân văn hơn mà từ đó hưng thịnh một cách bền vững hơn.

Sau khi nhắc lại về quá khứ vẻ vang oanh liệt của người Việt, phần sau của Tỉnh quốc hồn ca I chỉ ra cái “mộng” của người trên kẻ dưới đã góp phần làm cho nước nhà lụn bại.

Từ những bậc quyền cao chức trọng:

…Người khanh tướng kẻ tấn (*) thân
Trăm nghề, hỏi có trong thân nghề nào?
Chẳng qua là quơ quào ba chữ,
May ra rồi ăn xớ (**) của dân. 
Khoe khoang rộng áo dài quần,
Tráp giày bệ vệ, rần rần ngựa xe.

(*)Tấn: lụa đỏ, thân: ống tay áo thụng. Kẻ tấn thân chỉ người làm sang hay bậc thượng lưu. (**) Ăn xớ hay ăn xới – tiếng địa phương, có nghĩa ăn bớt trước khi đưa đến tay dân.
Phan Chu Trinh (1872 – 1926) là nhà thơ, nhà văn, và nhà hoạt động chính trị thời cận đại trong lịch sử Việt Nam (ảnh: Nghiencuulichsu).

Người xưa làm quan là để giúp nước giúp dân, làm quan là gánh một trách nhiệm vì người khác, vì đại nghĩa mà quên thân, nhưng từ cái thời của Phan Chu Trinh cho tới tận bây giờ, làm quan xem ra phần nhiều là vì danh vị quyền lực, tiền tài vật chất.

Thế nên mới lăn vùi cửa trước cửa sau trốn quan trường mà đánh rơi cả nhân phẩm lẫn trách nhiệm lớn lao:

Người mình không đức không tài,
Ham quan ham tước chen vai cúi đầu.
Cửa quyền môn mai chầu tối chực,
Đua chen nhau rạo rực như sôi.
Cửa tiền cửa hậu lăn vùi,
Cùng ra đến giậu chó chui cũng lòn.
Mình được rồi lo con lo cháu,
Lạ lùng thay cái máu tham quan.
…Dân nghèo nước khó mặc lòng,
Cốt mình giữ đặng trong vòng ấm no…

Sang tới Tỉnh quốc hồn ca II, thậm chí cái thói tham lam của những người đáng nhẽ phải liêm khiết lo lắng cho dân còn bị nói nặng nề hơn nữa:

Thói tham lam nhuộm sâu đến tủy,
Máu ham quan như đĩ ham tiền,
Đua tranh những việc nhãn tiền,
Biết đâu nghĩa vụ, công quyền là đâu!…

Những người được coi là “trên lỡ quan, dưới nửa lỡ dân” như các học sĩ văn nhân, hay những trí thức hiểu biết thì lại chỉ lo ấm thân, ấm cật cho mình, gia đình mình. Tâm lý “bảo thân” khiến họ bàng quan với thế sự, người thì luồn cúi để được lợi, kẻ lại mũ ni che tai mà đùn đẩy gánh nặng giang san lên vai thế hệ sau này.

Người xưa cũng nói, “dân hư, kẻ sĩ có lỗi”, thế nên:

Người trên đã lam nham như thế,
Những dân ngu sá kể làm chi.
Rượu chè cờ bạc li bì,
Sinh ra trộm cướp, nghề gì mà mong?...

Một thế kỷ sau khi những vần thơ này vang lên lần đầu tiên, quốc hồn dân tộc vẫn khá chật vật ngóc đầu dậy sau những vụ tham ô nghìn tỷ, những đường dây chạy điểm sống sượng quy mô lớn, những con số ngày một khủng khiếp về nạn nhân ung thư, tai nạn giao thông… Giang san cũ nay đã mọc lên biết bao công trình du lịch tâm linh hoành tráng, như để học tập thời thịnh thế Lý Trần xưa kia. Nhưng hiềm một nỗi, cái gốc gác tín ngưỡng là vì để biết sợ mà thực hành đạo đức cho đủ đầy lại không được coi trọng, niềm tin hình thức nửa vời chỉ càng khiến con người xa dời đạo, bắt Thần Phật phải bảo hộ mình với cái lý dâng nhiều, cầu nhiều ắt sẽ được phúc báo.

Ngày nay, học trò đi học vẫn vì cái mộng công danh khoa cử như thuở xưa, nào có vì để thành người, để lập thân trong Trời Đất. Thế nên có thể bỏ qua nhân phẩm mà chạy điểm, chạy bằng, chạy chức, chạy quyền.

See the source image
(Ảnh động : Andy)

Người đi làm cũng vẫn vì cái mộng xôi thịt, có nhiều của nả để ấm thân, nào có coi mỗi việc mình làm đều cần có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Thế nên mới có những công chức uể oải, gắt gỏng, những bác sĩ kê đơn phán bệnh cho bệnh nhân để họ còn quay trở lại, những thương gia bớt xén chiếm dụng lợi ích của khách hàng, những nhà nông với rau hai luống, lợn hai chuồng… Người ta đi làm vì để kiếm tiền nên phương châm là tối đa lợi nhuận, tối thiểu công sức bỏ ra. Chiếm dụng giờ hành chính, chiếm dụng lợi ích của người khác, của tổ chức trở thành cái khôn của kẻ thức thời.

Người làm việc công cũng vẫn vì cái mộng tiền tài danh vọng quan trường mà tranh thủ chức quyền làm lợi cho bản thân, cho gia đình, dòng tộc. Thế nên lương chính thức thì ít nhưng các vị vẫn nhà cao cửa rộng, con cháu học ở nước ngoài, cả nhà làm quan của cả tỉnh…

Trẻ em đi học, đặt nặng thành tích. Thanh niên sức dài vai rộng đặt nặng việc hưởng thụ, tự tôn. Kẻ sĩ đặt nặng lợi ích và sự an toàn của bản thân mà chẳng dám dấn thân, gánh vác trách nhiệm… Dân nghèo chẳng được hỗ trợ cho biết cách làm ăn nên cứ bỏ xứ mà đi “xuất khẩu”. Người trẻ chẳng mấy biết đọc sách, đam mê kiến thức, lại tập trung trí lực cho những thú vui giải trí làm mờ tâm, tổn thân.

Giờ hỏi quốc hồn nước Nam dáng hình ra sao, chắc khó có thể trả lời cho được. Gặng hỏi nguyên nhân sự tình này lại càng khó khăn hơn. Đổ lỗi, chỉ ra sai lầm của người khác thì dễ, thức tỉnh, dám sửa chữa và nhận trách nhiệm mới khó khăn biết bao.

See the source image
(Ảnh động : Andy)

Người trẻ Hồng Kông đang dạy thế giới một bài học, rằng đừng để gánh nặng lại cho thế hệ mai sau. Họ sẵn sàng hy sinh để con em mình được sống trong tự do, văn minh, bác ái. Vậy người Việt liệu có thể xốc nhau vực dậy quốc hồn để những điều tủi hổ mà Phan Chu Trinh đau đáu khi xưa sẽ không còn trên mảnh đất này hay không?

Than ôi! Bách Việt hà san,
Văn minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa.
Hồn mê mẩn, tính chưa chưa tính
Anh em ta phải tính sao đây?
(Đề tỉnh quốc dân ca)

bình luận :
CN
Cần nhìn nhận thêm thứ bảy tuần rồi lúc 08:20
Cụ Phan viết là so với với chuẩn mực cao, hồi đó dù sao dân còn khá thuần, vẫn còn nhiều nét tinh hoa. Ko thể chỉ dựa vào đó để lý giai thực trạng ngày nay. Cần phải phân tích ảnh hưởng của cải cách ruộng đất, đánh trí thức, tư sản, của việc giáo dục triết học vô thần, đấu tranh đến thực tại.
HV
hàn vinh quang thứ sáu tuần rồi lúc 19:14
Cụ Phan Chu trinh xứng đáng là danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam và nhân loại bởi vì hai lý do chính mà cụ đã mang lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại :
- Phong Trào Duy tân tại Việt Nam : là lãnh tụ của phong trào, cụ và những người bạn cùng chí hướng đã khai sáng dân trí Việt nam trong buổi giao thoa với văn hóa phương tây, giúp cho đời sống văn hóa, văn minh, tinh thần dân tộc Việt nam thoát khỏi sự lạc hậu, ngu dốt, phong kiến của văn Hóa Trung quốc và nho giáo muốn thuần hóa dân tộc lệ thuộc vào trung Quốc và phục vụ cho ngai vàng vua chúa nhà nguyễn suốt đời trong tăm tối lạc hậu, thối nát ! tiếc rằng cụ bị triều Nguyễn truy sát để phải tỵ nạn chính trị sang Pháp, Phong Trào duy tân chỉ mới khởi xướng chưa được 3 năm đã dần tàn lụi vì thiếu vắng người lãnh đạo kiệt xuất như cụ Phan chu trinh, nhưng những thành công và ảnh hưởng của phong trào duy tân đã khai sáng cho dân tộc Việt đến bây giờ vẫn còn giá trị và tiếp diễn.... để thấy rằng Cụ có tầm nhìn và ảnh hưởng đối với dân tộc rất lớn ! Phong Trào duy tân vẫn luôn tồn tại trong đời sống người việt Nam !
- Bài học biết người- biết ta trăm trận trăm thắng : Đây không chỉ là bài học cho người Việt Nam, mà cho cả nhân loại về tầm nhìn : CÁCH MẠNG XÃ HỘI ! Khi mà hầu hết chủ trương dùng bạo lực cách mạng để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong xã hội nhằm nắm quyền lãnh đạo, và bành trướng ra thế giới bằng con đường xâm lược- chiến tranh...Cụ lại chủ trương : CHUNG SỐNG HÒA BÌNH- ĐẤU TRANH ÔN HÒA ĐỂ CÙNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC KHI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN CÒN NGHÈO ĐÓI- TĂM TỐI- LẠC HẬU- KÉM VĂN MINH . CỤ KHÔNG THAM VỌNG QUYỀN LỰC NHƯ VUA CHÚA, ĐẾ QUỐC- THỰC DÂN THỜI BẤY GIỜ, MÀ THAM VỌNG NÂNG CAO DÂN TRÍ- DÂN SINH- AN BÌNH THIÊN HẠ ĐỂ CÙNG TIẾN BỘ ĐI LÊN ! đây chính là tư tưởng dân chủ tự do mà cụ muốn khai trí cho dân tộc tiếp xúc với nền văn minh phương tây thông qua sự cai trị của người Pháp để nhanh chóng thay đổi xã hội Việt nam thoát khỏi chế độ phong kiến nhà nguyễn tàn bạo, thối nát, lạc hậu ngu dốt đã lỗi thời, đang làm trì trệ kéo lùi Việt nam trước sự tiến bộ của thế giới, không xem người Pháp là kẻ thù xâm lược, mà là một đồng minh giúp Việt nam xây dựng-phát triển đất nước, qua đó phục hồi kinh tế- chính trị- xã hội Việt nam nhanh chóng hùng mạnh để có thể tự độc lập, tự lực- tự cường, đứng lên đấu tranh với người Pháp quyền tự trị- độc lập của dân tộc Việt khi đã có đủ thực lực và thời cơ thuận lợi ! tránh đổ máu, hận thù bạo lực trong đời sống xã hội Việt nam, đó là đường lối rất sáng suốt : BIẾT TA BIẾT NGƯỜI ! đầy tính nhân văn- nhân ái ! tiếc rằng chính triều đình nhà nguyễn đã ra lệnh truy sát cụ Phan Chu Trinh vì tư tưởng dân chủ tự do, chống lại ngai vàng nhà Nguyễn, chế độ phong kiến, cụ phải bỏ trốn khỏi Việt nam để phong trào duy tân như rắn mất đầu, được thay thế bằng phong trào cách mạng đẫm máu, bạo lực của quốc dân đảng luôn xem Pháp là kẻ thù phải đánh đuổi, tiếp theo là cộng sản, đã nhận chìm đất nước, con người Việt nam vào hận thù- bạo lực- chiến tranh lệ thuộc ngoại bang đến hôm nay vẫn chưa chấm dứt ! chúng ta cần ghi nhớ rằng : GANDHI GIÀNH ĐỘC LẬP CHO ẤN ĐỘ TỪ TAY THỰC DÂN ANH 1942 BẰNG CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH ÔN HÒA VÀ THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ LUÔN XEM NGƯỜI ANH LÀ BẠN, LÀ ĐỒNG MINH ĐỂ CÙNG XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ THOÁT KHỎI NGU DỐT- TĂM TỐI- NGHÈO ĐÓI- LẠC HẬU, THOÁT KHỎI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN, TIẾN ĐẾN DÂN CHỦ TỰ DO ... RẤT THÀNH CÔNG , ĐÓ LÀ CHÍNH SÁCH, ĐƯỜNG LỐI CỦA PHAN CHU TRINH MÀ GANDHI SAO CHÉP, HỌC HỎI TỪ CỤ ĐÃ THỰC HIỆN CHO DÂN TỘC VIỆT NAM CÁCH ĐÓ HƠN 30 NĂM , ĐỂ THẤY RẰNG PHAN CHU TRINH THỰC SỰ XỨNG ĐÁNG LÀ DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI !
Chúng ta luôn tự hào về Phan chu Trinh !
Biên Hòa 30/11/2019.
HÀN VINH QUANG.

ND
Ngọc Dũng thứ tư tuần rồi lúc 19:55
Bài viết sao quá đúng với thực tại ở Việt Nam. Rất hay, tiếc rằng không biết các vị Quan ta có đọc hay không..., có thức tỉnh không.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét