Có lẽ, mọi người trên thế giới sẽ không ai biết đến khổ đau hay vất vả nếu chúng ta biết đủ, biết sống hài hòa với thiên nhiên. Giống như vùng đất kỳ lạ dưới đây, nơi tuổi thọ trung bình là 120, phụ nữ 60 tuổi vẫn có thể sinh con và 900 năm qua không ai mắc bệnh ung thư Nghe có vẻ mơ hồ và khó tin. Nhưng, có một vùng đất tại phía Nam châu Á mà cư dân tại đây đã lấy sự an nhiên làm lẽ sống từ bao lâu nay, để rồi mỗi khi được nhắc đến thì đó luôn là nơi được kể đến với những cụm từ đầy ngưỡng mộ như: vùng đất bất tử, vùng đất hạnh phúc, thung lũng của những nụ cười… Đa số cư dân ở đây đều sống trung bình lên đến 120 tuổi, thậm chí là phụ nữ từ 60 – 90 tuổi còn đủ sức khỏe để có thể sinh con, gần 10 thế kỷ qua không có một người nào mắc căn bệnh ung thư.<!>
Bộ tộc hạnh phúc sống chan hòa với thiên nhiên
Bộ tộc Burusho hay còn được gọi là Hunza (lấy tên từ chính nơi họ sống) là một bộ tộc định cư lâu đời và tách biệt với bên ngoài tại một trong những thung lũng xinh đẹp quyến rũ nhất trên thế giới – Hunza. Thung lũng này nằm ở vùng Gilgit-Baltistan, phía bắc Pakistan. Dân cư của bộ tộc này hiện nay có khoảng 30.000 người, sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưng tất cả những nghề này đều gắn liền với thiên nhiên như trồng trọt, chăn nuôi, hái thuốc… mà không có bóng dáng của bất kỳ một ngành công nghiệp hiện đại nào.
Nói về lịch sử hình thành, bộ tộc Burusho được xem là hậu duệ của Alexander Đại Đế bởi theo truyền thuyết được lưu lại qua nhiều thế hệ, thì người Burusho luôn tin rằng họ đến từ Baltir – một ngôi làng được lập nên bởi những người lính bị thương trong đội quân của Alexander Đại Đế phải ở lại thung lũng trị thương vì không thể nào theo kịp quân đoàn. Từ đó, những binh lính bị bỏ lại này bắt đầu sinh sống và hình thành nên bộ tộc Burusho với cuộc sống giản đơn, không tiện nghi và tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Người Burusho không hề cảm thấy mình thiệt thòi hay cực khổ khi cuộc sống của họ hoàn toàn không có sự hiện diện của trang thiết bị hiện đại phục vụ trong công việc. Trái lại họ luôn biết cách hài lòng với cuộc sống và không biết đến than thở. Vì lẽ đó cụm từ “stress”, “căng thẳng” hay “lo âu” dường như không tồn tại nơi đây. Họ sống hiền lành chan hòa với thiên nhiên, giữ cho mình nụ cười thân thiện vào mọi lúc, mọi ngày.
Nơi tồn tại những điều khó tin nhất: Tuổi thọ trung bình 120 tuổi, phụ nữ sau 60 vẫn có thể sinh con, 900 năm qua không có người bị ung thư
Từ sáng đến tối, người Burusho làm việc rất chăm chỉ, việc ai nấy làm, tối xuống thay vì chọn nghỉ ngơi cùng với gia đình họ lại chọn cách quây quần ca hát ăn uống và nhảy múa cộng đồng, họ cũng rất tôn trọng không gian sống chung cùng nhau, việc di chuyển họ chọn đi bộ thay vì đi xe sẽ gây tiếng ồn và ô nhiễm không khí. Trung bình mỗi ngày, một người Burusho có thể đi bộ từ 15-20km. Ngoài ra, người Burusho rất chăm chỉ ngồi thiền, mỗi người ở bộ tộc này là chuyên gia thực thụ về Yoga.
Và cũng chính vì lối sống hiền hòa an nhiên như thế, họ đã làm được khá nhiều điều đáng khâm phục. Chẳng hạn như suốt 100 năm qua không hề có tội phạm tuổi vị thành niên, và tỷ lệ tội phạm vô cùng thấp, nếu có cũng không phải là một tội ác quá nghiêm trọng. Tại đây, cụm từ “ly hôn” dường như cũng không tồn tại vì họ có xu hướng sống chung thủy trọn đời với người bạn đời. Đáng nói, nếu như tuổi thọ trung bình của người Pakistan là 60-70 tuổi thì người Burusho có tuổi thọ trung bình lên tới 120, và phụ nữ vẫn có thể có con sau tuổi 60, bệnh ung thư cũng chẳng dám “bén mảng” đến nơi này trong suốt hơn 900 năm qua.
Bí quyết sống lâu và khỏe mạnh là sự hòa hợp với thiên nhiên, trân quý những sản vật thiên nhiên ban tặng
Bí quyết khỏe mạnh, hạnh phúc của người Burusho còn ở những sản vật được thiên nhiên ưu ái ban tặng, đã tạo nên cho họ một nguồn thực phẩm sạch hoàn toàn, như trái cây (đặc biệt là quả mơ ở đây rất nổi tiếng), rau củ, các loại hạt… Nguồn nước chính của người Burusho cũng lấy trực tiếp từ các ngọn núi tuyết. Ngoài ra bộ tộc này cũng chọn chế độ ăn thực vật hơn là tiêu thụ các loại thịt động vật.
Quả thật, bằng lối sống không xô bồ, lại thanh thản, bình an, gắn bó chan hòa với thiên nhiên như thế thì không có gì quá khó hiểu khi mọi người trên thế giới đều công nhận đây là bộ tộc khỏe mạnh và hạnh phúc nhất trên thế giới
Với người Burusho, 100 tuổi chưa phải là nhiều, thậm chí họ còn rất khoẻ mạnh và minh mẫn khi về già. Thay vì sống để ăn, họ ăn để sống với 2 bữa/ngày. Bữa sáng phong phú và bữa tối nhẹ nhàng lúc hoàng hôn. Họ chỉ ăn các thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau, ngũ cốc, sữa và phô mai, không sử dụng hoá chất hay chất phụ gia trong chế biến.
Quả mơ chính là chìa khoá cho sức khoẻ của người Burusho, cũng là lý do tại sao mảnh đất này chưa bao giờ biết đến bệnh ung thư. Trong quả mơ của thung lũng Hunza có chứa lượng lớn Amygdalin, một chất ngăn ngừa ung thư tốt nhất. Người Burusho có thói quen uống nước ép quả mơ khô trong 2-4 tháng. Đây là một truyền thống lâu đời được truyền lại cho tới tận ngày nay.
Các nhà khoa học cho rằng chính điều này đã góp phần vào cuộc sống không bệnh tật và sức khoẻ dẻo dai của họ. Người dân tại đây chỉ uống và tắm nước từ sông băng tinh khiết, lấy trực tiếp từ các ngọn núi. Họ còn sử dụng trà thảo dược nấu từ nước sông băng Tumuru, được cho là bí quyết cho làn da khoẻ mạnh.
Phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, tuyệt đẹp
Vào mùa xuân, thung lũng Hunzas được bao phủ trong sắc hồng của hoa mơ, còn mùa đông là thời điểm tuyệt vời cho những người thích leo núi hay trượt tuyết.
Chúc Di (t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét