Tặng BS Trần Tự, con GS Trần Vỹ
Từ lúc tham gia sinh hoạt cộng đồng, và computer, tôi ít có dịp viết về y khoa, nay nhân tiện có mấy người bị sạn thận và ung thư thận, tôi xin viết đôi điều về các bệnh trạng thường gặp trong các cơ quan nội tạng của cơ thể con người.
Trước nhất là một trường hợp ông bố của GS Thạc Sĩ Y Khoa Trần Vỹ. Nghe kể lại là ông cụ thân sinh của GS Trần Vỹ già trên 70 tuổi, bị đau bụng, cho chụp quang tuyến x xoang bụng, khám phá thấy cụ bị sạn thận. Vì cụ đã già lắm, mà sạn thận thì phải mổ lấy sạn ra, GS Trần Vĩ không dám quyết định cho cụ mổ, bèn mời 4 vị giáo sư giải phẫu “cao cường” đến để tham khảo ý kiến là có nên mổ hay không hay có thể có y kiến gì khác giúp giải quyết vấn đề.
<!>
Theo kể lại, 4 vị giáo sư giải phẫu đứng 4 góc giường bệnh rồi xem hồ sơ bệnh lý của cụ, xem các hình chụp của cục sạn thận, khám, rồi 4 vị đều lắc đầu không ai dám đề nghị đưa cụ lên bàn mổ vì cụ đã già yếu (trên 70 tuổi)… Trong lúc lúng túng như vậy, chọt có một vị giáo sư kể lại một kinh nghiệm, có một người bệnh bị sạn thận Oxalate, gia đình không dám mổ, người con bác sĩ bèn “có bệnh thì vái tứ phương”, nghe có một ông lang cho uống một thang thuốc nào đó, hòn sạn biến mất, bèn thử và thấy hiệu nghiệm, nay vị thầy này bèn đưa ra trường hợp ấy và yêu cầu GS Trần Vỹ thử xem sao.
GS Trần Vỹ là giáo sư thạc sĩ về Sinh Lý Học (physiologie, bằng thạc sĩ thời Việt Nam Quốc Gia là Agrégé chứ không phải master (cao học) như Việt Cộng dịch là thạc sĩ)). (GS Trần Vỹ dậy chúng tôi năm thứ 2 Y Khoa, có người con là Trần Tự cùng học), nghe vậy, cũng đành thử vậy thôi, còn nước, còn tát, bèn hỏi địa chỉ ông lang, dẫn ông cụ thân sinh đến nhờ khám dùm. Ông lang cho 3 thang thuốc (3 gói giống nhau), đem về sắc thuốc cho uống, chụp hình thận lại thì thấy cục sạn tiêu mất rồi, Mừng quá… Nhưng là nhà nghiên cứu y khoa, GS Trần Vỹ quay lại ông lang xin 3 thang thuốc khác, ông lang cho, Thầy Trần Vỹ bèn gửi sang một viện bào chế nghiên cứu về thuốc trị bệnh ở Hoa Kỳ, nghe nói (lại nghe nói) sau 6,7 tháng, Viện Bào Chế gửi thư cho biết kết quả: “Chúng tôi đã đem vào phòng thí nghiệm phân chất, chúng tôi thấy có 10,000 chất (hóa học) mà không biết chất nào làm tan được cục sạn.
GS Trần Vỹ lại tìm đến ông Lang, xin 3 thang khác. Gửi sang Hoa Kỳ, mấy tháng sau, nhận được “báo cáo” của họ là họ đã loại bỏ được 7 ngàn chất, bây giờ còn 3,000 chất, xin gửi thêm “nhiên liệu”. GS Trần Vỹ xuống ông lang xin mua thêm thuốc thì được báo ông lang đã chết rồi. Thấy ông lang mới, bèn trình bầy và xin mua 3 thang thuốc nữa, nhưng ông lang mới bảo: Tôi không biết đó là các thuốc nào, vì “ông thầy” không có dậy tôi về trường hợp này… Thế là dự tính của thầy Trần Vỹ thất bại…
Tiếp theo xin kể trường hợp mà tôi có can dự. Ngày ấy, bố mẹ tôi cứ có bệnh gì thì hay đi khám ông lang (theo như thói quen từ ngoài Bắc mà tôi không chống lại).Ông lang này là ông lang điều trị của tiệm thuốc Bắc Hoa Sinh Đường, sau ra mở phòng mạch riêng, lấy tên là Hoa Thịnh Đường (ở đại lộ Minh Mạng). Ngày đó tôi đã vào học y khoa, vào quân y, mà tôi thích mặc quân phục nên ông bà nghĩ là tôi tin tưởng đông y thì nói chuyện với tôi vui vẻ”, mà ông bà có một cô con gái cũng học y khoa, lớp dưới, tôi thấy gia đình này tốt, bèn giới thiệu cho Vũ Đức Thành, rồi sau đó không biết ra sao, thì đến biến cố 30-4-1975, không biết gia đình ông bà Hoa Thịnh Đường đi dâu. Sau nghe nói gia đình ông trốn đi kịp, mà cô con gái cũng lấy được một người bác sĩ Việt Nam, nhà ở vùng Washington DC…
Sở dĩ tôi giới thiệu cho Vũ Đức Thành để mai ngày, có thể khuyến khích Vũ Đức Thành nghiên cứu về Đông Y… Ai cũng biết người Tầu hay dấu nghề, nên nếu “gài Vũ Đức Thành vào làm con rể thì sẽ nhờ ông ấy chỉ dẫn, cung cấp các thứ thuốc Đông Y mà đem vào nghiên cứu, may ra giúp nhân loại tìm được một số thuốc đông y “hữu dụng”… Không may, gặp biến cố 30-4, mọi chuyện dở dang hết trọi… Sau này tôi cũng không biết Vũ Đức Thành ở đâu… và dĩ nhiên gia đình ông lang Hoa Thịnh Đường cũng mất liên lạc luôn. Thật đáng tiếc.
Trở lại, viên sạn thận của cụ thân sinh GS Trần Vỹ: Đó là loại sạn oxlate là loại mềm, dễ tan nên mới dùng thuốc đông y làm tan được, còn với các loại sạn khác thì không làm tan theo kiểu ấy được. Ngoài trường hợp cụ thân sinh GS Trần Vỹ, tôi còn biết vài trường hợp sạn thận và sạn mật cũng thuộc loại mềm ấy và đã trị liệu bang thuốc đông y mà trị được. Xin nhấn mạnh đây là trường hợp cá biệt, nên nhắc bà con, chớ nghe “người ta quảng cáo” mà tin theo rồi khi gặp trường hợp sạn cứng, không làm tan bằng thuốc uông được, vậy phải đi khám Tây Y trước, bao giờ Tây Y không giúp được gì được, mà hỏi cho biết đó đúng là sạn Oxalate thì hãy dùng đến biện pháp cuối cùng ấy… Bây giờ thì có ultra sound đánh tan viên sạn được, khỏi cần thuốc uống hòa tan hòn sạn, nhưng ở nhà quê VN thì có thể vẫn dùng trường hợp dung thuốc đông y được.
Ngoài ra, có một trường hợp ở Bệnh Viện Bình Dân đã có mấy trường hợp người bị gẫy xương hở (fracture ouvert), tức đầu xương gẫy lòi ra ngoài thì phải mổ, bó lại, khâu kín, chứ không bó gà, bó vịt được, thịt gà sẽ đem vi trùng vào vết thương làm cho vết thương thúi luôn, phải cưa chân hay tay… Ngày ấy, có mấy bệnh nhân bị gẫy xương kiểu ấy, ở Bệnh Viện Bình Dân, đang nằm chờ các bác sĩ thử máu, xét nghiệm cuối cùng, rồi lên chương trình mổ, thì có bệnh nhân bên cạnh giới thiệu Ông Lang Cự Thất có món bó gà hay lắm, không phải mổ xẻ, không nguy hiểm, thế là bệnh nhân bỏ trốn về, đến Ông Lang Cự Thất nhờ bó gà. Kêt quả, những người ấy phải quay lại Bệnh Viện Bình Dân và phải bị cưa chân, tay như đã viết ở trên.
Cũng xin nhấn mạnh là ông Hoa Thịnh Đường có 2 người con học y khoa (Tây Y), một học y khoa Saigon (cô con gái), còn người con trai thì cho học Đại Học Y Khoa Minh Đức của BS Bùi Duy Tâm, Riêng với Ông Lang Cự Thất, nghe nói cũng có 2 cô con gái học Tây Y mà không được các ông bố dậy Đông Y mà cho học Tây Y…
Amen=Xin cho được như vậy… Cầu mong quý vị hiểu được ý tôi viết, nhằm mục đích giúp ích cho quý vị, tránh được những đáng tiếc xẩy ra.
BS Lê Văn Sắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét