Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Những Chiếc Cầu Nguy Hiểm Trên Thế Giới - DS/Lâm Viên

Cầu Khỉ - Việt Nam
Có những chiếc cầu nguy hiểm, nhiều khi với kiến trúc rất kỳ lạ, đến nỗi rất đông trong chúng ta hy vọng rằng sẽ không bao giờ phải bước lên chúng. Nhưng, trái lại, có thể vì tính hiếu kỳ, sự gan dạ hoặc liều lĩnh, mà một số người trong chúng ta sẽ cảm thấy hứng thú để chuẩn bị cho một cuộc phiêu lưu xắp tới. Đối với người Việt Nam ở vùng Bốn (lục tỉnh) thì không có gì lạ và nguy hiểm lắm. Thế nhưng với dân thành phố lần đầu về quê thì cũng hơi run đầu gối, nói chi đến người Âu, Mỹ.
<!>






Cầu Treo Hussaini, Pakistan

Chiếc cầu treo bắc ngang qua hồ Borit, Upper Hunza ở Bắc Pakistan.





Royal Gorge Bridge, Colorado

Không những đây là chiếc cầu treo cao nhất của Hoa Kỳ, mà nó còn rất quan trọng về lịch sử. Được xây dựng năm 1929, và năm mươi năm sau mới giăng thêm giây cáp để giữ thăng bằng trước những cơn gió lớn. Chiếc cầu này cao 955 feet (291 m) bắc ngang qua con sông Arkansas River, đã được xem là chiếc cầu cao nhất trên thế giới, cho đến năm 2001 Trung Cộng xây chiếc cầu Liuguanghe Bridge cao 366 m ngang qua sông Beipan River ở Liu Guangzhen, Guizhou.





Quepos Bridge, Costa Rica

Được dân địa phương đặt tên là "Chiếc cầu của thần chết". Chiếc cầu được một hãng trồng chuối xây và dùng từ 1930-1940 để chở chuối đến bến tàu Quepos. Cầu rất hẹp, mỗi lần di chuyển chỉ được một xe và một chiều, xe ngược chiều phải đợi.





Sunshine Skyway Bridge, Florida


Đây là chiếc cầu đi ngang qua vịnh Tampa Bay, dài 21,877 feet (6,668 mét - hơn 6 cây số). Chiếc cầu này mới được xây lại năm 1987 sau khi chiếc cầu cũ bị một chiếc tàu chở hàng lớn ủi xập làm chết 35 người năm 1980. Một chi tiết đáng buồn là từ khi mới xây lại đã có hơn 200 người nhảy cầu tự tử chết.




Eshima Ohashi Bridge, Japan

Chiếc cầu này của Nhật được bắt đầu xây từ 1997 đến 2004 mới hoàn tất. Đây là chiếc cầu đúc bằng bê tông cốt sắt lớn nhất của Nhật và đứng hàng thứ ba trên thế giới.





Storseisundet Bridge, Norway

Con đường với chiếc cầu này đi qua một nơi có khung cảnh rất đẹp ở Norway (Na-Uy), được xây với mục đích để du khách ngắm cảnh. Dân địa phương gọi là "Con đường chẳng dẫn đến đâu cả - The road to nowhere."





Iya Kazurabashi Bridge – Japan

Chiếc cầu bắc ngang qua sông Iya-gawa ở Tokushima, thuộc Iya Valley được làm ra từ thế kỷ thứ 12 bằng cách cuộn nhữ sợi dây leo vào với nhau. 





Trift Bridge – Switzerland

Chiếc cầu này bắc ngang con sông băng (glacier) ở Thụy Sĩ, ở độ cao 558 feet (170 mét), dành cho những du khách muốn nắm cảnh mà không sợ chiều cao. Được xây từ năm 2004, nhưng rất nguy hiểm khi có gió lớn. Năm 2009 chính phủ cho giăng thêm những sợi giây cáp để giữ thăng bằng.





Con đường trên đỉnh ngọn cây (Canopy Walkway)  ở Taman, Mã Lai

Đây là con đường trên đỉnh ngọn cây dài nhất thế giới, 1,700 feet (518 mét), cách mặt đất 130 feet (39.6 mét). Con đường này hấp dẫn nhiều du khách có máu mạo hiểm và không sợ chiều cao.





Ai Petri Bridge – Ukraine

Đây là chiếc cầu nối hai đỉnh của dãy núi Crimean Mountains, đi ngang qua một thung lũng sâu 4,200 feet (1,280 mét). Vì ở trên một độ quá cao nên chiếc cầu luôn luôn bị lắc lư cho dù trời không có gió.





Đường trên trời (Plank Road in the Sky) – China

Đây không hẳn là một chiếc cầu mà là những miếng ván gỗ được bắt vào vách núi Hua ở bên Tàu ở độ cao 7,000 feet (2133.6 mét), chỉ nhìn cũng đủ dựng tóc gáy. Muốn di chuyển qua con đường này, người ta phải dùng những dây đeo vào người (như dụng cụ dùng để leo núi) với một đầu móc vào dây cáp ở vách núi. Nếu gặp người đi ngược chiều thì phải gỡ móc ra rồi hai người tìm cách tránh nhau, sau đó sẽ tiếp tục!





Baliem River Bridge – Western New Guinea

Một chiếc cầu trông rất là tạm bợ bắc ngang dòng nước cuồn cuộn chảy của con sông thuộc thung lũng Baliem.


Lâm Viên

Không có nhận xét nào: