Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

NHẠC PHẨM : CƠN MÊ CHIỀU : TIẾNG KHÓC CHO HUẾ - MẬU THÂN

<!>
youtu.b
 SAU 50 NĂM TIẾNG KHÓC THÊ THIẾT VÀ U UẨN CỦA CẢ 6000 GIA ĐÌNH THƯỜNG DÂN VÔ TỘI CỐ ĐÔ HUẾ BỊ VIỆT CỘNG THẢM SÁT MAN RỢ KINH HOÀNG VÀO TẾT MẬU THÂN 1968 BẰNG CÁCH ĐẬP ĐẦU, TAY BỊ TRÓI BẰNG GIÂY KẺM GAI RỒI CHÔN SỐNG NHƯ VẨN CÒN VANG VỌNG KHẮP CẢ VN VÀ THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI ...VẬY MÀ NĂM NAY VGCS LẠI TỔ CHỨC RẦM RỘ CÁI GỌI LÀ "MỪNG CHIẾN THẮNG MẬU THÂN" TRÊN NỔI ĐAU VÀ TANG TÓC CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC...
  •         NĂM NAY 2018, VGCS VẨN MÚA HÁT TRÊN 
  •          NHỮNG XÁC NGƯỜI CỦA MẬU THÂN 1968    

Tết Mậu Thân: Vai trò của

Lê Duẩn và bài học Lịch sử

OAN HỒN MẬU THÂN TRONG THƠ 

      CỦA SÁT THỦ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
0
1124
Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là một thất bại về mặt quân sự đối với các lực lượng chính quy miền Bắc và Việt Cộng, theo nhận định của các chuyên gia quân sự, giáo sư sử học và cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam.
Rạng sáng ngày 31/1/1968, giữa lúc người dân Việt Nam đang đón Tết thì các lực lượng Cộng sản phát động một đợt tấn công bất ngờ trên toàn miền Nam. Chiến dịch này được coi là cuộc tấn công lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam đã dẫn đến nhiều thương vong tại nhiều thành phố và thị trấn trên khắp miền Nam.
“Về mặt quân sự, Bắc Việt đã thua to. Toàn bộ các cơ sở hạ tầng của Việt Cộng bị quét sạch,” William Ridley, cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam nói với VOA-Việt ngữ.
Binh sỹ hải quân Mỹ trong lúc nghỉ giữa các trận đánh ở Huế trong khuôn khổ cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 của quân Bắc Việt.
Binh sỹ hải quân Mỹ trong lúc nghỉ giữa các trận đánh ở Huế trong khuôn khổ cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 của quân Bắc Việt.
Cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Bing West và giáo sư sử học Đại học San Diego State University, Pierre Asselin, cũng nhận định tương tự với VOA sau một cuộc hội thảo tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS tại Washington hôm 31/1.
Trong khi đó Hà Nội tuyên bố đây là một thắng lợi về chiến thuật và là một trận đánh gây tiếng vang lớn, “một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị” – theo lời của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn. Theo truyền thông trong nước, quân “giải phóng” Bắc Việt đã hoàn thành một trong những mục tiêu quan trong được đề ra là “đè bẹp ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn thương lượng.”
Ông Lê Duẩn cho rằng không có sự hy sinh nào là quá lớn. Đối với ông, nói đến 1 triệu hay 2 triệu người Việt hy sinh trong chiến tranh, thì đó là cái giá và là cái giá cần thiết bởi vì khi đã đạt được mục đích thì mọi thứ sẽ được chấp nhận trong lịch sử.
Pierre Assalin, GS sử học Đại học tiểu bang San Diego
Một nửa thế kỷ sau cuộc tổng tiến công bắt đầu từ Tết Mậu Thân 1968 và kéo dài hơn 300 ngày ở nhiều nơi, gồm cả Huế và Sài Gòn, người Mỹ vẫn bàn luận về những bài học được rút ra từ cuộc tấn công được coi là đã thay đổi cục diện của chiến tranh Việt Nam.
“Tôi cho rằng bài học lớn nhất là nếu anh là Tổng thống, nếu anh là Tổng Tư Lệnh và đưa quân vào một cuộc chiến thì phải có ý chí để quyết thắng,” ông West nói. “Đừng nhụt chí như cách mà Tổng thống Lyndon Johnson đã làm. Ông ấy đã quay lưng bỏ đi chỉ vì (cuộc tấn công) Tết Mậu Thân. Ông ấy lẽ ra không nên làm như thế.”
Theo cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Bing West dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, trong thời gian Tết Mậu Thân sau khi đánh bại quân miền Bắc, Tổng thống Johnson đã có cơ hội để đánh bom hệ thống đê miền Bắc và cảng Hải Phòng cũng như cắt đường cứu viện từ Trung Quốc và Nga.
“Chúng ta đã có thể nện cho họ tơi tả cho tới khi họ hiểu rằng họ không thể cưỡng chiếm miền Nam.”
Lyndon B. Johnson trở thành tổng thống Mỹ sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị sát hại vào năm 1963. Ông Johnson là người khởi sự cuộc chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1965.
Lyndon B. Johnson trở thành tổng thống Mỹ sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị sát hại vào năm 1963. Ông Johnson là người khởi sự cuộc chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1965.
Theo nhận định của cựu quan chức Bộ Quốc phòng này, Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội để chiến thắng và quân miền Bắc lẽ ra cũng không nên tấn công bởi vì cuộc tấn công đó “không hiệu quả như họ mong muốn.”
Ông West nhận định “cả 2 phía đã mắc sai lầm” nhưng thừa nhận ảnh hưởng tiêu cực của cuộc tấn công này đối với phía Mỹ.
“Chúng tôi đã mất tinh thần. Tổng thống mất tinh thần khi nói ‘Trời, tôi chỉ muốn rút ra khỏi cái nơi đó.’”
Cho tới năm 1968, Mỹ đã đưa 468.000 quân tới Việt Nam với khoảng 30.000 lính đã thiệt mạng trên chiến trường này. Tổng thống Johnson, người đã vấp phải nhiều phản đối từ những người chống chiến tranh Việt Nam, xin rút khỏi cuộc đua ngay trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ năm đó.
Cuộc tấn công của Lê Duẩn
Một bài học khác mà ông West rút ra từ cuộc tấn công này là “các quyết định quan trọng chỉ do một số người đưa ra.” Cựu quan chức Bộ Quốc phòng cho biết điều này “đúng trước đây và bây giờ vẫn đúng”, ám chỉ các quyết định của những nhà lãnh đạo Mỹ tại Afghanistan hiện nay.
Lê Duẩn cũng giống như Stalin. Ông ấy không quan tâm về chuyện có bao nhiêu người bị giết. Ông ấy là người có ý chí sắt. Stalin là người có ý chí sắt. Hitler là người có ý chí sắt.
Bing West, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Phía Bắc Việt, những quyết định quan trọng cũng do một số người đưa ra, theo nhận định của giáo sư sử học Asselin, người nghiên cứu về Đông Nam Á và Việt Nam. Ông cho rằng TBT Lê Duẩn, chứ không phải ông Hồ Chí Minh hay Tướng Võ Nguyên Giáp, là người điều hành chiến tranh Việt Nam, và là người quyết định trong cuộc tổng tiến công Mậu Thân, cùng với tướng Văn Tiến Dũng.
Nhà sử học Asselin so sánh Lê Duẩn là giống lãnh tụ Kim Il Sung của Triều Tiên về mặt “độc tài” khi đưa ra các quyết định, và giống như Stalin khi quyết định hy sinh hàng triệu quân để dành chiến thắng.
“Đối với Lê Duẩn, Việt Nam đã bị Pháp đô hộ, và trong suốt chiều dài lịch sử luôn bị Trung Quốc hăm dọa. Và Lê Duẩn sẽ làm thay đổi điều đó, làm thay đổi 2.000 năm lịch sử,” GS Assalin nói với VOA. “Tôi nghĩ ông Lê Duẩn cho rằng không có sự hy sinh nào là quá lớn. Đối với ông, nói đến 1 triệu hay 2 triệu người Việt hy sinh trong chiến tranh, thì đó là cái giá và là cái giá cần thiết bởi vì khi đã đạt được mục đích thì mọi thứ sẽ được chấp nhận trong lịch sử.”
TBT Lê Duẩn (thứ 2 từ bên phải) cùng các lãnh đạo miền Bắc Việt Nam vào năm 1966. Ông Duẩn được coi là người điều hành cuộc tổng tiến công Mậu Thân, chứ không phải Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp.
TBT Lê Duẩn (thứ 2 từ bên phải) cùng các lãnh đạo miền Bắc Việt Nam vào năm 1966. Ông Duẩn được coi là người điều hành cuộc tổng tiến công Mậu Thân, chứ không phải Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp.
Cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng West đồng ý với quan điểm đó.
“Theo tôi, Lê Duẩn cũng giống như Stalin. Ông ấy không quan tâm về chuyện có bao nhiêu người bị giết. Ông ấy là người có ý chí sắt. Stalin là người có ý chí sắt. Hitler là người có ý chí sắt.”
Năm mươi năm sau cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, cuộc tranh cãi trên mạng xã hội Việt Nam vẫn tiếp diễn về những tác động của chiến dịch này và liệu quyết định của ông Lê Duẩn và tướng Văn Tiến Dũng là đúng hay sai.
Cũng như những nhận định trong loạt phim tài liệu “Cuộc Chiến tranh Việt Nam” của đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick được công chiếu năm ngoái, nhiều người cho rằng cuộc tấn công này do miền Bắc phát động vào các thành phố ở miền Nam nhắm vào người dân thường, bất chấp hai miền thường ngừng bắn để cùng ăn Tết. Rất nhiều thường dân đã bị giết chết trong biến cố này.
Luật sư Lê Công Định nhận định trên một bài viết trên trang Facebook cá nhân rằng “cuộc tấn công lén lút đó lại biến thành cuộc thảm sát thường dân vô tiền khoáng hậu trong ký ức và tâm khảm người dân miền Nam.”
Chính quyền Hà Nội không công bố con số thương vong chính thức nhưng theo ước tính của phía Mỹ, con số này có thể lên tới 58,000 sau toàn bộ chiến dịch kéo gần hết năm 1968. Theo thống kê mà US News thu thập được, thương vong của phía đồng minh là gần 9.000 người, trong đó hơn phân nửa là binh sĩ Việt Nam Cộng hòa.
 Theo VOA





























































































































Tết Mậu Thân 1968 và văn chương

February 2, 2018
0
127
 
Huế, 50 năm sau cuộc chiến
Năm mươi năm trôi qua, khoảng thời gian vừa đủ cho một đứa bé ra đời, lớn lên, tập tễnh vào đời, va đập cuộc sống và lần mò bước qua bên kia dốc cuộc đời để chiêm nghiệm về đời người, về nhân tình thế thái. Ấy cũng là khoảng thời gian mà vết đau lịch sử vẫn còn âm ỉ, đúng nửa thế kỉ trước, trong khoảnh khắc giao thừa Tết Mậu Thân, những tiếng súng khai cuộc tổng tiến công từ những người lính Cộng sản Bắc Việt khiến cho người dân miền Nam ngỡ đó là tiếng pháo nổ, để rồi vài mươi giờ sau, một biến cố tan thương khảm dấu vào lịch sử. Và suốt chiều dài nửa thế kỉ, những xác người vẫn còn lẩn khuất đâu đó giữa lòng đất mẹ oan khiên!
Cuộc chiến Mậu Thân 1968 đã đi vào văn chương như một vết đau khôn nguôi, những tác phẩm văn chương như Dải khăn sô cho Huế của Nhã Ca, hồi ký Không Biên Giới của Nguyễn Thị Thanh Sung, Bài Ca Viết Cho Những Xác Người và hát Trên Những Xác Người của Trịnh Công Sơn, Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy của Trầm Tử Thiêng, Chuyện Một Đêm của Anh Bằng, Dáng Đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân…
HỌ KHÔNG LÊN ÁN HAY GÌ CẢ NHƯNG CÁC TÁC PHẨM NÀY GÂY XÚC ĐỘNG, BỞI VÌ CÁC TÁC PHẨM NÀY ĐÁNH ĐÚNG VÀO THỜI ĐIỂM ĐÓ, – NHẠC SĨ ĐYNH TRẦM CA
Có thể nói số lượng tác phẩm văn chương cả hai phía Nam và Bắc vĩ tuyến 17 viết về chiến trận Mậu Thân 1968 không hề nhỏ, trong đó, có một số tác phẩm của các nghệ sĩ miền Nam Cộng Hòa đã thành bất hủ, sự hiện hữu của tác phẩm như một chứng tích tâm hồn về một cuộc binh biến đau thương. Và nỗi đau này đã vượt thời gian, thấm đẫm tâm hồn những thế hệ sau.
Nhắc về tác phẩm văn chương trong cuộc binh biến Mậu Thân 1968, nhạc sĩ Đynh Trầm Ca, người đoạt giải Kim Khánh những năm đầu thập niên 1960 với ca khúc Ru Con Tình Cũ, chia sẻ: “Mậu Thân, sau cái thảm họa đó thì những tác phẩm nó ra đời và gây sự xúc động lớn, như Dải khăn sô cho Huế của Nhã Ca, như âm nhạc thì có Trầm Tử Thiêng – chuyện một chiếc cầu đã gãy… Họ không lên án hay gì cả nhưng các tác phẩm này gây xúc động, bởi vì các tác phẩm này đánh đúng vào thời điểm đó, cái thật của cuộc chiến đó. Sau Mậu Thân thì các tác phẩm văn học miền Nam xoay quanh cuộc chiến này như một sự tưởng niệm…”.
Nhạc sĩ Đynh Trầm Ca chia sẻ thêm là hiện tại, trí nhớ của ông không còn được minh mẫn như trước đây vài năm bởi chứng tia biến não. Nhưng những cảm xúc, những nỗi đau mất mát trong chiến rtanh thì không bao giờ nguôi trong tâm hồn một nghệ sĩ. Nhắc về chiến tranh, giọng ông trở nên xúc động bồi hồi, ông nhắc tên những tác phẩm văn chương như đang gọi tên những người bạn thiết đã lâu ngày không gặp.
Có thể nói rằng tác phẩm viết về chiến cuộc Mậu Thân 1968 gồm nhiều thể loại, nhưng có hai góc nhìn riêng biệt, góc nhìn của các nghệ sĩ phiá Nam vĩ tuyến 17 thiên về nỗi đau, nỗi mất mát, xuyên suốt tác phẩm văn chương, thi ca của miền Nam Việt Nam là nỗi đau, cái nhìn nhân ái và những trăn trở nhân sinh về kiếp người, về chiến tranh cũng như những di họa của nó.
Ngược lại, các tác phẩm văn chương nghệ thuật của các nghệ sĩ Bắc vĩ tuyến 17 mang đậm tính chất anh hùng ca, mỗi ca từ, câu văn, cú pháp trong mỗi tác phẩm như những phát súng xung trận, nhuốm màu khói lửa, tiếng hô xung phong và hò reo chiến thắng.
Nhà văn, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, người vừa từ bỏ chức danh Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, nhận xét: “Cuộc chiến Mậu Thân hình như chỉ có một cuộc chiến tiêu biểu của ông Xuân Thiều, đại tá quân đội. Ngay cả Đất Trắng của Nguyễn Trọng Oánh, viết những năm 1978, 1979 cuốn này nói về một cấp chỉ huy,cấp chính ủy của phía Bắc chịu không nổi gian khổ đã ra đầu hàng phía Nam…Có thể đây là lần đầu tiên văn học miền Bắc nói đến chuyện đầu hàng trong chiến tranh…”.
Nhưng có một thực tế là cho dù những tác phẩm của các nghệ sĩ phía Bắc vĩ tuyến 17 cho dù mang tính xung trận, mang hơi hướm tuyên truyền nhưng vẫn không giấu được giọt nước mắt trong sâu thẳm tâm hồn của người nghệ sĩ. Cuộc chiến tử sinh, một chiến cuộc đã lấy đi quá nhiều sinh mạng đồng đội của họ, cho dù đứng trên biên kiến nào thì nỗi đau, nỗi mất mát vẫn là điều không thể giấu được.
NẾU NHƯ NÓI VỀ CHIẾN TRANH, NÓI VỀ MẬU THÂN THÌ MÌNH ĐỌC NHỮNG TÁC PHẨM VĂN HỌC MIỀN NAM. – NHÀ THƠ ĐỖ TRUNG QUÂN
Điều này trở nên rõ ràng hơn trong tác phẩm Nỗi Buồn Chiến Tranh của nhà văn Bảo Ninh. Bảo Ninh không viết về cuộc chiến Mậu Thân 1968, ông viết về nỗi đau chung của chiến tranh, trong đó có cả bóng dáng của chiến dịch Mậu Thân và chiến dịch Tổng tiến công mùa Xuân 1975. Với ông, chiến tranh là một nỗi buồn, và nỗi buồn này đeo đăng suốt một thế hệ, nhiều thế hệ mà chiến tranh đã để lại vết tích trên thân thể lịch sử của nó.
Cuộc chiến trong mắt Bảo Ninh là một ván bài mà ở đó, tất cả đều thua, không hề có người thắng cuộc, kẻ thắng cuộc ẩn danh duy nhất mà ông tiết lộ có lẽ là hố chôn bộ bài cũng như nỗi ám thị thắng thua trên mặt quân bài. Và chiến tranh đã lấy đi cái đẹp, lấy đi tuổi xuân, lấy đi tính nhân văn của con người một cách không thương tiếc.
Với nhà văn từng sống, trải nghiệm tuổi thơ chiến tranh ở Sài Gòn như nhà thơ Đỗ Trung Quân, ông chia sẻ: “Cho mình xem thử tác phẩm văn chương về Mậu Thân 1968? Mình chưa thấy! Nếu như nói về chiến tranh, nói về Mậu Thân thì mình đọc những tác phẩm văn học miền Nam, đó là những tác phẩm mô tả nỗi bi thương, nỗi mất mát của chiến tranh chứ không phải là tụng ca hay nói về chiến thắng. Mình không thấy gì ngoài nỗi mất mát…”.
Một cuộc chiến đã đi qua 50 năm, đúng nửa thế kỉ, nhưng cái chết, nỗi đau vẫn như vừa sơ sinh, tiếng khóc và trận gió oan hồn trong cuộc chiến vẫn còn phảng phất đâu đó trong gió tháng Chạp.
Nói cho cùng, chiến tranh là một thứ gì đó làm người ta mất mát quá nhiều và nó chỉ xứng đáng để hồi tưởng, để nhớ, để tưởng niệm và kính cẩn nghiêng mình với sự mất mát, với cái chết, với vết thương dân tộc. Chiến tranh hoàn toàn không xứng đáng để ngợi ca cho dù đứng trên biên kiến nào. Những hành động ngợi ca chiến tranh, ngợi ca sự mất mát không thể ngồi chung với văn minh nhân loại.
Bài viết ngắn ngủi này xin được xem như một sự tưởng tiếc, nghiêng mình kính cẩn trước các oan hồn Việt Nam đã ngã xuống và vĩnh viễn im hơi lặng tiếng trong chiến cuộc Mậu Thân 1968. Bài viết như một nén tâm nhang của thế hệ hậu chiến tranh viết về mối cảm hoài trong một buổi chiều cuối năm, nghĩ về quê hương, đất nước!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
RFA

Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân30 tháng 1 2018

Chiến dịch Tết Mậu ThânBản quyền hình ảnhAP/BRISCOE CENTER FOR AMERICAN HISTORYImage captionChuỗi các bức ảnh của Eddie Adams cho thấy hành động đưa đến quyết định nổ súng đột ngột của tướng Loan
Phóng viên ảnh Eddie Adams đã chụp được một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của cuộc chiến Việt Nam - ngay thời khắc của một vụ hành quyết giữa tâm điểm hỗn loạn của chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.
Bức ảnh này mang lại cho ông vinh quang và cả nỗi buồn, theo James Jeffrey.
Cảnh báo: Bài báo này đăng lại những bức ảnh của phóng viên ảnh Adams chụp lại khoảnh khắc bắn giết.
Khẩu súng ngắn giật mạnh trong cánh tay vươn thẳng của người đàn ông trong khi khuôn mặt của người tù binh biến dạng do lực từ viên đạn vừa ghim vào hộp sọ ông ta.
Ở bên trái khung hình, một người lính chứng kiến cảnh tượng dường như co rúm vì sốc.
Thật khó để không cảm thấy ghê tởm, tội lỗi khi nhìn vào khoảnh khắc của cái chết.
Các chuyên gia về đạn dược nói rằng tấm ảnh - được biết đến dưới tên 'Hành quyết ở Sài Gòn' - cho thấy một tích tắc khi viên đạn găm vào đầu người đàn ông.
Bức ảnh của Eddie Adams chụp khoảnh khắc chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một tù binh Việt Cộng được coi là một trong những hình ảnh có tác động nhất của Chiến tranh Việt Nam.
Vào thời điểm đó, bức ảnh được in lại trên khắp thế giới và trở thành biểu tượng của sự tàn bạo và tình trạng hỗn loạn của chiến tranh.
Nó cũng củng cố niềm tin ngày càng gia tăng ở Mỹ về sự vô ích của cuộc chiến - rằng không thể chiến thắng.
Chiến dịch Tết Mậu ThânBản quyền hình ảnhAP/BRISCOE CENTER FOR AMERICAN HISTORY
Ben Wright, giám đốc truyền thông tại Trung tâm Tư liệu về Lịch sử Hoa Kỳ Dolph Briscoe, nói: "Có một cái gì đó trong bản chất của một bức ảnh tĩnh tác động sâu sắc đến người xem và đọng lại với họ."
Trung tâm này đặt tại Đại học Texas, Austin, là nơi lưu trữ các bức ảnh, tài liệu và thư từ của Adams.
"Các đoạn phim về cảnh nổ súng này, trong khi gây kinh ngạc, lại không gợi lên được cùng cảm giác về sự khẩn cấp và bi kịch ".
Nhưng bức ảnh đó đã không thể giải thích trọn vẹn cảnh tượng đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, hai ngày sau khi lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Việt Cộng tiến hành chiến dịch Tết Mậu Thân. Nhiều thành phố miền Nam bị bất ngờ.
Cuộc chiến trên đường phố khiến Sài Gòn rơi vào tình trạng hỗn loạn khi quân lực VNCH bắt được một người nghi là chỉ huy một nhóm quân Việt Cộng, Nguyễn Văn Lém, còn gọi là Bảy Lốp, cạnh một mồ chôn tập thể hơn 30 thường dân.
Adams bắt đầu chụp những bức ảnh khi ông Lém bị dẫn giải tới xe jeep của ông Loan.
Tướng Loan đứng bên cạnh ông Lém trước khi chĩa súng vào đầu tù binh.
Adams sau đó nhớ lại, "Tôi nghĩ ông ta sẽ đe dọa hoặc khủng bố người này, vì vậy tôi đưa máy ảnh lên và chụp hình. "
Ông Lém được cho là đã giết vợ và sáu đứa con của một đồng đội của ông Loan.
Vị tướng nổ súng.
"Nếu quý vị do dự, quý vị không thực hiện nhiệm vụ của mình, binh lính sẽ không theo quý vị," tướng Loan nói về hành động đột ngột của mình.
Chiến dịch Tết Mậu ThânBản quyền hình ảnhAP/BRISCOE CENTER FOR AMERICAN HISTORY
Theo Đại tá Tullius Acampora, người đã làm việc hai năm với vai trò là sỹ quan liên lạc của Quân đội Hoa Kỳ, ông Loan đóng vai trò rất quan trọng trong 72 giờ đầu của chiến dịch Tết Mậu Thân, chỉ huy quân đội ngăn chặn sự sụp đổ của Sài Gòn.
Adams cho biết ấn tượng ban đầu của ông về tướng Loan là một "kẻ giết người lạnh lùng, vô nhân tính". Nhưng sau khi đi cùng ông ta trên khắp đất nước, ông đã thay đổi cách nhìn.
"Ông ấy là sản phẩm của Việt Nam hiện đại, là sản phẩm thời của ông ấy", Adams nói trong một báo cáo từ Việt Nam.
Vào tháng Năm năm sau, bức ảnh này giúp Adams đoạt một giải Pulitzer.
Nhưng dù đạt được thành tựu vinh quang trong sự nghiệp báo chí và nhận được thư chúc mừng từ những người được giải Pulitzer, Tổng thống Richard Nixon và thậm chí từ học sinh khắp nước Mỹ, bức ảnh này luôn ám ảnh Adams.
Adams cho biết: "Tôi kiếm được tiền từ việc trưng ra cảnh một người giết chết một người khác", ông phát biểu trong một lễ trao giải. "Hai cuộc đời đã bị hủy hoại, và tôi được trả tiền cho nó. Tôi được gọi là anh hùng."
Eddie Adams cầm chiếc cúp trong lễ trao giải PulitzerBản quyền hình ảnhBRISCOE CENTER FOR AMERICAN HISTORYImage captionEddie Adams cầm chiếc cúp trong lễ trao giải Pulitzer
Adams và tướng Loan vẫn giữ liên lạc, thậm chí trở thành bạn sau khi vị tướng này chạy khỏi Nam Việt Nam đến Mỹ khi cuộc chiến kết thúc.
Nhưng khi tướng Loan đến Hoa Kỳ, Sở Di trú và Nhập tịch muốn trục xuất ông, một động thái được cho là do ảnh hưởng của bức ảnh. Họ tiếp cận Adams để làm chứng chống lại tướng Loan, nhưng Adams thay vì thế lại ủng hộ ông.
Adams thậm chí xuất hiện trên truyền hình để giải thích hoàn cảnh ra đời của bức ảnh.
Quốc hội Mỹ cuối cùng dỡ bỏ lệnh trục xuất và cho tướng Loan ở lại nước Mỹ, mở một nhà hàng ở ngoại ô Washington phục vụ hamburger, pizza và đồ ăn Việt Nam.
Một bức hình cũ trên báo Washington Post cho thấy tướng Loan ngồi mỉm cười phía sau quầy của nhà hàng.
Nhưng rồi ông buộc phải nghỉ hưu khi tin tức về quá khứ của ông làm ảnh hưởng việc kinh doanh.
Adams nhớ lại vào lần cuối cùng đến thăm nhà hàng, ông thấy có những hình vẽ trên tường toilet (graffiti) chửi rủa về ông Loan.
Hal Buell, biên tập viên ảnh tại hãng AP, cho biết bức ảnh Hành quyết ở Sài Gòn vẫn còn nguyên giá trị sau 50 năm bởi "nói lên toàn bộ sự tàn bạo của chiến tranh trong một khung hình".
"Giống như tất cả các biểu tượng, nó tóm tắt những gì đã diễn ra trước đây, nắm bắt một khoảnh khắc hiện tại và, nếu chúng ta đủ thông minh, cho chúng ta biết về viễn cảnh tàn bạo mà tất cả các cuộc chiến đều báo trước."
Và Buell nói rằng trải nghiệm này đã dạy Adams về giới hạn của một bức ảnh đơn lẻ có thể kể trọn vẹn một câu chuyện.
Buell nói: "Eddie được dẫn lời rằng nhiếp ảnh là một vũ khí mạnh mẽ. Tính chất của nhiếp ảnh là mang tính chất chọn lọc. Nó thu hẹp một khoảnh khắc, tách khoảnh khắc đó ra khỏi những khoảnh khắc trước và sau mà có thể dẫn tới ý nghĩa thay đổi."
Trong sự nghiệp của mình, Adams đã giành được hơn 500 giải thưởng ảnh báo chí và từng chụp ảnh chân dung những nhân vật như Ronald Reagan, Fidel Castro và Malcolm X.
Nhưng bất chấp những thành tựu đó, khoảnh khắc của bức ảnh nêu trên sẽ luôn ở lại cùng Adams.
"Có hai người đã chết trong bức ảnh đó," Adams viết sau khi tướng Loan qua đời do ung thư vào năm 1998. "Ông tướng này giết một người Việt Cộng, còn tôi giết ông ta bằng máy ảnh của mình".
Bản tiếng Anh bài của James Jeffrey đã đăng trên BBCNews. BBC Tiếng Việt sẽ tiếp tục đăng tải các bài về chủ đề Trận Mậu Thân 1968 xảy ra 50 năm về trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét