Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Di Căn “Ung Thư” Gian Ác & Dối Trá Của CSVN - Giáo Già

Kết quả hình ảnh cho hoàng phủ ngọc tường

Ngày 22 tháng 2 năm 2018 
H,
Cách đây 50 năm, Việt Cộng thỏa hiệp với VNCH cùng Cam Kết Hưu Chiến từ 28 tháng Chạp đến 05 tháng Giêng Mậu Thân, tức từ 27.01 – 03.02.1968. Đây là thời gian được thỏa hiệp theo thông lệ bất thành văn giữa hai bên, tôn trọng tập tục truyền thống dân tộc Việt Nam. Thỏa hiệp là như vậy, nhưng Việt Cộng đã gian xảo tính toán trước chuyện vi phạm, qua 4 sự kiện nổi bật:
<!>
1.       Chúng chuẩn bị trước đó cả năm trời bằng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khoá 3, từ Tháng Mười Hai năm 1967: Cho cán bộ lén lút ém quân, vận chuyển vũ khí đạn dược và lương thực… vào trong các thành phố, cất giấu để chuẩn bị đánh lén…
2.       Đồng thời, cho sửa âm lịch để tính ngày Tết của CS Bắc Việt vào năm đó sớm hơn Miền Nam 1 ngày, để lợi dụng đánh úp lúc toàn Dân Quân Việt Nam Cộng Hòa vui hưởng Tết Nguyên Đán cổ truyền, khiến mọi người thờ ơ với trách nhiệm. Chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng rời Sài Gòn đưa gia đình về quê vợ ở Mỹ Tho ăn Tết, và Trung tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Quân đoàn 2, phụ trách lãnh thổ cao nguyên Trung phần, cũng về Sài Gòn nghỉ Tết. 
3.       Tất cả bị lừa, vì từ ngày 17-11-1967, MTDTGPMNVN đưa ra đề nghị hưu chiến 3 ngày trong dịp lễ Giáng Sinh, 3 ngày lễ Tết dương lịch và 7 ngày Tết âm lịch. Đến ngày 19-10-1967, đài phát thanh Hà Nội còn đưa ra lời tuyên bố của nhà nước VNDCCH, tự nguyện ngưng bắn từ 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 27-1-1968 đến 01G:00 sáng giờ Hà Nội ngày 3-2-1968, tức trong 7 ngày. Trong khi đó, ngày 15-12-1967, chính phủ VNCH thông báo sẽ hưu chiến trong dịp lễ Giáng sinh từ 18G:00 ngày 24-12-1967 đến 18G:00 ngày 25-12-1967; hưu chiến 24 giờ vào dịp 1-1-1968, và hưu chiến 48 giờ vào dịp Tết nguyên đán Mậu Thân.
4.       Bất thình lình Việt cộng đồng loạt nổ súng thay pháo giao thừa ngay đêm 29.01.1968, sáng Mồng 1 Tết, tức 30.01.1968. Chúng tung toàn lực võ trang tấn công 41 thành phố, 72 thị trấn quận, thị xã từ Quảng Trị đến Cà Mâu, kéo dài cả tháng. Hơn 14 ngàn thường dân Việt vô tội bị giết tại chỗ, bị tàn sát, bị thủ tiêu, bị chôn sống… , bị bắt đi… và hơn 50 ngàn thường dân bị thương…

Đến nay, 50 năm sau, tưởng đau thương cũ đã nguôi ngoai, nhưng bất ngờ [lại bất ngời] Cộng Sản Việt Nam linh đình tổ chức kỷ niệm “Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân” như chọc dao lên vết thương đã thành thẹo, cho thịt da bật máu, cho nước mắt trào tuôn, khi nhớ lại những tang tóc, oan khiên, thù hận cũ. Đúng vậy, ngày 31-01-2018 vừa qua, tại Hội trường Thống nhất, Sài Gòn, Việt Cộng đã long trọng tổ chức vui mừng chiến thắng 50 năm “Tổng tiến công và nổi dây Xuân Mậu Thân 1968”. Chúng đã tung toàn lực, vận dụng mọi phương tiện, nghĩ ra đủ cách thế để làm cho nhân dân, nhất là giới trẻ được thấy [theo kiểu nói của Bí thư thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân tại lễ mừng chính thức hôm 31-01], rằng:

"Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập, tự do, được dẫn dắt, soi đường bởi sự lãnh đạo tài tình, đường lối đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch HCM vĩ đại". [GG in đậm và gạch dưới].

Đó chỉ là thứ đánh lừa tuổi trẻ chưa biết Cộng sản, bởi thực tế, đâu có như vậy. Vì nhớ lại chuyện cũ, ngay sau ngày chúng vi phạm thỏa hiệp ngưng bắn, báo Nhân Dân ở Hà Nội in một tựa đề lớn viết rằng: “Mỹ và tay sai trắng trợn phá hoại ngày Tết của nhân dân ta.” Nó cho thấy mặt thật tráo trở gian ác của CS Bắc Việt.

Khắp Miền Nam Không nơi nào có “nổi dậy”, chỉ có cán binh VC tàn sát dân lành, chỉ để thỏa mãn tham vọng cộng sản hóa vùng Đông Nam Á của Nga Xô và Trung Cộng, như lời Lê Duẩn đã nói: “Chúng ta đánh miền Nam là đánh cho Nga Xô, cho Trung Quốc.” Nó thể hiện tính tráo trở xảo quyệt và lưu manh trắng trợn của đảng Cộng Sản lúc bấy giờ; và giờ đây nó thêm một lần nữa hiện rõ hơn khi chúng ra lịnh khắp nước kỷ niệm cái họ gọi là “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968,” hãnh diện khoe khoang thành tích đã gây ra cuộc tàn sát đó.

Chỉ nói riêng tại Huế, Tết Mậu Thân 1968 đã trở thành cuộc Thảm Sát cực kỳ ghê rợn, với hơn 7.500 nạn nhân vô tội bị giết tại chỗ, bị bắt đi, bị thủ tiêu, bị hành hình trên bãi cát, trên rừng, bằng cuốc - gậy - dao - rựa, bị chôn sống tập thể, bị đưa ra Hà Nội… Chúng tàn ác, rùng rợn hơn cả Nazít Đức Quốc Xã & ISIS hiện nay.

Trong số các nạn nhân vô tội này có cả Hòa thượng, Linh mục, tu sĩ nam nữ, sinh viên chủng sinh đang tu học làm Linh mục, các thanh niên dạy Giáo lý, ca viên đoàn Thánh ca. Đến 12-20 tháng sau, dân tìm ra hàng chục mộ tập thể. Dân cũng tìm nhặt được hơn 400 bộ hài cốt nạn nhân Huế tại Khe Đá Mài, rừng Đình Môn, Kim Ngọc, quận Nam Hòa, tỉnh Thừa Thiên, nay là xã Dương Hòa, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đưa về an táng chung một mộ tập thể lớn ở nghĩa trang núi Ba Vành (Ba Tầng, núi Bân) bên cạnh Núi Ngự Bình, Huế. 

Sự dã man của CSVN lại càng lộ rõ thêm khi ngày 26.3.1975, lúc quân CS Bắc Việt chiếm xong thành phố Huế, một đêm giữa tháng 4.1975, chúng đã nổ mìn, phá hủy trụ bia, 2 Bàn Thờ, các mộ và xương cốt bị nổ tung, nhằm phá bỏ di tích tội ác thảm sát tập thể này. Đã vậy, mà sau 1975, con đường sát bên trong chân Thành Nội, nhà cầm quyền CS Thừa Thiên-Huế còn quỷ quái đặt tên là đường Xuân Mậu Thân 1968!

Để khỏi mang tiếng là “người miền Nam bênh vực cho chính nghĩa của miền Nam”, xin đan cử một nhận định của Phạm Đình Trọng[3], một nhà văn thuộc “hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa”, về biến cố Mậu Thân như sau:
“Tết Mậu Thân 1968 là thảm họa người Việt giết người Việt với qui mô lớn nhất, quyết liệt nhất, mê say nhất, tàn bạo nhất và số người bị giết lớn nhất, phải tính tới con số hàng trăm ngàn mà bên bị tổn thất về người nặng nề nhất chính là đội quân dồn dập đánh vào các thành phố, thị xã miền Nam dưới sự đôn đốc từ Hà Nội do sự háo danh của người nhiều tham vọng quyền lực….”

Nhà văn nầy còn nhắc lại một giai thoại liên quan đến cuộc chiến Mậu Thân trong cuộc họp mặt các nhà văn miền Bắc vào năm 1976. Xin trích:
“Trong không khí vui vẻ, nhà văn Xuân Thiều giãi bày: Thưa bác, tôi là Xuân Thiều, đại tá, nhà văn quân đội. Tôi đang viết tiểu thuyết về Huế trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tôi thấy Tết Mậu Thân 68 ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều…
Mới nghe có thế, Tổng Bí thư [Lê Duẫn] đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: Ngu! Ngu! Đại tá mà ngu!… rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.
Thực chất của Tết Mậu Thân 1968 là vậy. Đến người chủ mưu khởi xướng ra chiến cuộc Xuân Mậu Thân 1968 cũng co cẳng chạy trốn khi nghe nhắc đến Mậu Thân 1968 thì hằng năm có nên tưng bừng kỷ niệm chiến thắng Xuân Mậu Thân 1968 không nhỉ?”[4] [Xem toàn văn trong phần Phụ đính 1]

Nói đến chuyện thảm sát ở Huế 50 năm trước không ai không nói tới Hoàng Phủ Ngọc Tường; và mọi người chắc không còn mấy ai đề cặp tới hắn nữa, nếu hôm 10/2, Facebook của nhà văn Nguyễn Quang Lập không đăng tải bài "Lời cuối cho câu chuyện quá buồn" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường [xem phụ đính 2]. Trong bài này Tường viết: “Mậu Thân 1968 tôi không về Huế. Tôi, tiến sĩ Lê Văn Hảo và bà Tùng Chi (những người lên chiến khu trước) được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương, địa đạo Khe Trái (thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên) để đón các vị trong Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Thành phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đóa, ông Tôn Thất Dương Tiềm… lên chiến khu. Mồng 4 Tết, tôi được ông Lê Minh (Bí thư Trị Thiên) báo chuẩn bị sẵn sàng về Huế. Nhưng sau đó ông Lê Minh báo là "tình hình phức tạp" không về được. Chuyện là thế." [GG in đậm và gạch dưới].

Nhưng sự thực đã không như lời Tường viết. Xin xem Giáo sư Bùi Văn Phú, tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California, viết trên đài VOA:

“Việc chứng minh Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt ở Huế và đã có xử án nhiều người thì nhiều nguồn đã nhắc đến. Những tài liệu chính:
1/ Năm 1981 khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình WGBH cho loạt phóng sự về cuộc chiến Việt Nam đã qua, ông Tường thừa nhận đã có mặt tại Huế vào thời điểm Tết Mậu Thân.
2/ Trong tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca (Nxb Việt Báo. 2008), Nguyễn Đắc Xuân cũng xác nhận Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế ở khu Gia Hội trong Tết Mậu Thân, với các nhân vật Đắc là Nguyễn Đắc Xuân, Phủ là Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ngọc là Hoàng Phủ Ngọc Phan. (tr. 226)
3/ Sách Huế Thảm sát Mậu Thân của Liên Thành (Nxb Ủy ban Truy tố Tội ác Đảng Cộng sản Việt Nam. 2011) ghi lại sự kiện tác giả, lúc còn là cấp chỉ huy cảnh sát đặc biệt ở Huế, bắt được Hoàng Kim Loan, một cán bộ cộng sản nội thành hoạt động tại Huế vào tháng 5/1972 và Loan đã khai rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi ghế chủ tịch toà án nhân dân ở trường Gia Hội cùng với 2 thành ủy viên là Phan Nam, Hoàng Lanh cũng như Hoàng Kim Loan đã có mặt ở đó. (tr. 215)
4/ Sách The Viet Cong massacre at Hue của Alje Vennema (Nxb Vantage. 1976) ghi nhận những nơi có tòa án nhân dân là ở chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa. Bên trường Gia Hội do Nguyễn Đắc Xuân (tr. 94).”

Nếu đúng Tường không có mặt ở Huế thì làm gì có bài Phỏng vấn bên bờ sông Hương...” của Hữu Nguyên, đăng trên https://saigontimes.org/. Xin trích nguyên văn:

HỎI: Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, trong dịp Tết Mậu Thân 68, hàng trăm người Huế trong đó có nhiều người với đầy đủ tên họ, kể cả bạn hữu của ông, xác nhận ông và em trai Hoàng Phủ Ngọc Phan, đều có mặt ở Huế và trực tiếp gây nên những tội ác ghê rợn nhất thế kỷ. (xin click vô đây coi chi tiết) Vậy mà trong lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn”, ông nói trong dịp Mậu Thân 68, ông không có mặt ở Huế, vì ông “được giao nhiệm vụ ở lại trạm chỉ huy tiền phương- địa đạo Khe Trái (Thuộc huyện Hương Trà- tỉnh Thừa Thiên)- để đón các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm… lên chiến khu”. Điều này đúng hay sai?
HPNT: Tôi nói vậy tất nhiên là sai.
HỎI: Sai như thế nào, sai ở chỗ nào?
HPNT: Nếu ai tinh ý một chút sẽ thấy mấy cái sai. Thứ nhất, khi mở cuộc “Tổng Công Kích Mậu Thân 68”, CS chúng tôi đã dốc toàn lực để đánh chiếm Miền Nam. Vì vậy, không khi nào CS lại chấp nhận để những nhân vật nòng cốt và quan trọng, am tường mọi kẻ thù ở Huế như tôi, không có mặt ở Huế. Các ông nên hiểu, đón đưa những vị đó lên chiến khu, mấy đứa giao liên ai làm chả được, tại sao phải tôi??? Nên nhớ, chính tôi là người đã viết, đã đọc thu băng lời hiệu triệu kêu gọi đồng bào Huế nổi dậy theo cách mạng, thì lẽ đương nhiên, tôi phải có mặt tại Huế. Thứ hai, mục đích của “Tổng Công Kích Mậu Thân 68” là “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” như Hồ Chí Minh đã kêu gọi. Như vậy ai ai cũng tin chắc, việc tấn công rồi giải phóng thành phố Huế là lẽ tất nhiên. Trong chiều hướng đó, các vị trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Hòa Bình Thành Phố Huế như Hoà thượng Thích Đôn Hậu, cụ Nguyễn Đoá, ông Tôn Thất Dương Tiềm… đều phải có bổn phận ở lại Huế để cùng thành lập chính quyền cách mạng, chứ làm gì có chuyện dự định đưa họ lên chiến khu mà phải đưa với đón. Đồng ý, chuyện những vị đó lên chiến khu và được đưa về Bắc là có, nhưng đó là chuyện sau này chỉ được đặt ra khi việc đánh chiếm Huế bị thất bại. Chứ khi chuẩn bị Tổng Công Kích để chiếm Huế, thì không một ai có kế hoạch đưa những vị đó lên chiến khu. Thứ ba, trong suốt nửa thế kỷ qua, chính Hoàng Phủ Ngọc Phan, em ruột tôi, là người đã trực tiếp gây ra không biết bao nhiêu tội ác tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân 68 mà nhiều người đã chứng kiến và y cũng không hề chối cãi, nhưng y đã không bao giờ lên tiếng xác nhận anh của hắn: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG KHÔNG HỀ CÓ MẶT TẠI HUẾ TRONG MẬU THÂN 68, như tôi mong muốn.
HỎI: Ông có yêu cầu HP Ngọc Phan làm điều đó không?
HPNT: Tất nhiên là có. Mà dù tôi không yêu cầu đi nữa, HPNP cũng phải giúp tôi chuyện đó mới phải. Vậy mà hắn nhất định không giúp tôi.
HỎI: Giúp ông bằng cách nói dối?
HPNT: Đã đi theo VC thì ai chả nói dối. Nói dối là đạo đức cách mạng của người CS, khi cần phải bảo vệ đảng, bảo vệ nhà nước chuyên chính vô sản. Người Việt mình ai mà chả biết câu “nói dối như Vẹm”...
HỎI: Rất nhiều bằng hữu, thân nhân ruột thịt của ông, cũng im lặng, không chịu nói dối để bênh vực ông?
HPNT: Đúng vậy. Đó mới là điều tệ hại, chứng tỏ SỰ THẬT: TÔI ĐÃ ĐẾN HUẾ VÀ GÂY TỘI ÁC TẠI HUẾ TRONG DỊP MẬU THÂN 68.
HỎI: Sau khi lá thư “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” của ông được phổ biến, nhiều đài, báo trong và ngoài nước đưa tin: “Hoàng Phủ Ngọc Tường thú nhận: thủ phạm vụ thảm sát Mậu Thân là quân nổi dậy CSVN”. Ông nghĩ sao về điều này?
HPNT: Sự thật, ai ai cũng biết, không hề có “quân nổi dậy đi theo CSVN” trong Tết Mậu Thân, cũng như trong suốt cuộc chiến tranh VN. Vì vậy, những chữ như “thú nhận”, “xác nhận”, hay “thừa nhận”... đều là mánh khóe tâm lý do VC chúng tôi giật dây, để truyền thông báo chí tiếp tay VC chúng tôi, đánh tráo sự giả dối “thủ phạm vụ thảm sát Mậu Thân là quân nổi dậy CSVN” trở thành sự thật, nhằm viết lại lịch sử. Đánh tráo như vậy để chạy tội cho đường lối “Chiến tranh Nhân dân” mà Hồ Chí Minh và CSVN đã theo đuổi kể từ khi thành lập vào năm 1930: Khủng bố đối phương bằng việc thảm sát tối đa thường dân vô tội…” [GG in đậm và gạch dưới. Xin xem toàn văn trong Phụ đính 2].




Trở lại “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn” của Tường, năm 2010, Thiếu tá Liên Thành, Trưởng ty Cảnh sát Thừa Thiên Huế [người bị Tường nói là “những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ...”] phát động phong trào dựng lại vụ “Thảm sát Mậu Thân Huế” cho biết có nhiều nhân chứng đã khai với ông rằng họ thấy:

·         Chính ông Hoàng Phủ Ngọc Tường ngồi xử án “tòa nhân dân” tại Tiểu chủng viện Huế;
·         Nguyễn Đắc Xuân ngồi tòa án Gia Hội;
·         Nguyễn Đọc và Nguyễn Thị Đoan Trinh ngồi tòa án Thành Nội…

Tường nói Tường đã phạm phải 2 sai lầm:

1.Sai lầm 1:  Khi nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim “Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình” trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi Tường là kẻ ngoài cuộc, để khỏi bị là kẻ đã ‘đi trên những đường hẻm mà ban đêm tưởng là bùn, tôi mở ra bấm đèn lên thì toàn là máu …”. Tường cũng nói “những chuyện anh em tham gia chiến dịch kể lại cho tôi chuyện máy bay Mỹ đã thảm sát bệnh viên nhỏ ở Đông Ba chết 200 người…” trong khi nơi này không hề có bệnh viện nhỏ nào cả. Chỉ với 2 vấn nạn này cũng đủ cho thấy Trường đã nói dối. Tường nói Tường nghe kể lại, nhưng những người đó là ai? Tường không kể được ít nhứt tên của một người nào thì dĩ nhiên người đó phải là Tường chớ không ai khác.

2.Sai lầm 2: Chỉ vài năm sau tôi đã nhận ra sai lầm của mình.  Đó là sự nguỵ biện. Không thể lấy tội ác của Mỹ để che đậy những sai lầm đã xảy ra ở Mậu thân 1968.

Hậu quả của những hành động gian ác nói dối của Trường đã khiến cho mọi người tưởng Tường không nhúng tay vào máucả thế giới kết án oan đối với người Mỹ, chính phủ Mỹ và chính phủ VNCH.
Phải chăng vì vậy mà một chuyên gia vận động chính trị cho Việt Nam là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã liệt Hoàng Phủ Ngọc Tường vào danh sách cấm nhập cảnh Mỹ vì thành tích chống lại nhân loại.  Điều này khiến  Tường không được đoàn tụ với hai con gái tại Mỹ vào lúc cuối đời.

Giờ đây đã 81 tuổi Tường nói: “Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật”. Nhưng Tường đâu có dễ đi về cõi Phật như vậy được!?  Bởi vì dọc đường đến cõi Phật Tường sẽ nghe muôn vạn tiếng than khóc của những người bị giết, của gia đình họ…

Đến nay, “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay” khiến bịnh Ung Thư “Gian Ác & Dối Trá” đã di căn trên cơ thể Hoàng Phú Ngọc Tường, nên sau nửa thế kỷ, sau 50 năm, hẳn mọi người đều công nhận bạn của Tường, nhà văn Nguyễn Quang lập, dù tìm mọi cách chạy tội cho Tường cũng không tránh được thành thật khi nhận xét về Cái “liếm môi huyền thoại” và “ánh mắt láo liên” của Tường trước cuộc phỏng vấn; vì chỉ có những người xảo trá mới có cái lưỡi và ánh mắt lấm la lấm lét như thế khi nhìn người đối diện; và cho dù Trường có nói: “thành thật nhìn nhận về hai sai lầm nói trên, xin ngàn lần xin lỗi”.

Biết mình đã 81 tuổi, cái chết không biết lúc nào đến với tấm thân bại liệt, nhưng vẫn mong về trời?!  Trời, Phật ở đâu không biết?! Có nghe lời Tường không?! Chỉ biết thực tế chắc sẽ hiển linh như lời thơ:

Những chiều Bến Ngự giăng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang…

 đúng với bức biếm họa của Babui đính kèm được đăng trên một số diễn đàn.

Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét