Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

CHIỀU VÀNG - * CAO MỴ NHÂN

Cái thế hệ "Chiều vàng" của chúng tôi, đang lần lượt bước qua lằn ranh quá khứ. Tôi chưa kịp nói hết câu mở đầu, rằng ông trở lại với khán thính giả muốn nghe kỹ hơn về trận chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974.  Vị Thiếu tá bộ binh Ban Lãnh Thổ  thuộc Phòng 3 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I/ Quân Khu I, tên bình thường là Phạm Văn Hồng, đã mặc nhiên có tên trong Quân Sử VNCH một cách đương nhiên phải thế. 
<!>
Cách đây ít năm, một cơ quan truyền thông đã phỏng  vấn Thiếu Tá Phạm Văn Hồng, trưởng cái đoàn tù binh VNCH bị quân Trung Cộng đánh chiếm đảo Hoàng Sa bắt, vào giáp tết nguyên đán ngày 19-1-1974. 
Nhưng trong cuộc phỏng vấn chớp nhoáng ấy còn nhiều hạn chế về thời gian, cả quý vị hỏi lẫn khách trả lời, nhất là Thiếu tá đương sự, còn chưa hết bâng khuâng, căm hận khi nhớ lại tình huống Quân ta bị bắt như có bàn tay "thế sự" xếp đặt. 
Nên chi cuộc phỏng vấn mới nhất này, của một nhóm có thể là biết tình thế thời sự Hoàng Sa chi tiết hơn. 
Tất nhiên Thiếu tá Phạm Văn Hồng mở rộng tầm nhìn  thật chính xác về một Hoàng Sa bị đánh cướp như thế nào. 
Trước tiên, tôi lại xin phép quý vị là trong bài viết này, tôi chỉ kể chuyện "cũ", nên không phải là điều nhận định như quý vị thường tìm thấy ở các cây bút "tham luận". 
Lý do rất dản dị, là Thiếu tá Phạm Văn Hồng với tôi cùng phục vụ tại Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI. 
Kế tới, sau khi Thiếu tá Hồng và đoàn ta bị Trung Cộng bắt ở ngay Hoàng Sa, nơi ông phải thực hiện chuyến công tác  vào trung tuần tháng Jan/1974, Phòng Xã Hội QĐI/ QKI đã đi thăm viếng, yểm trợ tinh thần gia đình ông gồm phu  nhân ông và con cái. 
Sau cùng, Thiếu tá Phạm Văn Hồng đã từ bên kia bức  màn sắt của Trung Cộng trở về VN, cùng với mấy chục bạn tù hiện diện ở trận Hoàng Saông đã viết một tập hồi ký, kèm hình ảnh, với tựa đề: "Người về từ Trung Cộng." 
Ông có nhờ tôi làm sao để phổ biến trong hàng ngũ huynh đệ chi binh bấy giờ, chứ không phải tham vọng muốn làm nhà văn, nhà viết gì cả. 
Và chính yếu tố thứ 3 này, hôm nay tôi mạo muội kể lại quý vị lính nghe. 
Từ Phòng 3 QĐI/QKI, Thiếu tá Phạm Văn Hồng xuống Phòng Xã hội QĐI/QKI với tập bản thảo được đánh máy (kiểu thủ công ngày xưa trước 1975), có kèm một số hình ảnh mà lúc ở trại tù bên Quảng Châu do ông thu nhặt được. Thí dụ: Đại trại, đại khánh, kịch văn công, vv...
Tôi rất hào hứng, không phải việc làm của Thiếu tá Hồng có ý gì khác, ngoài ý muốn để người  dân miền Nam hiểu thực tế cái xã hội cộng sản Tàu như thế nào. 
Tôi thoáng nghĩ tới cụ nhà văn danh tiếng, hàng xóm nhà ba tôi ở hẻm đầu tiên cư xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuận. 
Cư xá có những quý vị tên tuổi ở xã hội miền Nam như: nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Tuấn Khanh, nhà văn Duyên Anh và cụ nhà văn Nguyễn Mạnh Côn 
Chính là tôi điếc không sợ súng, tôi viết thư gởi cụ lão thành trong nghề báo chí, văn chương là cụ nhà văn Nguyễn Mạnh Côn nêu trên, coi và cho ý kiến phổ biến sách đó. 
Thế là Phạm Văn Hồng hăm hở đi Saigon với mong muốn được in ấn, phát hành cuốn hồi ký: "Người về từ Trung Cộng" của ông. 
Mấy ngày sau, Thiếu tá Phạm Văn Hồng về lại Đà Nẵng, nơi Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI đồn trú. 
Tất nhiên Thiếu tá Hồng không ôm tập bản thảo đó xuống gặp tôi, ông ta đi tay không, thong thả và cười một cách rất lính, rồi nói: "Cụ ấy sợ Cao Mỵ Nhân ạ, cụ ấy bảo in ra, phát hành không có lợi...". 
Tôi cắt ngang: Lợi cái gì chứ, sao lại không có lợi. 
Thiếu tá Hồng thốt ngắn gọn: "Thì thôi, không cần, tôi có muốn làm văn sĩ đâu." 
Sau này tôi mới tiếc, là vì Cục Tâm Lý Chiến có cả một nhà in riêng. Tôi bận rộn và có chút tự ái, không muốn in thơ ở đó, nhưng hồi ký quân sự và chính trị "Người về từ Trung Cộng" của Thiếu tá Phạm Văn Hồng, thì tại sao tôi không nhớ ra, là trong huynh đệ chi binh có đủ phương tiện, sao tôi không thân chinh cùng Thiếu tá Phạm Văn Hồng đi gặp vị Cục Trưởng Cục Tâm Lý Chiến, là Đại Tá Hoàng Ngọc Tiếu, tức thi sĩ Cao Tiêu, đại tá sẽ giúp đỡ ngay. 
Bởi vì hồi đó, tôi quá thần phục quý vị văn nghệ sĩ dân sự. Tôi đã để lỡ một dịp may cho người bạn cùng đơn vị.
Lẽ ra tôi phải hiểu là Thiếu tá Phạm Văn Hồng có nhiều đặc điểm, một sĩ quan cấp tá xuất thân từ Võ Bị Đà Lạt, một Đại đội trưởng Biệt Kích, đã bị thương trong mặt trận Quảng Trị, rồi mới được về Phòng 3 Quân Đoàn. Lại bị tù bên Tàu Cộng, vv...
Hôm nay nghe cuộc phỏng vấn mới về trận chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974, thấy Thiếu tá Khoá 20 Võ Bị Đà Lạt vẫn phong độ trong cung cách riêng của quân nhân các cấp Quân Lực VNCH.
Tôi vẫn kính phục ông, như kính phục huynh đệ chi binh khác, và có chút ân hận là không giúp được ông chuyển tải những gì ông thấy ở trong cũng như ở ngoài phạm vi Quân Lực VNCH, nhất là chuyện phải đi tù ở Trung Cộng, quan thày của Cọng sán Bắc Việt nói riêng và CSVN nói chung. 
Tôi liên tưởng tới câu nói của bí thư nào đó đảng cộng sản bắc việt xưa:  "Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Nga Tàu" mà khinh miệt đám người vong bản đó, CSVN, từ trong trứng nước cái tư tưởng nô lệ một đại cái bang, tập đoàn bành trướng Bắc Kinh vô thần, vô tổ quốc, vô gia đình...
Thiếu tá Phạm Văn Hồng chắc đã hiểu rằng bây giờ cả Thế giới đã đổi khác, bây giờ có computer, internet không cần phải ky cóp đánh máy như ông làm cái hồi ký khốn khổ hồi đó nữa...
Nên bây giờ mọi người đều biết, mọi sự đều được phơi bày nơi truyền thông, báo chí... Những người ở bên kia bức màn sắt, đã đang và sẽ được hiểu biết những gì trên thế giới trong phạm vi sinh hoạt của họ...
Những cái mốc lịch sử đã khiến người ta trong hay ngoài cuộc, tự nhiên phải nhớ... để đời. 
Tôi được mấy người bạn lính gởi cho cái "you tube" giới thiệu cuộc phỏng vấn thiếu tá Phạm Văn Hồng, nhân kỷ niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974. 
Nghe lại Thiếu tá Phạm Văn Hồng ở kỳ phỏng vấn này, tôi thấy rõ ràng hơn, đầy đủ hơn, ông quả là một sĩ quan Phòng 3 phân tách kỹ, cung cấp đầy đủ những điều mà nếu xem thường sẽ rơi vào khuyết điểm, mặc dù trình bầy sự thật... 
Tôi nói với ông là mỗi năm tôi chỉ gặp lại ông vào ngày kỷ niệm trận chiến buồn đó. Và rất tình cờ mỗi lần điện đàm, là một lần nghe ông thông báo một chút về thế hệ "Chiều vàng" ở Đà Nẵng xưa. 
Lần này gặp qua phone, ông thông báo đang thăm người bạn đồng cấp, nguyên là Chánh văn phòng Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn mang số một La Mã mầu đỏ của... tôi. 
Người bạn này đang ở giờ thứ 25, chúng tôi đều buồn, ôi cái thế hệ "Chiều vàng", héo hắt những tàn lá mùa thu vàng võ, buồn thiu... lần lượt bay đi mất hút...

CAO MỴ NHÂN 
Phỏng vấn Thiếu Tá QLVNCH về Trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974


Không có nhận xét nào: