Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Nghệ thuật chạm bạc nổi tiếng của người H’mong: Gà trống đẹp nhất bộ lông, gái Mèo đẹp nhất mũ bạc

Nghệ thuật chạm bạc nổi tiếng của người H’mong: Gà trống đẹp nhất bộ lông, gái Mèo đẹp nhất mũ bạc Người Miêu, hay Hơ-mông, là nhóm dân tộc thiểu số có lịch sử từ thời nhà Tần, khoảng thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên. Các cô gái Miêu thường thích mặc các màu lộng lẫy, phóng khoáng với độ tương phản cao và sắc độ mạnh. Nhiều trang phục may thêu được kết hợp với vô số phụ kiện trang trí lấp lánh trên đầu, cổ và cổ áo. Vòng tay và những phụ kiện bạc đã đạt đến mức nghệ thuật cao đáng ngưỡng mộ, chúng ta cùng tìm hiểu…<!>

Người Miêu nổi tiếng bởi nghề chạm bạc nghệ thuật và hoàn toàn thủ công. (Ảnh: pixabay.com)

Những chiếc mũ mà những nghệ nhân tài hoa phải mất cả tháng trời làm việc cần mẫn, chăm chỉ (Ảnh: pixabay.com)Người Miêu nổi tiếng bởi nghề chạm bạc nghệ thuật và hoàn toàn thủ công
Mặc dù lối sống hiện đại hóa của xã hội tác động không nhỏ tới kĩ nghệ của họ, nhưng nghề chạm bạc và những bộ trang phục của thiếu nữ dân tộc Mèo ở Quý Châu, Trung Quốc dường như không hề bị ảnh hưởng, mai một.
‘Gà trống đẹp nhất bộ lông, gái Mèo đẹp nhất mũ bạc’ là câu nói cửa miệng của người dân nơi đây, nhưng để có được một món đồ trang sức cho một người thiếu nữ, những tay thợ tài hoa phải mất cả tháng trời miệt mài, chăm chỉ.
Những chiếc mũ mà những nghệ nhân tài hoa phải mất cả tháng trời làm việc cần mẫn, chăm chỉ (Ảnh: pixabay.com)
Quan điểm của người Miêu về trang sức bạc.
Và đây chính là điểm nổi bật dễ thấy nhất trong trang phục của các thiếu nữ Hơ-mông. Cổ áo của các thiếu nữ có thể mang tới 7 chiếc vòng và nặng tới hơn 2kg.
Trong văn hoá Hơ-mông, bạc thể hiện vị trí trong gia đình, tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn, và được tin rằng có sức mạnh đuổi tà ma.
Vẻ duyên dáng của cô gái Miêu (Ảnh: pixabay.com)

Họ cho rằng bạc có tác dụng rất lớn trong giữ gìn sức khỏe, không chỉ là xua đuổi tà khí, mà bạc khiến âm khí không thể xâm lấn vào cơ thể. Bạc còn có tác dụng giải và chống độc phong.
Mặt khác, kiểu chế tác và thiết kế của các trang sức bạc mà người Miêu mang bên mình là biểu tượng của sự tôn sùng Thần mặt trời, họ cho rằng, đây là vị thần tối thượng trong đời sống tâm linh, mang lại cho vạn vật sự sống và ánh sáng trong nhân gian.
Bộ trang sức cầu kỳ của người Miêu (Ảnh: dulichtrungquoc.com)
Chính vì vậy mà trong trang phục của người Miêu, thì bạc là trang sức chủ yếu nhất, bạc được đeo trên đầu, cổ, tay, tai quanh eo và cả chân. Người ta ước tính trên có trên 10kg bạc được mang trên người mỗi một bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Miêu. Người càng giàu có thì càng mang theo nhiều trang sức bạc.
Nét ngây thơ duyên dáng của những cô gái Miêu (Ảnh: vimeo.com)
Đỉnh cao nghệ thuật chạm khắc bạc của người Miêu-H’mông lại hoàn toàn từ đôi bàn tay thủ công khéo léo
Để cho ra được một sản phẩm cầu kì và tinh xảo qua từng đường nét, người ta phải chú trọng tới từng khâu chế tác.
Khi lò than đã cháy rực hồng người ta bỏ những mảnh bạc vụn vào chiếc nồi đất nhỏ rồi đặt vào lò nấu. Chỉ ít phút sau, dưới sức nóng cả ngàn độ C, bạc trong nồi bắt đầu tan chảy thành thứ chất lỏng đỏ rực.
(Ảnh: YouTube)
Thoăn thoắt bôi dầu vào lòng chiếc khuôn làm bằng ống trúc nhỏ, người thợ dùng kìm kẹp lấy chiếc nồi đã “chín đỏ” trong lò, đổ nước bạc vào lòng khuôn để tạo thành phôi bạc dài theo ý muốn.
Để làm thành chiếc vòng đeo tay truyền thống của người Mông, phôi bạc được đưa lên đe, dùng búa đập để tạo hình tròn hay dẹt, dày hay mỏng, sau đó mới đến công đoạn khó nhất là trạm trổ các hoa văn, họa tiết.
Bằng những chiếc đục sắt đơn giản, nghệ nhân này có thể tạo ra được những hoa văn rất tinh xảo trên nhiều món đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, nhẫn đeo tay, khuyên tai…
Chạm trổ hoa văn trên bạc cần một bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, sự kiên trì và một trí tưởng tượng phong phú
Việc chạm trổ hoa văn tốn rất nhiều thời gian, đòi hỏi người thợ phải có tính kiên trì, tỉ mỉ, có bàn tay khéo léo, có óc tưởng tượng giỏi mới làm được. Người thợ bạc giỏi khi chạm trổ không cần phải nhìn mẫu, vì các hình ảnh hoa văn, họa tiết đã ở sẵn trong đầu, cứ thế hiện dần ra theo từng nhát đục.
Một tác phẩm được đánh giá về độ tinh xảo qua từng chi tiết chính là chiếc mũ bạc của người Miêu.

Sau khi bạc tan chảy trong dụng cụ trên bếp than rực hồng, người ta bắt đầu đổ khuôn bạc. Cắt nhỏ và tán mỏng bạc.


Tiếp theo là dùng kéo cắt những miếng bạc mỏng thành hình như mình mong muốn.


Những sợi bạc mỏng manh sẽ được uốn khéo léo thành bông hoa.




In hoa trên tấm bạc mỏng




Người thợ bắt đầu chạm bạc sau những khâu tạo hình.




Sau khi ghép, cắt, in, uốn, dập bạc hoàn thành, người ta bỏ tất cả những thành quả của mình vào nồi đun với một loại lá để làm bạc sáng bóng mà không bị xỉn màu




Thiếu nữ Miêu với những chiếc mũ bạc được chạm trổ công phu và tinh xảo.




Bạn sẽ ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng những tác phẩm tuyệt đẹp hoàn toàn từ đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Điều khiến người ta kinh ngạc khi ngỡ tưởng đây phải là một công nghệ cao để sáng chế ra những chiếc mũ này, nhưng trên thực tế, nó được làm hoàn toàn thủ công và công cụ cực kì thô sơ. Chỉ duy có đôi bàn tay và trí óc vô cùng tuyệt vời của người thợ, mà những tác phẩm đã tạo sức hút kì lạ với tất cả những ai được tận mắt chiêm ngưỡng kiệt tác này.



Người Mông tại Việt nam không lộng lẫy trong trang sức như người Mông tại Trung Quốc, nhưng tài năng thiết kế và thêu thùa thể hiện trên trang phục và mũ đội đầu của họ cũng không kém phần rạng rỡ.




Có đánh giá cho rằng, những người phụ nữ Mông là những nhà thiết kế trang phục đầy sáng tạo. Trên trang phục của họ là những hoa văn tự thêu, với đủ màu sắc rực rỡ.
Các mẫu thêu trên trang phục người Miêu và các phụ kiện bạc đặc trưng chính là bộ sách giáo khoa về lịch sử của dân tộc này. Họ không những có chữ viết riêng, thay vào đó, họ ghi lại các câu chuyện lên trang phục, bao gồm truyền thuyết về nguồn gốc của tổ tiên và các tập tục thờ phụng.
Có thể nói rằng, dân tộc Miêu là một dân tộc trải qua hàng ngàn năm lịch sử của sự trốn chạy, di cư, suốt cả chặng đường lịch sử của họ, là cả một chiều dài về những câu chuyện của những cuộc hành hương đi tìm vùng đất cho riêng mình.
Khi tìm hiểu về dân tộc họ, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thán phục về những nét văn hóa, những nghệ thuật trong đời sống mà thể hiện rõ nét chính là tác phẩm mà họ mang trên mình, những bộ trang phục và trang sức, phụ kiện mang dấu ấn nghệ thuật nhiều ngàn năm vẫn được gìn giữ. 
Tịnh Tâm

Không có nhận xét nào: