Một vị tướng kể về cuộc chiến đã diễn ra khi ông còn chưa sinh. Một phụ nữ tá hỏa khi thấy con trai mình nói về những kỷ niệm giữa mình và người yêu cũ đã qua đời. Một cô bé nằng nặc đòi đi tìm chồng kiếp trước… Đó là những câu chuyện kỳ lạ trên thế giới liên quan đến cụm từ “kiếp luân hồi”.<!>
Gần đây, chủ đề Donald Trump giống tướng George Smith Patton đã tạo ra một làn sóng tranh luận sôi nổi ở trên mạng Internet. Thậm chí có người nói Tổng thống Donald Trump chính là tướng George Smith Patton tái sinh. Tướng Patton đã bị tai nạn qua đời vào năm 1945, thì năm 1946 ông Donald Trump được sinh ra đời. Có thể đây chỉ là sự liên tưởng “cho vui” mà thôi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời của vị tướng này
Vị đại tướng và hồi ức 1.800 năm
Đại tướng George Smith Patton (sinh 11-11-1885 và mất 21-12-1945) là một trong những viên tướng vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ, một nhà chiến lược kỳ tài lừng danh thế giới. Một bộ phim đã được làm năm 1970 để vinh danh ông. Tính ông nghiêm khắc và luôn chủ trương “kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Người hùng ấy, lạ lùng thay, rất tin vào sự luân hồi. Ông thường bảo: “Cuộc đời và cuộc sống là một vòng tuần hoàn chuyển tiếp. Ðời tôi cũng nằm trong một vòng tuần hoàn chuyển tiếp nào đó”.
Patton, một vị tướng tài tin vào kiếp luân hồi. Ảnh: TL
Một sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ kể lại câu chuyện về tướng Patton như sau: Hôm đó, tướng Patton đến thăm một địa danh lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến ác liệt giữa những đoàn quân dũng mãnh của đế chế Carthage và đế chế La Mã, đã để lại trên chiến trường hàng nghìn tử thi, mặc dù hai bên đều do những chiến lược gia và danh tướng chỉ huy. Hình ảnh bi tráng ấy đã đi vào quá khứ, cách thời của tướng Patton đến hơn 1.800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lĩnh và một số nhà sử học đến thăm vùng đất này và luận bàn về những chiến thuật, chiến lược của trận đánh ấy thì điều kỳ dị đã xảy ra.
Trong khi tướng Patton nghe một viên Đại tá trình bày những địa điểm đóng quân của hai phe Carthage và La Mã, ông nhiều lần tỏ ý không hài lòng. Tướng Patton cắt ngang lời viên Đại tá và nói:
“Xin lỗi Đại tá, mặc dù Ðại tá là chuyên gia nghiên cứu các trận chiến trong cuộc chiến tranh La Mã, nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul trong trận này không phải đóng tại địa điểm đầu kia mà Ðại tá đã trình bày. Tôi quả quyết điều này vì một lẽ rất dễ hiểu là vào lúc ấy, chính tôi đã có mặt tại đó…”.
Khi mọi người đang rất ngạc niên thì tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên chỉ về một địa điểm trước mặt và nói thật chậm rãi, rõ ràng:
“Ðó là địa điểm mà đoàn kỵ binh của Hasdrubul đã đóng quân và tôi nhắc lại, lúc ấy tôi đã ở đó. Nó đây, chiến trường là đây. Những người Carthage đã phòng thủ TP trước cuộc tấn công của 3 quân đoàn La Mã. Người Carthage kiêu hùng và can đảm, nhưng họ đã không trụ vững được. Họ đã bị tàn sát. Những người đàn bà Ả Rập đã lột quân phục, kiếm và những ngọn giáo của họ. Những người lính đã nằm trần trụi dưới mặt trời gần 2.000 năm trước đây”.
Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patton thường nói đến những địa danh và chiến trường cổ xưa mà ông đã từng có mặt, tuy những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các pho sử liệu của các thư viện. Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước.
Tướng Patton viết: “Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật ra là tôi biết, rằng tôi đã có ít nhất một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp”.
Về sau, nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng nổi tiếng Aldons Huxley đã trình bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm chiến trường La Mã cổ xưa ấy, trong một hội nghị quốc tế có chủ đề “Ứng dụng của Khoa tâm lý học” tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961. Aldons Huxley phát biểu: “Không riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta, đôi lúc ở những thời điểm nào đó trong đời bỗng ta có những cảm giác, những suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt, một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dù trong cuộc đời chưa bao giờ gặp. Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong một kiếp mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi những cảm nhận của các giác quan thông thường của con người chúng ta, mà thuộc về quá khứ xa xăm, hay có thể gọi là tiền kiếp”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét