Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Cái nhìn về nước Mỹ và Thế giới của Donald Trump - Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm

Ngoài những lời tuyên bố lung tung, câu trước đá câu sau, hôm sau mâu thuẫn với hôm trước, nay mùa tranh cử đã xong, Donald Trump đã thắng cử, đã nhậm chức được một tháng; qua thành phần chính phủ mà ông thành lập, qua một vài việc làm lúc ban đầu, người ta càng ngày càng thấy rõ cái nhìn của ông về nước Mỹ và về thế giới.<!>
Chúng ta hãy cùng nhau xem xét cái nhìn này:
Người ta có thể tóm tắt cái nhìn này qua câu nói mà ông thường nhắc đi, nhắc lại : « Hoa kỳ trên hết, quyền lợi Hoa kỳ trước tiên. »
Để biểu diễn, làm rõ, ta có thể trình bày qua những vòng tròn đồng tâm: Trung tâm điểm của những vòng tròn là Hoa kỳ, quyền lợi của Hoa kỳ; vòng tròn gần trung tâm nhất bao gồm Canada, Anh quốc, một số quốc gia đồng ngôn ngữ và có những liên hệ chính trị, văn hóa, lịch sử lâu đời với Hoa kỳ ; vòng tròn thứ nhì gồm những thành viên của Khối Bắc đại Tây dương ( OTAN), Nhật bản, Nam Hàn và Do thái ; vòng tròn thứ ba liên quan đến những nước có quan hệ kinh tế và quân sự lâu đời như Phi luật tân, Đài loan, Arabie sahoudite, Úc, Tân tây lan ; vòng tròn thứ tư gồm những quốc gia vừa là đối thủ vừa là đối tác thương mại như Trung cộng, Nga và một số nước khác ; vòng tròn cuối cùng là vòng tròn gồm 7 nước theo Hồi giáo cực đoan như Iran, Yemen, Soudan v.v… cộng thêm Bắc Hàn.
Từ cái nhìn này, Donald Trump đã thành lập chính phủ. Phải công nhận rằng đây là một chính phủ gồm nhiều nhân tài, có đầy kinh nghiệm trên chính trường cũng như thương trường, Thật vậy, chúng ta có thể bắt đầu bằng ông Phó Tổng thống Mike Pence, cựu Thống đốc tiểu bang Indinia. Ông rất có tài hùng biện, qua những kỳ tranh cử thống đốc.
Người thứ nhì là Ngoại trưởng Rex Tillerson, qua sự giới thiệu của 2 người đảng Cộng hòa là bà cựu Ngoại trưởng Rice và ông cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, với ông Trump. Đây là một cựu Giám đốc hãng dầu lớn ExxoMobil, có nhiều quan hệ với những nhà lãnh đạo thế giới và đặc biệt với Tổng thống Nga Putin. Ông đã từng được ông này gắn huy chương của Nga.
Người thứ ba là Tướng Mattis, nhà quân sự có đầy kinh nghiệm chiến trường, nhất là ở Trung Đông.
Người thứ tư là ông Steven Mnuchi, Bộ trưởng Tài chánh với nhiều kinh nghiệm vế kinh tế, tài chánh và thuế vụ.
Cũng như bà Nikki Haley rất xứng đáng với chức vụ Đại sứ Hoa kỳ ở Liên Hiệp quốc. Cựu Thống đốc tiểu bang Carolina, gốc Ấn độ. Đây là một sự lựa chọn khôn ngoan, vừa nói lên sự thành công của chính sách hội nhập Hoa kỳ, vừa nói lên sự kiện bà là trực tiếp đại diện Hoa kỳ, nhưng cũng gián tiếp đại diện cho Ấn độ, quốc gia có dân số đứng thứ nhì trên thế giới, với 1,34 tỷ người, chỉ sau Trung cộng 1,37.
Ở đây tôi không thể đi quá chi tiết về nội các của Trump.
Tuy nhiên vế chính trị, đối với một chính quyền, cần phải 2 điều kiện chính để thành công : 1) một chính sách hợp lòng dân, hợp lý, rõ ràng, minh bạch, 2) một chính quyền có tài, để thực hiện, không lâm vào cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Thiếu một trong 2 điều kiện cũng không được.
Không ai chối cãi rằng chính quyền Trump là một chính quyền bao gồm nhiều cá nhân có tài. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện ắt có để thành công. Điều kiện đủ, đó là cần một chính sách hợp lý, minh bạch, một sự lãnh đạo cương quyết, nhưng sáng suốt.
Đây có thể là một yếu điểm của chính quyền Trump. Cho tới giờ này, qua những lời tuyên bố tranh cử, người ta vẫn chưa tìm ra được một chính sách chính trị quốc nội lẫn hải ngoại hợp lý của Trump. Nhiều lời tuyên bố của các bộ trưởng đi ngược lại nhau và đi ngược lại với chính ông Trump.
Lấy một vài thí dụ về đường lối ngoại giao, cảm tình của những nguyên thủ các quốc gia dành cho ông.
Như chúng ta vừa nói, qua những vòng tròn đồng tâm, thì nước Anh là nước gần Hoa kỳ nhất. Chính vì vậy mà bà Thủ tướng Anh Thérèse May đã dành cuộc viếng thăm Trump đầu tiên. Sau cuộc viếng thăm này, nhiều người hy vọng rằng bang giao hai nước sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng không phải thế, mà có rất nhiều bất đồng giữa bà May và ông Trump : Bà May vẫn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Khối Bắc đại tây dương trong vấn đề phòng thủ Âu châu, vẫn muốn giữ trừng phạt Nga trong việc xâm lấn Ukhraine, về vấn đề ngoại thương, bà không có ý chỉ chú trọng đến những hiệp ước song phương như Trump chủ trương, mà bà vẫn muốn giữ những hiệp ước đa phương, vì bên cạnh Anh còn có khối Thị trường thịnh vượng Anh quốc ( Common Wealth).
Ngay cả cuộc viếng thăm nước Anh cua Trump cũng gặp một số khó khăn. Trump muốn đó phải là một cuộc viếng thăm có tính cách quốc gia ( visite d’Etat ), chứ không phải là cuộc viếng thăm bình thường vì công việc ( visite de travail). Sự khác biệt : nếu là một cuộc viếng thăm quốc gia thì vấn đề nghi lễ phải trịnh trọng rườm ra hơn, phải có 21 phát súng đại bác, nguyên thủ quốc gia hay nữ hoàng phải ra đón, có ít nhất một buổi tiếp tân trịnh trọng, khách và chủ nhà đều có đọc diễn văn v.v.. Tuy nhiên Nữ hoàng Anh hiện nay còn chần chờ chưa muốn tiếp kiến Donald Trup vì những lời tuyên bố của ông ta.
Đối Nga : Mặc dầu Poutine và Trump có những tương đồng cá nhân : hai người đều chủ trương chủ nghĩa dân tộc, nếu không muốn nói là cực đoan, đều thực tế, thực tiễn và có khuynh hướng độc tài. Trong những ngày đầu, bang giao giữa hai người có vẻ rất đằm thắm.
Nhưng tuấn trăng mật này kéo dài được bao lâu?
Chúng ta nên nhớ mục đích tối hậu của Poutine là thiết lập lại chế độ Liên Xô cũ, trở về thế giới lưỡng cực, tranh giành quyền lãnh đạo với Hoa kỳ, tất nhiên là thế nào làm yếu thế giới tây phương, trong đó có Hoa kỳ và các nước Âu châu. Đây là điều khác biệt lâu dài và căn bản giữa cái nhìn của Poutine và Donald Trump : một bên muốn duy trì thế độc tôn của mình, một bên muốn phá vỡ nó. Từ đó người ta có thể nói tuần trăng mật Poutine – Trump không thể kéo dài lâu.
Đối với nước Tàu cũng vậy. Từ ngày trở thành đệ nhị cường quốc kinh tế, nước này tìm đủ mọi cách để thách thức vai trò độc tôn của Hoa kỳ.
Lợi dụng cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, bắt đầu từ Hoa kỳ, liền sau đó năm 2009, Trung cộng thành lập Khối BRICS ở Thượng hải ( B= Brésil, R = Russia, I = India, C= China, S= South Africa ), không những thách thức Hoa kỳ mà còn thách thức tất cả những tổ chức quốc tế do Hoa kỳ thành lập ra, như Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới, Quĩ tiền tệ thế giới v.v…, vì Khối BRICS này thành lập ra một ngân hàng, chủ trương không dùng Đô la Hoa kỳ làm phương tiện trao đổi.
Nhưng kết quả đi về đâu ? Khối BRICS gần như đi vào vào lãng quên, hầu như những nước chính đều đi vào khủng hoảng kinh tế. Kinh tế Trung cộng không còn tăng trưởng ở 2 con số. Vì giá dầu hỏa xụt, Tổng sản lương của Nga nay chỉ còn 1 800 tỷ $, không bằng nửa Tổng sản lượng của Đức, khoảng 3 800 tỷ, thua Anh và Pháp, trên dưới 2 700 tỷ. Nước Brésil hiện nay không những bị khủng hoảng kinh tế, mà còn khủng hoảng chính trị, bà Tổng thống Roussef đang bị đe dọa cách chức. Ấn độ, mặc dầu kinh tế ổn định, nhưng nước này từ xưa không muốn quá dính vào tranh chấp giữa những cường quốc. Nước Nam Mỹ ( South Africa thì quá nhỏ và ở xa.
Liền sau đó mấy năm, Trung cộng còn thành lập ra Ngân Hàng quốc tế Á châu phát triển hạ tầng ( AIIB). Tuy nhiên ngân hang này cũng chỉ có tiến mà không có miếng. Những việc làm từ đó đến này là gì ? Ngưới ta không rõ.
Ngoài những thách thức có tính chất kinh tế, Trung cộng thách thức quân sự: chiếm thêm những hòn đảo và cho xây cất những công trình quân sự, trái với quyết định của Tòa án quốc tế La Haye.
Donald Trump có tuyên bố tìm đủ mọi cách để ngăn chặn cạnh tranh trái phép của Trung cộng trên thương trường quốc tế, không công nhận chủ quyền của nước này trên 7 hòn đảo chiếm đoạt trái phép, và ngăn chặn sự bồi đắp nhân tạo trái phép trên những hòn đảo này.
Phải chăng đây chỉ là những lời tuyên bố có tính cách lý thuyết, nhưng trên thực hành thì khác; vì nhân dịp Lễ đầu năm Am lịch, Trump đã viết một bức thư chúc tết Tập cận Bình. Không những vậy, ông còn cho con gái và đứa cháu đến ăn tết ở Tòa Đại sứ Trung cộng ở Hoa thịnh đốn. Chúng ta hãy chờ những việc làm tương lai của Donald Trump. Hiện nay còn quá sớm để đưa ra những kết luận.
Có người cho rằng thương trường cũng giống như chính trường, người nào thành công trong thương trường, rồi cũng sẽ thành công trong chính trường. Có một phần đúng, nhưng không hoàn toàn, vì đã giản tiện hóa vấn đề.
Người Việt Nam chúng ta có câu: “Có chí làm quan, có gan làm giầu.” Làm quan đây là chính trường, làm giầu đây là thương trường. Nếu chúng ta xét những dịp may trong chính trường, thì chúng ta thấy nó đến rất ít, phải đợi thời gian lâu, nên để thành công phải có chí, kiên trì. Ngược lại, trên thương trường, thì dịp hên đến rất thường, người buôn bán chỉ cần gan lì, thất bại keo này, ta bày keo khác. Sự thất bại trên thương trường chỉ liên quan đến một người hay ít người. Ngược lại sự thất bại trong chính trường liên quan đến nhiều người, đến cả một dân tộc. Vì vậy nhà chính trị giỏi phải có một cái nhìn rộng lớn, thật xa và kiên trì.
Liệu Donald Trump, người đã tương đối thành công trong thương trường, sẽ thành công trong chính trường hay không?
Đây là một câu hỏi cần phải có thời gian, quan sát và suy nghĩ kỹ mới có thể trả lời.
Hơn thế nữa, khẩu hiệu mà được Trump nhắc lại nhiều lần: “ Hoa kỳ trên hết, quyền lỡi Hoa kỳ trước tiến “, câu này nói lên một phần nào chính sách tự cô lập của Hoa kỳ. Chính sách này có đúng, hợp thời và có mang lại quyền lợi cho Hoa kỳ không ?
Như trên đã nói, ngày hôm nay quyền lợi quốc gia trộn lẫn với quyền lợi quốc tế. Để phân biệt và để có một sự lựa chọn đúng thật là khó.
Trở về lịch sử cận đại của Hoa kỳ và của thế giới. Lấy mốc điểm thời gian là sau Đệ Nhị thế Chiến ( 1939 – 1945) với Chiến tranh Lạnh, thế giới được lảnh đạo bởi 2 khối, Khối tây phương ( Hoa kỳ) và Khối Cộng sản ( Liên xô). Rồi Khối cõng sản sụp đổ (1991), có thể nói thế giới bước vào độc cực, nhất là vào những năm đầu thập niên 90 với Chiến tranh Koweit chống Irak của Sadam Hussein, được cả thế giới ủng hộ. Tổng thốn Hoa kỳ lúc đó là ông Bush ( cha) đã hãnh diện tuyên bố khi bắt đầu cuộc chiến : “ Hoa kỳ được kêu gọi để dẫn dắt thế giới qua những vùng trời u ám của độc tài, để tới những vùng trời sáng sủa của tự do, dân chủ. “ Từ đó đến nay trải qua 3 kỳ tổng thống, Bill Clinton, Georges Bush ( con ), Barak Obama, và hôm nay bắt đầu với Donald Trump.
Cái nhìn của Donald Trump «Hoa kỳ trên hết, quyền lợi Hoa kỳ trước tiên” là một cái nhìn có thể làm vừa lòng một số người, nhưng quá đơn giản hóa vấn đề, vì như trên đã nói, ngày hôm nay quyền lợi quốc gia và quốc tế trộn lẫn nhau, nhất là đối với một cường quốc như Hoa kỳ. Tưởng rằng chọn quyền lợi quốc gia, bỏ quyền lợi quốc tế, làm như vậy là lợi cho quốc gia, nhưng đôi khi không phải vậy, mà có hậu quả ngược lại.
Hơn thế nữa, thái độ này đi đến chỗ tự cô lập.
Phải chăng chính sách này, về ngắn hạn thì có vể hợp lý.
Tuy nhiên nếu chúng ta nhìn về lâu, về dài, thì chính sách tự cô lập này chưa chắc đã có lợi, ngoài ra nó còn tạo ra khoảng trống trong lãnh đạo thế giới, tạo cơ hội cho những cường quốc khác trỗi dậy, như Trung cộng, Nga, Đức, Pháp, Nhật v.v…
Và thế giới sẽ trở nên đa cực, quyền lãnh đạo độc tôn của Hoa kỳ sẽ không còn nữa?
Đây cũng là một câu hỏi lớn, mà câu trả lời cũng cần phải có thời gian, quan sát và suy nghĩ kỹ.(1)
Paris ngày 19/02/2017


Chu Chi Nam  Vũ Văn Lâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét