Một vận động viên môn thể dục dụng cụ tập luyện tại trung tâm đào tạo tỉnh Hồ Nam. Tập luyện từ nhỏ giúp những đứa trẻ có thể thực hiện các động tác khó khi trưởng thành.
Huấn luyện viên hướng dẫn một cô bé chừng 5 đến 6 tuổi thực hiện động tác khó. Ngoài giờ học văn hóa, các bài tập chiếm phần lớn thời gian của những đứa trẻ.
Trường thể dục dụng cụ ở Hồ Nam do Ủy ban Olympic quốc gia Trung Quốc trực tiếp quản lý. Nơi đây đào tạo ra những ngôi sao lớn của nền thể thao Trung Quốc. Tuy nhiên, những đứa trẻ phải tập luyện từ rất sớm vì tham vọng vàng nhưng chỉ một số ít đạt được thành công.
Những đứa trẻ phải tập luyện theo thời gian biểu vô cùng nghiêm ngặt.
Suốt 40 năm qua, trường năng khiếu ở Hồ Nam đã đào tạo rất nhiều vận động viên cho nền thể thao Trung Quốc. Sản phẩm của ngôi trường được coi là “những chiếc máy tạo huy chương vàng” trong các giải đấu quốc tế.
Tuy nhiên, những vận động viên nhí phải trải qua quá trình tập luyện vô cùng khó nhọc mà những người bình thường khó có thể hình dung.
Chúng thường xuyên bật khóc vì đau đớn do những bài tập gây ra. Những đứa trẻ trong các ngôi trường thể thao ở Trung Quốc phải chấp nhận cuộc sống thiếu thốn tình cảm của gia đình.
Tình cảm mà các huấn luyện viên dành cho các tuyển thủ nhí cũng rất khác biệt so với tình cảm của thầy, cô giáo với học sinh ở những trường học văn hóa.
Các huấn luyện viên có quyền lực tối thượng và những vận động viên nhí buộc phải tuân theo.
Họ có quyền quyết định tương lai của những đứa trẻ dày công khổ luyện thông qua bản đánh giá hoàn toàn mang ý kiến chủ quan. Ranh giới giữa “hạt giống” và không có năng khiếu rất mong manh.
Tuy nhiên, bất công chưa phải điều tồi tệ nhất mà những vận động viên nhí phải đối mặt. Những bài tập cường độ cao có thể gây ra chấn thương bất kể lúc nào.
Những tai nạn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của những đứa trẻ.
Một vận động viên nhí bị thương nặng được đưa tới cấp cứu tại bệnh viện.
Bên cạnh đó, nền thể thao Trung Quốc từng chấn động vì những vụ án huấn luyện viên lạm dụng tình dục vận động viên. Phần lớn nạn nhân đều cam chịu vì cuộc sống xa gia đình và xã hội khiến họ không thể cầu cứu.
Thành công nào cũng phải đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt nhưng nhiều người đặt câu hỏi về cái giá mà những vận động viên nhí phải trả khi quyết cống hiến cho “giấc mộng vàng” của chính phủ Trung Cộng
Nhìn Ra Bốn Phương
▼
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét