Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Tin Tổng hợp trong Ngày 8/02/2016

Oanh tạc cơ chiến lược B-1 trực chiến tại căn cứ không quân Ellsworth ở South Dakota. (Hình: US Air Force) Oanh tạc cơ chiến lược B-1 trực chiến tại căn cứ không quân Ellsworth ở South Dakota. (Hình: US Air Force)<!>
GUAM (NV) – Hoa Kỳ sẽ hoán đổi B-52 bằng B-1 tại Guam trong khi một viên chức quốc phòng Trung Quốc khẳng định với Reuters rằng quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng “đập vỡ mặt” kẻ thù.
Không quân Hoa Kỳ vừa thông báo sẽ rút các phi đội oanh tạc cơ chiến lược B-52 từ căn cứ không quân ở Guam về đất liền và điều động các phi đội oanh tạc cơ chiến lược B-1 tới thay thế.
Guam nằm giữa Thái Bình Dương và chỉ cách Biển Đông khoảng 3,700 cây số trong khi tầm hoạt động của B-1 là 9,400 cây số.
Không quân Hoa Kỳ không xác định sẽ điều động bao nhiêu oanh tạc cơ chiến lược loại B-1 tới Guam nhưng cho biết sẽ điều động thêm 300 quân nhân đến đó. Sau 10 năm, oanh tạc cơ chiến lược B-1 mới được bày bố trở lại ở Guam.
Theo Không quân Hoa Kỳ thì các phi đội B-1 có nhiều kinh nghiệm tác chiến ở khu vực Thái Bình Dương và điều này sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng tấn công nhanh, rộng, nhờ vậy vừa có thể trấn an các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực, vừa giúp nâng cao an ninh, gìn giữ sự ổn định ở phía Tây Thái Bình Dương.
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ từng công bố kế hoạch từ nay đến 2020 sẽ chuyển khoảng 60% lực lượng không quân và hải quân đến Thái Bình Dương và việc điều động vừa kể là một phần của kế hoạch này.
Hoán đổi B-52 thành B-1 là diễn biến mới nhất liên quan đến tuyên bố sẽ không thoái bộ trong việc bảo vệ quyền tư do lưu thông ở Biển Đông cũng như bảo vệ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.
Ngoài việc tổ chức tuần tra, triển khai lực lượng, phương tiện quân sự, Hoa Kỳ đang tiếp tục thực hiện các kế hoạch khác có liên quan tới bảo vệ quyền tư do lưu thông ở Biển Đông, cũng như bảo vệ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.
Ông Jose Cuisia, Đại sứ Philippines vừa mãn nhiệm tại Hoa Kỳ, mới thông báo, Philippines sẽ nhận được 42 trong số $50 triệu mà Hoa Kỳ viện trợ cho năm quốc gia thuộc khối ASEAN trong năm nay để nâng cao năng lực bảo vệ an ninh hàng hải. Chưa rõ $8 triệu còn lại sẽ được phân bổ như thế nào cho Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.
Quân đội Philippines, đặc biệt là hải quân, hiện bị xem là yếu nhất Đông Nam Á. Vào lúc này, các chiến hạm thuộc loại hiện đại nhất của hải quân Philippines chỉ là hai tàu tuần duyên cũ của Coast Guard Hoa Kỳ được hoán cải. Hoa Kỳ vừa quyết định viện trợ thêm cho Philippines thêm một tàu cùng loại.
Nhằm giúp Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan nâng cao năng lực bảo vệ an ninh hàng hải, Hoa Kỳ từng quyết định dành ra $426 triệu để viện trợ cho năm quốc gia Đông Nam Á vừa kể trong vòng năm năm (từ 2016 đến 2020). Năm tới (2017), Hoa Kỳ tiếp tục tháo khoán thêm $75 triệu, rồi tháo khoán thêm $100 triệu vào năm tới nữa (2018) nhưng ông Cuisia thú thật là không rõ phần mà Philippines sẽ được nhận là bao nhiêu.
Cũng cần nhắc qua là sau những cuộc trò chuyện với nhiều viên chức Trung Quốc, đặc biệt là những viên chức quốc phòng, Reuters vừa nhận định, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc tiếp tục thúc ép giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc phải cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông vì quân đội Trung Quốc đủ khả năng và sẵn sàng đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào.
Tuy nhiên cũng theo Reuters, giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc không muốn phiêu lưu. Có những bằng chứng rất rõ ràng rằng dù “sẵn sàng đối đầu” nhưng quân đội Trung Quốc không đủ khả năng đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào. Thành ra ngoài những tuyên bố cứng rắn về việc sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền, giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc vẫn tìm cách giải quyết bất đồng về chủ quyền tại Biển Đông bằng những giải pháp ôn hòa, phi quân sự. (G.Đ)
 
alt
 
ĐÀ NẴNG (CTM Media) – Tin từ báo Tuổi Trẻ ngày 29 tháng Bảy, thì tiểu thương ở phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, bất bình vì chợ Khuê Mỹ đã xây xong hơn một năm qua nhưng không thể hoạt động vì thiếu hạ tầng, gây lãng phí lớn. Trong khi đó, hàng chục hộ tiểu thương ở phường phải lập các chợ “cóc” hai bên đường để bán gây ra cảnh nhếch nhác, lộn xộn.
Xin nhắc lại, chợ Khuê Mỹ nằm giữa trụ sở ủy ban phường Khuê Mỹ và đường Trần Hoành, được ủy ban thành phố Đà Nẵng xây dựng vào năm 2012, với tổng mức đầu tư công trình hơn 9 tỷ đồng, trong đó 50% vốn ngân sách và 50% vốn huy động các hộ kinh doanh trong chợ, để thay thế chợ tạm trong khu vực. Chợ được xây xong vào năm 2015 nhưng đến nay vẫn “trùm mền” bỏ hoang.
Ông Huỳnh Cự, phó chủ tịch ủy ban quận Ngũ Hành Sơn, cho biết, chợ Khuê Mỹ chưa đưa vào hoạt động được là do dự án đường Trần Hoành “treo” nên hạ tầng chưa thể khớp nối được. Cụ thể, hệ thống nước thải từ chợ ra đường Lê Văn Hiến chưa thể thi công, đấu nối.
Ngoài ra, hệ thống phòng cháy chữa cháy trước đây khi xây dựng chợ chưa được thiết kế, lắp đặt nên phía cơ quan cứu hỏa yêu cầu bổ sung mới được đưa chợ vào hoạt động để bảo đảm bảo.
 
alt
HÀ TĨNH (CTM Media) – Sau sự kiện hơn 30 tấn cá nục đông lạnh ở Quảng Trị có chất cực độc, vào ngày 1 tháng Tám nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã cho công bố kết quả mẫu cá ở 4 kho đông lạnh cho thấy cá bị nhiễm độc tố kim loại nặng cadimi.
Theo thông báo thì có đến 8,1 tấn cá đủ loại tại 4 kho đông lạnh là: Kho công ty cổ phần xuất nhập cảng thủy sản Nam Hà Tĩnh (tại huyện Kỳ Anh), khô đông lạnh Song Liên (tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên), kho Hợp tác xã Thiên Phú và kho Hợp tác xã Hùng Mạnh (tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà).
Tất cả những mẫu cá được kiểm nghiệm tại 4 kho này đã nhiễm độc tố cadimi, một loại kim loại nặng có thể làm tăng huyết áp, gây ưng thư phổi.
Đây là lần thứ hai sau khi kết quả kiểm nghiệm tại Quảng Trị với hơn 30 tấn cá nục có chứa chất Phenol, một loại chất cực độc. Điều này khiến dư luận sức bàng hoàng, vì xảy ra ngay tại Hà Tĩnh, nơi có khu kỹ nghệ Vũng Áng. Cách đây vài ngày, một người dân tại Quảng Bình đã ăn hải sản tại địa phương đã phải nhập viện do bị ngộ độc.
Điều mà dư luận lo lắng nhất là có bao nhiêu tấn cá nhiễm những loại độc tố được thải ra từ Formosa đã được đem bán ra thị trường. Có rất nhiều chủng loại cá được cho là đã bị nhiễm kim loại nặng cadimi, bao gồm: cá mú, cá gai xồ, cá gai nhỏ, cá xước tre, cá mím, cá hồng…
 
Cần làm ngay những việc... không cần thiết

Vũ Thạch

Phim phóng sự chiến tranh Syria của VTV đang được mổ sẻ sôi nổi trên thế giới mạng về mức độ giả tạo của nó, với đầy đủ dẫn chứng kịch bản đã được sao chép từ đâu. Nhưng nhiều người đặt câu hỏi xa hơn về sự cần thiết của phóng sự này, dù thật hay giả.
Liệu dân tộc Việt Nam có cần thêm phim này để biết thế nào là nỗi khổ đau chiến tranh không? Trong lúc còn bao loại khổ đau khác trên cả nước, sao các ký giả can đảm không đi theo các tàu đánh cá của ngư dân Việt để quay trực tiếp cảnh ác độc của hải quân Tàu? Còn nếu ít can đảm hơn, sao ký giả không làm phóng sự cảnh sống của bà con cao nguyên, cảnh những bà con bỗng mất ruộng vườn mưu sinh, cảnh người không nhà lê lết đêm khuya giữa thành phố?
Nhưng cũng từ phóng sự Syria, nhiều người giật mình nhận ra không chỉ riêng phim này mà đang có cả một trận dịch trên cả nước: ĐUA NHAU LÀM NHỮNG VIỆC KHÔNG CẦN THIẾT.
JPEG - 76.4 kb
Đoàn phim làm phóng sự chiến tranh tại Syria. Ảnh: VTV
Trước hết là hàng loạt những tuyên bố không chỉ dư thừa mà còn nhảm nhí, vô nghĩa của các lãnh tụ:
- Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố cám ơn TQ đã để yên cho VN tìm kiếm xác 2 máy bay quân sự VN rơi liên tiếp trong hải phận VN.
- Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố sẽ thảo luận việc cho phép TQ vào thăm dò dầu khí trong vùng biển của VN. Hóa ra hiện nay TQ đã rút lại đường lưỡi bò và công nhận hải phận của VN? Hay lần trước, khi kéo dàn khoan Hải Dương 981 vào biển VN, Bắc Kinh có xin phép?
- Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng dặn dò Việt kiều Mỹ nhớ đoàn kết, đùm bọc nhau. Thế thì những công an hằn học đi tịch thu từng thùng trà đá miễn phí ở vỉa hè, đi bắt giữ từng chiếc xe tặng cơm cho người nghèo dù chỉ 1 lần mỗi tháng,... là lực lượng của ai?
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tuyên bố sẽ làm mọi cách để sinh viên VN trở thành công dân toàn cầu. Trong lúc sinh viên chỉ đụng đến chuyện của chính đất nước VN, chủ quyền VN, các em đã bị đuổi học, đuổi chỗ thuê nhà, và ngay cả giam giữ, thì kiếm đâu ra "công dân toàn cầu"? ...
Và không chỉ lời nói, cơn dịch hiện nay còn bao gồm cả vô số hành động vừa không cần thiết vừa chạm ngưỡng mất trí:
- Nhà nước lập gấp rút một hội đồng để xử lý Hoa hậu Kỳ Duyên về tội... hút thuốc lá.
- Nhà nước lấy tiền thuế của dân nuôi đội quân Thanh Niên Xung Phong để đi làm những việc hạ cấp. Đám này mặc đồng phục, đội mũ sắt nhưng mang nhãn hiệu "công ty trách nhiệm hữu hạn".
JPEG - 92.9 kb
Lực lượng Thanh Niên Xung Phong được điều động ngăn chận và đàn áp đoàn biểu tình ngày 8-5-2016. Ảnh: Non Sông Gấm Vóc
- Công an diện đồng phục thẳng nếp, đi lượm rác tại vài khu nhiễm độc chất thải Formosa rồi chụp hình đăng báo, gọi đó là "làm sạch biển".
- Mặt Trận Tổ Quốc, không trực thuộc bộ nào hay cơ quan chuyên môn nào, nay tổ chức phái đoàn đi kiểm tra an toàn thực phẩm.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản cho đoàn viên xuống đường làm "giải phân luồng sống". Tức mạng đoàn viên nay rẻ hơn cả hàng cọc nhựa vẫn dùng làm giải phân luồng tạm.
- Và dư thừa hơn cả là trong vòng nửa năm đã có 3 lần bầu với kết quả y hệt nhau, cho cùng 3 chức danh ở thượng đỉnh, và chỉ có đúng 3 ứng viên. Sự khác biệt duy nhất là màu áo, mức độ nói vấp, và độ nghiêng của cần cổ giữa 2 lần tuyên thệ cách nhau vài tuần....
Cơn dịch hiện tại cũng không thiếu những kế sách vượt tầm suy nghĩ của người bình thường:
- Dự luật xem việc vượt đèn vàng cũng là vi phạm như vượt đèn đỏ, và đòi trừng phạt cả hai. Những người làm luật có hiểu công dụng của đèn vàng là gì không?
- Chính phủ dự tính lập các "siêu ủy ban", vượt trên các bộ, để điều hành các dự án lớn. Nhưng các siêu ủy ban vẫn chỉ dùng người từ guồng máy cũ, và vẫn đặt dưới văn phòng thủ tướng. Nói cách khác đó là tên mới của công thức cũ dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng, một công thức để lại các núi nợ công hiện nay với mớ sắt vụn Vinashin, Vinalines, Vina....
- Các tỉnh càng nghèo đói càng đòi xây cho được các khu tượng đài nghìn tỉ. Gần đây nhất là kế hoạch xây tượng đài bố con ông Hồ, không phải tại quê quán Nghệ An nhưng tại Qui Nhơn.
- Các tỉnh cực nghèo sát biên giới phía Bắc đua nhau lên kế hoạch xây đường cao tốc, và không phải để nối với các khu công nghiệp nội điạ nhưng để xuyên núi rừng nối với Trung Quốc....
JPEG - 67.9 kb
Cửa khẩu Thanh Thủy nằm cách thành phố Hà Giang 22km về phía Tây Bắc, đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Trước hiện tượng trăm hoa điên nở này, không chỉ cô Tạ Bích Loan mà hàng triệu người Việt khác đều buộc phải đặt câu hỏi: Động cơ gì?
Có ít nhất 3 động cơ sau đây:
1- Truyền thống "nổ" do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại, sau những tuyên bố "không hữu nghị viễn vông", "dân được làm mọi việc pháp luật không cấm",... và được bồi thêm bởi các tuyên bố "chém tướng" của Bộ trưởng Đinh La Thăng, khiến các lãnh tụ khác, đặc biệt Tứ trụ mới lên ngôi, cảm thấy áp suất phải chứng tỏ "tố chất lãnh tụ".
2- Nhu cầu chung của mọi cấp cán bộ: phải tạo hình ảnh "có hoạt động" thì mới có ngân sách. Và có ngân sách thì mới có phần thu nhập riêng. Với tình trạng bội chi xuyên thủng trần hiện nay, nhu cầu tạo dáng lại càng cấp thiết.
3- Cứ xông ra hù dọa người yếu bóng vía để kiếm "bánh mì". Hiện tượng các phái đoàn MTTQ đi kiểm tra an toàn thực phẩm chỉ là một trong nhiều dạng bắt chước sáng tạo các chiến sĩ công an áo xanh, áo đen đang len lén ra đường kiểm tra giao thông.
Câu hỏi chót: Thế còn ai đang làm những việc thực sự cần thiết để điều hành quốc gia?
Thông Tin Đức Quốc - http://www.thongtinducquoc.de/node/2880
 
Nhật Bản và phán quyết PCA

Ngô Văn

Ngay từ khi Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA ở The Hague bắt đầu mở phiên xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò ở Biển Đông và xây các đảo nhân tạo ở Trường Sa, chính quyền Nhật Bản đã tuyên bố dù kết quả của phiên tòa như thế nào, Nhật Bản sẽ ủng hộ vì đây là phiên tòa đầy đủ tính pháp lý. Nhật Bản cũng kêu gọi đôi bên phải tôn trọng phán quyết của PCA để dựa vào đó giải quyết chuyện tranh chấp ở Biển Đông bằng đường lối hòa bình.
Chiều tối ngày 12 Tháng Bảy, 2016 (giờ Tokyo), tất cả các đài Radio, TV ở Nhật Bản đều đồng loạt loan tin tốc báo về phán quyết của PCA. Liền sau đó, phát ngôn viên chính phủ Nhật, ông Suga Yoshihide đã họp báo khẳng định rằng: ‘’Phán quyết của PCA mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp lý nên yêu cầu đôi bên phải tuân thủ.”
Theo cuộc thăm dò dư luận của các cơ quan truyền thông Yomiuri, Sankei thì có gần 90% người dân Nhật Bản đồng tình với phán quyết PCA, 6% người thì sợ rằng phán quyết đó sẽ làm cho Trung Quốc tức giận, dẫn đến những hành động gây bất ổn tình hình trong vùng.
PNG - 140.9 kb
Ông Suga Yoshihide họp báo kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa PCA hôm 13-7-2016
Sau phán quyết 3 ngày, Thủ Tướng Nhật Abe lên đường sang Mông Cổ dự Thượng đỉnh Hợp tác Âu-Á (ASEM). Tại đây ông Abe đã nói thẳng với ông Lý Khắc Cường rằng Trung Quốc cần phải tôn trọng phán quyết vừa rồi của Tòa Trọng Tài LHQ (PCA).
Trước và trong Thượng đỉnh ASEM, Thủ tướng Hunsen của Campuchia lên tiếng ủng hộ Trung Quốc chống lại phán quyết của PCA nên Thủ tướng Nhật đã gặp riêng Thủ tướng Hun Sen, cho biết Biển Đông có tầm quan trọng sống còn đối với Nhật Bản. Vì thế ông Abe đã nói với Hunsen là không vì ủng hộ Trung Quốc chống lại phán quyết PCA, Campuchia sẽ gặp nhiều rủi ro.
Tại Hội nghị Ngoại Trưởng ASEAN mở rộng tại Viêng-Chăn (Lào Quốc) vừa rồi, Ngoại Trưởng Nhật ông Kishida cũng đã lập lài lời của Thủ Tướng Abe, dịp này Nhật đã cùng Úc và Hoa Kỳ đưa ra bản tuyên bố chung có nội dung kêu gọi Trung Quốc tuân theo phán quyết của Tòa Trọng Tài LHQ về Biển Đông.
Ngoại Trưởng Kishida cũng đã có cuộc hội đàm riêng với người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines để cam kết hỗ trợ lập trường cũng như phương tiện cho quốc gia này tuân thủ theo phán quyết của PCA.
Theo dự tính, Ngoại Trưởng Nhật cũng sẽ có một cuộc tiếp xúc riêng với người Trưởng phái đoàn Việt Nam, nhưng trước đó một ngày, trong Hội nghị Ngoại Trưởng ASEAN, ông Phạm Bình Minh chỉ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA một cách chiếu lệ, không tích cực như Philippines nên ông Kishida quyết định không gặp riêng ông Phạm Bình Minh tại Viêng Chăn.
Biết Nhật Bản tích cực ủng hộ phán quyết PCA nên trong thời gian gần đây Bắc Kinh tiếp tục tăng tốc các vụ xâm phạm không hải phận Nhật Bản ở vùng biển Hoa Đông, nơi đang diễn ra những tranh chấp về chủ quyền của quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) giữa hai nước Nhật Bản và Trung Quốc.
JPEG - 124.6 kb
Thượng đỉnh ASEM tại Mông Cổ ngày 15 & 16 Tháng 7 vừa qua. Ảnh: crienglish.com
Gần đây, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã tiết lộ với báo chí là có khá nhiều vụ suýt xảy ra cuộc không chiến giữa lực lượng không quân Trung Cộng với một số chiến đấu cơ Nhật Bản khi máy bay Trung Cộng xâm phạm không phận quần đảo Senkaku.
Tin tức này được truyền thông Nhật loan tải trong mấy ngày liền với một số không ảnh chụp được khiến cho những người chống đối đạo luật Bảo An mà Quốc hội Nhật đã sửa đổi vào Tháng Chín, 2015, cũng phải lên tiếng chỉ trích Trung Quốc.
Hiện nay Nhật Bản đang bước vào cuộc bầu cử bán phần Thượng viện nên những lời kêu gọi của các đảng đối lập, đặc biệt là đảng Cộng Sản Nhật Bản, chống lại đạo luật Bảo An không được cử tri tán thành. Kết quả đảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ (Tự Dân) của Thủ tướng Abe thắng lớn.
Vì đã nắm được 2/3 số ghế Quốc hội ở Hạ Viện cũng như Thượng Viện nên Thủ Tướng Abe bắt đầu vận động để đưa đạo luật Bảo An vừa mới tu chính năm 2015 vào Hiến Pháp. Cuộc vận động này của Thủ Tướng Abe đã được đảng Duy Tân Osaka cũng như một số Dân Biểu, Thượng Nghị sĩ độc lập (không thuộc đảng nào cả) tán đồng. Điều này cho thấy là Thủ Tướng Abe coi như đã qua được giai đoạn của việc đưa đạo luật Bảo An vào Hiến Pháp. Vấn đề còn lại là đem ra trưng cầu dân ý mà trong bối cảnh Trung Quốc ngoan cố không chấp nhận phán quyết PCA thì dân Nhật dễ dàng ủng hộ các nỗ lực của Thủ Tướng Abe hầu bảo vệ sự vẹn toàn đất nước.
Khi đã được đưa vào Hiến Pháp, thì nếu sau này đảng đối lập nào lên nắm chính quyền cũng không dễ dàng hủy bỏ đạo luật Bảo An này. Muốn hủy bỏ phải có 2/3 sự đồng ý của lưỡng viện Quốc Hội rồi sau đó đem ra trưng cầu dân ý.
Qua Thượng đỉnh ASEM ở Mông Cổ và ASEAN ở Lào vừa rồi, truyền thông Nhật Bản đánh giá Việt Nam thiếu tích cực, chỉ lên tiếng chiếu lệ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết PCA.
Chính quyền Nhật Bản biết thái độ lừng khừng của Hà Nội nhưng vì không muốn đẩy CSVN xích lại gần thêm với Trung Quốc nên vẫn duy trì chính sách thân thiện, nhưng không thể coi Việt Nam là đồng minh chiến lược như Philippines trong việc ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Qua phán quyết PCA, người ta thấy Nhật Bản không còn sợ bị chỉ trích khi đưa hải quân đi tuần ở Biển Đông để bảo vệ cho sự đi lại của tàu bè Nhật và giúp cho Nội các của Thủ Tướng Abe có thể đưa đạo luật Bảo An vào Hiến Pháp Nhật Bản, đó là chưa nói đến chuyện Trung Quốc bị thế giới cô lập sẽ có lợi cho Nhật Bản về lãnh vực mậu dịch, ngoại giao... 
Tóm lại, phán quyết PCA đã giúp cho chính quyền Thủ Tướng Abe đẩy mạnh các nỗ lực cải sửa điều 9 Hiến Pháp mà nhiều chính quyền trước đây thất bại vì sự chống đối quá mạnh của khuynh hướng chủ hòa sợ chiến tranh.
 
alt Dân Biểu Tô Trị Phương (Su Chi Fen) tại phi trường Nội Bài.
 
ĐÀI BẮC (CTM Media) – Theo bản tin của Ký Giả Trần Tuấn Hoa của Central News Agency từ Đài Bắc cho biết là phái đoàn của Dân Biểu Tô Trị Phương (Su Chi Fen) thuộc Quốc Hội Đài Loan đã bị giữ tại phi trường Nội Bài khi làm thủ tục nhập cảnh Việt Nam vào sáng ngày 1 tháng 8, 2016.
Phái đoàn Dân biểu Tô Trị Phương vào Việt Nam với mục đích đến khu công nghiệp Vũng Áng để điều tra về những tác hại môi trường và đời sống của ngư dân tại Hà Tĩnh sau khi Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải độc chất làm chết cá hàng loạt vào đầu tháng 4 vừa qua.
Theo văn phòng Dân biểu Tô Trị Phương thì phái đoàn gồm có 9 người, ngoài Dân biểu Tô Trị Phương còn có một số giáo sư đại học, những nhà hoạt động xã hội tháp tùng như ông Lâm Nguyên Tuyền (Giám đốc Hiệp Hội Nuôi Dưỡng Thủy Sản), ông Đinh Quốc Thôn (Chuyên gia hóa học), Giáo sư Dương Thông Vinh (Đại Học Giáo Dục Quốc Tế Đài Bắc), ông Ngô Đông Kiệt (Đảng Dân Tiến) vân, vân…
Theo dự trù, phái đoàn của Dân biểu Tô Trị Phương đến phi trường Nội Bài vào sáng ngày 1 tháng 8, đổi máy bay để bay thẳng đến Thành Phố Vinh và sau đó dùng xe bus di chuyển đến Hà Tĩnh. Tuy nhiên khi phái đoàn đến phi trường Nội Bài thì mất liên lạc và ngay sau đó được biết là bị cơ quan an ninh CSVN đã giữ phái đoàn tại phi trường.
Dân Biểu Tô Trị Phương (bên phải ngoài cùng) tại cuộc họp báo tại Quốc Hội Đài Loan ngày 16 Tháng 6 vừa qua. Ảnh: Taipei Times  Dân Biểu Tô Trị Phương (bên phải ngoài cùng) trong buổi họp báo tại Quốc Hội Đài Loan ngày 16 Tháng 6 vừa qua. Ảnh: Taipei Times
Tại phi trường Nội Bài, an ninh CSVN đã thu giữ hộ chiếu và sách nhiễu phái đoàn trong suốt 9 tiếng đồng hồ, trước khi có sự can thiệp từ giới chức ngoại giao Đài Loan ở Hà Nội.
Do sư can thiệp của chính quyền Đài Bắc, an ninh CSVN đã phải trả lại hộ chiếu và để cho Dân Biểu Tô Trị Phương và phái đoàn rời phi trường Nội Bài, tự thuê xe đi xuống Hà Tĩnh thay vì đáp máy bay nội địa theo như lịch trình.
Dân Biểu Tô Trị Phương là một trong 3 Dân Biểu của Đảng Dân Tiến đã tổ chức cuộc họp báo cùng với một số NGO Đài Loan vào ngày 16 tháng 6 tại trụ sở Quốc Hội Đài Loan để trình bày về những thiệt hại về môi trường do Công Ty Formosa Hà Tĩnh gây ra ở 4 Tỉnh miền Trung Việt Nam. Chính cuộc họp báo này đã gây một sức ép đáng kể lên công ty Formosa Đài Loan và chính quyền CSVN trong việc công bố nguyên nhân cá chết.
Sự kiện cơ quan an ninh CSVN sách nhiễu phái đoàn Dân Biểu Tô Trị Phương đã cho thấy là nhà cầm quyền CSVN đang tiếp tay với Formosa tiếp tục che giấu những tội ác do công ty này gây ra tại Việt Nam.

Không có nhận xét nào: