Khoảng 10 ngày qua, khi dòng sông Pô Kô chảy qua địa bàn cạn trơ đáy, hàng trăm người dân ở hai bên bờ sông này tranh thủ đãi vàng sa khoáng để 'kiếm cơm'.
<!->
Đứng trên cầu nối liền giữa hai xã Kroong, TP.Kon Tum và xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) nhìn xuống sông Pô Kô, thấy dọc dưới lòng sông dài trên 1km, có hàng trăm người chi chít đào đãi vàng
Ngày 28.4, phóng viên đã đến tận hiện trường và ghi lại cận cảnh chuyện đãi vàng trên sông này.
Theo ông Nguyễn Minh Thuận, Chủ tịch UBND xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, hầu hết người đãi vàng trên sông Pô Kô là đồng bào Ja Rai, xã Kroong, TP.Kon Tum. Việc đãi vàng đã diễn ra vào các mùa sông khô cạn mấy năm nay.
Mỗi ngày, đãi giỏi thì kiếm được 5-7 ly vàng, bán ra được trên dưới 200.000 đồng. Thế nhưng, có người cả ngày làm quần quật nhưng không kiếm được đồng nào.
Đứng trên cầu nối liền giữa hai xã Kroong, TP.Kon Tum và xã Sa Bình, huyện Sa Thầy (Kon Tum) nhìn xuống sông Pô Kô, thấy dọc dưới lòng sông dài trên 1km, có hàng trăm người chi chít đào đãi vàng
Bước xuống dòng sông cạn, thấy đá lởm chởm, trời thì nắng như thiêu như đốt
Hàng trăm người đãi vàng dọc theo sông, dưới chân cầu
Dụng cụ đãi vàng đơn giản: chỉ cần xà beng, xẻng và cái khay sắt to. Người này dùng xà beng đào vào đá, lòng sông rồi dùng xẻng xúc đưa vào cái khay. Sau đó, người cầm khay lắc nhẹ cho đất, đá trôi ra, chỉ còn vàng sa khoáng đọng lại
Cả trăm người đều đãi vàng như thế, ngâm mình dưới nước bất chấp tất cả. Kẻ dùng xẻng thì xúc, người cầm khay thì lắc cho… lòi vàng ra mới thôi
Khi lắc xong, người đãi vàng đổ tí vàng sa khoáng vào ca. Thoạt nhìn vào, không biết đó có phải là vàng không
Ở phía trên thượng nguồn, cách nơi đãi vàng mấy km là bờ đập của Thủy điện Plei Krông. Mỗi khi thủy điện xả nước, sẽ có hệ thống báo động bằng loa dọc theo bờ sông.
Lúc đó, người dân tranh thủ chạy lên bờ, tạo ra nhiều cảnh cười ra nước mắt "vàng nhảy, vàng bơi". Tuy nhiên, theo ghi nhận thì những ngày qua chưa ai bị nước xả của thủy điện gây nguy hiểm.
Phạm Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét