AI LÀ “BÊN THẮNG CUỘC”?
Bài của Vũ Linh Châu.
Thưa qúi vị,
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư, xin được đóng góp một ý nhỏ:
“Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, BẮC VIỆT VÀ KHỐI CỘNG SẢN QUỐC TẾ KHÔNG PHẢI LÀ BÊN THẮNG CUỘC”.
Kính thưa qúi vị,
Theo định nghĩa thông thường:
- Kẻ thắng trận là kẻ đạt được mục tiêu của cuộc chiến.
- Kẻ bại trận là kẻ không đạt được mục tiêu của cuộc chiến.
Từ định nghĩa đó, mọi người có thể dễ dàng đi tới kết luận là Cộng Sản Miền Bắc và CS quốc tế không phải là “Bên Thắng Cuộc” vì họ đã không đạt được mục tiêu của cuộc chiến tranh Việt Nam do họ gây ra.
Như vậy, muốn phân thắng bại, muốn biết ai là “Bên Thắng Cuộc” trong cuộc chiến VN, chúng ta cần phải biết rõ ràng về mục tiêu của cuộc chiến tranh này là gì.
Hai phe đối nghịch trong Chiến tranh Việt Nam là:
- Một bên là Hoa Kỳ, Thế Giới Tự Do và Việt Nam Cộng Hoà.
- Chiến tuyến bên kia là Nga, Tầu, Thế Giới Cộng Sản và Miền Bắc Việt Nam.
Như mọi người đã biết, đất nước Việt Nam chúng ta có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trên bản đồ thế giới. Chúng ta vừa là “Bàn đạp để tiến vào Châu Á, vừa là bao lơn trông ra Thái Bình Dương”.
Riêng vào thời gian đó, Việt Nam, không những là nơi chế ngự con đường hàng hải huyết mạch của thế giới tại Biển Đông mà còn là một địa điểm chiến lược để án ngữ làn sóng đỏ của cộng sản, nhất là CS Trung Hoa tràn xuống miền Đông Nam và Nam Châu Á.
Cho nên Miền Nam Việt Nam mới được gọi là Tiền Đồn Chống Cộng của Thế giới Tự Do.
Tuy những điều nói trên đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, hầu hết mọi người ai ai cũng đều đã biết, nhưng vẫn xin được đi vào chi tiết hơn một chút nữa. Như chúng ta đã biết, dẫy núi Hi Mã Lạp Sơn là một trong các dẫy núi cao và hiểm trở nhất trên thế giới. Đặc biệt, dẫy núi này lại có chiều cao gần như liên tục, chạy dài suốt từ Tân Cương, Tây Tạng tới biên giới Lào-Việt, gần như không hề có một ngọn đèo thấp nào để dễ dàng băng qua. Ngày nay, với các phương tiện kỹ thuật tối tân, Trung Quốc vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thiết lập được những đường giao thông từ Trung hoa băng ngang qua dẫy núi cao chót vót này để tới các nước Án Độ, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao… cũng như để thóat ra Ấn Độ Dương. Huống chi là vào thời gian của thế kỷ trước. Vào lúc đó, con đường thuận lợi và dễ dàng duy nhất để đi tới các quốc gia tại Nam và Đông Nam Châu Á là con đường băng ngang qua lãnh thổ Việt Nam. Tại vì khi tiếp giáp với biên giới Hoa – Việt thì dẫy núi hy Mã Lạp Sơn này đã không còn hiểm trở nữa. Chính vì vậy mà một đường hỏa xa và nhiều đường bộ đã được thiết lập để vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng vào sâu trong các vùng đất của Miền Nam Trung Hoa.
Tóm lại vì đất nước chúng ta có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng như vậy, cho nên:
- Khối Cộng Sản quốc tế, nhất là Trung Cộng và Nga Sô, đã quyết chiếm cho bằng đựợc .
- Hoa kỳ và Thế giới Tự Do cũng phải cương quyết bảo vệ bằng mọi giá.
Như vậy, mục tiêu của cuộc chiến tranh Việt Nam là:
- Mục tiêu của Khối Cộng Sản quốc tế và Cộng Sản VN là chiếmMiền Nam Việt Nam để tràn xuống Đông
và Nam Châu Á.
- Mục tiêu của Hoa kỳ, Thế Giới Tự Do và Miền Nam VN là ngăn chặn Làn Sóng Đỏ nói trên.
Cuộc chiến VN đã kết thúc vào ngày 30/4/1975 và như đã thưa với qúi vị ở trên, nếu phân biệt thắng bại dựa trên mục tiêu của cuộc chiến , thì chúng ta đã thấy rõ ràng:
- Trung cộng, Nga sô, khối CS quốc tế và CS Việt Nam là “Bên Thua Trận”, vì họ đã không đạt được mục tiêu củả cuộc chiến là nhuộm đỏ Miền Đông Nam và Nam Châu Á.
- Hoa Kỳ, Thế Giới Tự Do và Việt Nam Cộng Hoà là “BÊN THẮNG TRẬN” vì đã đạt được mục tiêu của cuộc chiến là đã ngăn chặn được Làn Sóng Đỏ.
Mọi người ai ai cũng đều đã biết, với sự dàn xếp của Kissinger, Mỹ đã bắt tay được với Trung Quốc cho nên vai trò “Tiền Đồn ngăn làn sóng đỏ tại Đông Nam Á” không còn cần thiết nữa. Và Hoa Kỳ đã không còn gắn bó với chuộc chiến Việt Nam nữa.
Tuy nhiên, đó là nói một cách tổng quát trên bình diện quốc tế. Riêng với Việt Nam CH và CS Bắc Việt, chúng ta thấy việc phân biệt thắng bại lại được nhìn theo một khiá cạnh hơi phức tạp hơn. Với vai trò là Tiền Đồn Chống Cộng,
VNCH đã ngăn chặn được Làn Sóng Đỏ tràn xuống Miền Nam Châu Á, nhưng VNCH đã không bảo vệ được nền Tự Do của chính mình. CS miền Bắc VN đã không gíup chủ nghĩa CS tràn xuống được Miền Nam Châu Á, nhưng họ đã chiếm được Miền Nam VN, đã thống nhất được đất nước.
Tuy vậy đấy chỉ là mặt nổi, trong thực tế CS Miền Bắc đã thất bại hoàn toàn, họ đã không hề chiếm được cảm tình, không hề chiến được trái tim củanhân dân Miền Nam VN. Phong trào vượt biên, với cả triệu người lao ra biển cả, lao vào chỗ chết để tìm kiếm hai chữ Tự Do, để thoát khỏi ách cai trị của những “kẻ thắng cuộc”. Mọi người sẽ không bao giờ quên được câu nói của nghệ sĩ Trần văn Trạch:
“Nếu cái cột đèn biết đi, thì nó cũng đã đi khỏi VN rồi”.
Hơn nữa, mục tiêu của những người CS Miền Bắc là áp đặt chủ nghĩa CS lên cả nước VN, nhưng ai cũng biết, về điều này, là họ cũng đã và đang thất bại hoàn toàn. Vào những năm cuối của thập niên 1980, Võ văn Kiệt đã phải hô hào “đổi mới hay là chết”, nhưng trong thực tế, đổi mới nghĩa là “bỏ đi những cái sai, những cái dở của Miền Bắc để thay vào bằng những cái hay cái đúng của Miền Nam”.
Điều này thì từ năm 1980 đến nay, càng ngày mọi người càng nhận thấy rõ ràng hơn.
Không có ngày 30/4/75 thì Miền Bắc VN vẫn còn đói khổ lạc hậu như người dân Bắc Hàn hiện nay.
Không phải VNCH đã chỉ chiến thắng CS Bắc Việt về phương diện kinh tế và chính trị như trên, mà ngay cả về nếp sống, về văn chương, về nghệ thuật, về văn thơ, và ngay cả về…NhạcVàng nữa.
“Ai thắng ai” thì mọi người đều đã và đang quá rõ.
Chính vì vậy mà nhà văn Lê Hiếu Đẳng, một trong các nhà bất đồng chính kiến tại quốc nội, trong cuốn “Viết trong những ngày nằm bệnh” đã công khai minh định như sau: “Sự thật là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lãnh vực, nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng…”
Tóm lại, Cộng Sản Miền Bắc và Cộng Sản quốc tế đã không đạt được mục tiêu của cuộc chiến tranh VN do họ phát động là nhuộm đỏ toàn miền Nam và Đông Nam Châu Á nên họ không phải là “Bên Thắng Cuộc”.
Thế giới tự do, Hoa kỳ và VNCH đã đạt được
mục tiêu “Ngăn chặn làn sóng đỏ” nên chúng ta là “Bên Thắng Cuộc”.
Xin được mượn câu chuyện thắng bại trong chiến tranh Việt Nam của danh tướng độc nhãn Moshe Dayan sau đây để kết thúc ý kiến “Ai Thắng Ai” như sau:
Cuối tháng 7 năm 1966, danh tướng độc nhãn Do Thái là Moshe Dayan được Hoa Kỳ mời đến Miền Nam VN. Sau khi thăm viếng khắp các chiến trường, trong một cuộc họp với các cấp lãnh đạo Miền Nam VN, khi được hỏi rằng làm thế nào để chiến thắng Cộng Sản VN. Tướng Moshe Dayan đã trả lời như sau:
‘QUÂN ĐỘI BẮC VIỆT SẼ THẤT TRẬN KHI HỌ CHIẾM ĐƯỢC SAIGON”.
(“North Vietnam will lose the war when it takes over Saigon.”) (TS Nguyển tiến Hưng trong The Palace File).
Cũng từ các lập luận trên, chúng ta có thể phán đoán về nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh như sau:
“Nếu Hồ Chí Minh không phải là một người Cộng sản thì ông ta đã có thể được coi như là một trong những người anh hùng của VIệt Nam. Nhưng vì HCM là một người Cộng Sản, cho nên HCM đã là một tên tội đồ của dân tộc Viết Nam”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét