Trong nội dung của bài viết này, chúng ta sẽ bàn về những “trò khỉ” (thói xấu) để nên từ bỏ khi chụp ảnh. Những thói quen này dễ theo, nhưng lại khó bỏ. Dù là cách bạn “nhìn” một chủ thể hoặc một thông số trên máy ảnh mà bạn luôn quên xem lại, một thói quen có thể làm bực mình và có một ảnh hưởng trực tiếp vào sự hưởng thụ của bạn từ thú vui chụp hình. Hãy chấm dứt những thứ đó trong năm Bính Thân! Đây là một vài đề nghị của tôi để giúp dẹp đi một vài khuyết điểm thông thường trong nhiếp ảnh, và những bước để thực hành điều đó.<!->1. Chụp trước, sửa sauĐây phải là một trong những thói xấu trong nhiếp ảnh, khó nhất để bỏ.Bạn thường coi những software sửa hình như một mạng lưới an toàn, sửa những cách lấy ánh sáng sai hoặc bôi đi những phần “rối” trong khi bạn có thể loại chúng ra trong lúc bạn chụp ảnh.Nhưng tại sao lại không làm hoàn hảo trong máy - hoặc càng gần hoàn hảo càng tốt?Thí dụ, nếu bạn chỉnh một cân bằng trắng (white balance) tương xứng cho tình trạng ánh sáng, bạn sẽ có một hình preview và một histogram trung thực, chính xác. Nó cũng làm cho bạn bớt phải “chỉnh” hình trong hậu kỳ.Lối suy nghĩ "chụp trước rồi sửa sau" có thể cho bạn có thói quen xấu không chủ động điều khiển máy ảnh mà để cho nó chụp theo kiểu "tự động" - Kết quả: tấm hình không thể cứu chữa được2. Chụp tấm ảnh y chang như những người khácKhông có gì sai quấy với chuyện được ảnh hưởng bởi tác phẩm của những tay ảnh khác. Xét cho cùng, hầu hết tất cả chúng ta đều học cách tiến bộ bằng cách đó. Nhưng việc “bắt chước” ảnh của người khác, dù có ý thức hoặc không ý thức, có thể trở thành một thói quen xấu trong nhiếp ảnh.Khi nói về chụp chân dung, thí dụ, có nhiều góc cạnh để bạn lấy. Tất cả mọi thứ, từ địa điểm cho tới ánh sáng cho tới cách bạn tiếp xúc với người bạn đang chụp (chủ thể) đều có thể được bạn kiểm soát.Ngược lại, bạn sẽ ít lựa chọn hơn khi chụp phong cảnh. Thí dụ, ở đó chỉ có một quang cảnh để lấy ảnh. Rất thử thách để có được một tấm ảnh độc nhất khi bạn đến một phong cảnh nổi tiếng đã từng được chụp đến “nát nước”.Thí dụ, bạn đã từng thấy bao nhiêu tấm ảnh của Kim Môn kiều (hoặc cầu Cổng Vàng) ở San Francisco, được chụp từ cùng một địa điểm với cách chụp tương tự nhau?Cây cầu Golden Gate Bridge nổi tiếng ở San Francisco, đã từng được chụp cả trăm ngàn lần từ góc cạnh nàyGiả tỷ bạn muốn chụp một hình ảnh khác, bạn có thể dùng phương pháp “one for you, one for me”. Chụp tấm ảnh “bổn cũ soạn lại” như hàng trăm hàng ngàn người khác, rồi sau đó tập trung vào chuyện tìm một góc cạnh mới, dùng một tiêu cự khác thường hoặc một kỹ thuật “thêm mắm thêm muối” để có nét riêng của bạn.3. Chọn đại một tốc độ cửa chậpBạn có thể tự giơ tay lên nếu bạn trong số người đã từng bấm nút chụp với tư tưởng “không sao đâu, chắc hình sẽ ổn.” Và bao nhiêu lần bạn đã từng loại bỏ những tấm ảnh bị nhòe bởi vì để tốc độ chụp không đủ nhanh khi bạn bấm chụp?Đừng để ống kính và máy ảnh của bạn bị dơ.Rõ ràng, không có gì hại trong việc thí nghiệm với những tốc độ chậm. Chuyện gì tệ nhất có thể xảy ra? Bạn sẽ bị hư một hai tấm ảnh đây đó? Nhưng nếu phần lớn ảnh của bạn không được rõ nét vì bạn “quậy” với ISO thấp và tốc độ chậm hơn lý tưởng, thì có thể đáng để bạn “bỏ thói” đó đi!Nếu bạn đã từng chụp ảnh trong thời chụp phim, có thể bạn ngần ngại đẩy ISO lên cao vì sợ mất phẩm chất ảnh, nhưng, theo khẩu hiệu của giày Nike, just do it! Cứ “xả láng” đi!☺4. Không chùi máyMáy dơ, hình dơ. Đó là câu tục ngữ trong nhiếp ảnh thời xưa, phải không?Một khi thời gian vàng son của chủ nhân và cái máy ảnh hoặc ống kính mới đã qua, bạn sẽ dễ có khuynh hướng “lười” về “chế độ” chùi máy. Vài phút chùi sensor của máy ảnh sẽ tránh được nhiều giờ ngồi đó để “bôi” những hột bụi trong ảnh. Bụi cũng là “kẻ thù số 1” của các ống kính. Vì một ống kính sạch sẽ cho bạn những tấm ảnh trong suốt hơn.Và còn những lúc bạn gặp phải những trục trặc bí ẩn của máy ảnh khi bạn đang chuẩn bị chụp? Bạn có bao giờ gặp lỗi “f EE” chưa? Lỗi đó xảy ra khi ống kính không “nói chuyện” với máy ảnh của bạn được – rất có thể vì những điểm nối mạch điện bị dơ, làm cho hai bộ phận không liên lạc với nhau được.Và cùng lắm, nếu bạn không giữ máy hình và ống kính của bạn trong tình trạng sạch bong, bạn sẽ làm hạ giá trị của chúng khi đến lúc bán chúng ở thị trường máy xài rồi.5. Đổ thừa máy ảnh cho những kết quả không tốtCó lúc nào bạn đã từng đổ lỗi cho máy ảnh của bạn vì không đem lại kết quả tốt - hoặc dùng đó là một lý do để “bấm hụt” một khoảnh khắc quan trọng?Nên học những điểm giới hạn của máy ảnh của bạn. Nếu nó focus quá chậm, thì tăng ánh sáng trong phòng hoặc dùng tay để lấy nét. Mặc dù có những lãnh vực trong nhiếp ảnh có thể hưởng lợi từ những dụng cụ chuyên môn – như những ống kính tele ‘bazooka’ để chụp thú hoang dã hoặc bộ ống macro để chụp ảnh cận - bạn vẫn có thể “tự biên tự diễn” để thử một phương pháp khác.Còn nhiều chuyện bạn có thể thực hiện được với một ống kính kit lens đi chung với máy ảnh. Nó có thể không là ống kính bén nhất hoặc nhanh nhất, nhưng “dáng hình” khiêm tốn của nó cho phép bạn lấy những ảnh mà những ống kính kếch sù và những ống kính có tiêu cự cực điểm lại chịu thua.AN
Tìm bài viết
Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị
Nhìn Ra Bốn Phương
Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016
5 thói quen xấu nên bỏ khi chụp ảnh - Andy Nguyễn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét