Tương truyền ở mỗi gia đình kể từ khi loài người biết dùng lửa để ăn chín đến nay luôn luôn trong nhà có ông Công ông Táo. Ông Công được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày Tết.
<!->
Nay, phong tục trồng cây nêu đã bị mai một vì có nhiều người ở nhà tầng nên không có đất. Còn ông Táo được dân gian gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu ngạn ngữ “có thực mới vực được đạo”. Một cỗ bếp có ba ông vua bếp được nắn bằng đất thó (đất sét) có hình chóp cụt uốn cong cúi đầu vào nhau tạo thành thế “kiềng ba chân”.
Việc tiễn đưa ông Táo về trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh. Không tiễn ông Táo về trời là có gì đó khuất tất đối với trời nên sợ không dám làm lễ. Lễ ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông. Đây cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sông nước.
Viêt Nam: Phố Hàng Mã tấp nập trước ngày ông Táo về trời
Sắp đến ngày cúng ông Công ông Táo, phố Hàng Mã (Hà Nội) nhộn nhịp kẻ mua người bán.
Chỉ còn một ngày nữa là đến 23 tháng Chạp, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, người dân Thủ đô sắm sửa đồ lễ để tiễn ông Công ông Táo về trời.
Tại phố Hàng Mã, hoạt động mua bán diễn ra rất sôi động. Anh Tuấn đã chạy gần chục cuốc xe chở hàng đi cho khách, tính ra phải hơn trăm bộ vàng mã cúng ông Công, ông Táo.
Mũ, áo, hia, cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy và một số vàng thoi bằng giấy)... là những vật dụng không thể thiếu trong dịp này.
Bộ vàng mã dùng để cúng trong dịp này có giá dao động từ 45.000 đến 120.000 đồng.
Theo kinh nghiệm của một số người dân, mua bộ đồ cúng ông Công ông Táo của những người bán hàng rong giá sẽ rẻ hơn, chỉ từ 5.000 – 10.000 đồng/bộ. Chỉ trong buổi sáng, chị Hương ở Gia Lâm đã bán được gần 50 bộ.
Theo các chủ hàng, bộ đồ cúng ông Công đang bán rất chạy. Người dân mua bộ đồ này cũng sẽ mua luôn các loại vàng mã khác để cúng giao thừa và dùng cho ngày hóa vàng theo phong tục.
Ngựa năm nay bán không chạy, mặc dù giá của mặt hàng này cũng khá phải chăng chỉ 70.000 một con. Năm nay ít cửa hàng bán nhà lầu, xe hơi, xe máy ... vì không nhiều khách hỏi mua.
"Năm nào tôi cũng mua vàng mã ở đây có nhiều mẫu mã đẹp, tha hồ chọn. Giá cả thì mua quen nên cũng it phải mặc cả nhiều", chị Lan một khách mua hàng cho biết.
Lễ vật cúng ông Công bao gồm mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy.
Phố hàng Mã đông nghịt người mua sắm, không khí rất náo nhiệt.
Vì đây là một ngày lễ quan trọng trong năm, mang tính tâm linh và truyền thống nên ai cũng muốn mua sắm đồ dùng cẩn thận
Thị trường vàng mã bắt đầu từ 20 tháng Chạp, tuy nhiên hôm nay Chủ nhật vẫn là ngày sôi động nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét