Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Taharrush - "Trò chơi cưỡng hiếp tập thể" gây rúng động thế giới

Taharrush gamae thường diễn ra ở các khu vực, sự kiện tập trung đông người.Các nước Châu Âu đang lo sợ hình thức Taharrush (Trò chơi quấy rối tình dục tập thể) được cho là của người Ả Rập sẽ tràn vào châu lục này thông qua người tị nạn.<!->Vụ việc hàng trăm phụ nữ cùng nhau trình báo bị quấy rối hiếp dâm vào đêm giao thừa tại Cologne, Đức đã gây chấn động cả Châu Âu cũng như các nước trên thế giới. Người ta nghi ngại, bắt đầu quay lưng phản đối việc cho phép người tị nạn nhập cư vào quốc gia mình, lo ngại rằng những người tị nạn này sẽ gây ô uế cho cộng đồng. Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel, mới đây còn được người ta tung hô vì các chính sách nhân đạo, nay bị không ít người công kích vì chính sách "bao đồng" của mình.

Rồi tới nay, người ta lại bàng hoàng khi hãng truyền thông Đức phơi bày một đoạn video ghi lại cảnh người phụ nữ bị một nhóm các thanh niên, đàn ông Ả Rập quây lại quấy rối, hiếp dâm. Được biết, những kẻ đồi bại đó đang thực hiện một trò chơi bệnh hoạn được gọi là "taharrush", một hình thức tấn công tình dục tập thể.
Vậy Taharrush là gì?
Theo những gì mà truyền thông thế giới đang mô tả thì "taharrush" là một hình thức xâm hại được thực hiện bởi nhóm đàn ông Ả Rập với nạn nhân là phụ nữ yếu đuối, phụ nữ phương Tây ăn mặc không kín đáo. Những tên đồi bại này sẽ quây kín người phụ nữ để quấy rối hoặc thậm chí là hiếp dâm, nhóm còn lại ở bên ngoài có nhiệm vụ gây náo loạn khiến người đi đường không để ý đến tội ác đang diễn ra bên trong. Thông thường những vụ "taharrush" này xảy ra ở các lễ hội hay sự kiện tập trung nhiều người.
 

Trò quấy rối tập thể bệnh hoạn này đã sớm xuất hiện ở Ai Cập vào năm 2005. Khi ấy những nhân viên an ninh đã bị cáo buộc đã sử dụng hành động quấy rối tình dục nhằm chống lại phụ nữ tham gia biểu tình. Trước sự kiện này, người ta chỉ hiểu đơn thuần "taharrush" là hành vi tấn công tình dục nhằm vào trẻ em. 

Vụ việc tiếp theo xảy ra vào lễ Eid al-Fitr của người Hồi Giáo tại thủ đô Cairo năm 2006. Một nhóm đàn ông bị từ chối không được vào rạp chiếu phim đã ra đường quấy rối tình dục phụ nữ. Cũng kể từ ngày này, taharrush chính thức mang khái niệm chỉ các hành vi quấy rồi tình dục, tổ chức hiếp dâm phụ nữ nơi công cộng.

Sự kiện đỉnh điểm khiến trò bệnh hoạn này bị phơi bày trên truyền thông quốc tế chính là vụ phóng viên Lara Logan của đài CBS bị tấn công tình dục, đánh đập tập thể ở quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo vào tháng 2/2011 khi đang đưa tin về hoạt động biểu tình của người dân Ai Cập.

Nữ phóng viên Lara Logan của đài CBS Mỹ 
đã trở thành nạn nhân của Taharrush gamae hồi năm 2011.

Kể từ đó người ta bắt đầu biết đến khái niệm Taharrush mới được người dân thế giới biết đến. Và rồi ở sự kiện "Đêm giao thừa nhục nhã" xảy ra, Taharrush trở thành tâm điểm báo giới, trở thành chính vũ khí để chống lại người tị nạn nhập cư vào Đức.
Một cơn bão khác lại ập tới với người tị nạn
Những thành viên phe bài tị nạn tổ chức biểu tình, phá phách để phản đối việc người tị nạn Ả Rập nhập cư vào quốc gia mình. Gần đây nhất là cuộc bạo loạn tại thành phố Leipzig, khi 224 người tập trung xuống đường đập phá, hành hung các quán ăn, cửa hàng do người Ả Rập hay những người Hồi Giáo sở hữu. Họ gọi người tị nạn là những kẻ "rapefugees", đến Châu Âu chỉ nhằm mục đích đi hiếp dâm phụ nữ.

Phe bài tị nạn tổ chức biểu tình nhằm đuổi người tị nạn ra khỏi quốc gia.
Bản thân hình ảnh cậu bé Aylan Kurdi, biểu tượng cho sự đau thương của cuộc khủng hoảng tị nạn cũng bị tờ báo châm biếm Charlie Hebdo một lần nữa lôi lên làm tư liệu để đả kích chính sách mở cửa đón người tị nạn. Giờ đây khắp nơi trên Châu Âu, người dân tỏ ra e dè, đề phòng những người Ả Rập, Châu Phi. Người tị nạn chẳng còn được chào đón nhiệt thành như cái lúc họ mới đặt chân tới nước Đức.

Kinh khủng hơn, một số những kẻ quá khích tung tin rằng Taharrush là một thói quen và là trò chơi thường thấy ở các nước Ả Rập. Phụ nữ Ả Rập vốn không được coi trọng trong xã hội, vì vậy người ta lại càng có cớ để vin vào để quy chụp cả một xã hội. 

Tuy nhiên, đất nước nào thì cũng có người tốt kẻ xấu, người Hồi Giáo cũng có những kẻ quá khích man rợ như IS, và khái niệm Taharrush không chỉ là tội ác trên thế giới, ở xã hội Ả Rập đây cũng là điều không thể chấp nhận nổi. Người Ả Rập, người Hồi Giáo, vốn đã thống khổ nay lại càng khó trăm bề, tai bay vạ gió từ đâu cứ liên tục đổ xuống đầu họ.

Một người tham gia biểu tình tại Leipzig đòi trục xuất tất cả người tị nạn về nước đã nói rằng:

"Theo lẽ thường thì điều này là vô cùng tồi tệ cho phụ nữ, nhưng nó lại tốt cho chúng tôi, bởi người dân đang dần dần thức tỉnh". 

Vậy vụ việc Taharrush này có ý nghĩa gì đối với Châu Âu? Có phải đã đến lúc họ nên thắt chặt hơn việc quản ký, kiểm soát người nhập cư vào nước mình thay vì mở rộng vòng tay quá lớn để đón họ vào? Khổ thì ai cũng khổ, nhưng nên biết cách giúp đỡ người xứng đáng được giúp đỡ thì không chỉ người tị nạn, mà cả người dân trong nước sẽ được yên ổn. Và hơn cả, người tị nạn sẽ chẳng phải mang tiếng xấu vì một vài kẻ suy đồi.
22/01/2016
Theo Lương Hồng Phúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét