Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Khỉ đạn xanh - Phan Hanh

 Khỉ mặt đen - Vervet monkey
Trước hết, tôi xin nói cho rõ, cái tên "Khỉ đạn xanh" là do tôi tự bịa ra theo tên gọi thông thường của nó trong Anh ngữ là "Blue ball monkey" chứ thật ra người Việt mình gọi nó là khỉ mặt đen. Như các bạn đã biết, "balls" là một tiếng lóng Mỹ có nghĩ là tinh hoàn, ngọc hành, ngọc dương, dái (dân nhà binh hay gọi đùa là "đạn" để đi với "súng" cho trọn bộ). Vì vậy tôi gọi nó là khỉ đạn xanh cho vui vì đó chính là điểm đặc biệt nhất của loài khỉ này.<!->
Ngoài nghĩa đen rất hiển nhiên là tinh hoàn màu xanh, "blue balls" trong Anh ngữ còn có nghĩa y học là sự tinh hoàn bị dồn máu căng thốn (epididymal hypertension), người Việt mình gọi hiện tượng này một cách thông tục bình dân là "tức dái". Bác sĩ niệu khoa Nguyễn Minh Trí ở Sài Gòn giải thích rằng tình trạng sinh lý này xảy ra khi người thuộc phái nam bị kích thích tình dục cao độ, máu dồn đến trọn bộ phận sinh dục tạo sự căng cứng cả súng lẫn đạn trong tình trạng sẵn sàng khai hỏa. Nếu tình trạng sẵn sàng chiến đấu này kéo dài mà chẳng bắn được phát đạn nào cho thoả mãn thì sẽ đưa đến cảm giác tức thốn khó chịu nơi hạ bộ. Xông trận mà không được bắn, tức là phải rồi.
Theo luật tự nhiên, khỉ đực càng khỏe mạnh, sung sức thì màu xanh của túi đạn và màu đỏ của súng càng tươi đậm. Con đực có thói quen khoe của và thường xuyên ngắm nghía bộ phận chiến lược, nhất là khi có khỉ đực lạ từ bầy đàn khác mon men xâm nhập. Đó là một cách phô trương sức mạnh đồng thời khẳng định chủ quyền lãnh thổ như ngầm nói "Ê! Bạn chớ có lộn xộn! Đây là địa bàn làm ăn của tui nha!" Thật ra đây có thể là một thứ sinh hoạt nhàn rỗi của cả con người. Chắc các bạn biết câu thơ "Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn" của cụ Trần văn Hương chứ? Trong một bài viết ngắn tựa đề Ngồi buồn gãi háng…, Nguyễn Hưng Quốc viết:
"Trong mấy năm ở tù dưới thời Ngô Đình Diệm, Trần Văn Hương có làm một tập thơ lấy nhan đề là Lao trung lãnh vận (Những vần thơ lạnh lẽo ở trong tù). Tôi chưa đọc tập thơ ấy. Và cũng chưa thấy ai viết phê bình một cách nghiêm chỉnh về tập thơ ấy. Chỉ biết trong tập thơ ấy có câu thơ nổi tiếng trích ở trên. Nổi tiếng đến độ, cách đây mấy tuần, nhân chuyến đi Sydney, trong một bữa ăn tối ở nhà một người bạn, khi cô chủ nhà, vốn là một diễn viên và một họa sĩ, khoe bức tranh cô mới sáng tác, trong đó, vẽ chồng của cô đang đứng trần truồng gãi háng, cả Hoàng Ngọc-Tuấn, Võ Quốc Linh, tôi và mấy người bạn khác đều buột miệng đọc to lên câu thơ trên của Trần Văn Hương. Cùng lúc.
Trước khi viết bài này, tôi vào Google, gõ câu thơ ấy lên, trong vòng 39 giây, thấy hiện lên đến trên 18,000 kết quả.
Đủ thấy câu thơ ấy nổi tiếng và phổ biến đến chừng nào."
Đọc đoạn văn trên đây, tôi nể cụ Trần văn Hương một mà nể bà họa sĩ dám vẽ ông chồng khỏa thân đứng gãi háng đến mười phần. Chẳng những bà dám vẽ mà còn dám khoe bức tranh đó với cả đám bạn, chứng tỏ bà có tinh thần tự do khoáng đạt, dám nghĩ dám làm, không xem đó là một điều cấm kị. Bà ấy vẽ túi đạn của chồng bà màu xanh hay màu gì thì tôi không biết.
Tôi có đọc một câu chuyện vui trên Net như sau. Một cặp vợ chồng người Đức lần đầu tiên thăm viếng vườn thú hoang dã Entebbe ở Uganda là nơi các phim Tarzan đầu tiên quay trong hai thập niên 1930s và 1940s với nam diễn viên Johnny Weissmuller đóng vai chính. Người chồng thấy mấy con khỉ Vervet có túi đạn dược màu xanh trông hay quá bèn hỏi vợ, "Em nghĩ anh có nên xâm cái của anh màu xanh như vậy không em?" Nghe chồng hỏi vậy, người vợ chẳng những không phản đối mà còn đề nghị, "Ý kiến hay đấy anh! Anh chọn màu xanh có chất dạ quang cho nó sáng lên trong bóng tối thì càng tốt!" Bà vợ này cũng chì không thua gì bà họa sĩ bên Úc bạn nhỉ. Lướt Net, tôi thấy có một diễn đàn bàn luận về vụ xâm túi đạn màu xanh nên tôi nghĩ ngoài đời chắc chắn có người xâm thiệt.
Trở lại với chuyện nghiêm chỉnh, chưa có nghiên cứu khoa học nào chính thức giải thích lý do tại sao khỉ mặt đen có tinh hoàn màu xanh. Có người chỉ suy đoán rằng màu xanh là do hiện tượng tán xạ ánh sáng (Tyndall effect) trên sắc tố tự nhiên nơi da bìu. Người khôi hài thì bảo tại loài khỉ này chỉ thích ăn dâu xanh.
Khỉ mặt đen ( tên gọi chính thức là vervet monkey) gồm có 5 phân nhánh, thuộc loại linh trưởng cựu thế giới, phổ biến ở các nước Đông Phi (Congo, Ethiopia, Somalia, Sudan, Tanzania, Zambia, Kenya) và Nam Phi. Chúng thích nghi tương đối dễ dàng với nhiều môi trường và phân phối rộng rãi. Tên khoa học là Chlorocebus pygerythrus.
Kích thước trung bình con đực là 50 cm, con cái 40 cm. Trọng lượng trung bình con đực là 5.5 kg, con cái 4.5 kg. Tuổi thọ là 24 năm khi được con người chăm nuôi.
Môi sinh thiên nhiên là các mảng rừng thưa, lùm bụi ven suối, sông và hồ. Chúng sinh hoạt ban ngày, ăn ngủ thường trên cây và ít khi xuống đất.
Khỉ mặt đen ăn tạp, phần chính là thực vật gồm lá cây, chồi non, vỏ cây, hoa, quả, củ, rễ và hạt. Đôi khi chúng cũng ăn động vật nhỏ như cào cào châu chấu và mối.
Đặc tính hình dạng: Tuy màu lông không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung khỉ mặt đen có lông cơ thể màu xanh lục-ô-liu hoặc màu xám bạc. Mặt, tai, tay, chân và chóp đuôi có màu đen, nhưng một dải màu trắng dễ thấy trên trán pha trộn với các sợi râu ngắn. Con đực lớn hơn một chút so với con cái và dễ dàng nhận ra bởi tinh hoàn màu xanh và dương vật màu đỏ, một đặc điểm không giống với bất cứ động vật nào khác. Người viết có ý định gọi nó là "khỉ đạn xanh súng đỏ".
Khỉ mặt đen sống thành từng đàn từ 10 đến 50 con, do một con đực và một con cái niên trưởng cầm đầu. Con đực di chuyển tự do trong và ngoài của các nhóm này. Mỗi đàn có vài gia đình nhỏ. Con đực đến tuổi dậy thì thường có khuynh hướng đi qua đàn khác để tìm bạn tình để tránh trường hợp giao phối con cái cùng huyết thống; con cái ở lại trong đàn.
Cũng như hầu hết các loài linh trưởng khác, khỉ mặt đen vervet xem việc chải lông bắt chí cho nhau là quan trọng. Chúng dành vài giờ mỗi ngày chăm sóc cho nhau. Trong hệ thống phân cấp của các loài linh trưởng, con đầu đàn ưu tiên được o bế chải chuốt nhất. Thứ bậc vai vế cao thấp cũng ảnh hưởng luôn đến việc phân chia thức ăn, giao phối, chiến đấu, tình bạn và thậm chí sự sống còn.
Khỉ cái không có dấu hiệu bên ngoài để báo hiệu thời kỳ kinh nguyệt. Thông thường, con cái sinh mỗi năm một lần, vào khoảng giữa tháng Chín và tháng Hai, sau một thời gian mang thai khoảng 165 ngày. Thông thường mỗi lần sinh chỉ một con; song sinh rất hiếm khi xảy ra. Khỉ con mới sinh nặng khoảng từ 300 gr. tới 400 gr.
Khi vừa sinh con, khỉ mẹ liếm sạch cho con, cắn đứt dây rốn và ăn dây rốn đó. Khỉ sơ sinh có lông đen và da mặt hồng nhạt, 3 hay 4 tháng sau mới đổi thành màu như khỉ lớn. Khỉ con biết bám chặt bụng mẹ trong mấy tuần đầu tiên khi khỉ mẹ di chuyển. Sau tuần thứ ba chúng mới tập tự bước đi để vui đùa với mấy con khỉ con khác.
Khỉ mẹ cho con bú khoảng bốn tháng. Khi khỉ con cứng cáp hơn, chúng bắt đầu được cai sữa và được tập cho ăn đồ ăn đặc. Khỉ mẹ tự mình lo hết mọi chuyện nuôi dưỡng con, ít khi nào chịu để cho khỉ khác bồng ẵm chăm sóc con của mình.
Khỉ mặt đen dạn dĩ trước sự hiện diện của con người, nhưng kém tính mạo hiểm, hiếm khi dám đi xa khỏi môi trường quen thuộc. Chúng dễ trở thành miếng mồi ngon của một loạt các loài thú săn ăn thịt như báo, beo, mèo rừng, khỉ đầu chó, chim ưng lớn, cá sấu và trăn. Khỉ mặt đen có khoảng 30 tiếng kêu hú khác nhau để liên lạc. Bình thường chúng không già chuyện, chỉ gọi nhau chít chát khi cần thiết. Ồn ào nhất là khi gặp mối đe dọa nguy hiểm, chúng sẵn sàng la hét để báo động cho cả bầy.
Sống gần khu vực môi sinh của người, khỉ mặt đen vô tình trở thành mối nguy hại cho mùa màng vì chúng hay ăn cắp nông phẩm của dân làng. Chúng leo trèo, chạy nhảy, bơi lội đều giỏi nên dễ tránh né bị bắt tại trận.
Qua quan sát thí nghiệm, người ta nhận thấy khỉ mặt đen giống như người, cũng bị huyết áp cao, âu lo và nghiện rượu.
Mỗi phái tính có sự phân cấp thống trị riêng biệt trong bầy đàn. Sự phân chia thứ bậc trong phía khỉ đực được xác định bằng yếu tố tuổi tác, thâm niên, khả năng chiến đấu và có nhiều phe cánh phục tùng hay không. Hệ thống thứ bậc bên khỉ cái tùy thuộc vào địa vị và sự kính nể trong bầy đàn. Quan sát cho thấy trong bầy đàn xã hội khỉ mặt đen có tình trạng phân biệt đối xử.
Mối tương quan giữa các nhóm khỉ mặt đen có thể thân thiện hoặc hung dữ theo nhiều cấp độ. Chúng có thể phân biệt tiếng kêu của bạn cùng bầy với tiếng kêu của khỉ khác bầy.
Tôi xin tạm ngưng chuyện khỉ năm Bính Thân 2016 ở đây và hẹn gặp lại bạn đọc trong các bài khỉ khọn khác.
Phan Hạnh.
Nguồn tài liệu tham khảo:

Không có nhận xét nào: