Chào các bạn,
Nếu khi nào bạn cảm thấy phiền muộn, tưởng chừng như chuyện đời sao lớn quá, bạn hãy nhìn những tấm hình sau đây để thấy con người nhỏ bé như thế nào trong vũ trụ! (Và hy vọng nhờ thế, bạn sẽ không còn thấy chuyện gì là lớn trên cõi đời này nữa, ngoài vũ trụ!)<!->
1/ Buổi tối thỉnh thoảng bạn thấy những ngôi sao chổi (comet) lóe lên trên trời. Tưởng nó chút xíu nhưng nếu nó mà đáp xuống thành phố Los Angeles thì nó sẽ lớn như thế này.
1/ Buổi tối thỉnh thoảng bạn thấy những ngôi sao chổi (comet) lóe lên trên trời. Tưởng nó chút xíu nhưng nếu nó mà đáp xuống thành phố Los Angeles thì nó sẽ lớn như thế này.
2/ Nếu bạn nghĩ là sao chổi lớn quá, hãy so sánh quả địa cầu với các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ. Trong hình dưới đây, nếu quả đất là hòn bi nhỏ (nằm cực trái) thì Jupiter (Mộc Tinh, thứ 5 từ trái) và Saturn (Thổ Tinh, thứ 6 từ trái) sẽ là 2 quả banh lớn!
3/ Nói về Thổ Tinh!? Bạn có biết là trong khi trái đất mình chỉ có 1 mặt trăng, thì Thổ Tinh có đến 60 Mặt Trăng. (Tưởng tượng buổi tối từ dưới đất Thổ Tinh nhìn lên trời, có 60 mặt trăng chiếu sáng, quào quào phê quá há các bạn! he he!)
Nhưng Thổ Tinh nổi tiếng ở chỗ là hành tinh có 1 vòng bụi nhuyễn bao quanh nó.
Nếu địa cầu chúng ta nằm trong vòng đó thì cần đến 6 địa cầu mới bằng chiều ngang của vòng bụi này!
4/ Và nói về khoảng cách, từ Trái Đất đến Mặt Trăng thấy xa như thế này:
5/ So sánh khoảng cách đó với khoảng cách từ Trái Đất đến các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ chúng ta như hình dưới đây, sẽ thấy nó không thắm thía gì cả!
6/ Nếu từ Mặt Trăng nhìn lại Trái Đất thì sẽ thấy Địa Cầu xanh của chúng ta như thế này:
7/ Nếu nhìn từ Mars (Hỏa Tinh) thì sẽ thấy Trái Đất như thế này:
8/ Nếu nhìn từ phía sau "Vòng Bụi" ở Thổ Tinh (Saturn) thì Trái Đất là cái chấm như thế này:
9/ Và nếu nhìn từ Neptune (Hải Vương Tinh), hành tinh ở ngoài cùng trong Thái Dương Hệ, thì sẽ thấy Trái Đất tí teo như vầy:
10/ Còn kích thuớc thì sao? Nếu hình trên cho thấy Quả Đất bé xíu so với Mộc Tinh và Thổ Tinh, thì nếu đặt nó cạnh Mặt Trời, bạn sẽ thấy Quả Đất chúng ta bé bỏng như thế nào!
11/ Nhưng nếu so sánh Mặt Trời với Ngôi Sao có tên là VY Canis Majoris trong Dãy Ngân Hà (Milky Way) thì Mặt Trời của chúng ta chỉ là 1 chấm nhỏ vì Ngôi Sao VY Canis Majoris lớn gấp 1 tỷ lần Mặt Trời!
12/ Và bàn về Dãy Ngân Hà (Milky Way), Mặt Trời của chúng ta chỉ là 1 ngôi sao nhỏ trong hằng hà sa số Mặt Trời khác trong Dãy Ngân Hà!
Hình dưới đây cho thấy Dãy Ngân Hà vĩ đại như thế nào, và vị trí của Thái Dương Hệ chúng ta trong Dãy Ngân Hà hầu như chẳng có gì đáng kể!
13/ Nhưng nếu Dãy Ngân Hà vĩ đại, thì so với những Dãy Thiên Hà khác (Galaxies), Milky Way chỉ là 1 hạt cát đối với Dãy Thiên Hà có tên là IC 1011.
14/ Buổi tối nhìn lên trời, bạn thấy hằng hà sa số Ngôi Sao lấp lánh. Thật sự tất cả các ngôi sao đó chỉ là một vết nhỏ trong Dãy Ngân Hà của chúng ta!
15/ Khi Hubble Telescope chỉa vào 1 đóm nhỏ tối đen lớn khoảng 1cm vuông trong không gian, các nhà thiên văn mới thấy là trong khoảng 1cm vuông nhỏ bé ấy có khoảng ngàn ngàn Dãy Thiên Hà, với cả triệu triệu Mặt Trời sáng chói trong đó!
16/ Dãy Ngân Hà (Milky Way Galaxy) của chúng ta cùng với cả tỷ Dãy Thiên Hà gần đó hợp lại thành 1 nhóm gọi là Local Galactic Group
17/ Galactic Group của chúng ta hợp với những Galactic Groups khác gần đó lại thành 1 tổ hợp có tên là Virgo Supercluster
18/ Chưa hết! Virgo Supercluster của chúng ta chỉ là 1 nhóm nhỏ trong 1 khối cực kỳ lớn có tên là Local Supercluster
19/ Thế nhưng, Supercluster của chúng ta chỉ là 1 Supercluster nào đó trong hằng hà sa số Supercluster khác.
Và vì sức người có hạn, chúng ta chỉ biết được đến thế thôi! Các nhà thiên văn học cho biết trên trời kia còn bao nhiêu thứ khác mà chưa ai khám phá ra được!!!
Và vì sức người có hạn, chúng ta chỉ biết được đến thế thôi! Các nhà thiên văn học cho biết trên trời kia còn bao nhiêu thứ khác mà chưa ai khám phá ra được!!!
Và điều kinh hoàng nhất là cả vũ trụ mênh mông như vậy lại phát nguồn từ 1 điểm cực kỳ nhỏ, nhỏ hơn cả đầu cây kim may áo! Từ điểm cực kỳ nhỏ này, nó phựt nổ lên (Big Bang) vào khoảng 14 tỷ năm về trước, rồi tiếp tục bành trướng để trở thành vũ trụ như ngày nay!
Nguyễn văn Hà,
Nguyễn văn Hà,
Melbourne Úc Châu
Sưu Tầm và Viết Tóm Lược
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét