Chiếc áo dài luôn là hình ảnh đẹp trong đời sống, trong thời trang và trong thi ca, văn chương và nghệ thuật . Ngày 11.2.1934, trên báo Phong Hóa có bài viết: “Vẻ đẹp riêng tặng các bà các cô”, tung ra kiểu “áo dài Le mur” của họa sĩ Cát Tường.<!->
Trong thi ca Việt Nam có những vần thơ rất hay về chiếc áo dài xinh đẹp .
Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay...
(Nguyên Sa)
Gió bay khép nép đôi tà áo
Hò hẹn lâu rồi em nói đi !
( thơ Đinh Hùng )
Tháng giêng em áo dài trang nhã
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Quyện theo tà lụa cả phương đông
(Nguyễn Tất Nhiên)
...Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
Nở bừng ánh sáng, em đi đến,
Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng ...
(Áo Trắng, thơ Huy Cận)
CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Đinh Vũ Ngọc
NHỚ XUÂN
Áo dài ơi trắng làm chi
Để tôi lóng ngóng biết đi lối nào
Lối xưa dày dặc trăng sao
Vấp chân quá khứ trượt vào mười lăm
Lối nay trăng đã quá rằm
Sao mai vụt tắt lịm trầm tim tôi
Áo em trắng loá niềm vui
Áo tôi trắng để bùi ngùi nhớ xuân
Vì xuân hoa cỏ bâng khuâng
Vì hoa cánh bướm ngập ngừng quên bay
Áo em nào phải men cay
Mà tôi má đỏ giữa ngày đang vơi
Trắng làm chi áo dài ơi
Thắm làm chi hỡi mắt cười đầy xuân
Phạm Dạ Thủy
Áo dài Việt Nam
Thướt tha trong chiếc áo dài
Em như nhành liễu mảnh mai soi mình
Dòng xanh xanh biếc dáng hình
“Lặng theo bóng nước để tìm gặp em”
Dịu dàng, đẹp tựa nàng tiên
Kiêu sa, quyến rũ, tới miền ước ao
Nghe lòng dậy sóng, xôn xao
Duổi dong, mê mải, lạc vào mộng mơ
“Nghiêng nghiêng chiếc nón bài thơ
Phất phơ tà áo, thẫn thờ yêu thương”
Áo dài, ru mộng đêm trường
Khiến lòng ngơ ngẩn, vấn vương, mơ màng
“Cầu trời nối nhịp quan san
Để mình sánh bước bên nàng, nàng ơi!”
Dẫu đi khắp chốn, cùng trời
“Áo dài vẫn mãi rối bời nhịp tim…”
Trần Kim Lan
Và sau đây là những bức tranh, ảnh đẹp về chiếc áo dài :
Những bài hát về áo dài :
Chiếc Áo Dài Quê Hương (Thanh-Tâm - Mạnh Đình) https://www.youtube.com/watch?v=m36EBA60sZ0
Múa Áo Dài - Kỷ Niệm Xuân Ất Mùi 2015 https://www.youtube.com/watch?v=i_1DjAPDKRo
Ao Dai Que Huong- Jo Marcel -Khanh Ha Y Lan - BuiPhuong (HD) https://www.youtube.com/watch?v=id-IuqQBcSM
Áo Dài Việt Nam (Em trong mắt tôi - bản Tiếng Anh) https://www.youtube.com/watch?v=Yjq4pGj8H5w
[Engsub/Lyrics/Kara] Em Trong Mắt Tôi - Nguyễn Đức Cường - How I See You https://www.youtube.com/watch?v=NJl6mbzDwxY
Em Trong Mắt Tôi - Phương Linh [Handmade] https://www.youtube.com/watch?v=uoTRVDEszrA
Em Trong Mắt Tôi - Ngô Tú Anh (Cover) https://www.youtube.com/watch?v=paxsXe3RvYU
Cát Tường (1912 – 1946 ở Sơn Tây ) tên thật là Nguyễn Cát Tường, bút danh là Lemur Cát Tường (nghĩa tiếng Hán: Cát Tường là điềm lành và tiếng Pháp: le mur là bức tường), là một hoạ sĩ Việt Nam. Năm 1928, Cát Tường trúng tuyển vào khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tốt nghiệp vào năm 1933 .
Trong thời gian đô hộ của Pháp ở Việt Nam, chiếc áo dài đã "biến thiên", được cách tân theo văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam. Do học tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, Cát Tường cùng với nhóm Tự Lực văn đoàn là người khởi xướng cho phong trào cách tân áo dài truyền thống. Ông đề ra phương châm: "Quần áo tuy dùng để che thân, song nó là tấm gương ngoài phản chiếu ra cái trình độ, trí thức của một đất nước".
"Le Mur" là kiểu áo dài cách tân đầu tiên họa sĩ Cát Tường tung ra, được lấy cảm hứng hoàn toàn từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen..., đặc biệt những màu thâm, nâu, đen của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tương sáng mặc kết hợp với quần trắng. Sau khi thịnh hành một vài năm, đến năm 1934, khi họa sĩ Lê Phổ cải tiến kiểu áo dài "Le Mur" theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống, áo "Le Mur" của Cát Tường dần không còn phổ biến như trước .
Tháng 12 năm 1946, tình hình ở Hà Nội rối ren khi quân Pháp đang trở lại miền Bắc Việt Nam. Cả nước trên đà thực hiện kháng chiến, dân Hà Nội được lệnh tản cư. Gia đình Cát Tường dời về làng Tràng Cát, tỉnh Hà Ðông.
Ngày 17 tháng 12 năm 1946, Cát Tường trở về nhà để lấy thuốc men, quần áo cho các con và người vợ sắp tới ngày sinh. Ông đã bị dân quân bắt tại Hà Nội và đưa đi biệt tích .
Trần Minh Hiền Orlando ngày 2 tháng 1 năm 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét