Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Bùi Tín lên tiếng khiến "đảng" run cầm cập

Ông Bùi Tín một đại tá Cộng Sản và là cựu phó tổng biên tập báo Nhân Dân mới đây đã "lên đàn". Ông tiếp tục bày tỏ những quan điểm về tình hình chính trị Việt Nam. Sau đây là bài viết của ông.<!-> 


Đại Hội XII của đảng CSVN sắp khai mạc. Vì đảng tự nhận là đảng chính trị duy nhất độc quyền lãnh đạo đất nước vĩnh viễn, không có định kỳ, nên mọi công dân có lòng yêu nước đều quan tâm theo dõi chặt chẽ Đại hội.

Tôi từng ở trong Đảng hơn 40 năm, từng dự, quan sát, đưa tin về 3 Đại hội IV, V và VI, theo dõi công việc chuẩn bị và tiến hành các Đại hội từ đầu đến cuối, theo dõi kỹ thái độ của các đại biểu tại các phiên họp nên tự thấy có trách nhiệm góp vài ý kiến xây dựng với các đại biểu dự họp sắp tới, xuất phát từ ý thức của một công dân quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, đến vận mệnh của dân tộc. Biết điều hay lẽ phải mà không nói thẳng ra là có tội với dân, với nước.

Tại hội trường, tôi thường thấy có 2 thái độ khác nhau.

 Một là những đại biểu ngồi nghe nhưng hầu như không phát biểu gì. Họ có vẻ như là những đại biểu mẫu mực, có ý thức tổ chức cao, có tinh thần kỷ luật, tin ở lãnh đạo, ở Bộ Chính trị, ở Đoàn Chủ tịch, ở Trưởng đoàn của đoàn mình, chẳng phải bận tâm suy nghĩ. Họ ăn mặc chỉnh tề, ra xe đúng giờ, ngồi đúng chỗ, không nói chuyện riêng, không ngủ gật. Khi nào biểu quyết thì họ giơ thẳng tay, mạnh mẽ, không chút do dự, theo lời căn dặn của trưởng đoàn. Họ tha hồ tự hào về danh nghĩa “Đại biểu Đại hội đảng” rất ít ai có được. Họ tự thấy xứng đáng được phục vụ chu đáo, ăn uống ngon, cao lương mỹ vỵ, chăm nom sức khỏe, được giải trí, chụp ảnh, đưa ảnh lên báo. Họn còn vui nhận một khoản tiền thù lao trong phong bì đẹp. Đây là một týp đại biểu khá phổ biến, đến 90 % như thế.

Hai là có số ít đại biểu nhận rõ trách nhiệm của mình, đọc và nghiên cứu các văn kiện, có phát biểu vài chính kiến, tham gia tý chút các cuộc tranh luận, cũng đáng quý, nhưng thật ra cũng chẳng đóng góp gì nhiều, cam chịu bị thua, vì lãnh đạo luôn tự cho là đã đầy đủ hết khi chuẩn bị rồi.Tuy chính kiến số đại biểu này có ít nhiều giá trị, nhưng họ vẫn tự ty, là kẻ đơn độc, thôi không băn khoăn gì nữa,




Vậy mà vẫn còn có loại người thứ ba, rất ít ỏi, rất hiếm. Tôi lấy một dẫn chứng sống cho dễ hiểu. Trong Đại hội đảng toàn quân năm 1976, chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc IV, đã có một sự kiện hiếm có. Đó là khi phát biểu về bản Báo cáo chính trị cuả Đảng ủy quân sự Trung ương, có 3 đại biểu mạnh dạn tư phê bình và phê bình cấp trên về kỷ luật chiến lợi phẩm trong chiến tranh. Một cuộc bùng nổ ngắn, gây chấn động.

Một đại biểu là đại tá ở Bộ Tổng tham mưu cho rằng báo cáo chung chung quá, không có điển hình dẫn chứng, kiểm điểm chưa nghiêm túc, vì chiến lợi phẩm là tài sản chung của dân, do hy sinh hàng triệu liệt sỹ mà có, không ai được làm của riêng. Thế là “bom nổ”. Viên đại tá này nói toạc ra rằng có người chỉ huy ở hàng cao nhất Quân đội Nhân dân đã để cho “phu nhân” chuyên chở hàng mấy chuyến máy bay và xe tải từ Sài Gòn ra Hà Nội, rồi chở về nhà làm của riêng. Một đại tá khác trong Cục ngoại vụ Bộ Quốc phòng phát biểu tiếp, theo ông biết đó là những máy điều hòa không khí và giá trị nhất là hàng mấy trăm bộ đồ ăn cao sang, đĩa bát to nhỏ, dao, thìa, nĩa bằng bạc, chưa nói đến những bàn ghế salông, tủ, két sắt. Số đông có mặt hiểu ngay con người đó là ai. Chuyện này cả Câu Lạc Bộ quân nhân đều rõ hàng năm nay nhưng chỉ xầm xì rỉ tai nhau. Ai nấy đều hiểu tuy đại biểu này không nêu tên, đó là Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng từ năm 1953 đến năm 1978, đầu năm 1975 cũng là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh. Phu nhân là bà “Kỳ“ là đảng viên lâu năm, cả Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng đều biết tiếng. Một số đại biểu phát biểu tiếp về vấn đề này, rồi chuyển sang vấn đề khác cho khỏi căng quá mức.


Danh sách 77 đại biểu đảng bộ Quân sự đi dự Đại hội toàn quốc IV do Đại hội toàn quân bầu, ở trên cùng là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Lê Trọng Tấn, mà không có tên “đồng chí Đại tướng Văn Tiến Dũng” và vài sỹ quan cao cấp khác như Thiếu tướng Đặng Vũ Hiệp và Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền. Tin này gây chấn động, bất ngờ. Các chiến lợi phẩm nói trên và nhiều thứ khác thu được từ Dinh Độc lập và Bộ Tổng tham mưu trong sân bay Tân Sơn Nhất sau đó được kiểm kê, sung công, đưa về Phủ Chủ tịch và Nhà khách Bộ Quốc phòng ở Hà Nội.

 Mặc dầu vậy Đại tướng Văn Tiến Dũng vẫn được cử làm Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1980 đến 1986 (xem tiểu sử Đại tướng Văn Tiến Dũng trên Wikipedia có nói đến chi tiết trên).

Rút ra tình hình trên, thế là vẫn có một số đại biểu thực sự là đại biểu chân chính, có trách nhiệm với nước, với dân, với quân đội, đã không chịu làm con người máy thụ động,những robot bỏ phiếu theo lệnh, là sinh vật không tình cảm, không trí tuệ, không tâm huyết, vô trách nhiệm, chỉ lo lợi ích và vinh dự cá nhân thấp kém. Họ từ chối bị chăn dắt theo kiểu bầy đàn, không cam chịu là những là những hạt cát để cho người khác nhào nặn. Họ có dũng khí nói lên sự thật.

Khi đa số đi dự Đại hội chỉ là như những hạt cát vô tri cam chịu làm phương tiện cầm quyền của những kẻ giáo điều, cực đoan, cơ hội, thì vẫn có thể có một số đại biểu có dũng khí, dám nói thẳng điều mình nghĩ và cho là chân lý, không sợ bị cô lập và trừng phạt.

Hy vọng rằng tại Đại hội XII sắp đến sẽ có vài quả “bom hiền lành” làm giật mình cả xã hội, không giết ai nhưng sẽ cứu dân cứu nước, cứu quân đội ra khỏi bế tắc phe phái hiện nay. Mong rằng vẫn có một số đại biểu có sỹ khí, giơ tay đứng thẳng dậy, phát biểu đại thể như sau:

Đại hội nên từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lênin đã phá sản gần như khắp nơi trên thế giới vì không phù hợp với dân tộc ta; nên từ bỏ chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, chủ nghĩa Cộng sản xa vời viển vông, từ bỏ chế độ độc đảng phản dân chủ, đổi tên đảng là Đảng Xã hội Dân chủ, tên nước là Nước Cộng hòa Việt Nam.

Đại hội cũng nên từ bỏ khái niệm “Ruộng đất là của toàn dân” để trả lại quyền sở hữu cho nông dân ta, từ bỏ khái niệm “kinh tế quốc doanh là chủ đạo” rất tệ hại trong thực tế.

Những chính kiến trên đây tôi đã nghiền ngẫm, theo tinh thần ngay thật có trách nhiệm của người công dân, với tinh thần thẳng thắn của người đảng viên CS, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân ta và phù hợp với mong muốn của đông đảo đảng viên ở cơ sở.

Mong đại hội thảo luận thật kỹ và biểu quyết từng vấn đề trọng yếu trên đây, trước khi sang vấn đề nhân sự.

Những con người dũng cảm, ngay thật, tâm huyết, trí tuệ như thế chính là những người nhân dân Việt Nam cần một cách khẩn cấp, là những Ngôi Sao lấp lánh, là vầng sao sáng dẫn đường cho con tàu Việt Nam lao ra các đại dương để cặp bờ bến vinh quang của Phồn Vinh và Hạnh phúc.

Tôi biết có không ít đại biểu có chung ý kiến trên nhưng còn sợ đủ thứ.

Sợ bị cô lập, trả thù, trừng phạt. Sợ uy tín cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng, sợ đời sống riêng tư sẽ khó khăn. Cái bệnh sợ thật đáng sợ!

Tôi xin các đại biểu ấy có dũng khí, có trách nhiệm, là công dân trung với nước, hiếu với dân. Các bạn sẽ có thể gặp khó khăn trong Đại hội, nhưng sẽ được cả giới trí thức dân tộc lập tức ủng hộ, được toàn dân tin yêu, ngưỡng mộ. Dù khiêm tốn đến đâu các bạn sẽ được coi là anh hùng dân tộc, đi đầu trong sự nghiệp cứu dân cứu nước khỏi bế tắc hiểm nghèo, cùng toàn dân đột phá, mở ra Kỷ nguyên Dân chủ Tự do cho Tổ quốc Việt Nam.

Mong rằng hồn thiêng sông núi, các bậc yêu nước tiền bối phù hộ độ trì cho đất nước ta, soi sáng, thức tỉnh một vài chục, hay ít ra là một vài đại biểu cương nghị như trên xuất hiện trong thời gian đại hội.
Mong rằng các bạn trẻ, các bạn trong 30 tổ chức xã hội dân sự, mạng lưới blogger tự do nhân bản bài báo này và, nếu có thể, đưa tận tay hơn 1.500 đại biểu sắp họp tại Hà Nội từ ngày 20/1 tới. Có thể có tác dụng chăng.
Xin đa tạ và kính chào thành công.Bùi Tín
Bùi Tín (sinh năm 1927), bút danh: Thành Tín; là một nhân vật bất đồng chính kiến người Việt, và từng là phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, thượng tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là con của Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của triều đình Huế và nguyên Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín sang Pháp dự hội hàng năm của báo L'Humanité (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng sản Pháp), rồi quyết định xin tỵ nạn tại Pháp, với lý do là để đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền theo cách của ông. Ban đầu ông phê phán đường lối hiện hành của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà ông cho rằng đã xa rời lý tưởng cộng sản. Dần dần, quan điểm của ông ngả sang phê phán cả chế độ cộng sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi một sự đổi mới tự do dân chủ một cách thật sự và nhanh chóng ở Việt Nam.
Hai tác phẩm nổi tiếng của ông viết sau khi ra nước ngoài là Hoa xuyên tuyết và Mặt thật. Cuốn Hoa xuyên tuyết được có mặt trong nhiều danh sách tài liệu tham khảo của các dự án nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam.

Nhà báo Bùi Tín và những lời trần tình cuối đời


Nhà báo Bùi Tín và những lời trần tình cuối đời tố đảng CSVN mà ông là cựu đại tá bộ độ “Cụ hồ” (Thay một lời trăng trối gửi các đảng viên CS, các đồng chí cũ)

Tôi từng ở trong Đảng CS từ tuổi 20, ở trong Đảng 44 năm, 65 tuổi mới thoát Đảng, trở thành người tự do 25 năm nay. Có người bảo là quá chậm, còn chê vui là “sao mà ngu lâu thế!”, nhưng tôi chỉ mỉm cười, tự nhủ mình ngu lâu thật, nhưng vẫn còn sớm hơn hàng triệu đảng viên hiện còn mang thẻ đảng viên CS cuối mùa. Nghĩ mà tội nghiệp cho các đồng chí cũ của tôi quá, sao lại có thể ngu mê, ngủ mê lâu đến vậy.

Năm nay tôi tự làm “cuộc kỷ niệm” độc đáo, về thời điểm cuộc đời tôi, đến năm nay 2015, tính ra đã đạt một nửa đời (20 năm đầu đời cộng với 25 năm ở nước ngoài) là 45 năm không có dính dáng gì đến đảng CS. Tôi đã lãng phí gần nửa đời người – gần 45 năm cho những hoạt động lầm lỡ, sai trái, tệ hại vì hoàn cảnh khắc nghiệt của lịch sử, cũng do sự u mê, ngu lâu của bản thân mình.
Nhân kỷ niệm riêng độc đáo này, tôi nghĩ đến vô vàn đồng chí CS cũ của tôi, và viết bài này gửi đến các bạn như một buổi nói chuyện cởi mở, tâm huyết, mong được trao đổi rộng rãi với các bạn cũng như với các bạn trẻ trong Đoàn Thanh niên CS mang tên ông Hồ Chí Minh.

Câu chuyện sẽ xoay quanh hai chữ: Giác ngộ.
Giác ngộ là hai chữ tôi nghe rất nhiều lần khi được tuyên truyền về Đảng CS, về chủ nghĩa CS. Các vị đàn anh giải thích con người tốt phải là con người giác ngộ. Giác ngộ có nghĩa là nhận ra lý tưởng cho cuộc đời minh. Tuổi trẻ cần có lý tưởng, hiểu rõ con đường cần chọn, hiểu rõ tổ chức cần tham gia, không bỏ phí cuộc đời mình. Đó là con đường Cộng Sản, dẫn đến độc lập cho đất nước, hạnh phúc cho toàn dân, họ rao giảng triền miên như thế, chúng tôi cũng cả tin là thế thật.

Theo học các chương trinh và lớp học cho đảng viên mới, cho cán bộ sơ cấp, trung cấp, cao cấp của đảng, bao giờ giảng viên cũng nhắc đến hai chữ giác ngộ. Học, học nữa, học mãi để nâng cao không ngừng trình độ giác ngộ của mỗi người. Đảng viên phải có trình độ giác ngộ cao hơn quần chúng ngoài đảng. Đảng viên mới luôn được học kỹ tấm gương của anh thanh niên Lý Tự Trọng, với nét nổi bật nhất là giác ngộ CS từ tuổi thiếu niên, rồi biết bao tấm gương của những chiến sĩ CS ưu tú, bất khuất trong các nhà tù thực dân ở Côn Đảo, Sơn La, Lao Bảo, Kon Tum... giác ngộ cách mạng cao, nhà tù, máy chém không nao núng, biến nhà tù thành trường học nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng, bất khuất, kiên cường.

Trong các bản khai lý lịch cá nhân, mỗi đảng viên thường kể lại bản thân mình được giác ngộ ra sao, được ai giác ngộ, giác ngộ đến mức nào, và luôn kết luận với lời hứa không ngừng học tập, tu luyện, tự phê bình và phê bình để không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ của bản thân.

Tôi kể ra như thế để thấy hai chữ giác ngộ có tác dụng sâu sắc ra sao đối với mỗi đảng viên CS. Hai mươi nhăm năm nay, tôi hồi tưởng lại quãng đời 44 năm là đảng viên CS,theo dõi chặt chẽ thời cuộc hằng ngày trong nước và thế giới, tôi không khỏi cảm thấy chua chát và cay đắng về hai chữ giác ngộ.
Giác ngộ hình như là một chữ Đảng CS mượn của Đạo Phật. “Giác” là nhận thấy, cảm nhận, thấy rõ, “ngộ” là tỉnh ra, nhận ra lẽ phải, chân lý để làm theo.

Sau khi là con người tự do, là nhà báo tự do, kết thân với nhiều nhà báo tự do của thế giới, các nhà báo tự do Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Hoa, Ba Lan, Tiệp..., tôi tìm đọc các kho tư liệu lưu trữ quý ở Paris, Moscow, London, Washington... rồi suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của mình, của riêng mình, không sùng bái bất cứ một người hay một học thuyết nào. Từ đó tôi giác ngộ không biết bao nhiêu điều mới mẻ, và lần này tôi thật sự có
 cảm giác sâu sắc về hạnh phúc tinh thần tiếp cận được ngày càng nhiều sự thật, lẽ phải, chân lý. Tôi đã tự giác ngộ mình.
Nhìn lại 44 năm quá khứ CS của mình, tôi nhận rõ có không ít điều tôi giác ngộ, cho là đúng, thì khốn thay, hầu hết đều là lầm lẫn, ngộ nhận, ảo tưởng, sai lầm và cả tội ác.
Như chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lê-nin, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản kiểu mác-xít đều là những học thuyết chủ quan, lầm lẫn, hoàn toàn nguy hại trong thực tế, cổ xúy đấu tranh giai cấp cực đoan và bạo lực, đi đến chiến tranh, khủng bố, đổ máu, hận thù. Giữa thủ đô Washington, tôi cùng anh Cù Huy Hà Vũ đã viếng Tượng đài Kỷ niệm hơn 100 triệu nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa CS hiện thực, trong đó có hàng triệu nạn nhân đồng bào Việt ta. Tượng đài nhắn nhủ toàn nhân loại hay cảnh giác với chủ nghĩa CS, tai họa của toàn thế giới.
Tháng 5/2015, Tổng thống Ukraine, một nước cộng sản cũ, đã ký Luật cấm tuyên truyền về chủ nghĩa Mác Lê-nin, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản như trong thời kỳ trong Liên bang Xô Viết từ 1917 đến 1991, coi đó là thời kỳ bi thảm, sai lầm và Tội Ác. Các tượng đài, di tích thời kỳ ấy đều bị phá bỏ. Các sự kiện ấy giúp tôi khẳng định việc thoát đảng CS của tôi là chuẩn xác và giúp tôi thấy Dự thảo văn kiện sẽ đưa ra Đại hội XII sắp đến là lạc hậu, lẩm cẩm và cực kỳ nguy hại cho đất nước, cho nhân dân, cho chính Đảng CS ra sao.

Tôi không thể hiểu vì sao, sau khi Giáo sư Trần Phương, từng là Phó Thủ tướng, là ủy viên Trung ương Đảng, đã chứng minh rành mạch rằng chủ nghĩa Mác, Lê-nin, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa CS đều là ảo tưởng sai lầm, nguy hại, hay vì sao sau khi đương kim Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã công khai cho rằng: “Cái chủ nghĩa Xã hội và cái định hướng Xã hội chủ nghĩa làm gì có trong thực tế mà đi tìm cho mất công!”, vậy mà Bộ Chính trị vẫn cứ khẳng định trong văn kiện Đại hội XII rằng “kiên định chủ nghĩa Mác, Lê-nin, kiên định chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa CS là lập trường không thể thay đổi”, một thái độ ngoan cố, cổ hủ, tối tăm, buộc toàn đảng phải đi theo sự lẩm cẩm dai đẳng nguy hại của mình.
Ngay đối với thần tượng Hồ Chí Minh, tuy tôi biết rằng đây là bình phong cố thủ lợi hại của thế lực bảo thủ trong đảng CS do tệ sùng bái cá nhân ăn quá sâu trong quần chúng, tôi vẫn
 thấy cần và có thể thuyết phục ngày càng đông đảo bà con ta nhận ra sự thật.

Sự thật là ông HCM không phải là thánh thần. Ông là con người với những tốt xấu, mạnh yếu, đúng sai của minh. Ông đã lầm lẫn khi chọn con đường CS, khi lao quá sâu rồi không dám quay lại nữa. Ông đã xa rời lập trường dân tộc, thực hiện lập trường giai cấp cực đoan, đặt ảo tưởng vào giai cấp vô sản quốc tế, và mù quáng đặt niềm tin ở 2 ông Anh lớn Stalin và Mao, 2 con Quỷ Đỏ mà ông cho là “không bao giờ có thể sai”.
Mới đây, có 2 sự kiện minh họa rõ thêm bản chất con người thật HCM. Nhà báo Trần Đĩnh từng gần gũi ông Hồ kể lại ông từng cho rằng không thể giết bà Năm – Cát Hanh Long để mở đầu cuộc Cải cách Ruộng đất, bà lại là ân nhân của đảng CS, – ông còn văn hoa nói: “Không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa”. Vậy mà theo Trần Đĩnh, chính ông Hồ đã viết bản Cáo trạng kết án Bà Năm: “Địa chủ ác ghê”, ký tên CB (của Bác- Bác Hồ) trên báo Nhân Dân của Đảng. Cũng theo Trần Đĩnh, ông Hồ đã cải trang, mang kính râm đích thân đến dự cuộc xử bắn bà Năm.

Vậy ông Hồ là con người thế nào? Nói một đằng làm một nẻo, lá mặt lá trái, tử tế hay không tử tế? Đạo đức hay vô đạo đức?Nhà triết học uyên bác bậc nhất nước ta Trần Đức Thảo trước khi từ giã cõi trần đã kể trong cuốn Những lời trăng trối (do nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê ghi âm) rằng ông đã gặp ông Hồ, quan sát, nghiên cứu sâu về tư tưởng, hành vi, đạo đức của ông Hồ, và đi đến kết luận vững chắc rằng ông Hồ là “con Người muôn mặt, lắm mưu mô, nhiều tham vọng quyền lực, nhiều điều bí hiểm, lắm tên nhiều họ, ẩn hiện khôn lường, lắm vợ, nhiều con, rất phức tạp”, là một “Tào Tháo của muôn đời”.
Ông Trần Đức Thảo cho rằng đảng CS kêu gọi cả nước học tập đạo đức HCM, vậy là muốn biến cả nước thành Tào Tháo hết cả ư! Thế thật thì nguy cho dân tộc ta quá! Ý kiến của nhà triết học này thật thỏa đáng.

Tôi có nhiều lý do để quý trọng ông Hồ. Tôi từng gặp ông khá nhiều lần, khi là phóng viên thời sự quốc tế, vào Dinh Chủ tịch dự chiêu đãi ông Lưu Thiếu Kỳ, ông Alexei Kosigyn hay
 các nhà báo Pháp, Nga, Trung cộng. Năm 1957 khi ông vào Vinh thăm bộ đội Quân khu IV tôi được giao chuẩn bị bài nói chuyện của ông trước cán bộ quân khu, khen ngợi thành tích giúp dân gặt lúa, chống bão, lụt và diễn tập ở giới tuyến, ông liếc qua bản viết, khen đãi bôi: “Chú văn hay chữ tốt nhỉ!” rồi đút vào túi. Hơn nữa, cha tôi có quan hệ mật thiết với ông Hồ. Ông từng ngỏ lời mời cha tôi ra tham chính từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám. Cha tôi lưỡng lự, do quan niệm Nho giáo “Trung thần không theo hai Vua”, nhưng ông Hồ vẫn cử ông Bộ trưởng Tư pháp Vũ Trọng Khánh, rồi ông Vũ Đình Huỳnh mang thư riêng đến. Chính ông Hồ đề cử cha tôi thay Cụ Nguyễn Văn Tố làm nhiệm vụ Chủ tịch Quốc hội sau khi Cụ Tố bị lính Pháp bắn chết. Nhưng tôi không thể vì những chuyện riêng tư ấy mà làm sai lạc sự đánh giá công bằng, khách quan, chuẩn xác của chính mình.

Không một học thuyết nào, không một cá nhân lãnh tụ nào có thể được đặt trên dân tộc và nhân dân. Do yêu nước thật lòng, thương đồng bào Việt mình thật lòng nên sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi đi đến kết luận dứt khoát, sòng phẳng rằng ông HCM là một nhân vật tiêu cực trong lịch sử VN. Ông có phần trách nhiệm lớn làm cho đất nước lâm vào chiến tranh, do ông chọn con đường CS của Đệ Tam Quốc tế nên mới bị thế giới Dân chủ sớm đặt VN ta trong Chiến lược Be bờ ngăn chặn CNCS (Containment of Communism Strategy). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông dựng lên thật ra không phải là chế độ dân chủ, mà còn là chế độ độc đoán toàn trị do đảng CS độc quyền cai trị, đến nay vẫn chưa có tự do ngôn luận, tự do ứng cử và bầu cử, tự do xuất nhập cảnh, tự do tôn giáo, không thực hiện chế độ pháp quyền nghiêm minh,đảng CS nắm trọn cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, còn thêm quyền thứ tư là ngôn quyền.
Các tổ chức xã hội dân sự tự phát đang lớn mạnh cùng các nhà dân chủ từ lão thành đến trẻ tuổi đang cùng các cựu đảng viên CS đã thoát đảng tự đặt cho mình nghĩa vụ trước Dân tộc và Lịch Sử chung sức mở ra Kỷ Nguyên Dân chủ và Tự Do cho nước Việt Nam ta.

Tôi tha thiết kêu gọi tất cả các đảng viên CS nhân các cuộc họp Đại hội Đảng các cấp từ chi bộ, đảng bộ cơ sở đến Đại Hội toàn quốc hãy thắp sáng lên ngọn đèn Giác ngộ mới mẻ, mạnh dạn xóa bỏ những điều giác ngộ cũ kỹ, lạc hậu, giáo điều, lẩm cẩm, mê muội rất có hại, như kiên trì chủ nghĩa Mác Lê-nin, chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản mác-xít, sùng bái nhân vật HCM, kiên trì chế độ toàn trị độc đảng lạc lõng, tệ hại.

Đó chính là sự giác ngộ cần thiết cấp bách hiện nay. Trong các cuộc họp bàn, góp ý vào các
 văn kiện dự thảo, chớ bị lừa dối khi nghe lãnh đạo tuyên truyền rằng các văn kiện đã tiếp thu hàng triệu ý kiến xây dựng, đã được nhất trí cao, không cần bổ sung, sửa chữa gì nhiều, “do kẻ xấu và bọn phản động xúi giục”. Cần nhận rõ nội dung các văn kiện mới là điều kiện sinh tử của đảng, quan trọng hơn vấn đề nhân sự nhiều, vì vận mệnh đất nước, quyền lợi của toàn dân phụ thuộc vào học thuyết chính trị, vào đường lối đối nội, đối ngoại, vào các quốc sách chính trị, kinh tế tài chính, đối ngoại, xã hội và văn hóa đạo đức. Kiên quyết từ bỏ, gột rửa những điều giác ngộ cũ, nhận rõ đó chỉ là những học thuyết sai lầm tệ hại trong thực tế cuộc sống, những tà thuyết đã bị thế giới nhận diện, lên án, loại bỏ, ta không có một lý do nào để gắn bó, quyến luyến, tiếc thương.

Xin các bạn chớ sợ mình đơn độc, thiểu số trong các cuộc họp. Chân lý ban đầu bao giờ cũng là thế. Các bạn chính là những hạt kim cương trong khối quặng đen. Hãy dũng cảm thắp lên ngọn đèn giác ngộ mới, tiên tiến. Các bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc sâu lắng khi dần dần chính kiến của bạn được lan tỏa trở thành chân lý, sự giác ngộ của số đông.

Buổi tâm sự về hai chữ giác ngộ xin tạm ngừng ở đây, mong có ích trong khêu gợi những ý kiến mới mẻ trong tư duy của các bạn về hiện tình đất nước, về con đường cần chọn cho dân tộc, cho Quê hương, để đất nước phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống tự do, bình đẳng, hạnh phúc cho mỗi công dân, mỗi gia đình chung hưởng.


Bùi Tín, VOAs Blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét