Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Kỷ thuật - Chuẩn bị ảnh để đưa lên mạng - Andy Nguyễn


chuan bi anh dua len mang
Nếu bạn dùng một máy ảnh số để chụp hình cho một trang Web, có một vài điều bạn cần phải làm với ảnh của bạn để chuẩn bị cho mạng internet. Ít nhất những tấm ảnh sẽ cần phải được xoay, cắt, và thu cỡ. Và đây là cách  thực hiện những công việc đơn giản này.<!->
Bạn cần đề cao một vấn đề có thể xảy ra. Hầu hết những máy ảnh kỹ thuật số đều lưu trữ ảnh trong dạng JPEG. JPEG là một dạng hồ sơ “lossy” (giảm phẩm chất), vì giải thuật nén hồ sơ sẽ làm cho ảnh bị mất chi tiết và độ rõ mỗi lần tấm ảnh được chỉnh sửa và lưu trữ. Sau đây là một vài việc bạn có thể làm để chống lại sự “mất phẩm chất” này:

1. Nếu có thể, bạn nên chỉnh sửa càng nhiều bước càng tốt, trong cùng một lần, để khỏi phải save vào dạng JPEG nhiều lần.

2. Khi save lại một hồ sơ JPEG, dùng cùng độ nén như đã được dùng trong lần đầu tiên. Với những máy ảnh số bỏ túi, điều này không phải luôn có thể được, vì máy ảnh dùng những setting như Basic, Normal, và High để thay thế những con số. Bạn sẽ vẫn bị “giảm phẩm chất” ngay cả khi bạn dùng cùng độ nén, tuy nhiên, ảnh của bạn sẽ ít bị “hư hao” hơn nếu bạn dùng những setting khác nhau mỗi khi save.

3. Giải đáp tốt nhất là chuyển ảnh của bạn qua một dạng hồ sơ “lossless” ngay tức thì khi bạn tải ảnh từ thẻ trong máy. Cứ giữ những tấm ảnh của bạn trong dạng lossless qua quá trình chỉnh sửa và chỉ chuyển đổi qua JPEG ở bước cuối cùng trước khi đưa ảnh của bạn lên Web. Một ý kiến tốt để lưu trữ ảnh của bạn trong dạng lossless vì đâu biết chừng khi nào bạn sẽ cần lấy ảnh để chuẩn bị cho một mục đích khác trong tương lai. Những dạng lossless thông dụng nhất để dùng là BMP, TIFF, và PNG. Tất cả những dạng này đều có kích thước hồ sơ lớn hơn của JPEG. Dĩ nhiên, mặt trái của cách giải quyết này là bạn sẽ cần thêm sức chứa trong ổ dĩa vì kết quả của những files lớn hơn.

Trong những đoạn kế tiếp, là những bước đơn giản chỉnh sửa cho ảnh của bạn:

chuan bi anh dua len mang1
Ảnh gốc để làm ví dụ, như đã lấy thẳng ra từ máy chụp. Không thể tránh được những bóng tối vì hình đã được chụp ngay giữa trưa nắng gắt.

- Correction (chỉnh cho đúng)
Xoay, cắt, và thu cỡ ảnh của bạn là những bước tối thiểu bạn có thể làm khi bạn chuẩn bị ảnh cho mạng Web. Thêm nữa, bạn có thể cần chỉnh màu và những bước “chấm chấm” khác. Mỗi lần thu cỡ ảnh luôn luôn làm cho ảnh bị mờ chút ít, cho nên nếu bạn có thu cỡ tấm ảnh nào, chắc chắn bạn sẽ muốn Sharpen nó (mài cho bén). Sharpen nên để dành cho bước cuối cùng trước khi bạn save tấm ảnh.

- Trang điểm!
Ở điểm này, ảnh của bạn nhìn khá khá rồi, và sẵn sàng để được đưa lên Web trong trạng thái hiện tại. Nhưng sao lại ngừng ở đây? Những tấm ảnh chỉ nhìn thấy “khá” không phải luôn luôn có đủ khả năng để thu hút sự chú ý của người xem. Có một số cách làm đẹp đơn giản như đổi màu (sơ sơ), trắng đen, màu sepia (xưa), khung giả, bóng tối, bóng sáng, đèn nhân tạo… và nhiều effect khác. Nếu phải đi vào chi tiết của mỗi loại thì chắc chắn sẽ cần một bài viết riêng biệt.

chuan bi anh dua len mang
Cùng tấm ảnh nói trên, sau khi được cho qua những bước “trang điểm” gồm cả xoáy, cắt, thu cỡ, và chỉnh cho bóng sáng hơn.

- Phát hành!
Nếu bạn đã làm theo những bước trên, bạn sẽ có một “rổ” ảnh đã chuẩn bị và sẵn sàng để “ấp” (up). Quá đơn giản phải không các bạn. Không phải vậy đâu. Nếu các bạn chỉ bỏ hình lên, bức ảnh sẽ không có giá trị lắm đối với người xem, trừ khi đó là một tấm “xuất chúng”. Để giúp người xem hiểu thêm về tác phẩm của bạn, bạn nên ít nhất diễn tả chút ít về điều kiện chụp ảnh, kỹ thuật, cảm xúc, và về chủ thể trong ảnh.

chuan bi anh dua len mang2
Sẵn sàng "up" hình lên mạng - photo annaspies/flickr
Chuẩn bị… sẵn sàng… bấm Enter!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét