Liên tưởng là nhân sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ tới sự việc, hiện tượng khác có liên quan, có khi tương đồng nhưng có khi tương phản. Mấy hôm nay trời California trở lạnh, tôi nghĩ đến những ngày tuyết giá ở miền Đông, nơi mà tôi đã sống một thời gian mấy năm, nhưng đồng thời tôi cũng nghĩ đến một cái gì nóng và ấm. Thì ra tôi đang nhớ đến chuyện cục gạch của “Bác Hồ” mà tôi đã được nghe qua ở đâu đó.<!->Chuyện cục gạch này không phải là huyền thoại, nó cũng không là chuyện tiểu thuyết hư cấu, mà chính là chuyện thật của đời “Bác,” do chính “Bác” kể, và chính “Bác” viết thành sách, thì đương nhiên phải là chuyện thật. Tên cuốn sách là: “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,” và tác giả là Trần Dân Tiên, không sai vào đâu, đó chính là “Bác.” Khổ nỗi, không ai nói cho bọn trẻ dưới chế độ XHCN biết Trần Dân Tiên “chính mi,” Hồ Chí Minh.Câu chuyện Trần Dân Tiên viết ở trang 36 về “cục gạch của Bác” như sau:“Ông trọ ở một phòng nhỏ trong một khách sạn rất rẻ tiền ở xóm lao động. Phòng chỉ vừa kê một cái giường sắt chật, một cái bàn nhỏ và một cái ghế. Chỉ thế thôi, không có gì khác. Về mùa Đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn. Chiều đến ông lấy viên gạch ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét.”Câu chuyện Trần Dân Tiên viết, có thể xem qua rồi bỏ, nhưng khổ thay các con cháu của “Bác” lại cứ nhặng xị lên, làm như thật, vì cái gì của “Bác” lại không thơm tho, vĩ đại. Không rõ câu chuyện thực hư thế nào, các văn công thi sĩ cứ vung bút ca tụng lên cho có lập trường cái đã, rồi mọi chuyện tính sau.Chế Lan Viên, chuyên viên nịnh bợ, đã viết một câu thơ chẳng ra thơ:
“Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá!”Tố Hữu không quên “nghề của chàng” nhưng câu cuối xuống “xề” quá vụng:“Muôn nỗi đời như ảnh trắng đen
Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn
Một hòn gạch nóng nung tâm huyết
Mẩu bánh mì con nuôi chí bền.”Sách “Bác” ghi rõ ràng là viên gạch, trước khi đi làm “Bác” bỏ vào lò bếp khách sạn, nhưng đời sau, sợ bếp khách sạn không đủ nóng, người ta lại nói “Bác” đem gửi cục gạch ở lò bánh mì. Con cháu đời sau, có người minh chứng rằng một “cục gạch hồng” không thể gói bằng tờ giấy báo đem lên lầu hai nơi “Bác” ở được, tờ báo sẽ cháy và “Bác” sẽ bị phỏng tay. Một cục gạch nếu được đốt nóng cũng không giữ nhiệt được quá một tiếng đồng hồ.Bác ở nhà số 9 ngõ Compoint từ ngày 14 Tháng Bảy, 1921 đến 14 Tháng Ba, 1923, mãi đến 56 năm sau, hơn nửa thế kỷ, kể cũng lạ, là khi phái đoàn Cộng Sản Bắc Việt đến Paris, tìm đến thăm nơi “Bác” ở, mà tất cả hãy còn nguyên vẹn: “Một chiếc la-va-bô treo tường, có vòi nước chỉ để rửa mặt, ngay cạnh đó là một chiếc tủ quần áo làm bằng gỗ tạp. Sát tường bên trái là một chiếc giường sắt đơn vừa đủ một người nằm. Đầu giường có một chiếc tủ con để sách vở và vài đồ lặt vặt. Phía trên có một ngọn đèn nhỏ vừa đủ để thắp sáng gian buồng…”Báo Giáo Dục và Đào Tạo còn phịa chuyện: “Ta còn phải học Bác ở tinh thần vượt gian khổ để học tập. Thời gian Bác sống ở Paris, rất cực khổ. Bác thuê phòng trọ nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền, mỗi buổi mai nấu cơm trong một cái sanh nhỏ đặt trên ngọn đèn dầu. Cơm ăn với một con cá mắm hoặc một ít thịt, ăn một nửa còn một nửa dành đến chiều. Có khi một miếng bánh mì với một miếng phó-mát là đủ ăn cả ngày.”Ở Paris vào năm 1921, chưa có dân Việt tị nạn Cộng Sản chạy sang đông như dân Little Saigon ngày nay, mà “Bác” đã kiếm ra cá mắm để xơi nửa con, và gạo Ông Địa để nấu cơm, mà nấu cơm trên một ngọn đèn dầu, lòng tôi không thấy chút nào khâm phục “Bác” mà khâm phục người viết báo thối tha nào đã bịa chuyện kinh hoàng đến mức này.Ông Nguyễn Trường Phú, chuyên viên Bảo Tàng Hồ Chí Minh, còn bạo gan nói rằng “hiện vật viên gạch hồng” cùng với nhiều đồ vật khác mà người thanh niên Nguyễn Ái Quốc sử dụng khi ở ngôi nhà số 9, ngõ Công-poăng, quận 17, thành phố Pa-ri (Pháp) nằm trong bộ sưu tập quý của Bảo Tàng Hồ Chí Minh.” Nhưng sau đó, thấy chuyện vô lý, ông này đã nói lại là viên gạch trưng bày ở đó hiện nay là viên gạch được phục chế trên cơ sở viên gạch đồng thời, đồng loại do ông tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn tặng viện bảo tàng!“Năm 1974, chiếc tủ đựng quần áo, tủ con để đầu giường đã được đại sứ quán nước ta tại Pháp tổ chức lực lượng vận chuyển qua Béc-lin (Đức) bằng xe lửa, rồi gửi về nước!” Thật quá rắc rối!Cũng không hiểu sao với chuyện nhà cửa đắt đỏ ở một thành phố lớn như Paris, mà bà chủ nhà Jammot lại để nguyên đồ đạc trong căn phòng của “anh Nguyễn” hơn nửa thế kỷ, để chờ phái đoàn Việt Cộng đi hội đàm ở Paris đến thăm và đòi mua lại. Hồ Chí Minh sinh năm 1890, hoạt động ở Paris đến năm 1921, tức là lúc ông đã 31 tuổi. Nếu bà cụ Jammot trẻ lắm thì phải trạc hay hơn tuổi “Bác,” như vậy năm 1974, bà đầm này cũng đã 84 tuổi, còn ở nguyên căn nhà ấy, còn minh mẫn để nhớ, kể chuyện vanh vách và dẫn lên tầng 2, nơi “anh Nguyễn” ở. Giá mà Bộ Chính Trị chở được bà này về Hà Nội trưng bày trong viện bảo tàng thì hay biết mấy!“Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” “là cuốn sách kể lại những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến những năm đầu trong cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược,” của chính một người viết để đánh bóng thân thế và sự nghiệp của chính mình. Chính “Bác” trong cuốn sách này đã tự tả vẻ “đẹp lão“của mình (vào năm 1946) “Tóc người đã hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng …”Thế giới từng có chuyện suy tôn lãnh tụ, cũng có văn, thi sĩ đặt thêm bút hiệu để tự ca tụng mình, nhưng quả thật trên đời này, không ai vô liêm sỉ bằng “Bác!”Trở lại huyền thoại “cục gạch hồng” của “Bác” người ta kể lại một câu chuyện “tếu” như sau:“Một phái đoàn Hà Nội được thành lập, lên đường đi Paris, quyết tâm cao tìm cục gạch. Đến Pháp, họ tới ngõ làm bánh mì ngày xưa, thăm hỏi, lục lọi nhiều nơi, nhiều ngày, nhưng không ai nghe nói đến cục gạch của ‘Bác.’ Cuối cùng họ gặp một bà đầm đầu tóc bạc, móm mém ở một góc phố. Kiên nhẫn, nhân viên trong phái đoàn lập lại những câu hỏi về cục gạch.-Các ông nói là các ông đi tìm cục gạch để sưởi ấm những đêm Đông tại nhà trọ, ngõ này của ông Nguyễn?-Vâng ạ, chúng cháu đang tìm cục gạch đó ạ.-Thế thì: Cục gạch, mà các ông đang đi tìm chính là… tôi đây!Đừng tin những gì “Bác” nói và những chuyện chúng ca tụng về “Bác.”Chân lý ấy không bao giờ thay đổi.Người Bắc gọi “bốc phét.”Người Nam kêu “ba xạo!”
[BBC photo]
Tình cờ , và thú vị làm sao, Gấu được đọc một mẩu chát trên một diễn đàn, liên quan với vụ việc này. Xin post lại, có bỏ đi một số chi tiết cá nhân.
-Bạn...
ơi, bạn sang Pháp lâu
chưa, hay bạn đang ở nước nào thế? Mình chưa được đến thăm nhà Bác Hồ ở
Paris,
nhưng cô giáo tiếng Pháp của mình bảo rằng tên phố Bác ở ngày xưa là
Compoint
cơ, thế có đúng không hả bạn.
-Thế
bạn TT có biết sự tích
viên gạch sưởi ở ngõ Công - Poăng không? Hay cực!
-Mình
chỉ biết Bác Hồ dùng
gạch để sưởi ấm mùa đông thôi, mình không biết sự tích hòn gạch ấy thế
nào bạn
ạ. Bạn có thể kể cho mình được không?
-Khéo bác...
lại kể chuyện bác mang hòn gạch lấy từ cái lò gạch
sinh ra Chí Phèo sang
Pháp cũng nên
-Ừ, vậy
tớ kể chuyện viên
gạch ngõ Công Poăng cho các bạn nghe
nhá.
Đầu
những năm 70' của thế kỷ
XX, sau khi Người đã qua đời được vài năm, một tổ công tác chính trị
được thành
lập. Đa số các thành viên của tổ là các khoa học gia về bảo tồn, bảo
tàng, lịch
sử và khảo cổ học. Đó là tiền thân của Bảo tàng HCM sau này.
Nhiệm
vụ của tổ công tác là
đi khắp đất nước, và một số địa điểm ngoại quốc để sưu tầm tư liệu, vật
dụng
hàng ngày... của Người trong thời gian Người bôn ba hải ngoại để tìm
đường cứu
nước. Một nhóm công tác đặc biệt được cử sang Pháp cũng không ngoài mục
đích
đó.
Một
nhiệm vụ cụ thể của nhóm
công tác là tìm hiểu về sự thực chuyện viên gạch Người dùng để sưởi ấm
mùa đông
khi Người đang là anh thanh niên 25 tuổi đẹp trai nhưng nghèo khổ ở
Paris, sống
ở nhà số 9 ngõ Công Poăng. Nhà số 9 Công Poăng tầng dưới là quán cà
phê, tầng
trên Người thuê ở, người làm nghề rửa ảnh. Phòng kê vừa một cái giường,
hai cái
ghế một cái bàn con.
Nhóm
công tác đã phỏng vấn
nhiều người dân sống trong khu vực này cùng thời với sự kiện viên gạch,
và kết
quả là không có người dân nào biết về sự kiện này.
Đến
ngày cuối cùng trong thời
gian làm việc. Nhóm công tác tình cờ gặp một bà cụ già 70-80 tuổi nhăn
nheo móm
mém nhưng vẫn còn giữ lại một chút nhan sắc thời trẻ sống tại nhà số 11
ngõ
Công Poăng. Khi được hỏi về sự kiện viên gạch Người dùng sưởi ấm trong
mùa đông
giá rét ở Paris ,
bà cụ già công nhận là có biết chuyện này. Nhóm công tác mừng rỡ và đề
nghị bà
cụ giúp đỡ để tìm lại viên gạch để mang về Việt Nam ,
bà cụ gật đầu mỉm cười duyên
dáng và nói:
- "Viên
gạch đó chính là
tôi đây!"
Cứ giả
sử, nhân dân đều biết
tỏng, Bác ôm cục gạch ấm áp mềm mại trong tay mà đã phịa ra cục gạch
sần sùi
gói trong tờ báo, liệu nhân dân có còn "giận thì giận nhưng thương thì
vẫn
thương"?
Đây
cũng là câu hỏi tờ TLS
nêu ra khi điểm cuốn tiểu sử Koestler, liên quan đến vấn đề đạo hạnh,
đời tư
của người viết.
Sự khác
biệt, là, ông Hồ là
nhà chính trị, còn Koestler, nhà văn.
"The
final rout of the
Soviet imperium in 1989-1990 began with the publication of Darkness at
Noon"
David
Cesarani: Arthur
Koestler: Một cái đầu không nhà, The homeless mind.
[Cú
hỏng cẳng sau chót của uy
quyền tối thượng của Xô Viết, vào thời kỳ 1989-1990, bắt đầu, khi Bóng
Đêm Giữa
Ban Ngày của Koestler ra lò, 1940].
Đúng là
đòn "cách sơn đả
ngưu"!
Cuốn
tiểu sử cho thấy một ông
Koestler rất mê hiếp dâm phụ nữ, coi đây như là một thú vui giải trí
được cho
phép! Sau khi cuốn sách ra lò, trên tờ Người Nữu Ước, Gấu tình cờ đọc
thấy, một
độc giả cho biết thêm chi tiết, nhân vật nữ thư ký, nữ đồng chí của tay
Rubashov, có thiệt ở ngoài đời, tháp tùng ông trong chuyến đi thăm cái
nôi của
cách mạng vô sản, là Liên Xô. Sau khi ông ta chơi chán chê, bèn nhờ KGB
giải
quyết giùm.
Nhưng
cũng có thiệt ở ngoài
đời, đàn bà trung thành với ông cho đến chết, thí dụ như bà vợ thứ ba,
Cynthia,
đã cùng đi tầu suốt với ông, vào năm 1983, khi ông bịnh nặng, đành tìm
đến cái
chết.
Koestler
là nhà văn bậc thầy,
theo nghĩa, tác phẩm của ông là bông sen, nở ra từ vũng bùn báo chí. Sự
thành
công khiến ông nghĩ, ông có thể vươn tới những vùng đất khác, như giả
tưởng,
triết học, khoa học.
Có lần
ông huênh hoang về
mình: Ta sẽ là một Darwin
thứ hai!
Ông ta
chết như là một thằng
đàn ông cay đắng, chua chát, ích kỷ, chỉ biết có mình, chưa hề tìm ra
được căn
nhà thực sự, để cho danh tiếng làm hư ruỗng tài năng của mình. Nhà viết
tiểu sử
kết luận về Koestler.
Nhưng
quả là thiên tài, khi,
từ bao nhiêu năm trước, với con mắt cú vọ của một ký giả khi nhìn vào
sự kiện
đời thường, tức diễn tiến những vụ án tại Moscow, mà đã ngửi ra được
tiếng
chuông gọi hồn của chủ nghĩa Cộng Sản, thì quả là cao thủ!
Và
chính cái ngọn lửa thiên
tài đó, làm cho Bóng Đêm Giữa Ban Ngày [1940] cứ sống hoài, và cùng với
nó, là
tên của Arthur Koestler. Sáu chục năm sau, [bài điểm cuốn "Koestler,
The
homeless Mind" của Cesarani, là trên tờ TLS số đề ngày 15 tháng Giêng,
1999. Người điểm: Michael Shelden, tác giả những cuốn Orwell: Tiểu sử
được phép
1991, và Graham Greene: The man within, 1994], cuốn sách vẫn tiếp tục
hớp hồn
độc giả, và vẫn được nhắc nhở tới, trong rất nhiều trường hợp hoàn cảnh.
Tuy
nhiên, theo bài viết, mùa
thu vừa rồi [1990], trong một hồ sơ hình sự của toà án Mỹ, có ghi lại
một nhận
xét của một tay bị tình nghi phạm tội: "Tôi cảm thấy giống như một nhân
vật ở trong một cuốn tiểu thuyết. Tôi cảm thấy mình như một kẻ nào đó,
kẻ này
bị vây bủa bởi một sức mạnh chèn ép, và cái sức mạnh này tạo ra một lời
dối trá
về tôi, và tôi không có cách chi để nói ra sự thực. Tôi cảm thấy mình
như nhân
vật ở trong Bóng Đêm Giữa Ban Ngày".
(from
'A Challenge to
'Knights in Rusty Armor'', The New York Times, February 14, 1943)
Một nhà
nước dân chủ vận hành
trơn tru, thì cũng giống như bộ đồ may thật khéo, vừa khít với người
diện nó:
Chẳng có ai thèm để ý đến!
Với những con người bình thường ở Anh, Gestapo,
hay trại tù tập trung thì cũng xêm xêm như là con quái vật ở ở hồ Loch
Ness.
Nói ra rả về sự độc ác ở những nơi chốn đó, thì cũng vô dụng, vô ích,
khi đụng
phải một sự thiếu hụt một cách rất ư là khỏe khoắn, của trí tưởng tượng.
A.
Koestler.
Đang lèm bèm về viên gạch của Bác Hồ, khéo làm sao, nhà nước, qua giáo sư Phan Huy Lê chính thức xổ toẹt huyền thoại Lê Văn Tám.
Đang lèm bèm về viên gạch của Bác Hồ, khéo làm sao, nhà nước, qua giáo sư Phan Huy Lê chính thức xổ toẹt huyền thoại Lê Văn Tám.
Ông
nhắc lại câu của Trần Huy
Liệu, “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám, anh Liệu có nói với tôi
rằng:
“Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này
khi đất
nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ
khi đó tôi
không còn nữa.”
Liệu có
thể gọi, đây là
"một sự thiếu hụt rất ư là không mạnh khoẻ trí tưởng tượng?
Đây
không phải là một huyền
thoại, và đúng là một thực tại. Bạn có thể "nói thật" về Bác Hồ đến
cỡ nào đi chăng nữa, vẫn có những người sẽ chẳng bao giờ tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét