Trong gần 500 nữ du học sinh đang theo học ở nhiều quốc gia, ban tổ chức cuộc thi Miss Du học sinh Việt đã chọn ra 10 gương mặt nổi trội về sắc đẹp, tài năng, thành tích học tập.<!->
Miss Du học sinh Việt 2015 là cuộc thi sắc đẹp đầu tiên dành cho cộng đồng du học sinh Việt Nam trên toàn thế giới, do chính các bạn trẻ đang học tập xa quê hương tổ chức. Cuộc thi diễn ra từ ngày 10/10 đến 30/11, với sự đồng hành của Hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân và Hoa hậu thân thiện năm 2008 Dương Thùy Linh trong vai trò ban giám khảo. Giống các cuộc thi sắc đẹp khác, Miss Du học sinh Việt gồm 3 vòng thi: sơ tuyển, tài năng và chung kết. Ở vòng tài năng, chung kết, thay vì tập trung tại một địa điểm thi đấu, các thí sinh sẽ thực hiện một video và gửi đi. Nguyễn Hà Duy (sinh viên ngành Luật tại Nga), Trưởng ban tổ chức cho biết, đã nhận được gần 500 hồ sơ tham dự của các du học sinh đang theo học ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Australia… Người thắng cuộc của cuộc thi được lựa chọn theo tiêu chí: nhan sắc, ngoại hình và 2 yếu tố chính là thành tích học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Trong ảnh là Đỗ Vân Anh (20 tuổi), du học tại trường Suffolk University (Boston, Mỹ) – top 10 thí sinh xuất sắc cuộc thi. Thời học phổ thông, Vân Anh giành được nhiều giải thưởng ở các cuộc thi văn nghệ như: Nhất Festival hát tiếng Anh thành phố Hà Nội năm 2004; Huy chương Vàng cuộc thi Tiếng hát họa mi thành phố Hà Nội năm 2004; 3 huy chương vàng cuộc thi Ca khúc măng non thành phố năm 2004-2005-2006… Trong 2 năm đầu mới vào trường High School ở Boston, Vân Anh luôn đứng top 3 học sinh tiêu biểu của trường. Nữ sinh sau đó nhận được học bổng cao nhất của 2 trường em đăng ký nhập học là Suffolk University và Newburry College. Chọn học tại Suffolk University, năm vừa qua, cô sinh viên người Việt khiến không ít bạn bè nể phục bởi thành tích điểm trung bình GPA 3.97/4.0, nhận được thư mời làm thành viên trong hội sinh viên ưu tú quốc tế Phi Theta Kappa Honor Society.
Vũ Nam Phương (21 tuổi) là cử nhân Chẩn đoán hình ảnh y tế liên quan đến y học phóng xạ tại UT MD Anderson Cancer Center, thành phố Houston – ngôi trường nghiên cứu về Ung thư hàng đầu thế giới. Tốt nghiệp trường THPT Lê Quý Đôn (TP HCM), Phương dự tính theo ngành truyền thông hoặc kinh doanh nhưng do định hướng chưa rõ ràng nên đã sang Mỹ học các lớp cơ bản của một trường cao đẳng rồi chuyển tiếp lên đại học và thử sức vào UT MD Anderson Cancer Center School of Health Profession. Trong thời gian học tại Mỹ, cô gái Việt Nam có chiều cao “người mẫu” 1m78 đã đạt nhiều thành tích. Điểm trung bình GPA 22 môn học đại học của em đạt 3,94/4.0. Phương vinh dự là thành viên của Hội sinh viên Ưu tú Phi Theta Kappa, nhận giấy khen President’s list 2013-2015 của trường cho những sinh viên học có điểm GPA trên 3,7.
Lê Phương Thảo (22 tuổi), tốt nghiệp ngành Thiết kế thời trang tại Học viện Thời trang London Hà Nội và có một năm làm việc ở Việt Nam. Với mong muốn được trau dồi thêm kiến thức ở một trong những kinh đô thời trang lớn nhất thế giới, em nộp hồ sơ vào Học viện Istituto Marangoni Paris (Pháp) và hiện là sinh viên ngành Quản trị thương hiệu và Kinh doanh thời trang của ngôi trường này. Năm 2016 tới, sau khi tốt nghiệp, Phương hy vọng sẽ được làm việc ở Pháp rồi trở lại Việt Nam phát triển thương hiệu thời trang riêng.
Bùi Thu Vân (24 tuổi), sinh viên trường Bournemouth University (Vương quốc Anh). Tốt nghiệp bằng giỏi Chương trình tiên tiến đại học Kinh tế quốc dân, em sau đó nhận học bổng The Business School Dean’s MBA Scholarship để tham gia khoá học MBA tại Đại học Bournemouth. Tháng 11 vừa qua, Vân tốt nghiệp và là một trong ba sinh viên đạt thành tích học tập xuất sắc nhất khoa. Em nhận bằng khen của Đại học Bournemouth cho sinh viên đạt thành tích học tập xuất sắc cho khoá học MBA và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá. Hiện Vân là “a country champion”, người đại diện cho Việt Nam tại Đại học Bournemouth, mang hình ảnh và văn hoá Việt Nam đến tất cả sinh viên đang và sẽ học tập tại Đại học Bournemouth. Nữ sinh này cũng là giảng viên dạy tiếng Anh cho học sinh quốc tế ở các trung tâm và cách làm nghiên cứu cho sinh viên.
Phạm Hải Yến (24 tuổi), học thạc sĩ về Quản lý rủi ro tài chính tại Đại học Florence (Italy). Trước khi du học, em tốt nghiệp Đại học Hà Nội với 2 tấm bằng loại Giỏi ngành Tài chính – Ngân hàng và tiếng Anh phiên dịch. Điểm tốt nghiệp của Yến nằm trong top 10% toàn khóa.Điểm trung bình môn của nữ sinh Việt Nam cho năm thứ nhất tại đại học Florence là 28,5/30. Sau khi kết thúc khóa học Thạc sĩ 2 năm, Yến sẽ về Việt Nam theo đuổi công việc tài chính. Sau đó nếu có cơ hội, cô bạn mong ước sẽ mở nhà hàng mang phong cách Việt – Italia của riêng mình.
Mấy tuần nay, trên báo chí trong nước cũng như trong các diễn đàn mạng, người ta bàn tán sôi nổi về hiện tượng hầu hết những học sinh xuất sắc nhất của Việt Nam, sau khi du học ở nước ngoài, đều không về nước. Theo thống kê, hiện nay có trên 100,000 du học sinh rải rác ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Tôi không biết chính xác là bao nhiêu người trong họ quyết định ở lại nước ngoài. Chỉ nghe nói là rất nhiều. Ví dụ thường được nêu lên là trong số 13 học sinh thắng giải “Đường lên đỉnh Olympia” và được đi du học, chỉ có một em, một em duy nhất, chịu về nước. số người nghĩ đến việc về nước sau khi tốt nghiệp chỉ là một phần nhỏ, may lắm là một phần ba. Còn lại, tất cả đều quyết định là sẽ tìm cách ở lại.Nguyên nhân, người ta kể, là không có “quan hệ”. Ở Việt Nam, không có “quan hệ” hoặc “tiền tệ” để đút lót, việc kiếm được việc làm tốt coi như vô vọng. Ngược lại, tôi cũng biết khá nhiều người, thuộc “con cháu các cụ” (CCCC), học hành không giỏi giang gì cả, sau khi về nước một thời gian ngắn, được bổ dụng làm giám đốc công ty này công ty nọ. Bởi vậy, ở Việt Nam mới có câu tục ngữ:
Thứ nhất hậu duệ
Thứ nhì quan hệ
Thứ ba tiền tệ
Thứ tư trí tuệ
Thứ nhì quan hệ
Thứ ba tiền tệ
Thứ tư trí tuệ
Trong câu ấy, “trí tuệ”, tức khả năng chuyên môn, nằm ở cuối cùng. Thậm chí, ở một biến thể của câu tục ngữ trên, nó còn không có mặt:
Thứ nhất tiền tệ
Thứ nhì hậu duệ
Thứ ba ngoại lệ
Thứ tư đồ đệ
Thứ nhì hậu duệ
Thứ ba ngoại lệ
Thứ tư đồ đệ
(NHQ)
Vì sao du học sinh không muốn về nước
Có rất nhiều lý do được đưa ra để các du học sinh cân nhắc mình sẽ ở lại làm việc hay về nước lập nghiệp.
Không chỉ có vấn đề về thu nhập mà những du học sinh còn cảm thấy môi trường làm việc ở nước ngoài
có sức sáng tạo và phát triển hơn so với môi trường trong nước.
Một sinh viên kiến trúc học tại Pháp, 28 tuổi, sắp lấy bằng tiến sỹ cho biết: “Em không biết khi về có một môi trường tốt để làm việc không? Ở đây, em đang có cơ hội việc làm. Một năm làm việc ở đây có thể bằng nhiều năm làm việc tại VN. Vấn đề không chỉ là thu nhập cao, mà là sự rút ngắn thời gian trưởng thành và cơ hội sáng tạo”.
Có rất nhiều sinh viên giỏi du học và đạt kết quả xuất sắc trong học tập ở nước ngoài hiện đang “đứng giữa đôi dòng nước” như vậy. Sinh viên Việt Nam hiếu học, chăm chỉ, thông minh, nhưng vẫn thiếu những cơ hội thực sự.
A. Đ., một trong số những du học sinh có được tấm bằng tiến sỹ ở lứa tuổi ngoài 20, với đề tài thuộc lĩnh vực môi trường từ Quebéc, Canada trở về cho biết: “Những gì chúng em được học và muốn làm thì rất khó thực hiện ở VN. Sự thiếu thốn các điều kiện thực hiện, và hàng loạt những vấn đề tế nhị khác về vấn đề thủ tục hành chính, về kinh phí, về con người và đặc biệt là sự nhìn nhận thiếu công bằng đối với những trí thức trẻ đã khiến những sinh viên giỏi không muốn trở lại môi trường làm việc ở VN sau khi tốt nghiệp”.
Một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở hệ cử nhân tài năng – ĐHQG HN cho biết: “Một số em xuất sắc thi được học bổng du học vẫn gửi e-mail về cho tôi, nhưng hầu như không thấy em nào đề cập đến chuyện trở về”.
Một số sinh viên hệ cử nhân tài năng, chuyên ngành Tin học, Vật lý tại trường này cho biết: “Học ở hệ đào tạo đặc biệt này năm đầu tiên, chúng em thấy có sự khác biệt so với hệ đại trà. Tuy nhiên càng học sâu hơn, chúng em càng thấy thiếu thốn nhiều thứ trong việc học tập, đặc biệt là nghiên cứu khoa học. Năm thứ 2, nhiều người trong chúng em chỉ chăm chăm vào một mục tiêu thi lấy học bổng du học.
Và du học xong thì không trở về hoặc nếu có cũng không có cơ hội để cống hiến. Đó là cái vòng luẩn quẩn của nhiều trí thức trẻ có tài.
Không kể hàng trăm sinh viên giỏi đã được tuyển chọn học các chương trình đào tạo đặc biệt trong nước, hàng năm còn có hàng trăm sinh viên khác tốt nghiệp các chương trình đào tạo ở nhiều ĐH nước ngoài trở về. Đó là nguồn nhân lực có thể đóng góp tốt cho các lĩnh vực kinh tế xã hội, nếu như có những cơ chế để tạo một môi trường cho họ làm việc, sáng tạo và phát triển.
Đến nay, chưa có một điều tra nào về thực trạng việc làm của những du học sinh, sau khi tốt nghiệp các trường ĐH nước ngoài trở về. Đây là vấn đề lớn, nhưng nhiều năm qua đã chưa được đặt ra một cách nghiêm túc. Những ưu đãi hiện hành với “người tài” mới chỉ mang tính nhỏ lẻ, do các địa phương, các cơ quan đặt ra, tùy theo tình hình mà thực hiện, không phải một cơ chế ở tầm vĩ mô có khả năng khuyến khích những người có năng lực phấn đấu trong học tập và cống hiến theo yêu cầu ở các lĩnh vực kinh tế xã hội.(Theo-Ngoisao)
Vũ Thị Mỹ Ngọc (25 tuổi) học thạc sĩ Tài chính tại trường Nottingham Trent University
(Vương Quốc Anh). Em tốt nghiệp đại học loại giỏi tại Depaul University (Chicago, Mỹ)
và nhận được học bổng của 3 trường đại học ở Anh là Nottingham Trent University,
Bournecmouth University và Sheffeld Hallam University. Ngoài khả năng học tập, cô gái này còn có năng khiếu âm nhạc.
Đặng Hoàng Phương (19 tuổi), du học sinh tại trường Pace University Of Technology
(New York, Mỹ). Nữ sinh cao 1m73 này là Phó chủ tịch câu lạc bộ Key Club International
– một tổ chức gây quỹ từ thiện giữa các trường trung học. Em nhận được hai học bổng từ
hội đồng Alumni Key Club và trường trung học.
Lê Hương Thảo (19 tuổi) đạt học bổng 4 năm của Ritsumeikan Asia Pacific University
(Beppu, Nhật Bản) và hiện theo học tại ngôi trường này. Không chỉ sở hữu thành tích
học tập tốt, nữ sinh Việt còn biết chơi đàn piano, đàn nhị, võ Aikido và các trò ảo thuật.
Em là sáng lập viên của tổ chức tình nguyện “trái tim hồng” chuyên giúp đỡ các em nhỏ
vùng sâu và hoàn cảnh khó khăn. Lúc ở Việt Nam, Thảo tham gia chụp ảnh cho một số báo
và đóng phim ngắn ‘Có 2 vé cùng xem nhé’ dành cho giới trẻ
Nguyễn Cát Nhiên (21 tuổi), sinh viên trường University of the West of England (vương quốc Anh).
Cô gái cao 1m75 này từng là gia sư giúp các học sinh lấy lại được căn bản trong môn Toán, Lý, Hóa.
Với quan điểm “cho đi là nhận lại”, Nhiên thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như:
hiến máu nhân đạo, hoạt động thiện nguyện cùng gia đình và bạn bè ở các trại trẻ mồ côi, bệnh viện tâm thần…
Qua những chuyến đi ấy, Nhiên không chỉ được giúp đỡ các mảnh đời bất hạnh mà hơn hết em có được bài
học cuộc sống, biết cách trân quý những gì mình đang có và chia sẽ với cuộc đời khó khăn.
Hà Ái Nhi (21 tuổi) sinh viên năm cuối ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Kaplan (Singapore).
Trước khi du học, nữ sinh này từng giành được học bổng và học tập tại vương quốc Anh.
Nhi tham gia Hiệp hội cứu trợ động vật cùng các bạn nước ngoài để giúp các loài vật như:
chó, mèo bị bỏ hoang… Cô gái này có biệt tài đánh đàn piano, khi em đã theo học được 10 năm.
Chung cuộc, cô gái có chiều cao nhất cuộc thi và sở hữu bảng thành tích học tập “khủng” Vũ Nam Phương,
học Chuẩn đoán hình ảnh Y khoa tại UT MD Anderson Cancer Center (Texas, Mỹ) giành ngôi vị cao nhất.
Phương cho biết, 25 triệu đồng nhận được từ Miss Du học sinh Việt sẽ dùng làm từ thiện, giúp đỡ những em nhỏ khó khăn ở Việt Nam.
Quỳnh Trang
Ảnh: Ban tổ chức
Ảnh: Ban tổ chức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét