Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

Xóm tạm bợ giữa lòng Đà Nẵng - RFA


K147-622.jpg
Hẻm K 147 Lý Thái Tổ, Đà Nẵng với nguyên một dãy nhà lụp xụp dài gần cây số.
RFA PHOTOGiữa thành phố được xếp vào diện giàu có và đẹp bậc nhất miền Trung, bên cạnh một trung tâm thương mại sầm uất một thuở mà ai nhắc đến Đà Nẵng không thể không nói đến nó: Chợ Cồn, vẫn có một con hẻm K 147 Lý Thái Tổ với nguyên một dãy nhà lụp xụp dài gần cây số. Trong đó có nhiều ngôi nhà tạm bợ ngoài sức tưởng tượng, mưa thì dột bốn bề, nước lỏng bỏng khắp nơi, chỗ ăn, chỗ ở, chỗ ngủ dồn vào trong mấy mét vuông, đôi khi thấy còn thê thảm hơn cả cái chuồng ngựa trong các phim Tàu
<!->.Xóm nghèo như cổ tích
Nhà này do nằm trong khu vực giải tỏa nên chưa xây được, cũng mấy chục năm nay rồi. Trời mưa thì nó hay dột, thường thì mình phải lấy bạt, áo mưa che cho đỡ dột.
-Một cư dân Đà Nẵng
Một cư dân Đà Nẵng, sống trong hẻm K147, Lý Thái Tổ, yêu cầu giấu tên, chia sẻ:
Nhà này do nằm trong khu vực giải tỏa nên chưa xây được, cũng mấy chục năm nay rồi. Trời mưa thì nó hay dột, thường thì mình phải lấy bạt, áo mưa che cho đỡ dột...!”
Theo thanh niên này, sở dĩ cả một con hẻm dài chỉ quanh quẩn trong việc giữ xe thuê và bán vài ly cà phê cóc, không dám xây dựng gì thêm cũng không dám kinh doanh bởi cả con hẻm này thuộc diện đền bù giải tỏa để mở rộng trung tâm thương mại Chợ Cồn. Và kể từ ngày có dự án mở rộng cho đến nay, mọi hoạt động xây dựng ở con hẻm này bị ngưng trệ, cấm cửa, chính vì thế, người dân trong con hẻm này cắn răng chịu đựng mọi khó khăn để tồn tại qua ngày.
Và một khi phải sống với tâm lý không ổn định, không xác tín được ngày mai sẽ ở đâu, di dời như thế nào, sẽ dẫn đến mọi sinh hoạt gia đình bị đảo lộn, không thể lựa chọn được bất kì dự án nào vững chắc trên chính ngôi nhà của mình, ngay cả việc mở một cửa hàng bán tạp hóa, bắt buộc người ta phải xây dựng quầy chứa hàng hóa, mà việc xây dựng này cũng nằm trong diện trái pháp luật, cuối cùng, không có lựa chọn nào khác, người dân trong con hẻm này chấp nhận hoặc là đi làm thuê, hoặc là giữ xe để sống qua ngày đoạn tháng.
K147-400.jpg
Một người dân sinh sống ở hẻm K147 Lý Thái Tổ, Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Hơn nữa, vấn đề tương lai của những thế hệ mới sinh ra hoặc đang đi học sống trong con hẻm này cũng bị chi phối, ảnh hưởng trầm trọng. Mưa dột, không gian chật hẹp, kinh tế gia đình èo ọp đã khiến cho không ít cô bé, cậu bé trong hẻm K147 phải bỏ học sớm để bươn chải ngoài đời kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Có nhiều trường hợp, bàn học của cô gái 18 tuổi, lớp 12, năm cuối của giai đoạn phổ thông trung học cũng là bàn ăn, bàn làm bánh đi bán ngoài chợ và bàn để chứa bánh sau khi ra lò.
Chỗ ngủ của cả gia đình sáu người là một cái giường cũ kĩ, ọp ẹp, trên trần có che miếng bạt bằng vải nilon để phòng khi trời mưa khỏi giọt nước vào mặt lúc đang ngủ, khỏi bị ướt giường. Không gian rộng chưa đầy mười mét vuông được tận dụng cho việc che phòng tắm, thiết lập bàn thờ, xây dựng nhà vệ sinh, làm phòng ngủ, làm bếp nấu ăn, làm lò nấu bánh, làm chỗ sinh hoạt và là góc học tập. Việc duy trì học tập đến cuối cấp phổ thông trung học trong một điều kiện chật chội, ngột ngạt như thế này là cả một vấn đề không phải ai cũng làm được. Đó là chưa nói đến điều kiện kinh tế nghèo khó, mọi thứ chi tiêu đều eo hẹp, hạn chế cho một con người đang độ tuổi thành niên.

Chờ đến bao giờ

Bà Bích, chủ một mái nhà có ba đứa con không cha, chưa có đứa nào lập gia đình riêng mặc dù các con của bà có đứa đã quá lứa tuổi cập kê, chia sẻ:
“Ở đây thì hơn mười năm rồi, cả hơn một trăm nhà không được xây dựng, chờ dự án, người ta nói mở rộng khu thương nghiệp chợ Cồn. Phải chờ dự án, đâu được xây dựng, vì nếu mình xây dựng thì đâu được đền bù, vì mình xây dựng sau dự án. Khi đã có dự án thì mọi vấn đề xây dựng phải phanh lại. Có người họ đã đến đo đạt, kiểm kê tài sản rồi... nên phải chờ dự án, bắt buộc phải giữ nguyên trạng, ở rách nát, dột thế này cả mấy năm nay rồi. Nó ảnh hưởng lắm chứ, ảnh hưởng nhiều, ngay cả con cái đi học, nó thấy hoài nó cũng nản. Bây giờ thì sắp sửa, mà cũng không biết sắp sửa là bao giờ, người ta cho mình xây dựng hay dời mình đi nữa, dự án nó treo cả mười năm nay rồi.”
Bây giờ thì sắp sửa, mà cũng không biết sắp sửa là bao giờ, người ta cho mình xây dựng hay dời mình đi nữa, dự án nó treo cả mười năm nay rồi.
-Bà Bích
Bà Bích cho biết thêm là gia đình bà thuộc diện hộ nghèo, trước đây thì không nghèo thế, nhưng sau này mọi thứ trở nên khó khăn, chỗ ở của bà quá chật hẹp nhưng bà không thể xây dựng để biến tầng trệt thành một quán ăn vì nhà bà thuộc diện giải tỏa đền bù, không được phép xây cất. Mọi hoạt động kinh tế của gia đình bà rơi vào bế tắt kể từ khi dự tính xây quán bị đình chỉ. Hằng ngày bà phải đi làm thuê vất vả, các con của bà cũng phải đi giữ xe thuê, đi phụ hồ mới có thể sống qua ngày.
Không khí chật hẹp, ngột ngạt của gia đình khiến cho mọi người không bao giờ thấy bình an được, mọi thứ cứ lẩn quẩn, lộn xộn, sinh hoạt chật chội, co cụm, đi vào đi ra đụng đầu, mưa thì dột, nắng thì nóng nực muốn điên cả người. Những lúc như thế, bà chỉ cầu mong sao nhà nước sớm giải tỏa, đền bù hoặc cho quyết định xây dựng để bà được xây thêm một tầng nữa, cơi nới không gian để có chỗ mà sinh hoạt. Rất tiếc đó chỉ là ước mơ của bà Bích, nguyên một con hẻm K147 vẫn nằm trong diện dự án giải tỏa đền bù và bị treo suốt gần mười năm nay, không ai được phép xây dựng.
Và cũng giống như mọi nhà khác, gia đình bà Bích cũng mòn mỏi chờ đợi dự án xây dựng, cơi nới trung tâm thương mại Chợ Cồn suốt gần mười năm nay, mọi hoạt động xây dựng, làm ăn hầu như án binh bất động, căn nhà mỗi lúc càng thêm chật chội, ngột ngạt bởi thế hệ sau tiếp tục sinh ra và lớn lên tỉ lệ với sự xuống cấp, dột nát của mái tôn lâu năm không được lợp lại vì chờ dự án.
Thời gian cứ như vậy trôi đi, những con người cùng chung số phận chật chội, ngột ngạt trong căn hẻm K147 Lý Thái Tổ, Đà Nẵng cứ sống mòn mỏi ngày này qua ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm nọ sang năm kia, mòn mỏi chờ đợi một quyết định từ trên cao có cái tên là dự án nhà nước. Không biết họ sẽ còn chờ đến bao giờ, chỉ biết là có rất nhiều số phận đã phải co thắt trong cơn ngộp gia đình và tương lai mỗi lúc càng tiến dần về phía bóng tối bởi cuộc sống nghèo khổ, khó khăn mọi bề!

Dân làm sao không hết nghèo với những

khuôn mặt những tên gọi là "nảnh đạo" VC 
như thế nầy !

Chủ tịch UBND tỉnh

được đi xe công bao nhiêu tiền?

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... được sử dụng xe ô tô tối đa 920 triệu đồng/xe để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác.
Chủ tịch UBND tỉnh được đi xe công bao nhiêu tiền?
Trước thắc mắc của bạn đọc Tiền phong về việc các chức danh chức danh nào thì được mua và đi loại xe công nào để người dân tiện theo dõi và giám sát, phóng viên đã trao đổi với ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục công sản (Bộ Tài chính). Cụ thể, theo Quyết định 32/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 4/8/2015 có quy định rõ về tiêu chuẩn định mức xe công cho các chức danh.
Trong đó, mức tối đa dành cho các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên thì căn cứ tình hình thực tế tại từng thời điểm, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại xe trang bị cho các chức danh nêu tại Khoản 1 Điều này theo đề nghị của Bộ Tài chính. Giá mua xe phù hợp với thị trường tại thời điểm mua sắm.
Đối tượng dành cho mức này gồm có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên
Với các chức danh được sử dụng thường xuyên trong thời gian công tác một xe ô tô với giá mua tối đa 1.100 triệu đồng/một xe (có hệ số lương khởi điểm 9,7 trở lên) gồm: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng các đoàn thể ở Trung ương, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 9,7 trở lên. Bí thư tỉnh ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các chức danh sau đây của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Các chức danh được sử dụng xe ô tô để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác với mức giá mua xe tối đa 920 triệu đồng/ một xe gồm: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Thứ trưởng, Phó các đoàn thể Trung ương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Các chức danh sau đây của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
Trường hợp các chức danh quy định tại Điều này tự túc phương tiện, được khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo quy định tại Điều 14 Quyết định này.
Cuối cùng, Quyết định 32 nêu rõ, trang bị, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban Quản lý dự án với giá mua tối đa 720 triệu đồng/xe cho các vị trí sau đây:
Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên (không kể kiêm nhiệm) được trang bị xe ô tô phục vụ công tác chung để đưa đón cán bộ đi công tác (không đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc) từ nguồn xe điều chuyển hoặc mua mới với giá mua tối đa 720 triệu đồng/xe; cụ thể ở đây gồm: Ở trung ương, đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được trang bị tối đa 03 xe ô tô/01 đơn vị; Các đơn vị khác thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (các Vụ, Ban và các tổ chức tương đương) được trang bị tối đa 01 xe ô tô/01 đơn vị; Các Cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được trang bị tối đa 02 xe ô tô/01 đơn vị.
Trả lời trong cuộc họp báo công bố Quyết định 32 về khoán định mức mua sắm và đi lại bằng xe công để tiết giảm chi phí trước đó, đại diện Bộ Tài chính cũng kỳ vọng sẽ thông qua Mặt trận Tổ quốc và đặc biệt là người dân để giám sát việc đi lại sử dụng xe công đúng định mức, không vượt tiêu chuẩn, nhằm tiết kiệm không chi tiêu xa hoa trong bối cảnh ngân sách đang eo hẹp.--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
-tuyệt đối không nhận mails nude,sex
-không đủọ̉c đã kích,bài bác tôn giáo,mạ lỵ cá nhân.
vì vậy xin sir,madam vui lòng:
-tôn trọng ý kiến thành viên khác
-không thích thì delete tuyệt đối không tranh luận mất hoà khí diễn đàn
-thành viên nào cố tình phạm lỗi sau ba lần sẽ bị ngủng tủ cách thành viên
Xin quý vị chấp hành...đễ diễn đàn thăng tiến...kính báo.
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "banvang" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email tobanvang+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to banvang@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visithttps://groups.google.com/d/msgid/banvang/BY1PR13MB02456EBBDADF69F06C3FBA30A12D0%40BY1PR13MB0245.namprd13.prod.outlook.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét